Luận văn Thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy, công suất 1000 m 3 /ngày

Trong những năm gần đây phát triển kinh tếgắn với bảo vệmôi trường là chủ đềtập trung sựquan tâm của nhiều nước trên thếgiới. Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển hình nhưcác ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệthực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Ngành dệt nhuộm đã phát triển từrất lâu trên thếgiới nhưng nó chỉmới hình thành và phát triển hơn 100 năm nay ởnước ta. Trong những năm gần đây, nhờchính sách đổi mới mởcửa ởViệt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tưnhân, 40 dựán liên doanh và 100% vốn đầu tưnước ngoài cùng các tổhợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh nhưnước ta. Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm ởta đều chưa có hệ thống xửlý nước thải mà ta đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông suối ao hồloại nước thải này có độkiềm cao độmàu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh. Chính vì vậy trong phạm vi hẹp em chọn đềtài luận văn tốt nghiệp là: “Thiết kếtrạm xửlý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy, công suất 1000 m 3 /ngày” thuộc khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành PhốHồChí Minh. Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh những sai sót kính mong Thầy, Cô và các bạn góp ý đểluận văn được hoàn thiện hơn

pdf123 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy, công suất 1000 m 3 /ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 2 3. NỘI DUNG LUẬN VĂN .......................................................................................... 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 2 5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................................. 2 CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ CÔNG TY DỆT NHUỘM SONG THỦY ......................................................................... 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM ............................... 4 1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt nhuộm .......................................................................... 4 1.1.2. Công nghệ sản xuất của ngành dệt nhuộm ......................................................... 4 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT NHUỘM SONG THỦY .............................. 12 1.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty ............................................................................ 12 1.2.2. Ngành nghề, chức năng và nhiệm vụ của công ty Song Thủy ........................ 13 1.2.3. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty Song Thủy ......................................... 15 1.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm từ sự hoạt động của công ty ...................................... 17 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM ........................................................................................................20 2.1. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM ......................................................... 20 2.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm ....................................................... 20 2.1.2. Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm ...................................................... 21 MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang ii 2.1.3. Tác động môi trường của nước thải dệt nhuộm ............................................... 22 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM ............................. 25 2.2.1. Phương pháp cơ học ........................................................................................... 25 2.2.2. Phương pháp hóa lý ........................................................................................... 27 2.2.3. Phương pháp sinh học ........................................................................................ 30 2.2.4. Xử lý bùn cặn ..................................................................................................... 34 2.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM ........................... 35 CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ..............39 3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ......................................................................... 39 3.2. THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ......................................................... 39 3.3. PHƯƠNG ÁN 1 ........................................................................................................ 41 3.4. PHƯƠNG ÁN 2 ....................................................................................................... 44 3.5. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ........................................... 47 CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ...............48 4.1. SONG CHẮN RÁC VÀ HỐ THU GOM ............................................................... 50 4.2. BỂ ĐIỀU HÒA ......................................................................................................... 54 4.3. HỆ BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG ................................................................................. 58 4.4. BỂ LẮNG I ............................................................................................................... 67 4.5. BỂ AEROTANK ...................................................................................................... 71 4.6. BỂ LẮNG II .............................................................................................................. 79 4.7. BỂ NÉN BÙN ........................................................................................................... 82 4.8. MÁY ÉP BÙN .......................................................................................................... 87 MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang iii 4.9. BỂ LỌC ÁP LỰC ..................................................................................................... 88 4.10. CÔNG TRÌNH KHỬ TRÙNG .............................................................................. 103 CHƯƠNG 5: KHÁI TOÁN KINH TẾ ............................................................ 