Vi Hồng là một cái tên được nhiều người biết đến trong đội ngũ nhà
văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong hành trình lao động nghệ thuật gần
40 năm, ông có số lượng sáng tác khá đồ sộ: 15 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn, 6
tập sưu tầm truyện cổ Tày, Nùng và các công trình nghiên cứu về Sli lượn, khảm
hải, dân ca nghi lễ. trong đó, có nhiều tác phẩm dành được nhiều giải thưởng có
giá trị. Ông trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc và một tình cảm nồng thắm
nơi trái tim người đọc.
124 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------- O0O ----------
DƯƠNG THỊ XUÂN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60. 22. 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thuỷ Nguyên
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đào Thủy Nguyên
đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình thầy giáo Vi Hồng, các thầy cô
giáo khoa Ngữ Văn, cùng gia đình, bạn bè người thân đã tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2009
Dương Thị Xuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Mục đích nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG
Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng
11
1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật. 11
1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của Vi Hồng
13
1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ 14
1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể. 14
1.2.1.2. Ca ngợi những con người bình thường có tấm lòng nhân
hậu, vị tha.
17
1.2.1.3. Ca ngợi những người trí thức có trí tuệ toả sáng 21
1.2.2. Cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh 26
1.2.2.1. Cảm thương cho con người bị những hủ tục phong kiến xưa
vùi dập, đoạ đầy
26
1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã
man tàn bạo của bọn thống trị miền núi
32
1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm
và lên án phê phán, những con người xảo trá, tàn bạo
35
1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm 35
1.2.3.2. Cảm hứng phê phán, lên án những người có chức, có quyền
bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chương 2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật.
46
46
2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng 48
2.2.1. Không gian bối cảnh. 48
2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên. 48
2.2.1.2. Bối cảnh xã hội. 61
2.2.2. Không gian sự kiện. 76
2.2.3. Không gian tâm lí. 80
Chương 3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 85
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật. 85
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. 86
3.2.1. Thời gian sự kiện. 86
3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử. 86
3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư. 91
3.2.2. Thời gian tâm lí. 99
3.2.2.1. Thời gian hiện tại. 100
3.2.2.2. Thời gian quá khứ. 103
3.2.2.3. Thời gian tương lai. 107
3.2.2.4. Thời gian đồng hiện. 110
3.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật. 111
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Vi Hồng là một cái tên được nhiều người biết đến trong đội ngũ nhà
văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong hành trình lao động nghệ thuật gần
40 năm, ông có số lượng sáng tác khá đồ sộ: 15 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn, 6
tập sưu tầm truyện cổ Tày, Nùng và các công trình nghiên cứu về Sli lượn, khảm
hải, dân ca nghi lễ... trong đó, có nhiều tác phẩm dành được nhiều giải thưởng có
giá trị. Ông trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc và một tình cảm nồng thắm
nơi trái tim người đọc.
1.2. Vi Hồng sáng tạo trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu
thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, các công trình nghiên cứu Sli lượn, Khảm hải...
Ở thể loại nào nhà văn cũng thể hiện tài năng và một phong cách riêng rất rõ rệt.
Tuy nhiên, thể loại tiểu thuyết là nơi mà ông tập trung nhiều tâm huyết và tinh lực
nhất. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận xét khẳng định sự thành công của
ông ở thể loại này. Yếu tố quan trọng làm nên sự thành công ấy chính là thế giới
nghệ thuật. Vì vậy, tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một việc làm không thể thiếu
khi nghiên cứu sáng tác của Vi Hồng ở thể loại tiểu thuyết.
1.3. Là một sinh viên đã được nhà giáo Vi Hồng giảng dạy trong những
năm học ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, người viết ước vọng qua những
trang nghiên cứu này giúp người đọc hiểu hơn về con người, về cuộc đời, đặc biệt
là tài năng của Thầy - một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu. Qua đó, góp phần
khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Lịch sử vấn đề.
