Nước là nguồn tài nguyên rất cần thiết cho sự sống. Ngày nay do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, một lượng lớn nước thải xả vào nguồn nước mặt. Nguồn nước sạch trên hành tinh bị áp lực từ hai hướng: sử dụng cho các hoạt động kinh tế xã hội của con người, dùng để pha loãng và làm sạch nước thải trong các thủy vực. Con người can thiệp ngày một mạnh mẽ vào chu trình thủy văn toàn cầu. Vì vậy cần phải có chiến lược, biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn nước một cách hợp lý.
Và hiện nay, các chất thải phát sinh tương ứng với tốc độ hình thành các khu dân cư cũng như tốc độ hình thành dân số. Và trong các chất thải đó thì nước thải chiếm số lượng lớn. Khi được thải ra môi trường, nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu dân cư
Và khu dân cư Bình Trưng Đông, Quận 2 hiện nay dân số đang ngày càng phát triển, thu hút đầu tư của nhiều nơi. Điều này đòi hỏi phải giải quyết tốt tình trạng môi trường trong khu dân cư cũng như nhũng vùng lân cận.
Vì vậy, việc thu gom nước thải và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình Trưng Đông là hết sức cần thiết nhằm mang lại một môi trường trong sạch, an toàn và lý tưởng để phát triển cuộc sống.
103 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu gom nước thải và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình Trưng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên rất cần thiết cho sự sống. Ngày nay do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, một lượng lớn nước thải xả vào nguồn nước mặt. Nguồn nước sạch trên hành tinh bị áp lực từ hai hướng: sử dụng cho các hoạt động kinh tế xã hội của con người, dùng để pha loãng và làm sạch nước thải trong các thủy vực. Con người can thiệp ngày một mạnh mẽ vào chu trình thủy văn toàn cầu. Vì vậy cần phải có chiến lược, biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn nước một cách hợp lý.
Và hiện nay, các chất thải phát sinh tương ứng với tốc độ hình thành các khu dân cư cũng như tốc độ hình thành dân số. Và trong các chất thải đó thì nước thải chiếm số lượng lớn. Khi được thải ra môi trường, nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu dân cư…
Và khu dân cư Bình Trưng Đông, Quận 2 hiện nay dân số đang ngày càng phát triển, thu hút đầu tư của nhiều nơi. Điều này đòi hỏi phải giải quyết tốt tình trạng môi trường trong khu dân cư cũng như nhũng vùng lân cận.
Vì vậy, việc thu gom nước thải và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Bình Trưng Đông là hết sức cần thiết nhằm mang lại một môi trường trong sạch, an toàn và lý tưởng để phát triển cuộc sống.
2. Mục tiêu đề tài
Thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải khu dân cư để đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTMT
Tính toán các công trình đơn vị phù hợp với tình hình tài chính, diện tích…của khu dân cư.
3. Nội dung đề tài
Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về mô hình khu dân cư Bình Trưng Đông, khả năng gây ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Lựa chọn công nghệ xử lý
Tính toán hệ thống xử lý nước thải
Tính toán chi phí
Quản lý và vận hành trạm xử lý
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ BÌNH TRƯNG ĐÔNG
1.1 Tổng quan về khu dân cư Bình Trưng Đông
1.1.1 Diện tích quy hoạch và vị trí địa lý
1.1.1.1 Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng
Hình 1.1: Sơ đồ hướng dẫn vị trí khu dân cư Bình Trưng Đông Quận 2.
Tổng diện tích khu dân cư Bình Trưng Đông: 193.317,8 m2. Trong đó:
Đất dân dụng: 193.057,8 m2. Trong đó:
Đất ở: 96.333 m2, chiếm 48,9% đất dân dụng, bao gồm:
Đất xây dựng nhà biệt thự: 44.373,2 m², chiếm 46,08% đất ở.
Đất xây dựng nhà chung cư: 21.294,6 m2, chiếm 22,11% đất ở.
Đất xây dựng nhà liên kế vườn:30.665,2m²,chiếm 31,83% đất ở.
Đất công viên cây xanh: 30.757,5m²,chiếm 15,93% đất dân dụng.
Đất giao thông và bến tải: 54.388,8m²,chiếm 28,17% đất dân dụng.
Đất công trình công cộng (trường mẫu giáo, trường trung học cơ sở): 11.578m², chiếm 6,01% đất dân dụng.
Đất công trình đặc thù 260m² (bố trí công trình văn hóa-tín ngưỡng theo đề xuất của UBND quận 2).
1.1.1.2 Vị trí địa lý
Tọa lạc tại góc giao lộ của đường Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Duy Trinh – Quận 2, trải dọc bên sông Giồng Ông Tố,Phường Bình Trưng Đông Quận 2.
Vị trí dự án nằm ở phía bắc Bình Trưng Đông,Quận 2, cách trung tâm thành phố 10km.
