Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng,
thơThiền là một bộphận quan trọng, có giá trịvà đóng góp không nhỏcho văn học
thời đại cũng nhưvăn học dân tộc.
Trên thực tế, cũng đã có nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu vềthơ
Thiền Lý –Trần nhưng những vấn đề, những đặc điểm, những giá trịcủa bộphận
văn học độc đáo này chưa phải đã được khai thác một cách triệt đểvà toàn diện.
Đặc biệt, nghiên cứu thơThiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thếso sánh, đối
chiếu với thơThiền Nhật Bản thì chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào
khai thác.
Trong xu thếmởcửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nuớc nhưhiện nay,
việc nghiên cứu thơThiền – một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc – trong so
sánh, đối chiếu với thơThiền Nhật Bản, giúp ta thấy rõ những tương đồng và dịbiệt
của hai đối tượng trên. Từ đó rút ra được những đặc trưng riêng biệt của thơThiền
Lý – Trần, thấy rõ hơn những đóng góp của thơThiền Lý – Trần Việt Nam cho văn
học Phật giáo thếgiới.
Trên cơsởlý giải nguyên nhân sâu xa của những tương đồng và dịbiệt về đề
tài, nội dung và hình thức nghệthuật của hai đối tượng trên, luận văn cũng chỉra
một sốnhững tương đồng và dịbiệt vềmặt văn hóa, tưtưởng, tập quán tưduy, quan
niệm thẩm mĩ của hai dân tộc, góp phần giúp hai dân tộc thêm hiểu nhau trong
quá trình giao lưu hội nhập.
124 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thơ thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong so sáng với thơ thiền Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------
Tăng Kim Huệ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------
Tăng Kim Huệ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng,
thơ Thiền là một bộ phận quan trọng, có giá trị và đóng góp không nhỏ cho văn học
thời đại cũng như văn học dân tộc.
Trên thực tế, cũng đã có nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu về thơ
Thiền Lý –Trần nhưng những vấn đề, những đặc điểm, những giá trị của bộ phận
văn học độc đáo này chưa phải đã được khai thác một cách triệt để và toàn diện.
Đặc biệt, nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánh, đối
chiếu với thơ Thiền Nhật Bản thì chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào
khai thác.
Trong xu thế mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nuớc như hiện nay,
việc nghiên cứu thơ Thiền – một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc – trong so
sánh, đối chiếu với thơ Thiền Nhật Bản, giúp ta thấy rõ những tương đồng và dị biệt
của hai đối tượng trên. Từ đó rút ra được những đặc trưng riêng biệt của thơ Thiền
Lý – Trần, thấy rõ hơn những đóng góp của thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam cho văn
học Phật giáo thế giới.
Trên cơ sở lý giải nguyên nhân sâu xa của những tương đồng và dị biệt về đề
tài, nội dung và hình thức nghệ thuật của hai đối tượng trên, luận văn cũng chỉ ra
một số những tương đồng và dị biệt về mặt văn hóa, tư tưởng, tập quán tư duy, quan
niệm thẩm mĩ … của hai dân tộc, góp phần giúp hai dân tộc thêm hiểu nhau trong
quá trình giao lưu hội nhập.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Hướng nghiên cứu trong thế đối sánh
Đây là hướng nghiên cứu còn tương đối mới mẻ. Hầu như chưa có công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánh
với thơ Thiền Nhật Bản. Tuy nhiên, trong công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật
của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56], để làm rõ đặc trưng nghệ thuật
của thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần, tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã dành mục III.
3 để so sánh nghệ thuật của thơ Thiền Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản. Với phần
này, tác giả đã chỉ ra một số những điểm tương đồng và dị biệt về nghệ thuật biểu
hiện của hai đối tượng trên. Chẳng hạn, về sự tương đồng, cả hai đều “rất hàm súc
và dựa trên nguyên tắc khơi gợi trực cảm”. Về dị biệt, thơ Thiền Việt Nam và thơ
Thiền Nhật Bản khác nhau về “quan điểm thể hiện”, về cách sử dụng các thủ pháp
nghệ thuật, về thể loại… Nhìn chung, do mục đích là để làm rõ đặc trưng nghệ
thuật của thơ Thiền Việt Nam nên tác giả Đoàn Thị Thu Vân chỉ chủ yếu chỉ ra
những khác biệt về mặt nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam so với thơ Thiền Nhật
Bản chứ chưa đi sâu vào những điểm tương đồng, cũng như chưa đi sâu vào so sánh
mặt nội dung biểu hiện hoặc đề tài của hai đối tựợng trên.
