Luận văn Thị trường chứng khoán trung quốc và bài học đối với sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán Trung Quốc đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao bậc nhất thế giới. Một đất nước chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Olympic 2008. Sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO mở ra vô số cơ hội trong tất cả các lĩnh vực cho quốc gia này. Đó chưa phải là những nguyên nhân chính khiến người ta dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai của Châu Á sau Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt cải cách có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển thị trường lên tầm vóc mới và hội nhập với thế giới. Với 13 năm tồn tại, kể từ khi hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức đi vào hoạt động, thị trường này mang những nét đặc trưng riêng và để lại những bài học quý giá riêng. Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với thị trường của Trung Quốc. Với ba năm tồn tại, chúng ta vẫn trong quá trình tìm kiếm những hướng đi phù hợp. Do đó, những bài học từ thị trường chứng khoán Trung Quốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Đó là lý do tác giả chọn đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Bài học cho sự phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Với khoá luận này, tác giả hy vọng, thông qua việc nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế của thị trường chứng khoán Trung Quốc, đặc biệt là trong công tác quản lý của Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc, rút ra những bài học bổ ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp chủ yếu của khoá luận là nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về thị trường chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác trên thế giới, so sánh và rút ra kết luận. Bố cục khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2: Thị trường chứng khoán Trung Quốc Chương 3: Thị trường chứng khoán Việt Nam và bài học cho sự phát triển và hội nhập nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc.

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thị trường chứng khoán trung quốc và bài học đối với sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa kinh tế ngoại thương KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Người viết : Vương Vân Anh Lớp : Anh 8 - K38 - Hà Nội Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn LỜI MỞ ĐẦU Chứng khoán Trung Quốc đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao bậc nhất thế giới. Một đất nước chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Olympic 2008. Sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO mở ra vô số cơ hội trong tất cả các lĩnh vực cho quốc gia này. Đó chưa phải là những nguyên nhân chính khiến người ta dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai của Châu Á sau Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt cải cách có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển thị trường lên tầm vóc mới và hội nhập với thế giới. Với 13 năm tồn tại, kể từ khi hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức đi vào hoạt động, thị trường này mang những nét đặc trưng riêng và để lại những bài học quý giá riêng. Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với thị trường của Trung Quốc. Với ba năm tồn tại, chúng ta vẫn trong quá trình tìm kiếm những hướng đi phù hợp. Do đó, những bài học từ thị trường chứng khoán Trung Quốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Đó là lý do tác giả chọn đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Bài học cho sự phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Với khoá luận này, tác giả hy vọng, thông qua việc nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế của thị trường chứng khoán Trung Quốc, đặc biệt là trong công tác quản lý của Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc, rút ra những bài học bổ ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp chủ yếu của khoá luận là nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về thị trường chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác trên thế giới, so sánh và rút ra kết luận. Bố cục khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2: Thị trường chứng khoán Trung Quốc Chương 3: Thị trường chứng khoán Việt Nam và bài học cho sự phát triển và hội nhập nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn. Do năng lực của người viết còn hạn chế, bài khoá luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và sự góp ý của bạn đọc. