Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục và đào tạo diễn ra rất sôi động trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Những thành tựu mới của khoa học công nghệ nửa cuối thế kỷ XX, tính chất toàn cầu hoá nền kinh tế tri thức và nền giáo dục điện tử. đã và đang làm thay đổi hình thức, nội dung và phương thức hoạt động của xã hội loài người. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục trên thế giới và phát huy những thành tựu đã đạt được của nền giáo dục trong nước,
137 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế websites hỗ trợ dạy học chương “tính chất sóng của ánh sáng” vật lý lớp12 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
--------------
LƯU THANH TÚ
THIẾT KẾ WEBSITES HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHƯƠNG “TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG”
VẬT LÝ LỚP12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. MAI VĂN TRINH
Thành phố hồ Chí Minh - 2006
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo Sau đại
học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lý và tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy
Vật lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy giáo,
cô giáo khoa Vật lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
cùng trường THPT Võ Thị Sáu huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo,
TS. Mai Văn Trinh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả
chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
tác giả trong suốt thời gian học tập ở trường Đại học sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè
và những người thân yêu đã động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành
luận văn này.
TP HCM, tháng 07 năm 2006
Tác giả
Lưu Thanh Tú
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGĐT Bài giảng điện tử
CNTT Công nghệ thông tin
DH Dạy học
DHVL Dạy học vật lý
GV Giáo viên
HS Học sinh
LLDH Lí luận dạy học
MVT Máy vi tính
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
QTDH Qúa trình dạy học
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
THPT Trung học phổ thông
TN Thí nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1 Bảng thông kê điểm số Xi của các bài kiểm tra 5 phút 78
3.2 Bảng phân phối tần suất tích lũy của 6 bài kiểm tra 5 phút 78
3.3 Bảng phân phối tần suất tích lũy của 6 bài kiểm tra 5 phút 79
3.4 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của 6 bài kiểm tra 5 phút 80
3.5 Bảng thông kê điểm số Xi của các bài kiểm tra 80
3.6 Bảng phân phối tần suất 81
3.7 Bảng phân phối tần suất tích lũy 82
3.8 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn 83
3.9 Tổng hợp các chỉ số thống kê của các bài kiểm tra 84
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình Tên hình Trang
1.1. Sơ đồ phương pháp mô phỏng 11
2.1 Sơ đồ cấu trúc lôgic nội dung kiến thức trong chương “Tính chất
sóng của ánh sáng”
38
2.2 Trang chủ của Website 42
2.3 Site “Cơ sở vật lý” 43
2.4 Site “Sách giáo khoa” 44
2.5 Site “Sách GV” 45
2.6 Site “Bài giảng điện tử” 46
2.7 Site “Ôn tập” 47
2.8 Site “Bài tập” 49
2.9 Site “vật lý và đời sống” 50
2.10 Site “Các nhà Bác học” 50
2.11 Site “thí ngh ệm mô phỏng” 51
2.12 Site “Giải trí” 52
2.13 Trang “Trao đổi - góp ý” 52
Đồ thị Tên đồ thị Trang
3.1 Biểu đồ phân bố điểm 6 bài kiểm tra 5 phút của hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm
78
3.2 Biểu đồ phân phối tần suất điểm 6 bài kiểm tra 5 phút của hai nhóm
TN và ĐC
79
3.3 Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của 6 bài kiểm tra 5 phút 79
34 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 81
3.5 Biểu đồ phân phối tần suất điểm của hai nhóm TN và ĐC 81
3.6 Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy 82
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục và đào tạo diễn ra rất sôi
động trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Những thành tựu mới của khoa
học công nghệ nửa cuối thế kỷ XX, tính chất toàn cầu hoá nền kinh tế tri thức
và nền giáo dục điện tử... đã và đang làm thay đổi hình thức, nội dung và
phương thức hoạt động của xã hội loài người. Trên cơ sở tiếp thu những thành
tựu mới của khoa học giáo dục trên thế giới và phát huy những thành tựu đã
đạt được của nền giáo dục trong nước, các giải pháp đổi mới giáo dục Việt
Nam phải vừa theo kịp sự phát triển chung của khoa học giáo dục trên thế giới,
vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính khả thi và hiệu quả.
