Hiện nay Long An đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Quá trình này kéo theo sự phát triển hàng loạt các loại hình kinh tế dịch vụ, nổi bật nhất là các hoạt động công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động như khu công nhiệp ĐỨC HÒA I, khu công nghiệp XUYÊN Á, khu công nghiệp TÂN ĐỨC góp phần vào sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Kéo theo đó là nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Chính vì vậy vấn đề môi trường cũng phải được quan tâm đúng mức khi xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp. Việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp MINH NGÂN – Đức Hòa III là rất cấp thiết nhằm bảo vệ tốt môi trường của khu vực khi các ngành sản xuất của khu công nghiệp đi vào hoạt động
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp đức hoà III – Minh Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Hiện nay Long An đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Quá trình này kéo theo sự phát triển hàng loạt các loại hình kinh tế dịch vụ, nổi bật nhất là các hoạt động công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động như khu công nhiệp ĐỨC HÒA I, khu công nghiệp XUYÊN Á, khu công nghiệp TÂN ĐỨC… góp phần vào sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Kéo theo đó là nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường. Chính vì vậy vấn đề môi trường cũng phải được quan tâm đúng mức khi xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp. Việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp MINH NGÂN – Đức Hòa III là rất cấp thiết nhằm bảo vệ tốt môi trường của khu vực khi các ngành sản xuất của khu công nghiệp đi vào hoạt động.
1.2 Nhiệm vụ của luận văn.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Đức Hòa III - Minh Ngân Long An, công suất 4500m3/ngày đêm đạt QCVN 24 - 2009 loại A.
1.3 Nội dung của luận văn.
- Thu thập số liệu, tài liệu về dự án xây dựng cơ sở hạ khu công nghiệp Minh Ngân-Đức Hòa III, các công nghệ xử lý nước thải của các khu công nghiệp lân cận.
- Lựa chọn công nghệ trên cơ sở phù hợp với thành phần, tính chất nước thải, điều kiện mặt bằng, tiêu chuẩn xả thải, khả năng đầu tư,...
- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải.
- Khái toán chi phí xây dựng và vận hành trạm xử lý.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ĐỨC HÒA III
2.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MINH NGÂN – ĐỨC HÒA III
2.1.1 Vị trí địa lý khu công nghiệp Minh Ngân – Đức Hòa III.
Khu công nghiệp Minh Ngân – Đức Hòa III đặt tại xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Hạnh Bắc, nằm ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có phạm vi giới hạn như sau:
- Giáp ranh và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 25 km.
- Giao thông bộ nối liền và cách quốc lộ 22 (tuyến đường xuyên Á) 9 km.
- Nằm giữa ba cụm dân cư lớn Thị trấn Đức Hòa, Thị trấn Hậu Nghĩa (Long An) và Thị trấn Củ Chi ( Tp Hồ Chí Minh)
- Phía Bắc giáp kênh Thầy Cai.
- Phía Tây giáp khu công nhiệp Đức Hòa III – Thái Hòa.
- Phía Nam giáp đất nông nghiệp.
-Phía Đông giáp khu công nghiệp Đức Hòa III – Song Tân.
Hình 2.1 Vị trí của khu công nghiệp Đức Hòa III
2.1.2 Địa hình.
Nền đất khu vực nghiên cứu có cao độ nền trung bình: cao nhất +1,2-1,5m, thấp nhất là +0,5m. Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc đổ từ phía Tây về phía Đông (dốc xuống kênh Thầy Cai). Khu vực phái Tây-Tây Bắc địa hình dạng gò. Khu vực quy hoạch nền đất chủ yếu là phù sa cổ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha. Sức chịu tải của nền đất là khá tốt.
2.1.3 Khí hậu.
Xã Đức Lập Hạ nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc tính chuyển tiếp giũa Đông và Tây Nam Bộ nên nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa lớn và phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
a) Lượng mưa.
- Mùa mưa bắt đầu thừ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình (từ 1995-2004) khoảng 1157-1708 mm, chiếm 93-97 % lượng mưa của cả năm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa khoảng 39-125 mm, chiếm khoảng 3-7 % lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa giảm đi rõ rệt,các dòng sông thường có lưu lượng nhỏ nhất, mực nước ngầm hạ thấp và nước biển xâm nhập vào đất liền theo các con sông đạt giá trị lớn nhất.
