Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử(e - Book) chương “dung dịch - sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học

Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện nếp tưduy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tựhọc, tựnghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tựhọc, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” [22] Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.” [36] Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủtướng Chính phủ), ởmục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từviệc truyền thụtri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tưduy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tựhọc, tự thu nhận thông tin một cách có hệthống và có tưduy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tựchủcủa HS, sinh viên trong quá trình học tập,.” [51] Tăng cường năng lực tựhọc cho HS là một yếu tốquan trọng góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng đào tạo ởcác trường THPT. Xuất phát từ đặc điểm của HS nói chung và HS chuyên hóa nói riêng, ngoài việc học tập trên lớp các em thường phải dành nhiều thời gian đểtựhọc và tự đọc. Việc thiết kếtài liệu tựhọc có hướng dẫn cho HS là một biện pháp giúp HS có thểdễdàng trong việc tự học, tự đọc, tựkiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của mình. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệthông tin trong giảng dạy hiện nay rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm vì nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH. Từnhững lí do trên, tôi đã chọn đềtài: THIẾT KẾSÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ(E - BOOK) CHƯƠNG “DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI” LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌCnhằm hỗtrợhoạt động tựhọc môn hóa học của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay.

pdf105 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử(e - Book) chương “dung dịch - sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ------------------------- Trần Tuyết Nhung Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ TỬU Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” [22] Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.” [36] Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập,...” [51] Tăng cường năng lực tự học cho HS là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường THPT. Xuất phát từ đặc điểm của HS nói chung và HS chuyên hóa nói riêng, ngoài việc học tập trên lớp các em thường phải dành nhiều thời gian để tự học và tự đọc. Việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho HS là một biện pháp giúp HS có thể dễ dàng trong việc tự học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm vì nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH. Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ (E - BOOK) CHƯƠNG “DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI” LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC nhằm hỗ trợ hoạt động tự học môn hóa học của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp 10 chuyên hóa giúp HS tự học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp 10 chuyên hóa.  Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở các trường THPT chuyên ở Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch - Sự điện li”. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Chương “Dung dịch - Sự điện li” trong chương trình chuyên hóa học lớp 10 THPT. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được e – book chương “Dung dịch – sự điện li” một cách khoa học sẽ tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp GV tiết kiệm thời gian, sức lao động trong việc soạn bài. 7. Phương pháp nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phân tích và tổng hợp. - Sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế e – book. - Điều tra thực tiễn. - Thực nghiệm sư phạm. - Dùng thống kê toán học để xử lí kết quả. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế chương “Dung dịch – sự điện li” dưới dạng e-book. - Giúp HS có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà. - Giúp GV có một nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương “Dung dịch – sự điện li”. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đổi mới phương pháp dạy và học 1.1.1. Phương pháp dạy học Theo TS Trịnh Văn Biều [4]: - PPDH là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc không, phần lớn phụ thuộc vào PPDH của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục quan tâm. - PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. - PPDH theo nghĩa rộng bao gồm: + Phương tiện dạy học. + Hình thức tổ chức dạy học. + PPDH theo nghĩa hẹp. 1.1.2. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Theo TS. Lê Trọng Tín [52], một số xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDH hóa học nói riêng ở nước ta là: 1. Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. 2. Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. 3. Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. 4. Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. 5. Liên kết PPDH với phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính…) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật. 6. Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học. 7. Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học. Việc đổi mới PPDH hóa học cũng theo 7 hướng đổi mới của PPDH nói chung như đã nêu ở trên, nhưng trước mắt tập trung vào 2 hướng sau: - PPDH hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ học tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo. - Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học. 1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin 1.1.3.1. Xu thế giáo dục trong tương lai Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI. Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục - đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới PPDH, đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi (any where). Học mọi lúc (any time). Học suốt đời (life long). Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,… Trong Nghị quyết TW II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,…”[22] Nghị quyết đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, trong đó có nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”. Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 55/2008/CT- BGDĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012” (30/09/2008) [10]. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. Trong báo cáo về “Đổi mới giáo dục bằng CNTT và truyền thông” (29/08/2004) [39] và “Công nghệ thông tin trong giáo dục” (2/11/2005) [40], tác giả Quách Tuấn Ngọc đã đưa ra xu thế giáo dục trong tương lai như sau: Bảng 1.1. Xu thế giáo dục trong tương lai ĐIỂM YẾU CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC HIỆN TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRONG TƯƠNG LAI ĐẶC ĐIỂM - Đóng kín, cứng nhắc. - Mở, mềm dẻo. - Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi thứ, ai học cũng được. - Thay đổi tâm lí. - Phân mảnh rời rạc các trường và các ngành. - Nối mạng giáo dục/móc xích các trường với nhau. - Sự hội tụ, giao thoa của các ngành với nhau và với CNTT và TT. - Cấu trúc hoá lại cả về hệ thống giáo dục lẫn nội dung. - GV trở thành người hướng dẫn hơn là người dạy dỗ. - Học trong một khoảng đời. - Học suốt đời. - Tiêu chuẩn chất lượng mới. - Tập trung vào chuyện thi cử. - Tập trung vào chất lượng con người, nâng cao dân trí. - Quốc tế hoá và hợp tác quốc tế. 1.1.3.2. Vai trò của CNTT trong dạy học Hóa học Đối với môn hóa học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, PPDH. Cụ thể là: - CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới. - CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập. - CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng và qua phản ánh. - CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng hóa học chính xác hơn. 1.1.3.3. Những yêu cầu về kĩ năng CNTT của GV Để sử dụng tốt CNTT trong dạy học, người GV cần có một số kĩ năng sau: - Tìm kiếm thông tin trên internet: Kĩ năng tra cứu, xử lý thông tin là một trong những kĩ năng quan trọng nhất hiện nay. Với internet, người GV có thể thực hiện các công việc như truy cập tìm kiếm thông tin, lưu giữ thông tin, xử lí thông tin. Nhờ có mạng máy tính và đặc biệt là nhờ có internet, GV có thể tham khảo các kiến thức trên internet bất cứ lúc nào. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên con đường tự nâng cao kiến thức, tạo cho GV cơ hội to lớn trong việc tự học, tự phát triển năng lực nghề nghiệp. - Kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua internet: Trong xã hội hiện đại không có cá nhân nào tự mình làm hết mọi việc, mỗi sản phẩm đều được tạo ra bởi rất nhiều người. Hoạt động nghề nghiệp của người GV cũng vậy, nó đòi hỏi sự trao đổi hợp tác với các đối tượng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS. Người GV cần có kĩ năng làm việc theo nhóm nhờ internet, hoạt động này khác với hoạt động truyền thống: lẽ ra mọi người trong nhóm phải cùng làm việc với nhau ở một địa điểm, trong một thời gian xác định, nhưng với internet, mọi thành viên có thể trực tiếp bàn bạc nhưng vẫn có thể ở cách nhau hàng ngàn kilômét. GV có thể trao đổi với nhau về kiến thức chuyên môn, về kinh nghiệm dạy học. Như vậy, việc hợp tác trong chuyên môn không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tổ chuyên môn trong trường mà nó được mở rộng trong phạm vi lớn hơn, cho phép các GV từ nhiều vùng trong cả nước có thể tham gia thảo luận cùng một chủ đề chuyên môn. - Kĩ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT: Năng lực trình bày, diễn đạt ý tưởng là hết sức quan trọng. Trong thời kì hiện đại, không