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Hình thức sơ khai của Thị trường chứng khoán đã xuất hiện ngay từ thời Trung cổ xa xưa. Ở phương Tây, vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15, các thương gia thường gặp gỡ nhau tại các quán cà phê trong những thành phố lớn để mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như nông sản, khoáng sản, ngoại hối và các động sản.... Những điểm gặp gỡ như vậy dần dần trở thành những thị trường buôn bán, tại đó các thương gia thống nhất với nhau những qui ước mang tính chất nguyên tắc cho các cuộc thương lượng. Phiên chợ đầu tiên với quy mô lớn diễn ra vào năm 1453 trong một lâu đài của gia đình VanBer Buerzo tại thị trấn Bruges (Vương quốc Bỉ). Lâu đài này có biểu tượng của 3 túi da đi kèm với một từ tiếng Pháp- “Bourse”, nghĩa là “Mậu dịch trường”. Mậu dịch trường khác với thị trường thông thường (chợ) ở những đặc điểm: Mậu dịch thị trường là thị trường trừu tượng: Các bên giao dịch mà không cần có hàng hoá trước mặt. Mậu dịch thị trường là thị trường có tính nguyên tắc cao: Mọi giao dịch trong thị trường đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy ước thống nhất mang tính chất nguyên tắc. Ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung hoạt động chủ yếu của Mậu dịch trường: Trao đổi hàng hoá: Hàng hoá ở đây chủ yếu là những sản phẩm nông lâm nghiệp. Các thương lượng, giao dịch có thể diễn ra trước khi mùa màng được trồng hoặc đã trồng nhưng chưa tới mùa thu hoạch. Trao đổi ngoại tệ: Giao dịch các chứng từ tài chính được phát hành bằng những đồng tiền khác nhau và có thời hạn thanh toán tương đối ngắn. Trao đổi chứng khoán động sản: Đây là hoạt động của các mậu dịch trường giá khoán động sản hay chứng khoán thông qua các nhà trung gian, còn gọi tắt là thị trường chứng khoán. Năm 1547, mậu dịch trường tại thành phố Bruges bị sụp đổ vì lý do thiên tai, các hoạt động của nó được chuyển đến thị trấn Antwerpen, một hải cảng lớn của Bỉ . Tại đây mậu dịch trường đã phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đẩy mạnh tốc độ tích luỹ tư bản và sự gia tăng tín dụng nhà nước. Trong khi mậu dịch trường Antwerpen phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các mậu dịch khác cũng lần lượt được thiết lập tại Pháp, Đức, Bắc Âu và Mỹ. Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động thương mại trong mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đòi hỏi phải có những thị trường riêng biệt cho mỗi nội dung hoạt động. Các mậu dịch trường, do đó, được phân ra thành các thị trường khác nhau: Giao dịch hàng hoá được tách ra thành thị trường hàng hoá, giao dịch ngoại tệ tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoán động sản tách ra thành thị trường chứng khoán, các giao dịch hợp đồng cho tương lai được tách ra thành các “thị trường tương lai”. Năm 1608, TTCK Amsterdam (Hà Lan) được thành lập. Lúc bấy giờ, Hà Lan đang là nước thống trị Châu Âu về công nghiệp và thương mại nên Amsterdam thu hút được sự tập trung của thị trường chứng khoán các nước lân cận. Tiếp sau đó là sự ra đời lần lượt của các Sở giao dịch chứng khoán, với Sở giao dịch chứng khoán Paris (Pháp) năm 1724, TTCK London năm 1773, TTCK New York năm 1792... Thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau, được đánh dấu bởi các mốc lịch sử như sau: + Thời kỳ huy hoàng nhất 1875-1913: Đây là thời kỳ mà TTCK phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng kinh tế. +Thời kỳ chủ nghĩa Đế quốc: Chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, các ngân hàng lớn thâm nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào các hoạt động của thị trường chứng khoán và tính độc lập của các Sở giao dịch yếu đi. Các ngân hàng lớn là những chủ thể tham gia chủ yếu vào hoạt động đầu cơ trên các Sở giao dịch chứng khoán, và hoạt động đầu cơ tự phát của họ đã gây nên những biến động thường xuyên cho giá chứng khoán. Ngày 29-10-1929 được gọi là ngày thứ năm đen tối, mở đầu là cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New York sau đó đã lan sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng này kéo dài suốt trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. + Sau chiến tranh thế giới