Cùng hướng nghiên cứu này còn có thể kể đến tiểu luận Basho (1644 – 1694)
và Huyền Quang (1254 – 1334) – Sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm
thức thẩm mĩ [23] của nhà nghiên cứu Lê Từ Hiển. Như tên tiêu đề, tiểu luận trên đã
nêu lên sự tương đồng về đề tài và về cảm thức thẩm mĩ giữa nhà thơ Basho, đại
diện tiêu biểu cho thơ Thiền Nhật Bản, và Huyền Quang, đại diện cho thơ Thiền
Việt Nam. Về đề tài, cả hai đều rất yêu thích đề tài mùa thu “đọc thơ của hai ông,
chúng ta nhận thấy một tình yêu sâu nặng với mùa thu”. Về cảm thức thẩm mĩ, tác
giả Lê Từ Hiển cho rằng cả thơ Basho và Huyền Quang đều toát lên một “vẻ đẹp
buồn, cô đơn, vắng lặng, hiu hắt”. Dù đã có những phát hiện, so sánh khá thú vị, bài
tiểu luận trên cũng chỉ mới chỉ ra một số điểm tương đồng giữa hai nhà thơ, một của
thơ Thiền Việt Nam, một của thơ Thiền Nhật Bản nên cũng chưa có được cái nhìn
trong thế đối sánh bao quát giữa thơ Thiền Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản.
2.2. Hướng nghiên cứu trong thế biệt lập
2.2.1. Đối với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần
Thơ Thiền Lý- Trần là một mảnh đất không lớn nhưng đầy màu mỡ, đã có
không ít những nhà nghiên cứu đến cày xới, thâm canh. Trong rất nhiều những
chuyên luận, tiểu luận, bài viết có liên quan đến bộ phận văn học này, có thể tạm
chia làm ba loại: Loại trực tiếp nghiên cứu mảng thơ Thiền Lý – Trần như một
chỉnh thể; loại nghiên cứu tổng quan, trong đó thơ Thiền Lý – Trần chỉ là một bộ
phận được đề cập đến; và loại nghiên cứu tác giả, tác phẩm cụ thể thuộc bộ phận
thơ Thiền Lý – Trần.
2.2.1.1. Loại nghiên cứu trực tiếp mảng thơ Thiền Lý – Trần
như một chỉnh thể
Loại chuyên luận này không nhiều. Có thể kể đến một số chuyên luận như:
Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền thời Lý [27] của Nguyễn Phạm Hùng, Khảo sát
đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56] của Đoàn
Thị Thu Vân,…
Mặc dù chuyên luận Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền thời Lý [27] chỉ
giới hạn nghiên cứu thơ Thiền thời Lý nhưng trong đó, tác giả đã có những khái
quát về đặc điểm của thơ Thiền nói chung. Chẳng hạn về tư duy nghệ thuật “thơ
Thiền rất chú trọng tính trực giác”, hay về hình ảnh con người trong thơ Thiền, tác
giả cũng có nhận xét: “Con người trong thơ Thiền […] không phải chỉ là con người
“vô tình” mà còn là “hữu tình”, “Con người trong thơ Thiền còn là con người có lí
trí, có bản lĩnh và nghị lực”. Đó là “những con người ham sống chứ không phải là
con người “khắc kỉ””.
Nếu như chuyên luận của Nguyễn Phạm Hùng chỉ đi sâu vào mảng thơ Thiền
thời Lý và cũng chỉ chủ yếu khai thác những đặc điểm về nội dung thì chuyên luận
(luận án PTS) Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế
kỉ XIV [56] của Đoàn Thị Thu Vân, như tên gọi của nó, đã đi sâu khai thác phần
nghệ thuật của thơ Thiền Lý – Trần. Trên cơ sở những đặc điểm về nghệ thuật như
ngôn ngữ, thể loại, thế giới hình tượng, không gian và thời gian nghệ thuật, giọng
điệu …, tác giả cũng đã làm bật được những giá trị nội dung đặc sắc của thơ Thiền
Lý – Trần, bởi xét cho cùng, không có một nghệ thuật thuần túy tách rời khỏi nội
dung. Cũng trong chuyên luận này, để làm rõ đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền
Việt Nam thời Lý – Trần, tác giả còn có phần so sánh đối tượng trên với thơ Nho
cùng thời và với thơ Thiền Trung Quốc, Nhật Bản. Có thể nói đây là một công trình
nghiên cứu vừa bao quát vừa chuyên sâu về đối tượng thơ Thiền Lý - Trần.