những chỉ diễn đạt bằng lời, mà còn phải trình bày, diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT như soạn thảo văn bản, đồ thị, âm thanh,…. (thể hiện nội dung, bố trí thông tin, phối hợp các kênh thông tin trong một tài liệu văn bản…); vì thế GV cần có các kĩ năng tốt để trình diễn một tài liệu điện tử - một tài liệu tích hợp các thành phần khác nhau: văn bản, đồ hoạ, âm thanh, video... - Các kĩ năng tạo ra các sản phẩm thích hợp dạng multimedia bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh cũng hết sức cần thiết. Các tài liệu văn bản và các sản phẩm khác như đồ thị, hình ảnh, đoạn phim, âm thanh thường được tích hợp trong một tài liệu … các sản phẩm này thường là kết quả nghiên cứu trong quá trình dạy học hoặc trong các sinh hoạt nhóm chuyên môn. Như vậy, ngoài khả năng tạo ra văn bản, GV cần biết cách thu thập các dữ liệu cần thiết như các đoạn phim video, các đoạn âm thanh, hình ảnh và tích hợp nó trong một sản phẩm trình diễn. - Kĩ năng sử dụng các PMDH trong chuyên môn: PMDH tạo ra môi trường học tập mới cho HS, giúp HS khám phá, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Có nhiều PMDH khác nhau được bán trên thị trường, người GV cần biết được PMDH nào là tốt, cần thiết cho môn học của mình. Với từng PMDH, cần biết lựa chọn tình huống sử dụng phần mềm để dạy học có hiệu quả. Mặt khác GV cần biết cách thức tổ chức hoạt động học tập cho HS trong môi trường CNTT. Cần hình dung nếu sử dụng các PMDH, việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học theo dự án sẽ như thế nào. Các hình thức tổ chức dạy học khi sử dụng từng PMDH cụ thể như dạy đồng loạt, dạy học theo nhóm, tổ chức hoạt động cá nhân sẽ có những nét khác biệt riêng, cần tới sự am hiểu của GV. GV từng môn học cũng cần có kĩ năng sử dụng CNTT trong các tình huống sư phạm điển hình của môn học. Với môn hóa học, cần lưu ý đến tình huống sử dụng các phần mềm mô phỏng, sử dụng các thí nghiệm ảo trong dạy học...GV cũng cần quan tâm tới khả năng kết hợp tối ưu các thiết bị dạy học truyền thống với CNTT trong dạy học, sử dụng CNTT để đánh giá kết quả học tập của HS. - Biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản phẩm PMDH cá nhân Các PMDH dù có chất lượng cao đến đâu cũng không thể thích ứng hết với mọi trường hợp riêng lẻ của quá trình dạy học. Trong môi trường dạy học đa dạng, với các đối tượng HS rất khác nhau, GV có thể tự tạo ra các PMDH của riêng mình. Hiện nay, có nhiều phần mềm công cụ dành riêng cho GV nhằm hỗ trợ tạo ra các PMDH cá nhân (phần mềm Violet chẳng hạn). GV cần có kĩ năng sử dụng một phần mềm công cụ nào đó và có khả năng tạo ra các PMDH cá nhân phục vụ việc dạy học một số chương, bài thuộc bộ môn mình phụ trách. - Tăng cường nâng cao trình độ bằng các khóa học từ xa: Trong điều kiện xã hội phát triển, yêu cầu về kiến thức, tay nghề đối với GV ngày càng tăng. GV cần tham gia các khoá học nâng cao trình độ thường xuyên. Tuy vậy, do điều kiện công tác của mình, GV không thể tham gia các khóa bồi dưỡng tập trung dài hạn. Hiện nay, đã có nhiều cổng đào tạo trong nước, có các khóa học được đưa lên Internet, GV có thể theo học các khóa học trên. - Cuối cùng, GV cần am hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp … trong quá trình ứng dụng CNTT nói chung như sở hữu trí tuệ, luật bản quyền.... Những yêu cầu đặt ra về CNTT với người GV là nhiều, bước đầu nên đặt ra các yêu cầu tối thiểu, sau đó từng bước bổ sung, nâng cao yêu cầu. Cần có các lớp tập huấn cho GV nhằm giải quyết dứt điểm một số kiến thức và kĩ năng nhất định. 1.1.3.4. Hướng dẫn HS ứng dụng CNTT phục vụ học tập Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm được xem là những phương pháp học mới so với phương pháp học thuộc lòng truyền thống trước đây. Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng CNTT của HS. Nhiều HS tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em HS hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn HS ứng dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay. - GV có thể cung cấp cho HS địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng chủ đề nhất định. - GV có thể vận dụng PPDH theo dự án của chương trình Dạy học cho Tương lai của Intel (Intel Teach to the Future). Phương pháp này đòi hỏi HS vừa làm việc theo nhóm vừa ứng dụng CNTT trong quá trình học tập để thiết kế ba bài tập: bài trình diễn PowerPoint, trang web và ấn phẩm (tờ rơi) để thực hiện ý tưởng dự án của mình. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi GV phải được tập huấn các nội dung của chương trình “Dạy học cho Tương lai của Intel” và hướng dẫn cho HS ứng dụng CNTT để thực hiện các yêu cầu của chương trình phục vụ cho quá trình học tập ... 1.2. Tự học 1.2.1. Tự học là gì? Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [25], tự học là: “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành”. Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.