Trong bất kỳ thời đại nào của xã hội, cuộc sống của con người đều có mối quan hệ tiềm ẩn
với thế giới tâm linh. Một mối quan hệ có lúc hiển hiện khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần của
con người nhưng cũng có lúc tồn tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồng
mà chúng ta thật sự chưa lý giải hết
Có thể nói, thế giới tâm linh là đời sống tinh thần vô cùng huyền bí của nhân dân chi phối rất
nhiều đối với cuộc sống và rất quan trọng đối với mọi người. “Thế giới tâm linh là thế giới của cái
thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồng
tôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy”.[70, tr. 115]
Theo Đỗ Lai Thúy, “con người là một thực thể đa chiều Đó là bản chất sinh học, bản chất
xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con
người”. [103, tr. 7].
Chính vì vậy, đời sống của con người luôn tồn tại và tiềm ẩn thế giới tâm linh, một lĩnh vực
của đời sống tinh thần. Đó là một lĩnh vực gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả,
cái siêu việt không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có cả trong đời sống tinh thần, đời sống xã
hội. Không chỉ có Trời, Phật, Thần, Thánh mới thể hiện sự thiêng liêng mà đất nước, quê hương,
lòng yêu thương con người, sự thật, công lý, đạo làm người cũng thiêng liêng không kém. Vì vậy,
thế giới tâm linh luôn tồn tại trong đời sống con người và trở thành truyền thống văn hóa đậm nét
qua mọi thời đại. Đó là một giá trị cơ bản và vĩnh hằng của đời sống con người.
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về tâm linh, có thể nói Nguyễn Đăng Duy đã đúc kết thật sự
giá trị về tâm linh:
“Tâm linh là những cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái
thiêng liêng.
Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số, và vĩnh cửu trong nhiều mối quan hệ con người.”
Thế giới tâm linh luôn tồn tại trong lòng mọi người. Điều đó được thể hiện thật sinh động
trong văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học trung và hiện đại. Trong đó, văn học
Trung đại là một bộ phận văn học thể hiện khá phong phú thế giới tâm linh cả trong văn xuôi và
trong Truyện thơ Nôm. Đặc biệt, Truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có giá trị và
nó cũng có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa. Vì vậy, thế giới
tâm linh trong Truyện thơ Nôm cũng vô cùng phong phú, đa dạng và có dấu ấn riêng. Chính điều
này đã hấp dẫn tôi chọn đề tài: “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm”để làm luận văn cho khóa
học của mình. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thế mạnh của khoa học tự nhiên
đang ngự trị thì việc tìm về “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm” như sự tìm về những giá trị
tinh thần thiêng liêng, cao quý của dân tộc.
253 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới tâm linh trong truyện thơ nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ GÁI
THẾ GIỚI TÂM LINH
TRONG TRUYỆN THƠ NÔM
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia khóa học Sau Đại học và thực hiện luận văn này, người viết đã đón
nhận sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên của khá nhiều bạn bè, đồng nghiệp và quí Thầy Cô.
Người viết xin chân thành biết ơn PGS. TS. Lê Thu Yến – Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đã cảm thông, chia sẻ và hết lòng giúp đỡ,
hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy Cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, phòng Khoa học
Công nghệ - Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô trong ban
giảng huấn đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên Tổ Văn Trường THPT Thạnh Lộc đã tạo điều
kiện cho người viết trong quá trình tham gia khóa học Sau Đại học.
Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và quí đồng nghiệp cơ quan Công đoàn Giáo dục Thành
phố, Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ, tạo điều kiện cho người viết trong
quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn tất cả quí đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ người
viết trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn.
Tuy đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ
dẫn của quý Thầy Cô, quý đồng nghiệp và bạn bè.