Bảng 2.1 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 )
Trạm
Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tân An
15,7
8,35
5,4
63,3
225,5
115,4
177,7
167,3
191
241,4
75,5
22
MộcHóa
11,9
0,85
10
59,7
160,2
177,8
179,1
167,9
332,1
393,4
130,6
48,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An.
b) Gió.
Trên địa bàn xã có hai mùa gió chính là gió mùa Đông Nam- xuất hiện trong mùa khô và gió mùa Tây Nam xuất hiện trong mùa mưa. Trong quá trình chuyển tiếp giữa hai mùa gió cũng xuất hiện gió Đông, gió Tây, gió Nam. Tốc độ gió trung bình trong năm là 2 m/s. Nhưng giữa các tháng mùa mưa thì tốc độ gió lớn hơn mùa khô. Tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể.
c) Nắng.
Xã Đức Lập Hạ nằm trong vùng giàu ánh sáng với tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2247-2769 giờ. Trung bình mỗi ngày có 6,2-7,6 giờ nắng. Nếu quy ước tháng nắng là có trên 200 giờ nắng thì tại Long An có các tháng nắng từ tháng 11 đến tháng 4, các tháng có số giờ nắng nhỏ hơn 200 giờ là từ tháng 5 đến tháng 10.
Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình của các tháng trong năm ( 1995-2004 ).
Trạm
Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tân An
230
232
235,5
237,8
195,9
165,3
193
170,2
177,7
176,2
201
195,4
MộcHóa
241,3
240,7
246,1
238,1
196,4
171,4
191,8
171
193,4
203,6
227,7
213,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An.
d) Nhiệt độ.
Trên cơ sở thống kê số liệu các trạm đo đạc cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình các năm ( 1995-2004 ) tại trạm Tân An: 26,40C.
- Nhiệt độ trung bình các năm ( 1995-2004 ) tại trạm Mộc Hóa: 27,50C.
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm biến động trong khoảng: 25,9-27,8 0C.
- Chế độ nhiệt ít biến động qua các tháng trong năm, thường chỉ dao động trong khoảng 0,2-1,7 0C.
- Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 4,50C.
- Nhiệt độ thấp nhất thường là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5.
Bảng 2.3 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 ).
Trạm
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tân An
24,5
24,5
26,5
28,3
27,9
27,0
29,7
26,6
26,6
26,4
26,3
24,9
Mộc Hóa
26,1
25,9
27,6
29,0
28,5
27,6
27,3
27,6
27,7
27,6
27,9
25,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An
e) Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, vào các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tại các trạm quan trắc từ 80,5% - 89,4%, cao nhất vào mùa mưa ( 80% - 91% ) và thấp nhất vào các mùa khô ( 73% - 88%).
- Độ ẩm trung bình các năm ( 1995-2004 ) tại trạm Tân An: 87,4%.
- Độ ẩm trung bình các năm ( 1995-2004 ) tại trạm Mộc Hóa: 80,3%.
f) Bốc hơi.
Lượng bốc hơi trung bình hằng năm là 1054 mm, những tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao nhất, chiếm 57,12 % tổng lượng bốc hơi của cả năm.
Bảng 2.4 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 )
Trạm
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm ( 1995-2004 )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tân An
88,3
87,6
83,5
83,5
81,8
89,0
89,3
90,4
90,2
89,2
87,4
86,1
Mộc Hóa
83,7
78,9
77,4
77,1
82.4
84,5
84.3
83,6
83,4
79,9
83,6
81,8
Nguồn: Niên giám thống kê tình Long An
2.1.4 Thủy văn.
Mạng lưới thủy văn của xã bao gồm : hệ thống các kênh rạch trong xã và chảy qua xã tạo thành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất của xã. Trong đó có một số kênh rạch chính như kênh Chìm, kênh Nổi, kênh Ông Thệ, kênh Dẻo. Đặc biệt có hệ thống kênh Ba Sa – Láng Ven bắt nguồn từ sông Vàm Cỏ Đông chảy qua 123m, sâu trung bình 2 m. Có tác dụng dẫn nước ngọt vào đồng ruộng. Vì vậy phần nào thủy văn của đã bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của sông Vàm Cỏ Đông gây trở ngại cho quá trình sản xuất.