Vi Hồng là nhà văn tiêu biểu, đã có những đóng góp không nhỏ vào nền
văn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng.
Năm 26 tuổi (1959), ông được trao giải nhì, giải thưởng của Tổng hội Sinh viên
Việt Nam với truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng. Ba năm sau
(1962), ông lại vinh dự nhận một giải nhì nữa của báo “Người giáo viên nhân
dân” với truyện ngắn Cây su su noọng ỷ. Có thể nói tên tuổi của ông đã được
nhiều người biết đến và trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước từ những năm 70
của thế kỷ trước.
Đã có một số công trình nghiên cứu về thành tựu sáng tác của Vi Hồng
trong thành tựu chung của văn học dân tộc thiểu số: bài Nhìn lại Văn học Tày
của Dương Thuấn Bài “Văn xuôi” trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại [190], và “Một mảng văn học đặc sắc” trong cuốn Văn học và
miền núi [103] của tác giả Lâm Tiến
Một số công trình nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Vi Hồng như bài: “Vi
Hồng” của Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhiều
tác giả) [146], Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng của Hội văn học nghệ thuật
Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Phạm Mạnh Hùng đã đi sâu Tìm hiểu
sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng...
Một số bài viết về các tác phẩm cụ thể như: “Người trong ống của Vi
Hồng” (Nguyễn Long) [14, 58], “Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi
Hồng”(Tú Anh) [14,63], “Lòng dạ đàn bà - Tiểu thuyết của Vi Hồng”
(Thuý Anh) [14, 66] ...
Một số công trình đã đi vào nghiên cứu một số phương diện cụ thể trong
tiểu thuyết của Vi Hồng như: “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của
Vi Hồng” (Trần Thị Đoàn – Nguyễn Thị Thu Hà) [14, 19], “Giọng điệu trần
thuật trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng” (Ngô Thu Thuỷ) [14, 41], “Bản sắc
dân tộc qua ngôn ngữ trong Đất bằng của Vi Hồng” (Nguyễn Thị Thu Hằng)
[14, 53], “Bản sắc dân gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (luận văn tốt nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
của Đỗ Thuỳ Liên 2007), “Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Luận
văn thạc sĩ của Hoàng văn Huyên 2003), “Tính dân tộc trong tiểu thuyết Tháng
năm biết nói, Chồng thật vợ giả, Núi cỏ yêu thương của Vi Hồng” (Luận văn tốt
nghiệp Đại học của Nông Thị Quỳnh Trâm 2004), “Đặc điểm ngôn ngữ trong
tiểu thuyết của Vi Hồng” (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Thu
Hương 2008), “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Luận văn
thạc sĩ của Ma Thị Ngọc Bích 2004), “Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng”
(Vũ Minh Tú - Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên 2009)
Nhìn chung ở những công trình trên, các nhà nghiên cứu đã có những đánh
giá về những thành công và hạn chế trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. Tác
giả Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam khẳng định
thành tựu sáng tác của Vi Hồng chủ yếu tập trung ở thể loại tiểu thuyết: “Nói
chung mặc dù ông rất tâm huyết với thơ và cả kịch nữa, nhưng ông vẫn chưa đạt
được kết quả như ý muốn. Chỉ khi đến với truyện ngắn đặc biệt là thể loại tiểu
thuyết thì nhà văn mới phát huy được hết những tiềm năng của mình, ông mới
thực sự được chú ý và chiếm được tình cảm nơi trái tim người đọc” [115,148].
Dương Thuấn trong bài “Nhìn lại văn học dân tộc Tày” (Tạp chí nghiên
cứu Văn học số 5 – 2006) đánh giá: Vi Hồng là “Tác giả đáng chú ý nhất trong
nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại”
Nhà phê bình Lâm Tiến trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại (Nxb Văn hoá dân tộc – 1995) và cuốn Văn học và miền núi - phê
bình và tiểu luận (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc – 2002) đã có cái nhìn khái quát
về toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại và có
những nghiên cứu khá sâu về các tác giả tiêu biểu, trong đó có nhà văn Vi Hồng.