Người thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Gái
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại nào của xã hội, cuộc sống của con người đều có mối quan hệ tiềm ẩn
với thế giới tâm linh. Một mối quan hệ có lúc hiển hiện khá rõ trong sinh hoạt văn hóa, tinh thần của
con người nhưng cũng có lúc tồn tại ẩn kín trong tâm hồn, trong nếp nghĩ của cá nhân, cộng đồng
mà chúng ta thật sự chưa lý giải hết…
Có thể nói, thế giới tâm linh là đời sống tinh thần vô cùng huyền bí của nhân dân chi phối rất
nhiều đối với cuộc sống và rất quan trọng đối với mọi người. “Thế giới tâm linh là thế giới của cái
thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồng
tôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy”. [70, tr. 115]
Theo Đỗ Lai Thúy, “con người là một thực thể đa chiều…Đó là bản chất sinh học, bản chất
xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con
người”. [103, tr. 7].
Chính vì vậy, đời sống của con người luôn tồn tại và tiềm ẩn thế giới tâm linh, một lĩnh vực
của đời sống tinh thần. Đó là một lĩnh vực gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả,
cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có cả trong đời sống tinh thần, đời sống xã
hội. Không chỉ có Trời, Phật, Thần, Thánh mới thể hiện sự thiêng liêng mà đất nước, quê hương,
lòng yêu thương con người, sự thật, công lý, đạo làm người cũng thiêng liêng không kém. Vì vậy,
thế giới tâm linh luôn tồn tại trong đời sống con người và trở thành truyền thống văn hóa đậm nét
qua mọi thời đại. Đó là một giá trị cơ bản và vĩnh hằng của đời sống con người.
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về tâm linh, có thể nói Nguyễn Đăng Duy đã đúc kết thật sự
giá trị về tâm linh:
“Tâm linh là những cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái
thiêng liêng.
Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số, và vĩnh cửu trong nhiều mối quan hệ con người.”
Thế giới tâm linh luôn tồn tại trong lòng mọi người. Điều đó được thể hiện thật sinh động
trong văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học trung và hiện đại. Trong đó, văn học
Trung đại là một bộ phận văn học thể hiện khá phong phú thế giới tâm linh cả trong văn xuôi và
trong Truyện thơ Nôm. Đặc biệt, Truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo, có giá trị và
nó cũng có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa. Vì vậy, thế giới
tâm linh trong Truyện thơ Nôm cũng vô cùng phong phú, đa dạng và có dấu ấn riêng. Chính điều
này đã hấp dẫn tôi chọn đề tài: “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm” để làm luận văn cho khóa
học của mình. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thế mạnh của khoa học tự nhiên
đang ngự trị thì việc tìm về “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm” như sự tìm về những giá trị
tinh thần thiêng liêng, cao quý của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Với sự đa dạng, phong phú, với những giá trị thiêng liêng và huyền diệu của thế giới tâm
linh, nó góp phần thể hiện sâu sắc hơn thế giới tinh thần của con người. Cùng với sự ra đời và phát
triển của văn học Trung đại, Truyện thơ Nôm đã góp phần thể hiện chế độ phong kiến bước vào giai
đoạn khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Những biến động xã hội đã ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo
đức của chế độ phong kiến và làm nảy sinh, phát triển tư tưởng nhân văn của thời đại. Đó cũng là
cội nguồn tư tưởng nhân văn của Truyện thơ Nôm.
Từ nền tảng trên, luận văn hướng đến tìm hiểu nét độc đáo của Truyện thơ Nôm từ khía cạnh
thế giới tâm linh để minh chứng cho thế giới tinh thần phong phú của người bình dân lúc bấy giờ.
Đồng thời luận văn muốn khẳng định về sự tồn tại và giá trị vững bền của thế giới tâm linh trong tư
tưởng, nhận thức, tình cảm của con người nhất là trong giai đoạn hội nhập, giao lưu văn hóa nhưng
chúng ta vẫn giữ lại được những nét truyền thống quý báu riêng của dân tộc Việt Nam.