Sự ra đời của các thế hệ MVT với hệ thống đa phương tiện (Multimedia)
và dịnh vụ mạng thông tin toàn cầu World Wide Web (WWW) đã đặt ra
những yêu cầu mới trong nghiên cứu, phát triển lý thuyết DH hiện đại, tạo tiền
đề cho những thay đổi sâu sắc về PPDH và phương thức đào tạo. Việc sử dụng
lớp học trực tuyến (On - line) hỗ trợ DH đang trên đà phát triển và trở thành
một trong các xu hướng mới trong giáo dục hiện nay. [20]
Trước tình hình đó, tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng giáo dục các
nước thành viên Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - “Giáo dục trong xã hội
học tập ở thế kỷ XXI” đã vạch rõ: giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc
định hình một xã hội học tập, ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục
nhằm mở ra một tiềm năng rộng lớn trong việc chuẩn bị tương lai cho HS,
cung cấp cơ hội học tiếp cho những người lớn tuổi, đổi mới về cách dạy và
học, tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo từ xa.
UNESCO cũng chính thức đưa ra vấn đề này thành chương trình trước ngưỡng
cửa của thế kỷ XXI. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc ứng
dụng CNTT và truyền thông vào công tác giáo dục và đào tạo dưới những
hình thức khác nhau. [3]
Đối với nước ta, đổi mới PPDH thông qua việc ứng dụng CNTT và
truyền thông là một trong những mục tiêu lớn được các ngành, các cấp đặc
biệt quan tâm. Các nghị quyết, chỉ thị đã ra đời như nghị quyết TW2 khoá VIII
đã nêu “Cần phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
QTDH, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”,
hay chỉ thị 58 - CT/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Bộ chính trị... [6]
Trong khoa học giáo dục, việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của
CNTT để hiện đại hoá QTDH theo hướng công nghệ là một yêu cầu có tính
thời sự. Nét nổi bật của đổi mới PPDH hiện nay là áp dụng những thành tựu
của CNTT vào QTDH để thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quả cao trong
đó có hướng ứng dụng xây dựng và sử dụng Website DH. Đây là hướng ứng
dụng còn khá mới mẻ ở nước ta, tuy nhiên việc ứng dụng thành công nó vào
DH sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới PPDH trong các nhà trường.
Để hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới, trong nhà
trường của xã hội thông tin, HS phải được học các phương pháp, phải được
tiếp cận với các PTDH hiện đại bên cạnh việc học các nội dung tri thức khoa
học. Thực tế DH đòi hỏi phải có những thay đổi có tính chiến lược về PPDH ở
phổ thông mới có thể đáp ứng nhiệm vụ mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ
ra: “Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới
phương pháp giáo dục - đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện
đại... từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
các quá trình đào tạo”. [7]
Website DH với sự trợ giúp của MVT và Internet tỏ ra có nhiều thế
mạnh. Chất lượng DH với sự hỗ trợ của Website đã được khẳng định về mặt lý
luận và thực tiễn nhưng cho đến nay những công trình nghiên cứu, tài liệu...
bàn về phương pháp xây dựng Website DH như thế nào để nâng cao chất
lượng, đảm bảo nắm vững kiến thức và phát triển óc sáng tạo của HS trong
DH nói chung và DHVL nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức.
Nội dung kiến thức vật lý ở phổ thông chủ yếu là vật lý thực nghiệm,
trong đó có sự kết hợp giữa quan sát, TN và suy luận lý thuyết để đạt được sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ở nước ta, thực tế DH các môn khoa học
nói chung, Vật lý nói riêng còn mang nặng tính “thông báo, tái hiện”, các
PTDH hiện đại chưa được chú ý khai thác, sử dụng đúng mức, QTDH chủ yếu
là sự truyền thụ kiến thức một chiều. Nhiều nội dung vật lý trong chương trình
vật lý phổ thông khá trừu tượng, có những nội dung vật lý GV không thể hình
thành chỉ bằng suy luận lý thuyết, không thể chỉ “dạy chay” mà phải quan sát,
phân tích hiện tượng, sử dụng TN,... Tuy nhiên không phải bất kỳ TN nào
cũng có thể thực hiện được vì nhiều lí do khác nhau, vì vậy GV phải có biện
pháp kỹ thuật thay thế để trực quan hoá các sự kiện, hiện tượng vật lý đó. Với
những đặc thù riêng của môn Vật lý thì đổi mới PPDH bằng cách áp dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những thành tựu của CNTT
làm PTDH là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng-vật
lý lớp 12 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng Website hỗ trợ DH chương Tính chất sóng của ánh sáng góp
phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
- Nghiên cứu quy trình sử dụng Website DH chương Tính chất sóng của
ánh sáng và khai thác khả năng hỗ trợ của nó trong DHVL nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học vật lý lớp 12 THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Qúa trình DHVL ở trường THPT
- Website DH và QTDH chương Tính chất sóng của ánh sáng với sự hỗ
trợ của Website.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung và PPDH chương Tính chất sóng của ánh sáng trong chương
trình vật lý 12 THPT với sự trợ giúp của Website DH.