thứ II: Các thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. + Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 với “ngày thứ hai đen tối” một lần nữa làm cho các thị trường chứng khoán trên thế giới suy sụp. Nhưng chỉ 2 năm sau, TTCK thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. + Tháng 7/1997: Thị trường chứng khoán thế giới lại bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, bắt đầu từ Thái Lan. Cuộc khủng hoảng này đã kéo dài hơn một năm và lan rộng sang Nhật Bản, Bắc Mỹ... Đến nay, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Pháp.... và đang trong quá trình hình thành ở các nước đang phát triển. Ở Châu Á, thị trường chứng khoán xuất hiện chỉ cách đây khoảng nửa thế kỉ, với thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 1946, Inđônêxia (năm 1952), Hàn Quốc (năm 1956), Thái Lan (năm 1962)..... Những sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm Trung tâm giao dịch chứng khoán Phố Wall (Hoa Kỳ), Sở giao dịch chứng khoán London (Anh), Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), Frankfurt (Đức)..... Bản chất của thị trường chứng khoán Có nhiều cách diễn đạt khái niệm thị trường chứng khoán. Hiểu một cách khái quát, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn nhằm mục đích kiếm lời. Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán là một loại thị trường với hàng hoá là các loại chứng khoán trung và dài hạn. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, thị trường chứng khoán chính là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhìn vào sơ đồ các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế quốc dân đưới đây có thể thấy, có ba cách dẫn vốn từ các chủ thể thừa vốn sang các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế: qua ngân sách nhà nước, qua kênh gián tiếp (qua các trung gian tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm....) và qua kênh trực tiếp (chủ thể thừa vốn trực tiếp truyền tải vốn vào các doanh nghiệp, các công ty cổ phần, các tổ chức phát hành chứng khoán... bằng cách mua chứng khoán, không qua trung gian nào). Nếu kênh dẫn vốn gián tiếp có đặc điểm là quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng gây ra lãng phí, tham nhũng và tính ỳ trong quản lý thì kênh dẫn vốn trực tiếp giảm thiểu được những nhược điểm này. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sở hữu với quyền sử dụng vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn, đồng thời tiết kiệm chi phí huy động và sử dụng vốn. Tóm lại, bản chất của thị trường chứng khoán là: Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, thị trường chứng khoán là một định chế tài chính trực tiếp, thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ, chuyển tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản chức năng. Đây là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Sơ đồ các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Chức năng của thị trường chứng khoán Dựa trên những tiêu thức đánh giá khác nhau, có nhiều cách diễn đạt về chức năng của thị trường chứng khoán, nhưng nhìn chung đều bao gồm những nội dung sau: Công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán cho phép các công ty và chính phủ huy động vốn đầu tư (bao gồm cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài) cho phát triển, mở rộng sản xuất và thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội vĩ mô thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Thị trường chứng khoán tồn tại song song với kênh dẫn vốn gián tiếp và ngày càng khẳng định tính ưu việt của nó là đảm bảo khả năng sử dụng vốn lâu dài cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý vốn của nhà đầu tư, tiết kiệm chi phí huy động và sử dụng vốn.... Kênh dẫn vốn trực tiếp qua thị trường chứng khoán thực sự là một kênh quan trọng trong một nền kinh tế thị trường. b. Công cụ tăng tiết kiệm quốc gia Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp cho công chúng những cơ hội đầu tư có lựa chọn với một hệ thống hàng chục loại chứng khoán khác nhau của các ngành kinh tế khác nhau. Thị trường chứng khoán cung cấp thêm một loại tài sản tài chính cho các nhà đầu tư thực hiện tiết kiệm và quản lý tài sản. Khi nền kinh tế phát triển đến mức độ cao thì công chúng ngày càng ưa chuộng hình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán, bên cạnh hình thức đầu tư vào tài sản