3. Lịch sử vấn đề
Với đề tài “Thế giới tâm linh trong Truyện thơ Nôm”, chúng tôi xuất phát từ việc tìm hiểu
quyển “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm. Với giáo trình này, chúng tôi nhận thấy có
các vấn đề tạo nền tảng cho thế giới tâm linh sinh sôi, phát triển. Đó là, đất nước ta thuộc loại hình
văn hóa gốc nông nghiệp nên trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc
người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên
nhiên. Chính vì vậy, người Việt Nam mở miệng ra là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”. Từ đó,
người Việt đã hình thành tục thờ cúng, khấn vái, cầu đảo, tôn thờ Trời, Phật… thể hiện tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên. Trần Ngọc Thêm cũng đề cập đến khía cạnh tổ chức cộng đồng, con người nông
nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định, lâu dài với nhau, phải tạo ra
một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống tình cảm ấy dẫn đến thái độ
trọng đức, trọng văn trong cộng đồng, tập thể. Bên cạnh đó, triết lý âm dương tạo nên mối liên
thông giữa âm - dương hình thành tín ngưỡng sùng bái con người. Người còn sống là ở cõi dương,
người chết sang cõi âm, thế giới của âm ti, âm phủ; chết là tiếp theo sự luân hồi chứ không chấm
dứt. Từ đó, con người có quan niệm về hồn ma, hóa kiếp, không gian âm phủ…
Về văn hóa tâm linh, với khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, hầu hết các tác giả đều
đề cập đến các vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, các tác giả thường chỉ dừng lại ở
việc nêu hiện tượng và nhìn nhận một cách khái quát.
Với công trình “Văn hóa tâm linh”, Nguyễn Đăng Duy tập trung những khái niệm khá sâu
sắc về văn hóa tâm linh – một sự gắn bó sâu sắc với đời sống con người. Công trình đã xác định văn
hóa tâm linh là một phần của văn hóa tinh thần, biểu hiện những giá trị thiêng liêng, cao cả trong
cuộc sống đời thường với những biểu tượng, thần tượng và những kỳ vọng vươn tới chân – thiện –
mỹ… Đây là công trình tập trung nghiên cứu về văn hóa tâm linh của người Việt ở miền Bắc trong
các lĩnh vực: tín ngưỡng thần thánh, trời đất, thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, tang ma và các tôn giáo
Phật, Đạo, Thiên chúa giáo. Công trình đề cập đến thế giới tâm linh trong nhiều mặt của đời sống:
cá nhân, gia đình, tôn giáo, mê tín dị đoan… Công trình cũng xác định văn hóa tâm linh là cái nền
vững chắc của mối quan hệ cộng đồng, làng xã và là một vấn đề hết sức rộng lớn. Cũng với tác giả
Nguyễn Đăng Duy, ở công trình “Văn hóa tâm linh Nam Bộ”, tác giả tập trung thể hiện những ý
niệm thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và những niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín
ngưỡng tôn giáo của các cộng đồng dân cư sinh sống trên đất Nam Bộ. Công trình tập trung nghiên
cứu về đặc điểm tính cách tâm linh của bộ phận dân cư chủ yếu ở Nam Bộ, biểu hiện ở mối quan hệ
không gian, sự xuất hiện những nét tín ngưỡng mới. Và tâm linh thể hiện trong các tín ngưỡng thờ
Thần, thờ Mẫu..., tâm linh trong Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành… Ngoài ra, tác giả còn
giới thiệu văn hóa tâm linh ở các dân tộc ít người: Khơme, Chăm, Hoa. Ở công trình “Văn hóa tâm
linh Nam Bộ”, Nguyễn Đăng Duy đã hệ thống về đời sống tâm linh của các cộng đồng cư dân trên
đất Nam Bộ từ xưa đến nay.
Với công trình “Tôn trọng tự do tín ngưỡng bài trừ mê tín dị đoan” của nhà Dân tộc học
Trương Thìn, công trình đã giúp chúng ta xác định được giá trị đích thực của văn hóa tâm linh, thế
giới tâm linh – những biểu hiện của đời sống tinh thần phong phú. Đồng thời, tác giả cũng cho
chúng ta thấy sự phức tạp, ranh giới rất ngắn giữa thế giới tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo đúng nghĩa
với sự lợi dụng từ tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo để phát triển mê tín dị đoan – một biến dạng của
văn hóa tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo cần phải bài trừ.
