Ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một công cụ để chính quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do ngân sách huyện là một cấp ngân sách trung gian ở giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã nên đôi khi ngân sách huyện chưa thể hiện được vai trò của mình đối với phát triển kinh tế - Xã hội địa phương.Đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, thúc đẩy vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại. Do đó ngân sách huyện cần phải xác định rõ vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của cả nước nói chung và địa phương nói riêng.
109 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Chữ ký
Lương Văn Tọa
i LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Thủy
Lợi, được sự đồng ý của Trường Đại học Thủy Lợi và sự nhất trí của giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, Tác giả đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ Quản
lý kinh tế với đề tài: “Tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn”.
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, Tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, các anh chị trong tập thể lớp. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn;
PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, Cô đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt những
kinh nghiệm thực tế quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận
văn này;
Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, bạn bè,
các anh/chị trong lớp cao học 24QLKT12 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
luận văn thạc sĩ;
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo HĐND&UBND huyện Tràng Định,
Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Tràng Định, Chi cục Thuế Tràng Định và Kho bạc
Nhà nước Tràng Định đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho Tác giả nguồn tài liệu
tham khảo quý báu, cảm ơn tất cả các tác giả của những cuốn sách, bài viết, công trình
nghiên cứu được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này.
Hà Nội, tháng năm 2017
Học viên
Lương Văn Tọa
ii MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ........................ 3
1.1 Tổng quan về Ngân sách nhà nước ............................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách nhà nước ..................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm về Ngân sách nhà nước ...................................................... 4
1.1.3 Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN .................................... 6
1.2 Ngân sách nhà nước cấp huyện trong hệ thống NSNN .............................. 11
1.2.1 Khái niệm NSNN cấp huyện ............................................................ 11
1.2.2 Đặc điểm NSNN cấp huyện .............................................................. 11
1.2.3 Vai trò NSNN cấp huyện .................................................................. 12
1.2.4 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện ............................... 14
1.3 Nội dung quản lý NSNN cấp huyện ........................................................... 16
1.3.1 Công tác lập dự toán NSNN cấp huyện ............................................ 16
1.3.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN cấp huyện ................................ 19
1.3.3 Công tác kế toán, quyết toán NSNN cấp huyện ............................... 22
1.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện ................................ 24
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Ngân sách nhà nước cấp
huyện...................................................................................................................25
1.4.1 Cơ chế quản lý NSNN ...................................................................... 25
1.4.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN .......................... 25
1.4.3 Chính sách và thể chế kinh tế ........................................................... 26
1.4.4 Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý NSNN cấp
huyện..............................................................................................................26
1.4.5 Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN .............................. 26
1.5 Cơ sở thực tiễn về quản lý NSNN .............................................................. 27
iii 1.5.1 Những kinh nghiệm từ các địa phương ............................................ 27
1.5.2 Những công trình khoa học có liên quan đến đề tài ......................... 29
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN TRÀNG
ĐỊNH – TỈNH LẠNG SƠN ...................................................................................... 32
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định – Tỉnh Lạng
Sơn.......................................................................................................................32
2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên ................................................................ 32
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn .......... 32
2.2 Các cơ quan quản lý NSNN huyện Tràng Định ......................................... 34
2.2.1 Hội đồng nhân dân huyện Tràng Định ............................................. 34
2.2.2 Phòng tài chính - kế hoạch huyện Tràng Định ................................. 35
2.2.3 Kho bạc Nhà nước Tràng Định ........................................................ 36
2.2.4 Chi cục Thuế huyện Tràng Định ...................................................... 37
2.3 Thực trạng về công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2013 - 2016 ............................................................................................... 37
2.3.1 Công tác lập dự toán NSNN ............................................................. 37
2.3.2 Công tác chấp hành dự toán NSNN ................................................. 42
2.3.3 Công tác quyết toán NSNN .............................................................. 59
2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách huyện Tràng Định .............. 61
2.3.5 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Tràng Định ............ 61
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 68
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC HUYỆN TRÀNG ĐỊNH ..................................................................... 70
3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Tràng Định trong giai
đoạn 2016-2020 ................................................................................................. 70
3.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội .................................... 70