Phía Đông giáp: hành lang (25m) tuyến ống dẫn khí Phú Mỹ - Thành phố Hồ Chí Minh (chạy dọc theo đường Đỗ Xuân Hợp lộ giới 40m)
Phía Tây giáp: khu nhà của công ty kinh doanh và phát triển nhà thành phố, Công ty kinh doanh và xây dựng nhà Phú Nhuận, khu đất công ty TNHH Kiều Quốc Phương.
Phía Nam giáp: rạch Giồng Ông Tố.
Đây là khu vực đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bao bọc xung quanh là cảnh quan công viên cây xanh thoáng mát.
Trong tương lai, theo kế hoạch phát triển của TP Hồ Chí Minh, khu dân cư Bình Trưng Đông có những thuận lợi sau:
Lợi thế nằm đối diện công trình trọng điểm thể thao Rạch Chiếc, gần đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Cách không xa khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Chỉ cách khoảng 20 phút để đến trung tâm Quận 1, Thủ Thiêm Xanh được xem là một nơi vừa thuận tiện vừa gần gũi với thiên nhiên, đồng thời là khoảng đầu tư có giá trị sẽ gia tăng trong tương lai.
1.1.2 Hiện trạng môi trường khu dân cư
1.1.2.1 Nước thải
Bao gồm nước thải sinh hoạt của người dân nơi đây và nước mưa. Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường, nhưng mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước. Ngoài ra, nước chảy tràn trên mặt đất tại khu vực cuốn theo chất cặn bả và đất cát xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt sẽ gây tình trạng ứ đọng nước mưa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường.
1.1.2.2 Chất thải rắn
Lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình hoạt động, sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Khối lượng rác thải phát sinh: rác thải sinh hoạt: thực phẩm, bọc nilông, lon chai, chất thải rắn có khả năng phân hủy…
Qui mô dân số dự kiến của khu đất khoảng 6.790 người.
Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt 1kg/người.ngày.
Ước tính khối lượng rác thải ra của khu hoán đổi đất:
1kg/người.ngày × 6.790 người = 6790 kg/ngày
Vì qui mô dân số lớn nên lượng chất thải phát sinh trong ngày lớn, phải có biện pháp thu gom, quản lý và xử lý hợp lý.
Quá trình xử lí nước thải sẽ phát sinh một lượng bùn đáng kể.
1.1.2.3 Chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm hoặc các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe môi trường. Các loại nguy hại trong khu nhà thường là gas, chất tẩy rửa, pin, các loại hóa mỹ phẩm, các thùng sơn đã qua sử dụng, các vật dụng y tế trong căn hộ gia đình…
1.1.2.4 Khí thải
Khí thải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu dân cư là các loại xe máy, xe tải. Thành phần các chất gây ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, bụi…Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và không cố định nên cũng không đáng ngại.
Lượng khí thải sinh ra tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật của phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành.
1.1.3 Tác động tới môi trường
1.1.3.1 Tác động tới môi trường đất
Nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi bặm, chất ô nhiễm sẽ tự thấm trong khu vực. Điều này sẽ làm thay đổi thành phần tính chất của đất.
Các loại rác sinh hoạt nếu không được thu gom thường xuyên cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất đai trong vùng và có thể là nơi của các loài côn trùng, bọ sát có hại và là nguồn phát sinh dịch bệnh.
1.1.3.2 Tác động với môi trường nước
Nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều sinh vật gây bệnh, nên để bảo đảm an toàn vệ sinh cần có phương án thu gom và xử lý một cách hợp lý.
Nước mưa chảy tràn cuốn theo hợp chất, đất đá, cặn bẩn, dầu mỡ…sẽ gây tình trạng nghẽn hệ thống thoát nước, gây nên vấn đề an toàn vệ sinh và mỹ quan khu vực. Các chất lơ lửng trong nước thải sẽ gây ứ đọng, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Chất hữu cơ dễ phân hủy nếu không được xử lý trước khi xả vào nguồn làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hóa hòa tan để phân hủy chất hữu cơ. Ngoài ra, lượng dầu mỡ có trong nước thải sẽ hạn chế sự hòa tan, xâm nhập oxy vào nguồn nước. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, quang hợp của thủy sinh vật đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
1.1.3.3 Tác động do chất rắn
Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học cao, là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như ruồi, muỗi, gián,…đồng thời gây mất mỹ quan đô thị.
1.1.3.4 Tác động cho chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại thực sự đe dọa đến sức khỏe con người như tổn thương cơ thể, có khả năng gây dị ứng các bệnh mãn tính và cấp tính, đường hô hấp, ung thư, rối loạn hệ thần kinh, gây đột biến…Nếu chất thải nguy hại không được thải bỏ đúng cách sẽ hủy hoại đến môi trường, và là mối nguy hại tiềm ẩn đến sức khỏe con người.
1.1.3.5 Tác động do khí thải
Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không tập trung và thường xuyên.