Thuộc loại này còn có thể kể đến một số chuyên luận như Quan niệm về con
người trong thơ Thiền Lý – Trần của Đoàn Thị Thu Vân [57], Chất trữ tình trong
thơ Thiền đời Lí của Phạm Ngọc Lan [35], …v…v.
2.2.1.2. Loại nghiên cứu tổng quan, trong đó thơ Thiền Lý – Trần chỉ là
một bộ phận được đề cập đến
Có thể dễ dàng bắt gặp dạng nghiên cứu này ở các công trình văn học sử
như: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ [42], Lịch sử văn
học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên [43], Lịch sử văn học Việt Nam của Đinh Gia
Khánh (Chủ biên) [31] …v…v. Trong các tài liệu trên, thơ Thiền chỉ được điểm qua
với một vài nhận xét, chẳng hạn trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỉ X –
XVII) [43], Bùi Văn Nguyên có nhận xét: “điểm thú vị là các nhà sư thường trở
thành nhà thơ và có tâm hồn rung động trước cảnh vật và lòng người”, thơ văn của
các nhà sư “biểu lộ tư tưởng tự do phóng khoáng”, “vượt ra ngoài khuôn khổ của
triết lí Thiền tông”; trong lời giới thiệu Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, [32], tác
giả Đinh Gia Khánh đã nhận định về thơ Thiền Lý – Trần: “bên cạnh ý nghĩa triết
học và tôn giáo, nhiều bài thơ lại có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn học”, hay trong
giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII, tập 1, phần 2 “Văn học
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV” [33], tác giả cũng có những nhận xét về thơ Thiền
Lý – Trần: “Thơ Thiền gắn bó với đời sống dân tộc”, “thơ của các vị vua tu Thiền,
các nhà sư thể hiện một niềm yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết” …
Ở dạng nghiên cứu này còn có thể kể đến các chuyên luận nghiên cứu
chuyên sâu về các vấn đề nội dung, nghệ thuật, thi pháp, … của bộ phận văn học Lý
– Trần nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung.
Với chuyên luận Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học
Việt Nam thời Lý – Trần, [28], Nguyễn Phạm Hùng đã dành một phần để đề cập vấn
đề tên gọi, phân loại thơ Thiền, tư tưởng “hòa quang đồng trần”, tính hình tượng,
ước lệ, … trong thơ Thiền Lý – Trần.
Trong Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam [51], Trần Đình Sử cũng đã có
những nhận xét khái quát về đặc điểm hình tượng con người trong thơ Thiền. Đó là
hình ảnh những con người “coi biến đổi như không, không sợ hãi, không kinh ngạc,
đặc biệt là điềm nhiên, bình thản trước cái chết”, “con người Thiền học còn khao
khát được tiêu dao tự tại, giải thoát mọi hữu hạn trần tục để đạt được cái tuyệt đối
của thế giới”. Cũng trong tài liệu trên, tác giả còn đề cập đến “thời gian vũ trụ bất
biến”, “siêu thời gian” và “không gian thanh nhàn”, “không gian thoát tục” của thơ
Thiền.