4. Giả thuyết khoa học
Việc xây dựng và sử dụng Website DH một cách hợp lý sẽ có tác dụng
hỗ trợ tốt hoạt động dạy của GV, tích cực hóa hoạt động nhận thức, kích thích
hứng thú học tập của HS, góp phần hiện đại hoá PTDH và nâng cao chất
lượng DHVL chương Tính chất sóng của ánh sáng lớp 12 THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng MVT với
Website trong DH nói chung và DH vật lý nói riêng.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương Tính chất sóng của ánh sáng
trong chương trình vật lý 12 THPT và tìm hiểu những khó khăn khi DH
chương này.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế Website DH
- Thiết kế Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT
và hình thức tổ chức DH với Website này.
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào DH một số bài trong
chương Tính chất sóng của ánh sáng, tiến hành TNSP để kiểm chứng giả
thuyết khoa học đã đặt ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước cũng như các chỉ thị của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới PPDH.
- Nghiên cứu lý luận của việc sử dụng MVT và những ứng dụng của nó
trong việc góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng DHVL ở THPT.
- Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lí học, LLDH và PPDH vật lý cần
cho việc xây dựng tiến trình DH và nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của
HS.
- Nghiên cứu tài liệu về PTDH vật lý, về ứng dụng MVT với Website
trong DH và các phần mềm hỗ trợ thiết kế Website.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách GV và các tài liệu tham
khảo liên quan đến nội dung chương Tính chất sóng của ánh sáng.
Nghiên cứu thực nghiệm
Thiết kế và sử dụng Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng
với công cụ đã lựa chọn, cài đặt Website đã thiết kế vào hệ thống MVT nơi tổ
chức TNSP.
Điều tra thực tế
- Tìm hiểu, thăm dò thực trạng DH chương Tính chất sóng của ánh sáng
ở trường THPT
- Thông qua đàm thoại với GV, các nhà quản lý giáo dục để điều tra về
vấn đề trang bị và ứng dụng MVT với Website DH ở trường THPT.
- Trao đổi, thăm dò thái độ của HS đối với việc sử dụng MVT với
Website trong DH và hiệu quả các giờ học có sử dụng PTDH hiện đại này.
Thực nghiệm sư phạm
Tổ chức TNSP, tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả
sử dụng MVT với Website trong DH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật
lý 12 THPT.
Thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết
quả TNSP. Qua đó khẳng định giả thuyết sự khác biệt giữa kết quả học tập của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm và khẳng định kết quả nghiên cứu của
đề tài.
7. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng MVT với Website
DH trong quá trình DHVL ở phổ thông, làm rõ khái niệm và thế mạnh của mô
phỏng bằng máy tính trong DH vật lý.
- Thiết kế được Website DH có khả năng hỗ trợ tốt QTDH chương Tính
chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT, đồng thời đề xuất tiến trình DH với sự
hỗ trợ của Website đã thiết kế góp phần nâng cao chất lượng DHVL ở trường
THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở khoa học của xây dựng và sử dụng Website dạy học
Chương II. Thiết kế website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của
ánh sáng.