2.2 VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN MINH NGÂN - ĐỨC HÒA III.
2.2.1 Các dự án có thể hoạt động trong khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Minh Ngân - Đức Hòa III có các loại hình sản xuất như sau:
Nhóm các dự án chế biến nông sản:
+ Dự án sản xuất thuốc lá.
+ Dự án chế biến nguyên liệu thuốc lá.
+ Dự án chế biến nông sản ngũ cốc.
+ Dự án xay xát, chế biến gạo.
+ Dự án chế biến tinh bột sắn.
+ Dự án chế biến hạt điều.
+ Dự án chế biến chè.
+ Dự án chế biến cà phê.
Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ:
+ Dự án chế biến gỗ.
+ Dự án sản xuất ván ép.
+ Dự án sản xuất đồ mộc gia dụng.
+ Dự án sản xuất hàng mỹ nghệ.
+ Dự án sản xuất thủy tinh, gốm sứ.
+ Dự án sản xuất gạch men.
+ Dự án sản xuất bong đèn phích nước.
Nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát:
+ Dự án chế biến thực phẩm.
+ Dự án sản xuất đường.
+ Dự án sản xuất cồn, rượu.
+ Dự án sản xuất bia, nước giải khát.
+ Dự án sản xuất bọt ngọt.
+ Dự án chế biến sữa.
+ Dự án chế biến dầu ăn.
+ Dự án sản xuất bánh kẹo.
+ Dự án sản xuất nước đá.
Nhóm các dự án sản xuất giấy và may mặc.
+ Dự án dệt không có nhuộm.
+ Dự án sản xuất gia công các sản phẩm may mặc có công đoạn giặt tẩy.
+ Dự án giặt là công nghiệp.
+ Dự án sản xuất sợi tơ tằm và sợi tơ nhân tạo.
Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Dự án sản xuất gạch ngói.
+ Dự án sản xuất vật liệu xây dựng khác ( không ô nhiễm ).
Nhóm các dự án về cơ khí:
+ Dự án đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đàu máy to axe, ô tô.
+ Dự án sản xuất, lắp ráp, sữa chữa xe máy.
+ Dự án cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức không gian.
a. Khu nhà máy, kho hàng.
- Tổng diện tích đất xây dựng nhà máy là 81,3402 ha, chia làm 5 cụm với 46 lô, diện tích mỗi lô là 1,6 ha đến 1,9679 ha:
+ Cụm A ( 7 lô ) : 13,4722 ha
+ Cụm B ( 6 lô ) : 10,1592 ha.
+ Cụm C ( 9 lô ) : 15,3447 ha.
+ Cụm D ( 15 lô ) : 25,4287 ha.
+ Cụm E ( 9 lô ) : 16,9354 ha.
Mật độ xây dựng 60%, tầng cao xây dựng 1 đến 2 tầng, hệ số sữ dụng đất 1,2, khoảng lùi 8m, riêng công trình dọc tuyến đường 36m khoảng lùi là 15m.
Tỷ lệ đất cây xanh trong từng nhà máy chiếm tối thiểu 20% diện tích đất.
b. Khu hành chánh, dịch vụ.
Tổ chức khu hành chánh, dịch vụ hai bên trục đường 36m, với diện tích 9,2508 ha và bố trí khu nhà ở chuyên gia cặp theo đường kênh Thầy Cai với diện tích 6,212 ha.
Mật độ xây dựng < 40%, tầng cao xây dựng 3 đến 4 tầng, hệ số sữ dụng đất 2,0 khoảng lùi 6m.
Tỷ lệ đất cây xanh trong từng công trình chiếm tối thiểu 20% diện tích đất.
c. Các khu kỹ thuật:
Diện tích đất xây dựng các khu kỹ thuật là 1,5325 ha. Gồm có:
+ Trạm cấp nước bố trí cạnh trung tâm điều hành, cặp theo đường số 5. (0,445 ha)
+ Khu xử lý nước thải bố trí cặp đường số 3, gần kênh Thầy Cai. ( 1,087 ha)
d. Giao thông:
Diện tích đất đường giao thông là 17,6351 ha.
e. Đất cây xanh:
Diện tích đất cây xanh, mặt nước là 25,2998 ha.
