Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng để hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để nhanh chóng phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới, chúng ta cần có đội ngũ những người lao động, những cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ kỹ thuật cao, có năng lực tư duy sáng tạo và có khả năng độc lập giải quyết vấn đề. Chính vì thế, vấn đề giáo dục và đào tạo đang rất được chú trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng.
201 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giáo án điện tử chương “dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 trung học phổ thông ban cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
__________________________________________
VŨ THỊ KIM DUNG
THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN
TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” VẬT LÝ 11 THPT BAN CƠ
BẢN NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS MAI VĂN TRINH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo Sau
đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lý và tổ bộ môn Phương pháp
giảng dạy Vật lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, các thầy cô giáo khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian học tập ở trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh và trường THPT Trần Quang Khải huyện
Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS
Mai Văn Trinh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp
đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối
với gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã động viên,
giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
TP. HCM, tháng 05 năm 2009
Tác giả
VŨ THỊ KIM DUNG
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGĐT Bài giảng điện tử
CNTT Công nghệ thông tin
DH Dạy học
DHVL Dạy học vật lý
GAĐT Giáo án điện tử
GV Giáo viên
HS Học sinh
LLDH Lí luận dạy học
MVT Máy vi tính
PPDH Phương pháp dạy học
PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực
PPGD Phương pháp giảng dạy
PTDH Phương tiện dạy học
QTDH Quá trình dạy học
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
TCHHĐNT Tích cực hóa hoạt động nhận thức
TTC Tính tích cực
TN Thí nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
THPT Trung học phổ thông
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng để hoàn thành cuộc cách mạng công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để nhanh chóng phát triển kinh tế và hội nhập với thế
giới, chúng ta cần có đội ngũ những người lao động, những cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ kỹ thuật cao, có năng lực tư duy sáng tạo và có khả năng độc lập
giải quyết vấn đề. Chính vì thế, vấn đề giáo dục và đào tạo đang rất được chú trọng
trong giai đoạn hiện nay. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò
hết sức quan trọng.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo không ngừng đổi mới
chương trình, sách giáo khoa về nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học. Song thực tế phương pháp dạy học (PPDH) trong các bậc đào tạo hiện
nay chủ yếu mang tính chất thông báo – tái hiện. Đa số giáo viên vẫn còn sử dụng
phương pháp diễn giảng truyền thống theo lối truyền thụ một chiều, học sinh thụ
động ghi chép và thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Kiểu dạy học truyền thống đã
làm cho khả năng tự học, tự chủ, tìm tòi, khả năng tư duy khoa học độc lập của học
sinh bị hạn chế.
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp
giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề”. “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”. Văn kiện đại hội
IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “…tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi
mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý
giáo dục…”. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo
đã nêu rõ: “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học”. Bộ GD - ĐT quyết định lấy chủ đề năm
học 2008 - 2009 là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD - ĐT”.
Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện đường lối trên là đưa học
sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân
mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực, trí tuệ.
Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu đặc thù của
Vật Lý là phương pháp thực nghiệm. Đổi mới phương pháp dạy học Vật Lý cần
phải hướng vào việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo phương pháp thực
nghiệm. Chương “Dòng điện trong các môi trường” liên quan đến những hiện tượng
rất gần gũi với đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Nội dung chủ yếu là
những mô hình lý thuyết giải thích đặc tính dẫn điện của các môi trường và các hiện
tượng điện có liên quan, đồng thời nêu lên một số ứng dụng thực tiễn của các hiện
tượng đó. Do đó những khái niệm này rất trừu tượng. Để học sinh có thể hiểu biết
kiến thức một cách sâu sắc, tránh được những sai lầm do nhận biết bằng những kinh
nghiệm cảm tính và qua đó có thể vận dụng kiến thức đã học giải thích được các
hiện tượng thực tế, chúng ta cần phải tổ chức các tiến trình dạy học phù hợp sao cho
học sinh có khả năng nghiên cứu tự tìm tòi giải quyết các vấn đề nhằm đáp ứng
những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn và đảm bảo rằng những kiến thức đã
tiếp thu được là những kiến thức thực sự có chất lượng, sâu sắc và vững chắc.
Từ những lý do trên, cùng với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học Vật Lý ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài: “Thiết kế giáo án điện tử chương
“Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Thiết kế giáo án điện tử dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”
chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh, lôi cuốn học sinh tham gia vào tiến trình tìm tòi, giải quyết vấn đề trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.