Lâm Tiến khẳng định những trang viết của Vi Hồng đã góp phần làm nên những
hạt mầm cho nền văn học vẫn còn hết sức non trẻ.
Năm 2006, Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo về
nhà văn Vi Hồng và cuốn Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng đã ra đời. Cuốn
sách này, có rất nhiều tác giả là những người bạn, là đồng nghiệp, là học trò, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
con của nhà văn… mỗi người góp thêm một tiếng nói để lưu giữ cuộc đời cũng
như tài năng của một nhà giáo, một nhà văn đầy tâm huyết và giầu lòng yêu
thương con người.
Đọc bản thảo Đất bằng của Vi Hồng, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét
về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vi Hồng - nghệ thuật mang mầu sắc dân tộc rất
riêng: “Cách viết của anh rất khác cách viết tiểu thuyết của ta - ít ra là của tôi...
Riêng tôi, tôi hết sức chú ý và muốn suy nghĩ nhiều về cách viết của Vi Hồng, của
YĐiêng... Cách viết bao gồm từ cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân vật,
cách kể chuyện, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn cốt truyện, lựa chọn tình tiết...”(Báo
nhân dân ngày 19/4/1980).
Về cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi
Hồng, nhà phê bình Lâm Tiến khẳng định: “Thành công lớn nhất trong tiểu
thuyết của Vi Hồng là viết về những kỉ niệm, những mảng cuộc sống mà ông
đã từng trải… Đó là những mối tình đẹp đẽ của người lao động. Vi Hồng đã
biết kết hợp trong tác phẩm của mình giữa cuộc sống và chiến đấu, lao động
sản xuất và tình yêu. Nhà văn làm cho chúng ta yêu mến thiết tha những nhân
vật đó.” [14, 17].
Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng, Hoàng Thi viết: “phải
tha thiết yêu quê hương làng bản, yêu những con người cụ thể của dân tộc, Vi
Hồng mới thành công như vậy khi xây dựng nhân vật của mình. Đó chính là
những con người quê hương anh... Họ đều là những người nói tiếng nói của quê
hương, tiếng nói giầu hình ảnh, nhạc điệu của người Tày, người Dao. Có độc giả
người dân tộc thiểu số nào ở Việt Bắc khi đọc Vi Hồng lại không cảm thấy mình
đang sống lại, đang trở về với cội nguồn của mình” [15, 149]. Hoàng Thi đã đánh
giá cao sự thành công của Vi Hồng khi xây dựng nhân vật. Dường như toàn bộ
đối tượng sáng tác của ông đều là những con người miền núi. Họ mang những nét
tiêu biểu nhất của những con người nơi họ sinh ra và lớn lên. Chính vì vậy mỗi
người, nhất là những người dân tộc, khi đọc tiểu thuyết của Vi Hồng đều có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tìm thấy mình và cuộc sống của mình. Điều đó làm nên nét riêng khó lẫn trong
sáng tác của Vi Hồng.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa dạng, phong phú, và thường
được khám phá ở hai bình diện đối lập, đó là nhận định của nhà giáo Cao Xuân
Thử:“ Vi Hồng đã bước đầu nhận ra, nhìn thấy khá rõ hai phương diện khác
nhau, trái nhau, đối lập nhau ở một con người”. Và khi nhận thấy điều đó thì:
“Nhà văn thừa nhận sự tồn tại của cái xấu, cái ác, cái chưa hoàn thiện trong con
người, nhà văn trình bày nó để nó tồn tại như là sự tất yếu cùng với cái tốt và cái
thiện” [14, 88].