2.2.3 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật.
2.2.3.1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
a. San nền:
Cao độ nền khu quy hoạch là +2,1m ( theo hệ độ quốc gia Hòn Dấu ) và thấp hơn mặt đường 36m ( đã hoàn chỉnh ) ít nhất là 0,1m.
Vật liệu san lấp bằng đất từ nền hầm đất trong khu quy hoạch.
b. Thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa tách riêng hệ thống thoát nước thải.
Hệ thống thoát nước: Sử dụng cống tròn d = 400 đến d= 1200 đặt dọc theo vĩa hè các tuyến đường, đảm bảo thu và thoát nước mưa từ mặt đường, vỉa hè và công trình.
2.2.3.2 Giao thông:
Đường cặp kênh Thầy Cai: mặt đường rộng 9m, vỉa hè kết hợp cây xanh phía khu công nghiệp rông 15,5m, vỉa hè kết hợp cây xanh phía kênh Thầy Cai rộng từ 4,5m đến 20m , lộ giới phía khu công nghiệp từ tim đường vào 20m.
Đường 36m : mặt đường rộng 18m, dãy phân cách 2x9 m, đường song hành rộng 2x10m, vỉa hè 2x5m, lộ giới 66m.
Đường số 4 :mặt đường một bên rộng 10m, một bên rộng 6m, dãy phân cách 5m, vỉa hè một bên 5m, một bên 4m, lộ giới 30m.
Đường số 3, 5: mặt đường rộng 10m, vỉa hè 2x5m, lộ giới 20m.
Đường số 2: mặt đường rộng 10m, vỉa hè 2x4m, lộ giới 18m.
Đường nội bộ khu nhà ở chuyên gia : mặt đường rộng 6m, vỉa hè2x4m, lộ giới 14m.
Cấp điện:
a. Nguồn điện: Từ trạm Đức Hòa 110/22kv – 40 + 63MVA qua đường dây 22kv dọc theo đường 36m.
b. Tiêu chuẩn cấp điện: 250 kw/ha ( Tmax = 4000h/năm ).
c. Nhu cầu dung điện: Tổng công suất điện yêu cầu : 35.347,7 kw. Tổng điện năng yêu cầu: 141,391 triệu KWh/năm.
d. Mạng lưới : Nối tuyến từ đường dây 22kv hiện hữu cặp đường 36m dẫn trực tiếp vào các nhà máy, đi trên trụ bê tong ly tâm cao > 16m. Xây dựng 2 trạm 22/0,4kv tại vị trí phù hợp để cấp điện cho đèn đường. Tuyến điện 0,4kv cấp điện cho đèn đường đi ngầm, đèn đường là loại đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng cam, công suất từ 220W đến 250W, đặt trên trụ bê tong cao 8,5m, cao cách mặt đường 8m.
2.2.3.4 Cấp nước:
a. Nguồn nước: sử dụng nguồng nước từ hệ thống cấp nước của nhà máy cấp nước Phú Mỹ Vinh.
b. Tiêu chuẩn cấp nước: 40 m3/ha.ngày.
c. Nhu cầu dung nước: 5.655 m3/ngày.
d. Mạng lưới: Bố trí các tuyến ống d=100, d= 150, d=200, d=250 đưa nước đến các công trình.
Trên mạng lưới bố trí các trụ cứu hỏa d=100, cách khoảng từ 150m/trụ đến 200m/trụ.
Ống cấp nước sử dụng ống ngang hoặc PVC.
2.2.3.5 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa.
Thu gom nước thải công nghiệp phải đạt > 80% tiêu chẩn cấp thoát nước cho công nghiệp. Tổng lưu lượng nước thải là 4.524 m3/ngày.
Bố trí các tuyến ống d=300, d=400, d=500, d=600, d=800 đặt ngầm dọc theo các vỉa hè thu gom nước thải từ các công trình đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. sử dụng tuyến cống HDPE hoặc ống nhựa chuyên dụng.