Cuối cùng thuộc dạng nghiên cứu này là các chuyên luận nghiên cứu bộ phận
văn học có liên quan đến Phật giáo thời Lý – Trần. Ví dụ như Tìm hiểu đặc điểm
của tư tưởng Phật giáo Việt Nam trong thời đại Lý – Trần qua các tác phẩm văn
học (Tầm Vu, [64]), Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như
thế nào trong đời sống tư tưởng và trong văn học thời Lý – Trần, (Nguyễn Huệ Chi,
[7]), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần (Nguyễn Công Lý,
[36]),…v…v. Đặc biệt trong luận án TS Văn học Phật giáo thời Lý – Trần - Diện
mạo và đặc điểm [37], ở chương ba, mục 3.2.3 khảo sát thể loại kệ và thơ Thiền, tác
giả Nguyễn Công Lý đã có một thống kê khá ấn tượng. Trong tổng số 11 thể loại có
mặt trong văn học Phật giáo thời Lý – Trần, thể loại kệ và thơ Thiền đã chiếm 405
trên tổng số 471 đơn vị tác phẩm, chiếm tỉ lệ 86%. Tỉ lệ này cho thấy kệ và thơ
Thiền là thể loại chiếm đa số và như thế cũng sẽ là thể loại có nhiều đóng góp nhất
cho văn học Phật giáo thời Lý - Trần. Cũng trong công trình này, phần đặc điểm
văn học Phật giáo thời Lý – Trần, tác giả cũng đã đề cập đến “kiểu tư duy trực cảm
tâm linh”, đến nội dung thể hiện giáo lí nhà Phật, đến quan niệm về con người, đến
cảm hứng thiên nhiên, … của văn học Phật giáo Lý – Trần, trong đó có thơ Thiền
Lý – Trần.
2.2.1.3. Loại nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cụ thể thuộc bộ phận
thơ Thiền Lý – Trần.
Loại này rất nhiều. Đây là những bài nghiên cứu với tính chất bộ phận, có
liên quan nhưng không bao quát toàn bộ thơ Thiền Lý – Trần nên chỉ xin được điểm
qua một số bài viết tiêu biểu:
- Thích Phước An, Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa
thu, [1]
- Nguyễn Huệ Chi, Trần Tung – Một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền, [9]
- Nguyễn Huệ Chi, Mãn Giác và bài thơ nổi tiếng của ông, [8]
- Nguyễn Phương Chi, Huyền Quang – Nhà thơ thi sĩ, [10]
- Kiều Thu Hoạch, Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lý – Trần, [26]
- Đỗ Văn Hỷ, Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền, [29]
- Phạm Ngọc Lan, Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ, [34]
v…v…
- Đặc biệt, tập kỉ yếu Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam, [63],
tập hợp rất nhiều bài viết tham gia hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng Sĩ do
Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm thuộc viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh kết hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức năm 1993, đã đề cập
và lí giải một cách sâu sắc về con người, tư tưởng cũng như phong cách thơ văn độc
đáo của ông.
2.2.2. Đối với thơ Thiền Nhật Bản
Do đây là mảng thơ còn khá mới mẻ đối với độc giả Việt Nam nên việc
nghiên cứu, tiếp nhận cũng mới chỉ ở những bước đầu. Một trong những người có
nhiều công lao trong việc đưa thơ Thiền Nhật Bản đến với độc giả Việt Nam phải
kể đến nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản, Nhật Chiêu. Trong những công trình của
mình như Thơ ca Nhật Bản [14], Nhật Bản trong chiếc gương soi [13], Văn học
Nhật Bản từ khởi thủy đến 1886 [15],… tác giả đã dành một phần để giới thiệu về
thơ Haiku từ nguồn gốc, sự phát triển đến những đặc điểm cơ bản về nội dung và
nghệ thuật… Đặc biệt trong công trình Ba nghìn thế giới thơm [11], Nhật Chiêu đã
dành cả 200 trang sách để viết về thơ Haiku. Trong đó tác giả đã sắp xếp những bài
Haiku theo những chủ đề nhất định. Tất cả gồm 17 chủ đề. Có thể nói đấy là những
trang viết vừa sắc sảo vừa bay bổng, mượt mà về thơ Haiku. Và tất cả những trang
phân tích, cảm nhận trên đều xuất phát từ cái nhìn Thiền, thấm đẫm một tinh thần
Thiền.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến một vài chuyên luận, tiểu luận về thơ Haiku của
một số nhà nghiên cứu khác như Haiku – Tinh túy hồn thơ Nhật Bản [25] của Lê Từ
Hiển hay Cấu trúc nghệ thuật thơ Haiku [30] của Nguyễn Tuấn Khanh,… Với tiểu
luận Haiku – Tinh túy hồn thơ Nhật Bản, tác giả đã đề cập đến “tính chất cô đọng,
dồn nén đến tối đa hầu như lược bỏ mọi trang sức”, đến tính “khoảnh khắc” của
nghệ thuật Haiku; và đặc biệt là “tinh thần mĩ học Thiền thấm đẫm thơ Haiku”. Còn
tiểu luận Cấu trúc nghệ thuật thơ Haiku cũng đã đề cập đến tính ngắn gọn, cô đúc;
đến nguyên tắc khơi gợi; nguyên tắc sử dụng kigo (quí ngữ),… của thơ Haiku.