105 5.1. VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ............................... 105 5.1.1. Phần xây dựng .................................................................................................. 105 5.1.2. Phần thiết bị ...................................................................................................... 105 5.2. CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH ................................................................. 107 5.2.1. Chi phí nhân công ............................................................................................ 107 5.2.2. Chi phí điện năng. ............................................................................................ 108 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 110 6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 110 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 113 MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày. BOD20 : Nhu cầu oxy sinh học sau 20 ngày. COD : Nhu cầu oxy hóa học. SS : Chất rắn lơ lửng. MLSS : Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng. MLVSS : Nồng độ bùn hoạt tính bay hơi. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. TCXD : Tiêu chuẩn Xây dựng. XLNT : Xử lý nước thải. PCCC : Phòng cháy chữa cháy. CEFINEA : Viện Môi trường và Tài nguyên. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quy trình công nghệ tổng quát nhà máy dệt nhuộm. Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất công ty Song Thủy. Hình 2.1. Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt. Hình 2.2. Đĩa sinh học. Hình 2.3. Upflow Anaerobic Sludge Blanket (UASB). Hình 2.4. Hệ thống xử lý nước thải công ty Stork Aqua (Hà Lan) Hình 2.5. Hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm công ty Schiesser Sachen (CHLB Đức). Hình 2.6. Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty VIKOTEX Bảo Lộc. Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải theo phương án 1. Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải theo phương án 2. MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số chất trợ trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải. Bảng 1.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải cuối đường ống. Bảng 4.1. Thông số thiết kế song chắn rác. Bảng 4.2. Thông số thiết kế bể điều hòa. Bảng 4.3. Thông số thiết kế bể trộn. Bảng 4.4. Thông số thiết kế bể phản ứng. Bảng 4.5. Thông số thiết kế bể tạo bông. Bảng 4.6. Thông số thiết kế bể lắng I. Bảng 4.7. Thông số thiết kế bể Aerotank. Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể lắng II. Bảng 4.9. Thông số thiết kế bể nén bùn. MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang vii MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta. Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm ở ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải mà ta đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông suối ao hồ loại nước thải này có độ kiềm cao độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh. Chính vì vậy trong phạm vi hẹp em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy, công suất 1000 m3/ngày” thuộc khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh những sai sót kính mong Thầy, Cô và các bạn góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 2 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công suất 1000m3/ngày đêm công ty Song Thủy. Xác định các nguồn gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm của công ty. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác hại môi trường.Yêu cầu là khi nước thải ra môi trường bên ngoài theo tiêu chuẩn loại A theo QCVN24:2009BTNMT. 3. NỘI DUNG LUẬN VĂN Công việc tính toán và thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty Song Thủy cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: • Thu thập tài liệu tổng quan về ngành sản xuất và dữ liệu của nhà máy. • Tìm hiểu thành phần và tính chất của nước thải dệt nhuộm. • Tìm hiểu các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. • Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp với điều kiện của nhà máy. • Tính toán và thiết kế kỹ thuật cho trạm xử lý nước thải. Dự toán kinh tế cho phương án được đề xuất. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ xử lý nước thải cho loại hình nước thải công nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nước thải dệt nhuộm tại Công ty Song Thủy – Tân Tạo. 5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN • Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu môi trường liên quan. • Phương pháp lựa chọn: - Trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản. - Tổng hợp số liệu. MỞ ĐẦU GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 3 - Phân tích khả thi. - Tính toán kinh tế. Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 4 CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ CÔNG TY DỆT NHUỘM SONG THỦY 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt nhuộm Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh những nhà máy xí nghiệp quốc doanh, ngày càng có nhiều xí nghiệp mới ra đời. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các nhà máy đều nhập thiết bị, hoá chất từ nhiều nước khác nhau: - Thiết bị: Mỹ, Đức, Nhật, Ba Lan, Ấn Độ, Đài Loan … - Thuốc nhuộm: Nhật, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh … - Hóa chất cơ bản: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam … Với khối lượng lớn hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt nhuộm có mức ô nhiễm cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển mạnh đã xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường. 1.1.2. Công nghệ sản xuất của ngành dệt nhuộm 1.1.2.1. Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm Nguyên liệu cho các ngành dệt nhuộm chủ yếu là các loại sợi tự nhiên (sợi Cotton, sợi tổng hợp (sợi Poly Ester) và sợi pha, trong đó: - Sợi Cotton ( Co ): được kéo từ sợi bông vải có đặc tính hút ẩm cao, xốp, bền trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axít. Vải dệt từ loại sợi này thích hợp cho khí hậu nóng mùa hè. Tuy nhiên sợi còn lẫn nhiều sợi tạp chất như sáp, mày lông và dễ nhăn . - Sợi tổng hợp ( PE ): là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình tổng hợp các chất hữu cơ. Nó có đặc tính là hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt. Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 5 - Sợi pha ( sợi Poly ester kết hợp với sợi cotton): sợi pha này khi tạo thành sẽ khắc phục được những nhược điểm của sợi tổng hợp và sợi tự nhiên. 1.1.2.2. Quy trình công nghệ tổng quát Hình 1.1: Quy trình công nghệ tổng quát của nhà máy dệt nhuộm a) Chuẩn bị nguyên liệu Làm sạch nguyên liệu Chuẩn bị nguyên liệu Dệt , giũ hồ nấu tẩy, giặt , làm bóng Hồ sợi Nhuộm In Cầm màu Giặt Hồ văng Kiểm gấp Đóng kiện Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 6 Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng các kiện bông thô chứa các sợi bông có các kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất… Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau quá trình làm sạch bông dưới dạng các tấm bông phẳng đều. Chải Các sợi bông được chải song song tạo thành sợi thô. Kéo sợi đánh ống, mắc sợi Kéo sợi thô để giảm kích thước sợi, tăng độ bền, quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Sợi con trong các ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị dệt vải. Mắc sợi là dồn các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi. Hồ sợi Hồ sợi bằng hồ tinh bột và hồ biến tính để tạo màng hồ bao quanh sợi, tăng độ bền độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. Ngoài ra còn có dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalol ( PVA ), polyacrylat … Chuẩn bị nhuộm Đây là công đoạn tiền xử lý và quyết định các quá trình nhuộm về sau. Vải mộc được tiền xử lý tốt mới đảm bảo được độ trắng cần thiết, đảm bảo cho thuốc nhuộm bám đều lên mặt vải và giữ được độ bền trên đó. Các công đoạn chuẩn bị nhuộm bao gồm: đốt lông, rũ hồ, nấu tẩy … Rũ hồ Các loại vải mộc xuất ra khỏi phân xưởng dệt mang nhiều tạp chất thiên nhiên của sợi bông, vải còn mang nhiều bụi dầu mỡ, lượng hồ đáng kể trong quá trình dệt. Do đó mục đích của rũ hồ là dùng một số hoá chất hủy bỏ lớp hồ này. Người ta thường dùng axít loãng như axít sulfuric 0.5, bazơ loãng, men vi sinh vật, muối, các chất ngấm. Vải sau khi rũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy. Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 7 Nấu vải Mục đích của nấu vải là loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi như dầu mỡ sáp… Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hóa chất thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao ( 2-3 at ) và nhiệt độ cao ( 1200 – 1300). Tẩy trắng Công đoạn này dùng để tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn, làm cho vải có độ trắng theo yêu cầu. Các hóa chất thường sử dụng: Natriclorit NaClO2, Natri Hypoclric ( NaClO )… và các chất phụ trợ như Na2SiO3, SlovaponN. Công đoạn nhuộm Mục đích là tạo ra những sắc màu khác nhau của vải. Để nhuộm vải người ta sử dụng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. Phần thuốc nhuộm như không gắn vào vải mà theo dòng nước thải đi ra, phần thuốc thải này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, loại vải, độ màu yêu cầu… • Sơ lược về thuốc nhuộm + Pigmen: Là một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan và một số chất vô cơ có màu như các bôxit và muối kim loại . Thông thường Pigment được dùng trong in hoa. + Thuốc nhuộm Azo: Loại thuốc nhuộm này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều, chiếm trên 50% lượng thuốc nhuộm. Đây là loại thuốc nhuộm có chứa một hay nhiều nhóm Azo: - N = N -, nó có các loại sau: - Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu không tan trong nước nên thường nhuộm cho loại sơ tổng hợp ghét nước. Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 8 - Thuốc nhuộm hoàn nguyên: là những hợp chất màu hữu cơ không tan trong nước, có dạng R = C = O. Khi bị khử sẽ tan mạnh trong kiềm và hấp thụ mạnh vào sơ, loại thuốc này cũng dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu. - Thuốc nhuộm bazơ: là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết là các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của các bazơ hứa cơ. Khi axít hoà tan, chúng phân ly thành các cation mang màu và anion không mang màu. - Thuốc nhuộm axít: khi hòa tan trong nước, bắt màu vào xơ trong môi trường axít. Thuốc này thường dùng để nhuộm len và tơ tằm. - Thuốc nhuộm trực tiếp: là những hợp chất màu hòa tan trong nước, có khả năng tự bắt màu vào xơ xenlulozơ nhờ các lực hấp phụ trong môi trường trung tính hoặc kiềm. - Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất màu mà trong phân tử có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mối liên kết hoá trị với xơ. + Thuốc nhuộm lưu huỳnh: Là những hợp chất màu không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ nhưng tan trong môi trường kiềm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để nhuộm vải từ xơ xenlulo, không nhuộm được len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh. + Chất tẩy trắng quang học: Là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc không có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím. Một số tên gọi tương ứng của các thuốc nhuộm đang dùng trong thực tế ở nước ta và trên thế giới: • Phạm vi sử dụng thuốc Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Trang 9 Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng hòa tan hay phân tán, và mỗi loại thuốc nhuộm khác nhau sẽ thích hợp cho từng loại vải khác nhau. Để nhuộm vải từ những nguyên liệu ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước. Các loại thuốc nhuộm này sẽ khuếch tán và gắn màng vào xơ sợi nhờ các lực liên kết hóa lý( thuốc nhuộm trực tiếp), liên kết ion (thuốc nhuộm axí, bazơ), liên kết đồng hóa trị (thuốc nhuộm hoạt tính). Còn để nhuộm vải từ những nguyên liệu sợi kỵ nước như sợi tổng hợp thì người ta thường dùng thuốc nhuộm không tan trong nước (thuốc nhuộm phân tán). Đối với các loại vải dệt từ sợi pha thì có thể chia làm hai lần, mỗi lần nhuộm một thành phần hay nhuộm một lần cho cả hai thành phần. • Mức độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm Khi nhuộm vải thì quá trình nhuộm vải xảy ra theo 4 bước: - Di chuyển các phân tử thuốc nhuộm đến bề mặt sợi. - Gắn màu vào bề mặt sợi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai luan van hoan chinh.pdf
  • bakAEROTANK.bak
  • dwgAEROTANK.dwg
  • bakBANVE.bak
  • dwgBANVE.dwg
  • bakBEDIEUHOA.bak
  • dwgBEDIEUHOA.dwg
  • pdfloi cam on.pdf
  • dwgmat bang.dwg
  • bakSODOCONGNGHE.bak
  • dwgSODOCONGNGHE.dwg
Tài liệu liên quan