Luận văn Thiết kế e-Book hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ 11 trung học phổ thông (chương trình nâng cao)

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì người giáo viên không thể truyền đạt hết cho học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều; phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ cấp tiểu học và càng lên cấp học cao hơn càng phải được chú trọng.

pdf119 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế e-Book hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ 11 trung học phổ thông (chương trình nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM __________ Vũ Thị Phương Linh THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Chương trình nâng cao) Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN THỊ TỬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh. Bằng tất cả lòng kính trọng và và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trườ ng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học. Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: - PGS. TS. Trần Thị Tửu, cô đã hướng dẫn tận tình, động viên và theo dõi sát sao với tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. - TS. Trịnh Văn Biều, Trưởng Khoa Hóa, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. Cảm ơn thầy đã dành rất nhiều thời gian, công sức và những lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. - Các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tại các trường thực nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm. - Cuối cùng xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành tốt luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ : cao đẳng CNTT : công nghệ thông tin CSS : cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng ĐH : đại học GV : giáo viên HS : học sinh HTML : hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản ICT : information and communication technology – Công nghệ thông tin và truyền thông PPDH : phương pháp dạy học PMDH : phần mềm dạy học THPT : Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì người giáo viên không thể truyền đạt hết cho học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều; phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ cấp tiểu học và càng lên cấp học cao hơn càng phải được chú trọng. - Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. - Sách giáo khoa điện tử là một trong những tài liệu hỗ trợ việc tự học của học sinh, đó là nguồn cung cấp tri thức quan trọng, nguồn tư liệu cốt lõi, cơ bản để tra cứu, tìm tòi. Do đó trong quá trình làm việc với sách giáo khoa, học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đọc sách. - Ngoài ra, sách giáo khoa điện tử cung cấp hệ thống kiến thức hóa học được trình bày với những hinh ảnh, phim minh họa sinh động, hấp dẫn nhằm phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo, giúp học sinh sớm làm quen với những ứng dụng của công nghệ thông tin, hình thành hứng thú học tập và niềm say mê bộ môn hoá cho học sinh. - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, tin học đã xâm nhập vào các ngành nghề và trong mọi lĩnh vực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học và ngành học là cần thiết. - Để giúp học sinh có cơ hội làm quen với hình thức tự học qua sách giáo khoa điện tử, tôi đã chọn đề tài: “THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)” với mong muốn hỗ trợ hoạt động dạy và học, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế E-book hỗ trợ hoạt động tự học và phát triển tư duy của học sinh phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao) nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hoá học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: việc thiết kế E-book phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: + Quá trình dạy học. + Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học. + Quá trình tự học. + Phân tích chương trình, nội dung kiến thức phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao). - Nghiên cứu các phần mềm cần thiết cho việc thiết kế E-book. - Vận dụng cơ sở lý luận và sử dụng các phần mềm để thiết kế E-book hóa hữu cơ lớp 11 (chương 5, 6, 7) THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm chất lượng của E-book đã thiết kế. 5. Phạm vi nghiên cứu Phần hoá hữu cơ lớp 11 THPT chương trình nâng cao (chương 5, 6, 7). 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế sách giáo khoa điện tử có nội dung hấp dẫn, giao diện đẹp sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, phát triển năng lực tư duy, niềm say mê đọc sách, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 7. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. + Truy cập và chọn lọc thông tin trên Internet. + Điều tra. + Thực nghiệm sư phạm. + Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thống kê. - Phương tiện nghiên cứu: sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu liên quan đến đề tài, máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao) dưới dạng E-book. - Góp phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu SGK cho học sinh. - Giúp học sinh có niềm say mê tìm tòi, hứng thú học tập môn hóa. - Giúp giáo viên có một nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy phần hóa học hữu cơ . - Hệ thống phương pháp giải toán hóa hữu cơ lớp 11 với các chuyên đề cụ thể. - Có thêm phần VUI HỌC với nội dung hấp dẫn và phong phú với những kiến thức gắn liền hóa học cuộc sống và môi trường, giúp học sinh mở rộng thêm vốn kiến thức. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học ở trường THPT. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, việc tự học qua mạng, qua hệ thống E-learning và các E-book đang được phổ biến rộng rãi. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề mà bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc…mà chỉ cần có máy tính và mạng Internet. Việc học trở nên linh hoạt và mở. Chính vì thế, các đề tài nghiên cứu về thiết kế website tự học, xây dựng E -learnig, thiết kế E-book đang được mọi người quan tâm nhiều hơn. Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội: 1. Đỗ Ngọc Linh (2005), Nghiên cứu xây dựng giáo trình đi ện tử hóa học lớp 10, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 2. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 3. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 6. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Web site phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 7. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí đi ểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 9. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 10. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 11. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 – nâng cao chương “Nhóm Halogen”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Thị Thùy Linh (2008), Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử” học phần hóa đại cương trường cao đẳng Giao thông vận tải 3, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 14. Thái Hoàng Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 15. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch – sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo d ục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. - Các website, E-learning và E-book đều có đặc điểm chung là góp phần nâng cao hiệu quả cho việc tự học, tự nghiên cứu kiến thức của HS. Tuy nhiên các tác giả chưa quan tâm đến một số vấn đề sau: + Một số website đòi hỏi phải truy cập Internet mới sử dụng được. + Nội sung kiến thức được xây dựng chủ yếu bằng phần mềm DreamWeaver nên giao diện chưa được hấp dẫn, việc link và load các mục của bài học chậm. + Website tự học phần hóa hữu cơ còn hạn chế (chủ yếu là hóa học vô cơ và đ,ại cương). + Nguồn tư liệu gắn liền nội dung bài học và thực tiễn cuộc sống, hóa học và môi trường chưa được phong phú. + Chưa đề cập đến nhứng lỗi sai, dễ mắc phải của HS khi nghiên cứu bài mới. + Việc đọc nội dung từng mục không được linh hoạt, phải sử dụng các nút tới và lui liên tục. + Các phim thí nghiệm được đưa trực tiếp vào trang nội dung bài học gây khó khăn trong việc trình bày bố cục bài học. Đôi khi các phim thí nghiệm phải download về máy mới xem được. + Phương pháp giải toán chỉ đề cập đến những phương pháp chung mà chưa phân thành các dạng toán cụ thể. + Phần vui học giúp HS thư giãn chưa được phong phú và hấp dẫn. 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học 1.2.1. Đổi mới PPDH – yêu cầu cấp bách của thời đại 1.2.1.1. Phương pháp dạy học [ 14, tr. 29] Thụật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) có nghĩa là con đường để đạt mục đích. Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học. PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập. PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học . PPDH là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể. 1.2.1.2. Đổi mới PPDH – yêu cầu cấp bách của thời đại Giáo dục thế kỉ 21 đang đứng trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là CNTT. Trên thế giới sự tương tác ở mức độ cao của các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các trí thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Chính vì thế, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử… ” [10, tr. 68]. Có thể nói mục tiêu cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 1.2.2. Mục đích của đổi mới PPDH [14, tr. 30–31] Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những hình thức khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy HS cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực tự học (tự học, sáng tạo, hợp tác, …) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển xã hội. PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động. PPDH tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. mặt khác cũng có trường hợp HS mong muốn được học tập theo PPDH tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Do vậy, GV cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo PPDH tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS. Trong đồi mới phương pháp, phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả. PPDH tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học. 1.2.3. Những xu hướng đổi mới PPDH Theo TS. Lê Trọng Tín [62], một số xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDH hóa học nói riêng ở nước ta là: 1. Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. 2. Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. 3. Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. 4. Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. 5. Liên kết PPDH với phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính…) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kĩ thuật. 6. Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học. 7. Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học. Việc đổi mới PPDH hóa học cũng theo 7 hướng đổi mới của PPDH nói chung như đã nêu ở trên, nhưng trước mắt tập trung vào hướng sau: - PPDH hóa học phải đặt người học vào đ úng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ học tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mói có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo. - Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học. 1.2.4. CNTT và truyền thông góp phần đổi mới PPDH 1.2.4.1. Dạy và học theo quan điểm CNTT CNTT và truyền thông hay còn được viết tắt là ICT (Information and Communicatio n Technologies) là [113]: “Một tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lí thông tin. Các công nghệ này bao gồm máy tính, điện thoại, Internet, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh…” CNTT và truyền thông được coi là những công cụ tiềm năng mạnh mẽ, có khả năng tạo ra những thay đổi và cải cách giáo dục. Ở đó những cơ cấu cứng nhắc theo truyền thống về mối quan hệ “không gian – thời gian – trật tự thang bậc” sẽ bị phá vỡ. Chẳng hạn, việc phát sóng chương trình giáo dục trên đài hay vô tuyến không cần thiết phải có GV và học viên tại cùng địa điểm vật lý. Bài học, bài tập, bài giảng,… được ghi vào đĩa CD hoặc được đưa lên mạng Internet, nhờ đó mọi người có thể học bất cứ lúc nào. Những diễn đàn trao đổi về mọi vấn đề, những buổi hội thảo trực tuyến… sẽ giúp cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, bất kì ai có khả năng và mong muốn đều học được [114]. Với sự phát triển như vũ bão của CNTT và truyền thông, những thành tựu và sản phẩm mới liên tục ra đời, trong đó thành tựu quan trọng nhất là mạng Internet thì việc tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lý, trao đổi thông tin là rất dễ dàng. Vì vậy, trong những năm gần đây, người ta đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả nhất máy tính và Internet nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp độ, mọi cơ sở đào tạo và mọi hình thức đào tạo. Theo quan điểm CNTT [14, tr. 43–44], để đổi mới PPDH, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng phương tiện dạy học sau đây: - Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead. - Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với LCD – projector (máy chiếu tinh thể lỏng) hay còn gọi là video - projector. - Phần mềm dạy học (PMDH) giúp HS học trên lớp và ở
Tài liệu liên quan