Bên cạnh những bài nghiên cứu của Việt Nam về Haiku, còn có những bài
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và của chính những nhà nghiên cứu người
Nhật. Chẳng hạn, trong công trình Zen và văn hóa Nhật Bản [49] của D. Suzuki có
phần nghiên cứu về Thiền và thơ Haiku. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đến tính
trực cảm, trực giác của Haiku: “Haiku không bao giờ diễn đạt tư tưởng, mà đưa ra
những biểu tượng để phản ánh những điều trực quan như nó vốn có” [49]; đến tinh
thần vô ngôn của Haiku: “Một khi cảm giác đạt tới độ cao của nó, chúng ta chỉ còn
biết im lặng bởi không từ ngữ nào có thể diễn tả được hết. Mười bảy âm tiết có thể
là quá nhiều”[49].
Hay trong công trình Hài cú nhập môn của H. Henderson [22], tác giả cũng
đã đề cập đến nghệ thuật “rensò – liên tưởng”, đến nguyên tắc “sử dụng ki”, đến
“nguyên lí đối chiếu nội tại” trong một bài Haiku.
Qua những chuyên luận, tiểu luận, bài viết trên, ta thấy thơ Thiền Lý – Trần
và cả thơ Thiền Nhật Bản đã được tiếp cận, khai thác ở nhiều phương diện, nhiều
góc độ và mức độ khác nhau. Tất cả những công trình nghiên cứu, những chuyên
luận, tiểu luận trên là những tiền đề quan trọng, đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi
khi thực hiện đề tài này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ngay tên đề tài đã cho thấy đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thơ
Thiền Việt Nam thời Lý – Trần. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu thơ Thiền
Việt Nam trong thế độc lập mà nghiên cứu nó trong thế so sánh với thơ Thiền Nhật
Bản. Cho nên, ở một mức độ nhất định, thơ Thiền Nhật Bản cũng nằm trong đối
tượng nghiên cứu của luận văn.
Về thuật ngữ thơ Thiền, trước nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập,
giới thuyết.
Nguyễn Phạm Hùng trong luận án PTS Vận dụng quan điểm thể loại vào
việc nghiên cứu văn học Việt nam thời Lý – Trần [28], đã chia thơ Thiền làm hai
loại:
- Thơ Thiền thiên về triết lí: nòng cốt của nó là kệ và cả những bài thơ trực
tiếp phát biểu về các triết lí và quan niệm Thiền.
- Thơ Thiền thiên về trữ tình: Đó là những bài thơ mang yếu tố Thiền về tư
tưởng, cảm xúc, tâm trạng.
Đoàn Thị Thu Vân trong luận án PTS Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ
Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56], lại giới thuyết: Thơ Thiền là những bài
thơ của các tác giả là Thiền sư hoặc không phải là Thiền sư nhưng hâm mộ Thiền,
có nghiên cứu và hiểu biết về Thiền, sáng tác theo những nội dung:
- Trực tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông – đó là những bài kệ.
- Gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông.
- Bày tỏ cảm xúc mang ý vị Thiền trước cái đẹp của thiên nhiên, con người,
cuộc sống; hoặc bày tỏ trạng thái tâm tư đã giác ngộ chân lí, miêu tả cái đẹp vi diệu
bên trong con người.
Nguyễn Công Lý trong luận án TS Văn học Phật giáo thời Lý – Trần – diện
mạo và đặc điểm [37], ở phần khảo sát các thể loại, đã gom kệ và thơ Thiền thành
một nhóm thể loại, rồi lại phân chia chúng thành bốn loại sau:
- Loại thứ nhất là kệ: trực tiếp trình bày giào lí, tư tưởng nhà Phật.
- Loại thứ hai là kệ được thi vị hoá (hay còn gọi là Thơ triết lí): thể hiện triết
lí nhà Phật thông qua ngôn ngữ lung linh, đầy hình ảnh đẹp và gợi cảm, giàu chất
thơ.