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang phát hiện ra rằng: “Vi Hồng
ít đề cập đến sự phức tạp về tâm lí. Anh nghiêng về khắc hoạ những nét đẹp
hoang sơ và thuần khiết của tâm hồn” [14, 81]. Lâm Tiến cũng nhận định: “Nhân
vật của ông thường có sự thống nhất giữa ngoại hình và tính cách… đã đẹp nết
thì đẹp người và ngược lại. Đó là kiểu mô típ quen thuộc trong văn học dân gian”
[8, 103].
Khi tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng”, tác giả
Ma Thị Ngọc Bích đã phân loại nhân vật từ góc độ loại hình nghề nghiệp xã hội:
đó là nhân vật trí thức và nhân vật người lao động. Từ cách phân loại đó, tác giả
của luận văn đã khái quát toàn bộ thế giới nhân vật, từ tầng lớp trí thức đến những
người lao động bình thường, từ những con người đẹp đẽ đến những con người
xấu xa, tầm thường tạo thành một thế giới nhân vật hết sức phong phú, đa dạng.
Về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nhìn chung các
nhà nghiên cứu chú ý đến không gian bối cảnh thiên nhiên. Lâm Tiến nhận ra
mầu sắc miền núi đậm nét trong không gian bối cảnh thiên nhiên: “Thiên nhiên
trong tác phẩm của ông rực rỡ sắc mầu, rộn rã âm thanh, ngạt ngào hương vị
như mang cả hơi thở cuộc sống, tâm hồn của người miền núi” [14, 17]. Cũng
chung cảm nhận ấy nhà văn Hồ Thuỷ Giang phát hiện thêm một không gian
huyền thoại: “Trong tiểu thuyết của Vi Hồng mọi cảnh sắc thiên nhiên từ mỏm đồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đến con suối, từ nẻo đường rừng đến bờ vực sâu, từ ánh trăng đến tảng đá núi
đều hiện lên lung linh như huyền thoại” [14, 81].
Vũ Minh Tú trong Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng (Đề tài nghiên
cứu khoa học của sinh viên năm 2009) lại phát hiện ra một không gian thơ mộng,
tràn ngập chất thơ. Chất thơ ấy được toát ra từ thiên nhiên, con người và cuộc
sống miền núi. Qua việc khảo sát chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng, tác giả
khẳng định: “Trong tiểu thuyết của ông, chất thơ của hồn núi rừng, làng bản cứ
tuôn chảy lấp lánh, dạt dào từ ngòi bút có nghề” [41].
Khác với các nhà nghiên cứu trên, Hoàng Thi lại thấy: “Vi Hồng đã dẫn
dắt người đọc trở về quê hương miền núi, về với bản làng mình sau những ngày
đi xa, những cảnh vật quen thuộc (một cánh đồng, một dòng suối, một cây mận
đang ra hoa…) một tiếng “úp lều” trâu húc nhau cùng với những con người xiết
bao gần gũi mến yêu với những kỉ niệm êm đẹp từ thủa ấu thơ đến những ngày
khôn lớn… Tất cả như đồng hiện kéo ta trở về cội nguồn” [15, 148]. Như vậy,
theo Hoàng Thi không gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng lại vô cùng quen thuộc,
mộc mạc mà gần gũi thân thương đối với mỗi con người. Đó chính là cội nguồn
nơi ta sinh ra và lớn lên.
Về bối cảnh xã hội trong sáng tác của Vi Hồng, cũng có một số nhận xét
thật xác đáng. Nhà giáo Cao Xuân Thử đã nhận thấy: “Vi Hồng là người am hiểu
văn hoá Tày, anh say đắm Si lượn. Anh hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, lề thói,
tập tục đến lễ hội, đến cái ăn, cái uống, sự mặc, việc dựng nhà cửa... nghĩa là tất
cả nề nếp sinh hoạt của đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc anh. Đặc biệt
anh cảm nhận thấu đáo, cảm nhận được cái tinh tuý, minh triết trong sự lựa chọn
và ứng xử của mỗi con người trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội, đời sống
cộng đồng Tày”. [14, 85].