- Các hoạt động dạy và học một số kiến thức chương “Dòng điện trong các môi
trường” chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thiết kế và sử dụng các giáo án điện tử để dạy học chương “Dòng điện trong các
môi trường” chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản.
- Ứng dụng của đề tài vào giảng dạy Vật Lý ở trường THPT Trần Quang Khải,
thành phố Vũng Tàu.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về dạy học, những định hướng cơ bản của
việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng tiến trình dạy học, định hướng của
giáo viên trong hoạt động dạy học nhằm phát triển các hành động nhận thức tích
cực, chủ động của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, sử dụng phim, tranh ảnh, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng…hỗ trợ dạy
học.
- Nghiên cứu tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu, chương trình sách giáo khoa Vật Lý
11 ban cơ bản nhằm xác định mức độ nội dung, những kiến thức cơ bản học sinh
cần nắm vững.
- Nghiên cứu nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” và tìm hiểu
những khó khăn khi dạy chương này.
- Soạn thảo một số giáo án điện tử trong chương “Dòng điện trong các môi
trường” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát huy hoạt
động nhận thức, tích cực, chủ động của học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo các tiến trình dạy học đã soạn để đánh giá
hiệu quả của nó đối với việc tiếp nhận kiến thức mới của học sinh qua đó bổ
sung, sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo.
V. Giả thuyết khoa học:
Nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế và sử dụng giáo án điện tử
chương “Dòng điện trong các môi trường” chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản
một cách hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh trong
quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu luật giáo dục, các chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và
của Bộ giáo dục và đào tạo về những định hướng cơ bản của việc đổi mới
phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, các tài liệu về bồi dưỡng, đổi mới
phương pháp giảng dạy ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các tài
liệu trên Internet.
- Nghiên cứu tài liệu Vật Lý học, chương trình và nội dung sách giáo khoa, sách
giáo viên Vật Lý 11 THPT ban cơ bản.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương “Dòng điện trong các môi
trường”.
2. Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm:
- Thiết kế giáo án, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học. Tiến hành thực
nghiệm sư phạm ở trường phổ thông chương “Dòng điện trong các môi trường”.
3. Phương pháp thống kê toán học:
- Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả
TNSP. Qua đó khẳng định sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm và khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài.
VII. Cấu trúc của luận văn:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan và cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin
hỗ trợ dạy học.
Chương II: Thiết kế giáo án điện tử dạy học chương “Dòng điện trong các môi
trường”.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
VIII. Những đóng góp của luận văn:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
- Làm rõ một số khái niệm và thế mạnh của images/pictures (hình ảnh), sound
(âm thanh), animation (ảnh động), bài giảng điện tử, simulation (mô phỏng),
virtual experiment (thí nghiệm ảo) trong việc giảng dạy Vật lý nói riêng và các
bộ môn khoa học tự nhiên nói chung.
- Đề xuất một số cách thức sử dụng và cách thiết kế bài giảng điện tử bằng phần
mềm Powerpoint.
- Cung cấp một số giáo án điện tử chương “Dòng điện trong các môi trường” làm
tư liệu tham khảo cho các giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của
HS trong DHVL.
1.3. Vai trò của CNTT trong việc tích cực
hóa hoạt động nhận thức của HS.
1.4. Mô phỏng và thí nghiệm ảo trong dạy
học vật lý.
1.5. Giáo án điện tử.
1.6. Kết luận chương I.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ DẠY HỌC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của chính phủ đã nhận định:
Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để
giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ
sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và vận dụng các kinh
nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển [2]. Chỉ thị số 58/CT/TW của Bộ Chính trị
(Khóa VIII) khẳng định: ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là
nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực
để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh
vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đều phải ứng dụng
CNTT để phát triển.
CNTT và truyền thông là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta. Chỉ thị số
29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục nêu rõ: CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong
hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học,
thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học.
Với nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục và đào tạo, những kết quả khả quan
của việc ứng dụng CNTT vào phát triển và hiện đại hóa các phương tiện dạy học
(PTDH) đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của nền khoa học và giáo dục hiện đại
của mỗi quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Các nhà giáo dục tìm cách
nghiên cứu để phát huy một cách tốt nhất PTDH hiện đại (máy tính với môi trường
dạy học Multimedia), đồng thời mở ra những triển vọng mới trong việc ứng dụng nó
để cải tiến phương pháp dạy học (PPDH), nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện
nay.
Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học (QTDH) được triển
khai mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn
Quốc,… các công ty sản xuất thiết bị dạy học (DH) về ứng dụng CNTT đã sản xuất
nhiều sách điện tử, các PTDH hiện đại được điều khiển bởi MVT, hệ thống trường
học được trang bị phòng học đa chức năng với mạng máy tính, máy chiếu khuếch
đại,… đã đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong công nghệ DH. Đưa QTDH từ
hình thức dạy học truyền thống thành DH trên mạng, biến Internet với các Website
thành môi trường học tập và thư viện tư liệu cho học sinh (HS) truy cập.
Theo báo cáo tổng kết của UNESCO (2004), việc triển khai tích hợp CNTT vào
trường học thông qua các dự án thí điểm như trường học thông minh tại một số
nước Châu Á (Malaysia, Philipines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,...) đã đem lại
kết quả bước đầu rất khả quan, giúp phát triển tư duy HS.
Ở Việt Nam, thành công của sự nghiệp đổi mới trong hai thập niên qua đã tạo
tiền đề cho việc ứng dụng các thành tựu của CNTT trong giáo dục - đào tạo. Môn
tin học đã được đưa vào giảng dạy dưới các hình thức và mức độ khác nhau, hầu hết
các trường THPT được trang bị phòng máy tính, phòng nghe nhìn đa chức năng với
máy chiếu khuếch đại,… Nhiều trường THPT, các trường đại học, viện nghiên cứu
đã sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho DH. Việc sử dụng Internet như một
công cụ học tập đang dần trở nên quen thuộc với HS, SV. Thông qua mạng tương
tác trong trường học, các em có khả năng tiếp cận thông tin nhanh hơn, tìm kiếm
thông tin phục vụ cho việc học tập của bản thân mình.
Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và Internet đối với việc dạy
và học trong 5 năm gần đây, nền Giáo dục nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm đặc biệt trong việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa phổ thông.
Bên cạnh nhiều dự án thay sách giáo khoa, đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp giảng dạy, đổi mới giáo dục phổ thông, đào tạo GV phổ thông, hàng
năm Nhà nước còn đầu tư một lượng ngân sách lớn cho việc trang bị cơ sở vật chất
sư phạm – thiết bị DH phục vụ DH. Trong các thiết bị DH hiện nay, ngoài các loại
hình thiết bị DH truyền thống như tranh ảnh giáo khoa, bản đồ giáo khoa, mô hình
mẫu vật,... thì MVT là một loại phương tiện kỹ thuật DH hiện đại không thể thiếu ở
mỗi trường phổ thông. Rất nhiều trường phổ thông đã có phòng học với 20 – 25 bộ
máy vi tính với các thiết bị trợ giảng bằng hệ thống DH đa phương tiện đã kết nối
Internet và có trang Web về trường.
Theo tài liệu của các chuyên gia UNESCO Paris, chuyên gia UNESCO
Bangkok, GAĐT đã được thiết kế và sử dụng từ 10 năm trước đây ở các trường từ
bậc TH, THCS, THPT của một số nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
và trên thế giới. Ở Việt Nam GAĐT chỉ được bắt đầu thiết kế và sử dụng ở một vài
trường PT từ năm 2003 trở lại đây. Hiện nay, đối với một số trường TH, THCS,
THPT việc thiết kế và sử dụng GAĐT còn khá mới mẻ. Ở vùng núi, vùng đồng
bằng sông Cửu Long, vùng xa xôi, hẻo lánh... có nhiều GV, cán bộ quản lý các
trường TH, THCS, THPT vẫn còn không biết GAĐT là gì.
So với phương tiện DH chỉ có bảng đen, phấn trắng và tranh giáo khoa... thì việc
thiết kế nội dung bài giảng trên MVT với sự hỗ trợ của hệ thống DH đa phương tiện
là một bước đột phá lớn. GAĐT ngoài việc hỗ trợ cho GV, giải phóng bớt sức lao
động ở trên lớp của GV, còn đem đến cho HS phổ thông nhiều thông tin hơn, hấp
dẫn hơn qua các kênh thông tin đa dạng và phong phú: nội dung văn bản, âm thanh,
hình ảnh tĩnh, động, các đoạn Video Clip sống động. Đặc biệt ở một số nội dung
kiến thức người ta còn có thể xây dựng các mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo, thí
nghiệm mô phỏng để minh họa hoặc chứng minh định luật, đã biến quá trình HS
nhận thức các kiến thức trừu tượng thành quá trình tự HS lĩnh hội kiến thức mới
một cách hào hứng, tích cực.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV để có thể sẵn sàng tiếp cận với các
PTDH hiện đại trong DH nói chung và DHVL nói riêng đang được các trường đại
học, cao đẳng sư phạm dành một thời lượng đáng kể trong chương trình đào tạo.