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY
HỌC
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vi tính với Website dạy học
1.1.1. Cơ sở tâm lí học
Các công trình nghiên cứu về tâm lý học và thực tiễn DH trên toàn thế
giới đã khẳng định vai trò quan trọng của PTDH trong việc nâng cao chất
lượng DHVL. Bên cạnh PTDH truyền thống, sự phát triển của khoa học công
nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng PTDH hiện đại trong QTDH
ở phổ thông. Các PTDH hiện đại có khả năng kích thích tư duy sáng tạo ở HS
trong quá trình học, MVT là một trong những PTDH hiện đại được sử dụng
trong DHVL. Khi sử dụng MVT với Website DH, sự phối hợp giữa hình ảnh
với văn bản, đồ hoạ, âm thanh... tác động tích cực đến các giác quan của HS
làm tăng tính trực quan trong giờ học, tạo điều kiện phát triển các năng lực tư
duy, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. [17]
Khi học tập với MVT và Website HS cùng lúc thực hiện nhiều thao tác:
nghe, nhìn, đọc, tư duy… nên phát huy được nhiều giác quan trong quá trình
lĩnh hội kiến thức. Sự tri giác trực tiếp với hình ảnh các đối tượng, quá trình
xảy ra trên màn hình giúp HS hiểu rõ bản chất và mỗi liên hệ giữa các đối
tượng, các quá trình vât lý, điều đó giúp HS ghi nhớ kiến thức bền vững và sâu
sắc hơn. Các công trình nghiên cứu của Treichler (1967) về tác động của các
giác quan đối với khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS đã đưa ra kết
luận: quá trình tiếp thu kiến thức khi học đạt được: 1% qua nếm; 1,5% qua sờ;
3,5% qua ngửi; 11% qua nghe; 83% qua nhìn. Ông cũng chỉ ra hoạt động cá
nhân đối với sự ghi nhớ kiến thức sau khi học: 10% qua những gì nghe được;
30% qua những gì nhìn được; 50% qua những gì nhìn và nghe được; 80% qua
những gì nói được; 90% qua những gì nói và làm được. [5]
Học tập, làm việc với MVT theo hệ thống chương trình với một lôgic
thuật toán chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển tư duy lôgic, khả
năng lập luận chặt chẽ một vấn đề, khả năng hiểu cấu trúc từng bộ phận trong
sự thống nhất của tổng thể… vì thế giúp phát triển trí tuệ cho người học ở mức
độ cao.
DH phải đi trước sự phát triển, dẫn dắt sự phát triển trí tuệ của HS. Việc
DH với MVT sẽ kích thích những phán đoán lôgic của HS, chương trình học
tập sẽ gợi mở, dẫn dắt HS trong quá trình tìm tòi tri thức. Vì vậy kết hợp với
những nỗ lực cá nhân của mình HS có thể lĩnh hội được tri thức ở mức độ cao
hơn. Điều đó có nghĩa là với sự hỗ trợ của MVT, DH sẽ có điều kiện đi trước
sự phát triển, dẫn dắt sự phát triển trí tuệ của HS. Vậy DH với MVT là hoạt
động DH tích cực. [13]
Theo quan điểm tích cực, việc học tập có sự hỗ trợ của MVT với
Website sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS chương trình hoá không chỉ nội dung
tri thức, mà cả con đường nắm vững tri thức - hoạt động trí tuệ. Chương trình
học tập sẽ gợi mở, dẫn dắt HS trong quá trình tìm tòi tri thức, qua đó góp phần
phát triển khả năng lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức. Như vậy, DH với MVT có
sự hỗ trợ của Website là hoạt động DH tích cực và có tính tương tác mạnh.
Bên cạnh đó, Website còn có thể cá thể hoá hoạt động học tập của HS ở mức
độ cao, các em có thể tự triển khai học tập ở mọi nơi (any where), học mọi lúc
(any time), học mọi thứ (anything) và chủ động điều chỉnh hoạt động học theo
nhịp độ riêng, phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm lý và điều kiện học tập của
từng cá nhân.
1.1.2. Cơ sở lí luận dạy học
QTDH là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức và kế hoạch.