thực như bất động sản, kim loại quý và hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Thị trường chứng khoán đã góp phần nâng cao mức độ tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện về vốn cho phát triển nền kinh tế quốc dân. Cung cấp khả năng thanh khoản cho các loại chứng khoán Thị trường chứng khoán, bên cạnh thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu, còn có thị trường thứ cấp là nơi diễn ra sự mua đi bán lại những chứng phát đã phát hành. Trong sự mua đi bán lại đó, không có nguồn vốn mới nào được tạo ra mà chỉ có sự thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán. Do đó, chức năng của thị trường chứng khoán thứ cấp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung là cung cấp khả năng thanh khoản cho các loại chứng khoán, làm cho các chứng khoán có khả năng trao đổi, giúp cho những người tham gia thị trường có thể thay đổi quyết định đầu tư, và do đó, điều hoà sự phân phối vốn trong nền kinh tế Đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế Giá cả chứng khoán và các chỉ số chứng khoán là những con số phản ánh tương đối chân thực kết quả kinh doanh, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và tình hình kinh tế nói chung. Hằng ngày, thị trường chứng khoán công bố công khai và kịp thời những con số đó nhằm định hướng đầu tư và quản lý thị trường, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển. 3.2.Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Để đạt được các mục tiêu là hoạt động hiệu quả, điều hành công bằng, phát triển ổn định, thị trường chứng khoán phải hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau: a.Nguyên tắc trung gian. Thị trường chứng khoán là một thị trường đặc biệt, trong đó các hoạt động đều phải qua môi giới, trung gian. Nguyên tắc trung gian thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm, trước hết và quan trọng nhất là trung gian về mua bán, trao đổi, chuyển nhượng chứng khoán. Ngoài ra, các hoạt động lưu ký, thanh toán, tư vấn, cung cấp thông tin đều được thực hiện qua trung gian. Thực hiện hoạt động môi giới trung gian là các công ty chứng khoán, các công ty lưu ký, thanh toán bù trừ, các công ty tư vấn luật..... Nguyên tắc trung gian đảm bảo cho những giao dịch phức tạp trên thị trường chứng khoán được thực hiện có tổ chức, trật tự, đảm bảo tính an toàn, đồng thời khắc phục tính hạn chế về không gian của các sàn giao dịch. b.Nguyên tắc đấu giá Thị trường chứng khoán được coi là thị trường mang tính tự do nhất trong các loại thị trường. Sở dĩ như vậy vì giá cả chứng khoán được xác lập hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thị trường: nguyên tắc đấu giá. Có nhiều hình thức đấu giá khác nhau. Đấu giá trực tiếp là hình thức các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau để thương lượng giá. Đấu giá gián tiếp là hình thức các nhà môi giới thương lượng giá với nhau thông qua mạng điện thoại và máy vi tính nối mạng. Đấu giá tự động là hình thức phát triển cao nhất, trong đó các lệnh mua và lệnh bán được truyền đến máy chủ của hệ thống máy tính nối mạng giữa các công ty chứng khoán thành viên, máy chủ sẽ tự động khớp lệnh và truyền kết quả đến các công ty chứng khoán. Có hai phương thức đấu giá phổ biến là đấu giá liên tục (việc khớp lệnh được tiến hành liên tục và giá cả được xác định một cách tức thời khi có sự trùng khớp) và đấu giá định kỳ (tập hợp các lệnh mua bán trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới tiến hàng khớp lệnh). Đấu giá định kỳ có thể hạn chế những biến động giá quá mức nhưng lại hạn chế tính kịp thời của các giao dịch. Do đó, đấu giá định kỳ thích hợp với giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, trong khi đấu giá liên tục thích hợp với những thị trường có khối lượng giao dịch lớn, nhiều đơn đặt hàng và có tính tổ chức cao. c.Nguyên tắc công khai. Để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, thị trường chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc công khai thông tin. Tính công khai thể hiện ở chỗ các tổ chức phát hành phải định kỳ nộp cho Sở giao dịch chứng khoán Bảng tổng kết tài sản, bảng phân tích thu nhập cùng với các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp mình để Sở giao dịch chứng khoán thành lập các chỉ số và thông báo công khai trên sàn giao dịch. Bên cạnh đó, các tổ chức phát hành phải công khai thông tin về các đợt phát hành