Nước thải được xử lý theo 2 cấp:
+ Cấp thứ 1: Xử lý riêng trong từng nhà máy theo tiêu chuẩn của Ban Quản Lý khu công nghiệp Minh Ngân - Đức Hòa đề ra trước khi xả vào mạng lưới thoát nước thải.
+ Cấp thứ 2 : Xử lý tại trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp đạt quy chuẩn QCVN 24: 2009 cột A, ra hồ kiểm soát trước khi thoát ra kênh Thầy Cai.
Xử lý rác: Công ty cổ phần địa ốc Minh Ngân hợp đồng với công ty công trình đô thị của huyện để bố trí xe thu gom rác hằng ngày không để rác ứ đọng làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Đối với các loại rác nguy hại phải hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom và đưa đi xử lý tập trung theo quy định.
Thông tin liên lạc:
Nguồn: Từ trạm viễn thông khu vực.
Chỉ tiêu thiết kế:
Đất nhà máy: 12 thuê bao/ ha.
Đất công trình hành chính, dịch vụ :24 thuê bao/ ha
Đất công trình kỹ thuật : 10 thuê bao/ ha
Tổng số thuê bao dự kiến bố trí cho khu công nghiệp là 1.363 thuê bao.
Mạng lưới:
Thiết kế hệ thống thông tin lien lạc bằng cáp ngầm chung cho cả cáp truyền hình, đảm bảo phục vụ cho toàn khu quy hoạch.
2.2.3.7 Cây xanh:
Trồng cây xanh lấy bong mát trên vỉa hè các trục đường trong khu quy hoạch. Trồng các loại cây như sao, dầu, bằng lăng, phượng…. tại các giao lộ, không trồng cây làm che khuất tầm nhìn.
Ngoài các mảng cây xanh tập trung và dọc theo các trục đường, trong từng công trình phải có ít nhất 20% diện tích đất trồng cây xanh.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT – SINH HOẠT KCN MINH NGÂN – ĐỨC HÒA III
3.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT
3.1.1 Tổng quan về nước thải sản xuất
- Nước thải chủ yếu trong quá trình sản xuất chủ yếu ở 2 dạng vô cơ và hữu cơ
+ Nước thải ở dạng vô cơ: có tính chất chung là mang tính acid hoặc kiềm, muối khoáng, tinh chất và nồng độ các chất bẩn trong nước thải phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và quy trinh sản xuất, hệ thống cống thu nước riêng cho từng nguồn nước thải để xử lý riêng khi cần.
+ Nước thải ở dạng hữu cơ: có tính chất chung là chứa hỗn hợp các chất hữu cơ, muối hòa tan. Tinh chất và nông độ các chất bẩn trong nước thải phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và quy trình sản xuất.
3.1.2 Tổng quan về nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người. Thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ, Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trong nữa là trong nước thải sinh hoạt có các mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm virut, vi khuẩn, giun sán, dầu mỡ, chất tẩy rữa…
3.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT – SINH HOẠT KCN MINH NGÂN – ĐỨC HÒA III
Các phương pháp xử lý nước thải được chia làm các loại sau:
Phưong pháp xử lý cơ học.
Phương pháp xử lý hóa học.
Phương pháp xử lý hóa lý.
Phương pháp xử lý sinh học.
3.2.1 Phương pháp xử lý cơ học.
- Phương pháp xử lý cơ học được xử dụng dựa vào các lực vật lý như trọng lực trọng trường, lực ly tâm…để tách các chất không hòa tan, các hạt lơ lững có kích thứơc đáng kể ra khỏi nước thải. Phương pháp này thường là giai đoạn sơ bộ, ít khi là giai đoạn kết thúc quá trình xử lý nước thải.
- Các công trình thường được dùng chủ yếu như: song/ lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể điều hòa, bể khuấy trộn, lắng, lắng cao tốc, tuyến nổi, lọc, hòa tan khí, bay hơi và tách khí.