- Loại thứ ba là thơ mang cảm hứng Thiền học: là những bài thơ mang cảm
xúc trữ tình nhưng nội dung có đề cập đến tâm, Phật, sinh, tử, Niết bàn, …
- Loại thứ tư là thơ tức cảnh sinh tình, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của Thiền
sư đối với cái lung linh mỹ lệ của ngoại cảnh thông qua cảm quan Thiền học.
Qua trên, ta thấy khái niệm thơ Thiền là một thuật ngữ có hàm nghĩa tương
đối rộng và có tính chất mở. Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp những quan niệm trên,
cùng với thực tế nghiên cứu hai đối tượng thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và
thơ Thiền Nhật Bản, có thể nêu ra ba tiêu chí cơ bản để xác định thơ Thiền như sau:
- Thứ nhất, đó là những bài kệ, bài thơ nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp trình
bày, thuyết giảng những giáo lí, tư tưởng nhà Phật; những yếu chỉ Thiền tông.
- Thứ hai, đó là những bài thơ mang cảm hứng Thiền học, tức những bài thơ
được gợi hứng từ những vấn đề có liên quan đến Phật, đến Thiền nhưng không
nhằm thuyết giảng mà chỉ để bày tỏ một quan niệm, một tâm trạng, một cảm xúc…
- Thứ ba, đó là những bài thơ miêu tả ngoại cảnh; bày tỏ cảm xúc, tâm trạng
thông qua cảm quan Thiền học.
Trên cơ sở những tiêu chí xác định trên, nằm trong phạm vi khảo sát của đề
tài có 405 đơn vị tác phẩm thơ Thiền.
Về thơ Thiền Nhật Bản, trước hết cần khẳng định, trong văn học Nhật Bản
hầu như không có thuật ngữ thơ Thiền để chỉ một bộ phận thơ cụ thể nào đó như
Việt Nam. Có thể thấy tinh thần Thiền, màu sắc Thiền bàng bạc khắp trong thơ ca
Nhật nói riêng, văn hoá Nhật nói chung. Tuy nhiên, thấm sâu và đậm màu nhất vẫn
là trong thể thơ Haiku. Chính vì thế, đề tài đã chọn thể thơ Haiku để làm đối tượng
so sánh với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần.
Như ta đã biết, thơ Haiku Nhật Bản từ lúc hình thành (khoảng thế kỉ XVI) đã
liên tục phát triển mạnh mẽ và ngày nay nó đã trở thành một thể thơ phổ biến trên
thế giới. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu phần thơ Haiku cổ điển (từ thế kỉ XVI –
XIX), trong đó chủ yếu là Haiku thời Eđo.
Về số lượng, thơ Haiku được sáng tác với một số lượng rất lớn. Chỉ riêng
những tác giả tiêu biểu như Basho, Buson, Issa, Shiki, mỗi tác giả đã có khối lượng
tác phẩm ở vào con số hàng ngàn. Tuy nhiên, đây là một thể thơ khá lạ đối với
truyền thống thơ ca Việt Nam, số lượng những nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản
nước ta cũng còn hạn chế nên chỉ mới chuyển ngữ được một phần trong kho tàng
Haiku đồ sộ ấy. Mặc dù vậy, để thực hiện đề tài này, người trình bày cũng đã thu
thập được trên 600 bài dùng làm tư liệu khảo sát, so sánh. Thiết nghĩ, xét về mặt số
lượng, so với số 405 bài thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần thì số lượng thơ Thiền
Nhật Bản như trên cũng đã tạo được một sự cân đối nhất định.
Về phần dịch giả, Haiku Nhật Bản hiện nay đã được rất nhiều người dịch, cả
những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lẫn những độc giả yêu thích Haiku. Trên thực
tế, việc chuyển ngữ một tác phẩm văn học nói chung đã là một vấn đề khó, chuyển
ngữ một tác phẩm thơ lại càng khó khăn hơn gấp bội. Ý thức rõ điều này, người viết
đã rất cân nhấc khi chọn lựa các bản dịch. Luận văn chủ yếu sử dụng bản dịch của
Nhật Chiêu, một nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản có uy tín, nên chỉ có một số bài
không phải của Nhật Chiêu dịch, chúng tôi mới ghi chú thêm tên dịch giả.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước một đối