Trong QTDH, mục đích - nội dung - phương pháp có mối quan hệ biện chứng
trong đó mục đích là nhân tố đầu tiên của quá trình. Căn cứ vào mục đích để
đưa ra nội dung và để thực hiện nội dung một cách tốt nhất, đạt hiệu quả sư
phạm cao nhất thì phải biết vận dụng, phối hợp hài hoà, hợp lý giữa các
PPDH. Trong xu thế phát triển như hiện nay cần phải có sự đổi mới, điều
chỉnh nội dung, PPDH đi kèm với cải tiến và hiện đại hoá PTDH. [18]
Theo LLDH thì một QTDH phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định,
trước hết là nguyên tắc trực quan. Tính trực quan trong DH thường thể hiện
qua PTDH, mỗi nội dung DH phải có phương pháp và PTDH tương ứng.
Trong DH nói chung, DH vật lý nói riêng, MVT được sử dụng như một PTDH
hiện đại. Ngoài những chức năng như các PTDH khác thì nó còn có những
chức năng nổi bật như: làm tăng tính trực quan trong học tập, có thể mô
phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lý không thể quan sát trực tiếp.
Khi sử dụng MVT, HS có thể học tập độc lập với nhịp độ thích hợp với khả
năng của bản thân. Ngoài ra khi sử dụng MVT các PPDH tích cực sẽ được
hoàn thiện và sử dụng rộng rãi hơn. [13]
Các kết quả nghiên cứu việc sử dụng MVT với Website DH cho thấy,
MVT ngày càng tỏ ra ưu việt ở những chỗ mà không một phương tiện truyền
thông nào trước đây có thể giải quyết được. Nó có thể thực hiện được các chức
năng cơ bản của QTDH: Củng cố trình độ và kỹ năng xuất phát của HS; hình
thành kiến thức và kỹ năng mới cho HS; củng cố, ôn luyện và vận dụng kiến
thức; tổng kết, hệ thống hoá kiến thức; kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức,
kỹ năng của HS. Các chức năng này được thực hiện đan xen, phối hợp với
nhau trong QTDH. [21]
Theo quan điểm chung nhất của DH vật lý thì DH vật lý có nhiệm vụ cơ
bản là truyền thụ cho HS hệ thống tri thức vật lý, làm phát triển năng lực tư
duy sáng tạo, giáo dục nhân cách, đạo đức, góp phần giáo dục kỹ thuật tổng
hợp và hướng nghiệp cho HS. Các nhiệm vụ DH vật lý được thực hiện hài
hoà, liên tục trong QTDH. [16]
Có ý kiến cho rằng, sử dụng MVT trong DH vật lý làm giảm khả năng
thực hiện các nhiệm vụ của QTDH vật lý. Song thực tế cho thấy quan điểm đó
không đầy đủ và thiếu chính xác. Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, sử dụng
MVT làm PTDH có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ DH vật lý mà không
cần sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Ý kiến này đã quá cường điệu vai trò của
MVT, coi MVT là "máy dạy học" có thể thay thế hoàn toàn vai trò của GV.
Thực tiễn DH cho thấy, đây là quan điểm sai lầm. Nếu hiểu theo quan điểm
này thì kết quả của QTDH sẽ cho ra đời thế hệ trẻ phát triển không toàn diện.
[13]
Như vậy MVT với Website DH trong vai trò là PTDH hiện đại có thể
góp phần thực hiện có hiệu quả các chức năng của QTDH, tạo môi trường DH
có tính tương tác mạnh với tính năng giao tiếp hai chiều. Hiệu suất học tập của
HS sẽ được tăng cường trong môi trường học tập đa phương tiện, chất lượng
giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS cũng được nâng lên rõ
rệt, tạo cho các em lòng say mê khoa học, hiểu được khả năng sáng tạo vô tận
của con người và niềm tin vào khả năng và ý nghĩa tốt đẹp của lao động sáng
tạo.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Những cơ sở của việc sử dụng MVT với Website DH làm PTDH chỉ ra
trên đây cần phải được thực tiễn của hoạt động DH kiểm nghiệm, nó chỉ trở
thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể của nhà trường và nền kinh tế
của mỗi quốc gia. Kết qủa thực tế ứng dụng sẽ là minh chứng tốt nhất, đáng
tin cậy nhất để lựa chọn MVT với Website DH làm PTDH hay không. Lịch sử
phát triển của nhà trường, của ngành giáo dục cho thấy mọi sự phát triển của
khoa học - kỹ thuật, mọi