Các học phần “Tin học ứng dụng trong vật lý”, “Phương tiện dạy học vật lý” đều
được triển khai và cập nhật các ứng dụng cụ thể của CNTT trong việc xây dựng,
phát triển và hiện đại hóa PTDH vật lý.
Thực tế hiện nay vấn đề sử dụng máy tính trong DH ở nước ta đã có nhiều công
trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc, Phan Gia
Anh Vũ, Mai Văn Trinh, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành,… đã công bố. Tuy
nhiên việc khai thác sử dụng máy tính trong DH ở các trường phổ thông thì rất khác
nhau tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trình độ GV.
Theo đánh giá ban đầu thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong DH là khá
khả quan, càng khẳng định vai trò quan trọng của CNTT trong việc đổi mới PP dạy
và học. Tuy nhiên, xét trên diện rộng, tình hình ứng dụng CNTT trong DH ở nước
ta còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như:
- Nhận thức của GV và HS: Nhiều GV, HS chưa quan tâm tới việc ứng dụng
CNTT vào quá trình giáo dục do đã quen với các PPDH truyền thống. Đây là
khó khăn có tính tất yếu của quá trình phát triển.
- Cơ sở hạ tầng CNTT còn thấp: đây là vấn đề nan giải nhất. Ứng dụng CNTT
trong giáo dục đi liền với đầu tư hệ thống máy tính, mạng máy tính nội bộ, mạng
Internet phục vụ cho GV và HS, các thiết bị ngoại vi như máy chiếu, hệ thống
cung cấp điện, phòng máy đạt tiêu chuẩn,… là khó khăn lớn không dễ giải quyết
trên diện rộng.
- Trình độ tin học của GV và HS còn có những bất cập với các ứng dụng cụ thể
của các phần mềm, các thí nghiệm với máy tính…
- Hình thức tổ chức lớp - bài truyền thống sẽ có những điều chỉnh khi đưa CNTT
vào DH. Thay đổi hình thức tổ chức lớp học, phương thức dạy và học sẽ gây khó
khăn cho cả GV, HS và cả các nhà quản lý giáo dục. Chẳng hạn muốn tổ chức
một giờ học bằng bài giảng điện tử, sử dụng projector trang bị cho toàn trường
(vì không có điều kiện trang bị đến từng lớp học) thì phải có sự di chuyển địa
điểm học tập, GV sẽ phải mất thời gian cho việc chuẩn bị PTDH cho giờ học đó.
1.1.2. Những định hướng cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học Vật Lý.
1.1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới PPDH không có
nghĩa là người thầy phải tìm ra và thực hiện một cách làm hoàn toàn mới, mà là biết
cách vận dụng một cách sáng tạo những cách thức tổ chức hoạt động nhận thức cho
HS, nhằm đạt được mục tiêu DH. Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động
học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động: đổi mới nội dung
và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức tổ chức DH, đổi mới hình
thức tương tác xã hội trong DH.
- Đối với HS: học tập chủ động, tích cực, có năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, phát triển tư duy linh hoạt tiến đến sáng tạo, hình thành và ổn định
phương pháp và thói quen tự học, khả năng làm việc tập thể.
- Đối với GV:
+ Hạn chế đến mức tối đa việc truyền thụ một chiều, phải làm cho HS tham
gia tối đa vào quá trình dạy học.
+ Phát triển ở HS các kỹ năng, kỹ xảo và năng lực cần thiết.
+ Phong phú hơn về hình thức dạy học.
+ Tăng cường ứng dụng phương tiện dạy học.
+ Tăng cường dạy lý thuyết gắn với thực tiễn, vận dụng kiến thức đã học vào
đời sống.
+ Cải thiện việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
1.1.2.2. Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học:
- Hình thành tình huống có vấn đề.
- Giúp HS sử dụng SGK. Ví dụ: cho HS tự đọc phần in nghiêng trong SGK, đọc
bài đọc thêm.
- Tăng cường hoạt động tìm tòi.
- Thay đổi hình thức tổ chức dạy học: dạy học trên lớp (học bài mới, ôn tập,
luyện tập, kiểm tra), trong phòng thí nghiệm, thảo luận, làm việc t