Ngoài ra, nghiên cứu về tâm linh và các nội dung liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng, chúng
tôi cũng đi vào tìm hiểu các công trình của Nguyễn Đăng Duy về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo với
văn hóa Việt Nam, các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Tất cả các công trình đều liên
quan đến tâm linh nhưng chỉ mang tính chất chung về tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Ở lĩnh vực nghiên cứu Truyện thơ Nôm người Việt, chúng tôi tập trung vào các công trình:
- Ngôn ngữ nhân vật trong Truyện thơ Nôm bác học, luận án tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Lê
Thị Hồng Minh, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Truyện Nôm bình dân của người Việt – lịch sử hình thành và bản chất thể loại, luận án phó
tiến sĩ khoa học Ngữ văn của tác giả Kiều Thu Hoạch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
- Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm của tác giả Đặng Thanh Lê.
- Văn hóa ứng xử trong Truyện thơ Nôm, luận văn của Triệu Thuỳ Dương, trường Đại học
Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở các công trình trên, các tác giả tập trung đi vào nghiên cứu khía cạnh ngôn ngữ, thể loại,
nhân vật của loại hình Truyện thơ Nôm và văn hóa ứng xử. Các công trình này chưa đề cập đến vấn
đề tâm linh của Truyện thơ Nôm.
Liên quan và gần gũi với thế giới tâm linh, chúng tôi tìm hiểu hai Luận văn:
- Truyền thống văn hóa Việt trong Truyện Kiều, luận văn thạc sĩ của Đặng Văn Kim, trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tín ngưỡng dân gian và quan niệm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, luận văn của Trần
Ngọc Minh Nguyệt, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai công trình này tập trung vào một Truyện thơ Nôm cụ thể là “Truyện Kiều”. Một công
trình thì nghiên cứu theo hướng văn hóa người Việt, tác giả có sự đối chiếu, so sánh khá chi tiết
giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ đó, công
trình đã nêu lên những nét văn hóa có tính truyền thống của người Việt. Một công trình thì nghiên
cứu theo hướng lý giải tín ngưỡng dân gian và quan niệm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều để từ
đó xác định đâu là nguồn gốc hình thành quan niệm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Như vậy, từ hai nguồn tìm hiểu về văn hóa tâm linh và Truyện thơ Nôm cho chúng ta nhận
thấy đó là hai hướng tìm hiểu, nghiên cứu độc lập. Hướng thứ nhất, các tác giả đi vào tìm hiểu tâm
linh, tín ngưỡng, tôn giáo và sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống tinh thần của con người.
Hướng thứ hai, các tác giả đi vào nghiên cứu Truyện thơ Nôm với các khía cạnh về thể loại, nội
dung, hình thức, ngôn ngữ, nhân vật xa hơn cũng mới dừng lại ở nghiên cứu về văn hóa ứng xử
trong Truyện thơ Nôm.
Việc nghiên cứu, tìm ra sự phối kết hợp thế giới tâm linh vào các sáng tác văn học Trung đại
được Lê Thu Yến và Hoàng Thị Minh Phương thể hiện qua hai công trình nghiên cứu khá hấp dẫn.
Với “Thế giới tâm linh trong sáng tác Nguyễn Du – một biểu hiện của văn hóa Việt” [124],
nhà nghiên cứu Lê Thu Yến đã có cái nhìn bao quát và hệ thống những yếu tố tâm linh trong sáng
tác Nguyễn Du. Qua việc phân tích, tổng hợp, thống kê những biểu hiện của thế giới tâm linh trong
sáng tác của Nguyễn Du. Tác giả đã khẳng định: “Thế giới này biểu hiện rõ rệt trong sáng tác
Nguyễn Du làm cho người đọc không thể không nhận ra. Một Văn Chiêu Hồn thấm đẫm màu sắc
của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán nhan
nhản bày ra những đình, đền, miếu, mộ...” [124, tr. 29].
Với công trình “Văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung đại” của Hoàng Thị Minh Phương,
đây là công trình đã có sự công phu, đầu tư để nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung
đại. Tác giả đã đề cập đến những biểu hiện phong phú của thế giới tâm linh như: giấc mộng, thờ
cúng, khấn vái, điềm báo, phép thuật, tướng số, linh ứng, hồn ma hóa kiếp… Từ đó, tác giả đúc kết
được hiệu quả của yếu tố tâm linh trong phản ánh hiện thực và nhận thức, tư tưởng về cuộc sống;
phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Đồng thời tác giả cho thấy yếu tố tâm linh có hiệu quả nghệ
thuật tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn xuôi Trung đại.