Bảng 3.1 áp dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải.
stt
Công trình
Áp dụng
1
Song chắn rác
Tách các chất rắn có kích thước lớn hay nhỏ
2
Nghiền rác
Nghiền các chất rắn đến kích thước nhỏ hơn và đồng nhất
3
Bể điều hòa
Điều hòa lưu lượng, nồng độ, tải trọng
4
Bể khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất hay khí trong nước thải
5
Bể lắng
Loại bỏ các chất lơ lửng, bong cặn quá trình keo tụ tạo bông
6
Bể tuyến nổi
Tách các hạt cặn lơ lững nhỏ và cặn có tỷ trọng xắp xỉ bằng ty trong nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học.
7
Bể lọc
Tách các hạt lơ lững còn lại sau xử lý sinh học, hóa học
8
Bể vận chuyển khí
Bổ xung hoặc tách khí
9
Bể bay hơi và bay khí
Bay hơi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ra khỏi nước thải
3.2.1 Phương pháp xử lý hóa học.
- Chủ yếu dựa vào các đặc tính hóa học, các phản ứng hóa học để xử lý nước thải.
a. Phương pháp trung hòa: Nước thải chứa acid hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về PH = 6.5 – 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào công trình xử lý tiếp theo để tránh hiện tượng ăn mòn và đảm bảo cho hoạt động của bể sinh học hoạt động tốt nếu có.
b. Phương pháp khử trùng: Phương pháp này dùng đẻ xử lý thanh trùng nước thải khỏi các vi sinh vật. Nước thải sau khi được xử lý bằng phương pháp sinh học có thể chứa khoảng 10^5 – 10^6 vi khuẩn trong 1ml. Hầu hết các vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi khuẩn gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một số loại vi khuẩn gây bệnh nào đó. Nếu xả thẳng ra nguồn tiếp nhận, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền là rất lớn. Do vậy cần có biện pháp khử trùng nước thải.
c. Phương pháp oxy hóa khử: nhiều chất như Fe, Mn, Hg, As, … không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa mà còn tiêu diệt và khử những vi sinh vật có lợi. các chất này được xử lý bằng phương pháp oxy hóa khử.
Bảng 3.2: Áp dụng các quá trình hóa học trong xử lý nước thải.
stt
Quy trình
Áp dụng
1
Kết tủa
Tách phốt pho và nâng cao hiệu quả tách cặn lơ lững ở bể lắng bậc 1
2
Hấp phụ
Tách chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học.
Phương pháp này còn dùng để tách kim loại nặng và khử clo trong nước thải trước khi thải vào nguồn.
3
Khử trùng
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
4
Khử trùng bằng clorine
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Clorine là hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất.
5
Khử clorine
Tách lượng clo dư còn lại sau quá trình clo hóa.
6
Khử trùng bằng ClO2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
7
Khử trùng bằng BrCl2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
8
Khử trùng bằng Ozone
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
9
Khử trùng bằng tia UV
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.
3.2.3 Phương pháp hóa lý.
- Các phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hóa khử, phản ứng trung hòa tạo chất keo kết tủa hoạc các phản ứng phân hủy các chất độc hại. Các phương pháp hóa lý thường được ứng dụng nhiều nhất là phương pháp oxi hóa và trung hòa, kết tủa và các hiện tượng khác.
- Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là keo tụ tạo bông. Quá trình đó được áp dụng để loại bỏ các chất lơ lửng, các hạt keo có kích thước rất nhỏ. Các chất này tồn tại ở dạng khuyếch tán và không loại bỏ bởi quá trinh lắng.
3.2.4 Phưong pháp sinh học.
- Mục đích xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là keo tụ và tách các hạt keo khó lắng, ổn định ( phân hủy ) các hợp chất hữu cơ nhờ sự hoạt đọng của các vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học thường là các khí CO2, N2, CH4, H2S, các chất vô cơ như NH+4, PO43- và các tế bào mới.
- Các quá trình xử lý sinh học được chia làm 5 nhóm chính:
Quá trình hiếu khí
Quá trình thiếu khí
Quá trình kỵ khí
Thiếu khí và kỵ khí kết hợp
Quá trình hồ sinh học
- Mỗi quá trình có thể phân chia ra tùy thuộc vào việc xử lý được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.docx
- luan van.dwg