chứng khoán, bao gồm số lượng, giá cả, loại chứng khoán phát hành...... và tổ chức công khai đấu giá, đấu lệnh trên bảng điện...... Việc công khai thông tin trên thị trường chứng khoán đòi hỏi phải thoả mãn các yêu cầu: tính chính xác, tính kịp thời và tính dễ tiếp cận. Nguyên tắc công khai thông tin nhằm mục đích bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và tạo điều kiện ổn định, phát triển thị trường chứng khoán. II.CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.Phân loại thị trường chứng khoán theo phương thức giao dịch Dựa vào tiêu thức phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia thành hai loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 1.1.Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu để thành lập doanh nghiệp, huy động thêm vốn cho doanh nghiệp, huy động vốn cho nhu cầu chi tiêu của chính phủ, qua đó, đưa nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp I hay thị trường phát hành. Nói đến thị trường sơ cấp là nói đến các yếu tố tạo lập chứng khoán như hình thức chứng khoán, phương thức phát hành, cách định giá chứng khoán, thủ tục tăng vốn, các yếu tố pháp lý có liên quan đến việc đăng ký, lưu thông, bảo quản và cất trữ chứng khoán và công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. 1.2.Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành với nhiều lần mua bán và giá cả khác nhau. Việc mua bán này không làm tăng vốn cho tổ chức phát hành mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán và thu nhập của các nhà đầu tư và những người kinh doanh chứng khoán. Do đó, đây còn được gọi là thị trường cấp II hay thị trường luân chuyển chứng khoán. Với tính chất cạnh tranh cao và hoạt động liên tục, thị trường thứ cấp có chức năng quan trọng là xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do và đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán có giá. Có nhiều loại thị trường thứ cấp khác nhau. Dựa theo tính chất tổ chức của thị trường, thị trường thứ cấp gồm có thị trường chứng khoán tập trung (tức là các Sở giao dịch chứng khoán: những trung tâm mua bán chứng khoán có tổ chức chặt chẽ và mức tiêu chuẩn cao) và thị trường chứng khoán phi tập trung (là thị trường không có trung tâm giao dịch, việc mua bán được thực hiện thông qua mạng lưới điện thoại và máy vi tính....) Dựa theo loại hàng hoá giao dịch trên thị trường, thị trường thứ cấp bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.... Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ gắn bó không thể tách rời, với thị trường sơ cấp là cơ sở, là nguồn tạo hàng hoá cho thị trường thứ cấp, và thị trường thứ cấp là động lực, đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển. Trên thực tế, sự phân biệt giữa hai thị trường này cũng không thật rõ ràng. 2.Phân loại thị trường chứng khoán theo công cụ lưu thông Theo tiêu thức này, thị trường chứng khoán bao gồm: 2.1.Thị trường cổ phiếu Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các loại cổ phiếu. Hoạt động của thị trường này bao gồm cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. 2.2.Thị trường trái phiếu Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các loại trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. 2.3.Thị trường các công cụ phái sinh Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ chứng khoán phái sinh, bao gồm chứng quyền, bảo chứng phiếu, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai. Do đây là những công cụ tài chính cao cấp nên thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh. 3.Phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất lưu ký Theo tiêu thức này, thị trường chứng khoán được chia thành hai loại 3.1.Sở giao dịch chứng khoán (thị trường chứng khoán chính thức, thị trường chứng khoán tập trung) Sở giao dịch chứng khoán là trung tâm mua bán các chứng khoán đã được được đăng ký và niêm yết trong danh sách của thị trường. Sở giao dịch chứng khoán có đặc điểm: Là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định pháp luật. Nó có thể tồn tại dưới dạng một doanh nghiệp thuộc Sở hữu nhà nước hoặc một doanh nghiệp cổ phần hoặc một doanh nghiệp tư nhân, tuỳ theo luật pháp mỗi quốc gia. Là một tổ chức có thực thể hiện hữu, có địa điểm, sàn giao dịch cụ thể. Là nơi mua bán các loại chứng khoán đã hội đủ những tiêu chuẩn nhất định để được phép đăng ký, niêm yết và mua bán tại
Tài liệu liên quan