Từ hai công trình nghiên cứu của Lê Thu Yến và Hoàng Thị Minh Phương như gợi mở và
cuốn hút tôi vào thế giới tâm linh trong bộ phận Truyện thơ Nôm của văn học Trung đại còn bỏ
ngỏ...
Có thể chúng tôi sưu tầm chưa đầy đủ về các công trình nghiên cứu liên quan đến Truyện thơ
Nôm và thế giới tâm linh. Nhưng qua các công trình tìm được, chúng tôi nhận thấy chưa có công
trình nào cụ thể, chi tiết, quy mô nghiên cứu về sự phối, kết hợp thế giới tâm linh vào Truyện thơ
Nôm. Trong xu thế chung, nhiều nhà nghiên cứu đang quay về tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị
truyền thống quý báu của dân tộc trong đó tâm linh là một khía cạnh đang được chú ý, quan tâm. Từ
cơ sở đó đã giúp chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, tiếp cận Truyện thơ Nôm với góc độ liên quan
đến thế giới tâm linh – yếu tố cơ bản làm nên nét độc đáo, dấu ấn riêng của văn học Trung đại nói
chung và Truyện thơ Nôm nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, sưu tập tài liệu liên quan đến đề tài nhưng có lẽ số tài liệu cũng
chưa thật sự phong phú nên chúng tôi chỉ chọn 30 tác phẩm có tần số xuất hiện nhiều yếu tố tâm
linh để khảo sát, gồm có hai mảng:
* Truyện thơ Nôm hữu danh
1. “Hoa Tiên” (Nguyễn Huy Tự).
2. “Sơ Kính Tân Trang” (Phạm Thái).
3. “Truyện Kiều” ( Nguyễn Du).
4. “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu) .
* Truyện thơ Nôm khuyết danh
5. Phạm Tải – Ngọc Hoa.
6. Mã Phụng – Xuân Hương.
7. Phương Hoa.
8. Tống Trân – Cúc Hoa.
9. Phan Trần.
10. Bà chúa Ba.
11. Hoàng Trừu.
12. Lý Công
13. Lưu Nữ Tướng
14. Bần Nữ Thán
15. Truyện Chàng Chuối
16. Trinh Thử Tân Truyện
17. Chuyện Cái Tấm – Cái Cám
18. Phạm Công Cúc Hoa
19. Truyện Từ Thức
20. Thoại Khanh Châu Tuấn
21. Gương sáng trời Nam
22. Thạch Sanh
23. Liễu Hạnh Công Chúa – Diễn Âm
24. Nhị Độ Mai.
25. Nữ Tú Tài
26. Quan Âm Thị Kính
27. Bích Câu Kỳ Ngộ
28. Phù Dung tân truyện
29. Lâm Tuyền Kỳ Ngộ
30. Trần Minh khố chuối
Chúng tôi sẽ khảo sát trên các văn bản đang hiện hành, phổ biến.
Từ các thao tác thống kê, phân loại các yếu tố tâm linh trong các truyện đã xác định dựa vào
văn hóa tâm linh như phong tục, tập quán, tín ngưỡng… Chúng tôi sẽ đi vào giải thích một số yếu
tố tâm linh để từ đó thấy được giá trị nghệ thuật, vai trò, ý nghĩa của thế giới tâm linh. Chính nó đã
góp phần làm nên nét độc đáo của Truyện thơ Nôm.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thế giới tâm linh trong một số Truyện
thơ Nôm. Từ đó, luận văn xác định giá trị nghệ thuật của yếu tố tâm linh trong Truyện thơ Nôm.
Đồng thời, luận văn cũng đúc kết những giá trị bền vững của các yếu tố tâm linh trong đời sống
con người.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi sẽ sử dụng nhiều phương pháp luận nghiên cứu
Văn học. Bên cạnh đó, với đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung vào các phương
pháp lịch sử, hệ thống và phân tích, tổng hợp.