Trong bài Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng, Lâm Tiến khẳng
định: “Vi Hồng cũng thành công trong việc viết về những phong tục, tập quán của
dân tộc Tày. Những ngày hội mùa thật náo nhiệt trong Núi cỏ yêu thương, đám
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ma của Ké Xanh trong Đất bằng, đêm khẩu tảo, đêm mở đầu của đám ma thật
bận rộn cùng với lời nguyền mang độc địa của già Xanh...” [14, 18].
Hoàng văn Huyên trong đề tài Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng
– luận văn Thạc sĩ khoa học năm 2003 cũng đã khái quát được bối cảnh thiên
nhiên, bối cảnh xã hội. Tác giả khẳng định: “cả không gian, thời gian, sắc mầu
của tự nhiên, con người và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm luôn đậm đà
bản sắc các dân tộc miền núi Việt Bắc” [78].
Về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, Lâm tiến có nhận
xét thật sâu sắc: “Truyện thường phát triển theo mạch đi lên của thời gian. Nếu
đảo lộn thì cũng chỉ là những đảo lộn đơn giản” .
Trong bài Cốt truyện trong văn xuôi các dân tộc miền núi, tác giả phạm
Duy Nghĩa nhận định: “Xét theo tiêu chí thời gian, loại cốt truyện phổ biến nhất ở
mảng văn xuôi dân tộc thiểu số là cốt truyện tuyến tính (tự sự theo mạch thẳng
thời gian, duy trì theo quan hệ nhân quả)” [21, 54]. Theo ông thì việc trần thuật
theo thời gian tuyến tính có tác dụng là để cho độc giả miền núi dễ nắm bắt nội
dung ý nghĩa của truyện, song sự so le giữa diễn biến cốt truyện với sự trần thuật
đã bị bỏ phí. Từ những điểm chung đó người viết nhận ra điểm khác biệt trong
cách viết của Vi Hồng: “Vi Hồng có ý thức sớm về điều này nên ở tiểu thuyết Vãi
Đàng đã đảo lộn ở một số thời gian nhất định” [21, 54]. Phạm duy Nghĩa khẳng
định sự đổi mới trong cách xử lí thời gian: “Sự xử lí thời gian như một phương
tiện nghệ thuật mới trở nên linh hoạt và thường xuyên hơn, quan hệ của các tuyến
nhân vật cũng chồng chéo, phức tạp hơn” [21, 55].
Có thể nói vẫn còn rất ít những nhận xét về thời gian nghệ thuật trong sáng
tác của Vi Hồng. Nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật thì hầu như
chưa có một công trình nào chuyên biệt.
Như vậy có thể thấy các yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Vi Hồng đã được quan tâm ở một mức độ nhất định. Nhưng các ý kiến mới
chỉ là những nhận định có tính khái quát, chung chung, chưa có một cái nhìn tổng
thể, có tính hệ thống về toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thực tế đó đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Vi Hồng.
3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật.
Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản
phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Như vậy, một tác
phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki cũng đã từng
nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó
thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”.
Từ những nhận xét trên ta có thể hiểu thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng
tạo của người nghệ sĩ. Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong
cảm nhận của người thưởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
trong chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là: “khái niệm chỉ
tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm,
sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng
sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng và nghệ thuật (…). Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính
độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ ” [16, 251].
Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên hay
thực tại xã hội. Đó chính là sự thừa nhận quyền sáng tạo của người nghệ sĩ.
Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ thuộc
máy móc vào thực tại bên ngoài, mà: “ là một thế giới riêng được sáng tạo theo
các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của
con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian,
thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo
đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ
thuật” [16, 251].
Như vậy thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ
quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo. Mỗi tác phẩm lớn,
Số hóa