3.1.2 Các chỉ tiêu phát triểu chủ yếu ......................................................... 70
3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý NSNN tại huyện
Tràng Định ................................................................................................. 71
3.2 Nội dung các giải pháp ............................................................................... 72
iv 3.2.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN................................................. 72
3.2.2 Thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN phù hợp
với điều kiện của địa phương ...................................................................... 79
3.2.3 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm
trong quản lý NSNN .................................................................................... 92
Nâng cao trách nhiệm của cán bộ Phòng Thanh tra và các cán bộ tham gia
đoàn .......................................................................................................... 92
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN ......................................... 94
3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý NSNN
huyện.............................................................................................................95
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 100
v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam ......................................................... 8
Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Tràng Định .................................................................. 33
Hình 2.2 So sánh các nguồn thu và xu hướng các khoản thu chính .............................. 47
Hình 2.3 So sánh thu ngân sách huyện và thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2016 ....... 48
Hình 2.4 Cơ cấu các khoản chi ngân sách giai đoạn 2013-2106 .................................. 53
Hình 2.5 Cơ cấu các khoản chi chủ yếu trong chi thường xuyên giai đoạn 2013-
2016 ................................................................................................................ .55
vi DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2013-
2016 ............................................................................................................................... 39
Bảng 2.2 Tổng hợp dự toán chi NSNN huyện Tràng Định giai đoạn năm 2013-2016 . 41
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Tràng Định
giai đoạn 2013-2016 ...................................................................................................... 44
Bảng 2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn thu ngân sách trên địa bàn huyện Tràng Định
giai đoạn năm 2013-2016 .............................................................................................. 45
Bảng 2.5 Cơ cấu các khoản thu nội địa huyện Tràng Định giai đoạn 2013-2016 ........ 46
Bảng 2.6. Thu ngân sách huyện được hưởng theo phân cấp giai đoạn 2013 - 2016 ..... 48
Bảng 2.7. Tổng hợp chi ngân sách huyện Tràng Định giai đoạn 2013-2016 ................ 50
Bảng 2.8 Tốc độ phát triển chi ngân sách huyện Tràng Định giai đoạn 2013-2016 ..... 51
Bảng 2.9 Cơ cấu các khoản chi cơ bản ngân sách huyện Tràng Định giai đoạn 2013-
2016 ............................................................................................................................... 52
Bảng 2.14 Cân đối thu - chi ngân sách huyện Tràng Định năm 2013 .......................... 58
vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đaị hóa
ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động
của chính quyền huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một công cụ để chính
quyền huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên do ngân sách huyện là một cấp ngân sách trung gian ở giữa ngân
sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã nên đôi khi ngân sách huyện chưa thể hiện được vai
trò của mình đối với phát triển kinh tế - Xã hội địa phương.
Đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015
với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách
nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, quản
lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, thúc đẩy
vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó tăng tích lũy để thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng
an ninh và đối ngoại. Do đó ngân sách huyện cần phải xác định rõ vai trò quan trọng của
mình đối với sự phát triển của cả nước nói chung và địa phương nói riêng.
Tràng Định là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, có nhiều tiềm
năng thế mạnh như giáp hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và đường biên giới với Trung
Quốc, giao thông đi lại thuận lợi. Tuy nhiên Tràng Định vẫn là một huyện nghèo của
tỉnh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trên các mặt kinh tế, xã hội,về các cơ sở vật chất
kỹ thuật, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, về lực lượng sản xuất và năng suất lao động còn
yếu kém và lạc hậu. Với tình trạng đó thì chưa thể đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH nền
kinh tế của tỉnh và đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân các dân tộc trong huyện. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình
trạng đó là Huyện Tràng Định còn quá thiếu nguồn vốn vật chất, khả năng quản lý và
sử dụng các nguồn vốn còn yếu kém.
Do vậy để chính quyền huyện thực thi được hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã hội
mà nhà nước giao cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế địa
phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì cần có một
1
ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn
đấu đối với cấp huyện. Vì thế hơn bao giờ hết công tác quản lý ngân sách huyện là một
nhiệm vụ luôn được quan tâm. Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn trên, học viên
lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý Ngân sách nhà nước huyện Tràng
Định, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài có tính cấp thiết và ý nghĩa cho luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là thông qua nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách huyện trên
địa bàn huyện nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần củng cố tăng cường
công tác quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về không gian
Công tác uản lý NSNN tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
b. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu công tác quản lý NSNN huyện Tràng Định trong giai đoạn 2013-2016
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp phân tích so sánh;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy.
2