6.1 Phương pháp lịch sử
Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong tiến trình phát triển
của lịch sử dân tộc. Vì vậy, phương pháp hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội, môi
trường văn hoá, tư tưởng chung của thời đại, mối tương tác của chúng với các tác giả, sự ra đời của
các tác phẩm để lý giải các yếu tố tâm linh trong một bộ phận văn học của một thời đại.
6.2 Phương pháp hệ thống
Chúng ta coi Truyện thơ Nôm là một cấu trúc, một hệ thống nhỏ trong hệ thống nền văn học
Trung đại bao gồm nhiều đơn vị tác phẩm và từng tác phẩm cụ thể để có cái nhìn bao quát, đồng
thời xem xét chúng trong tương quan với văn học dân gian và văn học cận hiện đại. Phương pháp
giúp chúmg ta có cái nhìn hệ thống trong quá trình nghiên cứu.
6.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp phân tích – tổng hợp giúp chúng ta tiến hành phân tích các yếu tố tâm linh
trong Truyện thơ Nôm từ đó tổng hợp lại và đưa ra những nhận định chung về ý nghĩa của yếu tố
tâm linh trong tác phẩm.
Ngoài ba phương pháp nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện Luận văn chúng tôi sẽ kết
hợp các thao tác thống kê, phân loại, so sánh tần số xuất hiện của các yếu tố tâm linh trong từng tác
phẩm và đơn vị tác phẩm. Từ đó, các phương pháp, các thao tác này giúp chúng ta thấy mức độ ảnh
hưởng của yếu tố tâm linh đối với sáng tác của các tác giả và cả thời đại văn học cũng như hiệu quả
của chúng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Truyện thơ Nôm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn sẽ triển khai trong ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Truyện thơ Nôm
1.1.1 Sự ra đời và phát triển
1.1.2 Phân loại
1.1.3. Nội dung
1.1.4 Hình thức
1.2. Thế giới tâm linh và cơ sở hình thành
1.2.1. Các khái niệm:
1.2.1.1. Văn hóa
1.2.1.2. Tâm linh
1.2.1.3. Thế giới tâm linh
1.2.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt và Truyện thơ Nôm
1.2.2.1. Cơ sở tư tưởng của Việt Nam
1.2.2.1.1. Từ triết lý âm dương
1.2.2.1.2. Từ tín ngưỡng dân gian
1.2.2.2. Cơ sở tư tưởng của Nho – Phật – Đạo
Chương 2: Những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong Truyện thơ Nôm
2.1. Tín ngưỡng thờ cúng và thế giới Trời , Phật, Thần, Tiên
2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng
2.1.2. Trời, Phật, Thần, Tiên
2.2. Duyên kiếp, số mệnh, bói toán
2.2.1. Duyên kiếp, số mệnh
2.2.2. Bói toán
2.3. Hồn ma
2.4. Lời thề
2.5. Phép lạ
2.6. Chiêm bao, mộng mị
Chương 3: Yếu tố tâm linh và sức hấp dẫn của Truyện thơ Nôm
3.1. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực và trí tưởng tượng phong phú của con người
3.1.1. Thế giới thiên đình
3.1.2. Thế giới âm phủ
3.1.3. Thế giới dương gian
3.2. Yếu tố tâm linh và chức năng hoá giải những vấn đề xã hội
3.3. Yếu tố tâm linh kế thừa và tiếp nối
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Truyện thơ Nôm
1.1.1. Sự ra đời và phát triển
Truyện thơ Nôm là một bộ phận Văn học khá độc đáo, có dấu ấn riêng trong văn học Trung
đại. Dù sự ra đời của Truyện thơ Nôm cũng chỉ dừng lại ở các giả thuyết của các nhà nghiên cứu
nhưng hầu như các nhà nghiên cứu xác định Truyện thơ Nôm ra đời trên nền tảng của Văn học dân
gian. Theo giáo sư Đinh Gia Khánh: “Truyện Nôm chỉ là một hiện tượng chứng tỏ ảnh hưởng sâu
sắc và mạnh mẽ của văn học d