1.1.4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu
1.1.4.1 Khống chế ô nhiễm môi trường nước
Nước ngầm
Nếu trong khu dân cư có sử dụng nước ngầm cho các hoạt động thì chất lượng nước ngầm sẽ được kiểm tra định kì. Đối với những chỉ tiêu không đạt chuẩn thì chủ đầu tư sẽ có phương án xử lý để đạt tiêu chuẩn.
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được thu gom đưa ra nguồn tiếp nhận là hệ thống cấp nước khu vực sau khi đã loại bỏ rác và tách các tạp chất lớn nhờ bộ phận chắn rác ở đầu hệ thống thoát nước. Nước tưới cây và nước làm vệ sinh công cộng cho thoát vào hệ thống thoát nước mưa
Nước thải tập trung
Xử lý nước thải gồm hai hệ thống:
Hệ thống thoát nước từ tolet: Nước thải nhà vệ sinh từ các hộ gia đình, từ nhà trẻ, từ trung tâm thương mại… được thu gom và xử lý sơ bộ ở bể xử lý tự hoại 3 ngăn trong từng khu nhà.
Hệ thống thoát nước bẩn: Nước từ nhà bếp, tắm giặt của các căn hộ sẽ được đưa vào hệ thống bể tách dầu, qua song chắn rác trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của toàn khu
1.1.4.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn
Rác sinh hoạt từ chung cư
Rác sinh hoạt (rau, củ, quả thừa trong chế biến thức ăn, đồ hộp bằng nhựa hay kim loại, giấy báo, đồ dùng gia đình bị hỏng…) được chứa trong túi rác.
Tại mỗi lầu của chung cư sẽ làm cửa thu rác để người dân bỏ rác vào hệ thống đường ống thoát rác chung xuống nhà chứa rác tạm thời. Sau đó, rác sẽ được thu gom hằng ngày vận chuyển đến trạm thu rác tập trung của toàn khu.
Trong mỗi nhà chứa rác có bố trí thùng rác to có bánh xe đẩy. Định kì mỗi ngày cho xe rác thu gom tránh tình trạng lưu chứa lâu ngày, phát sinh mùi hôi thối và mầm bệnh.
Rác từ trung tâm y tế
Là rác thải nguy hại được thu gom riêng vận chuyển đến trạm thu rác tập trung.
1.1.4.3 Chất thải rắn nguy hại
Khi thu gom rác và chất thải rắn, đơn vị vệ sinh phải quan tâm đến việc phân loại để phát hiện và nhận dạng chất thải nguy hại để có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý thích hợp.
1.1.4.4 Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Biện pháp hiện hữu nhất để giảm thiểu tác động đến môi trường không khí xung quanh là biện pháp quy hoạch và quản lý.
Biện pháp quy hoạch
Quy hoạch là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác giảm thiểu tác hại của dự án đến môi trường. Trong quy hoạch dự án, quỹ đất dành cho cây xanh và các công trình khai thác phải phù hợp.
Biện pháp trồng cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu. Cây xanh có tác dụng hạn chế ô nhiễm không khí như hút, giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm ồn, giảm nhiệt độ không khí. Ngoài ra, một số cây xanh rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí nên có thể dùng cây xanh làm vật chỉ thị phát hiện ô nhiễm không khí.
Biện pháp quản lý: Các hoạt động giao thông nội bộ gây ra khói và bụi có thể hạn chế bằng các biện pháp sau:
Vệ sinh bụi các tuyến đường nội bộ, bãi đậu xe…thường xuyên phun nước khu vực xung quanh, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng.
Ban hành các tuyến đường nội bộ,bãi đậu xe,nội quy dành cho các loại xe ra vào khu nhà ở, khu vực trung tâm thương mại…Các nơi tập trung đông người sẽ cấm các phương tiện vận chuyển vào tránh ảnh hưởng của khí thải đến sinh hoạt của người dân.
Các bãi đậu xe ở tầng hầm được lắp đặt các hệ thống thông gió. Gió thải ra ngoài tại tầng trệt qua cac cửa gió thải.
1.1.4.5 Khống chế ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng
Để hoạt động của máy phát điện không gây ra tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, nên bố trí chụp hút, hút ống dẫn, và quạt hút tại vị trí đặt máy phát điện dự phòng, đưa khí thải thoát ra ngoài không khí bên ngoài qua ống khói. Bên cạnh đó cần bố trí máy phát phát điện ở nơi thích hợp.
Cần bố trí ống khói ở nơi thích hợp, ở những khu vực kỹ thuật riêng cách xa khu vực nhà ở, tránh các ảnh hưởng như khí thải từ miệng ống khói, tiếng ồn…miệng ống khói phải đặt cuối hướng gió chủ đạo của khu vực, sao cho miệng ống khói không nhằm vào các căn hộ của tầng lầu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Vì vậy, trong quá trình thiết kế chi tiết và tiến hành thi công lắp đặt, cần phải xem xét kỹ điều kiện tự nhiên, hướng gió chủ đạo tại khu vực khảo sát, lựa chọn vị trí lắp đặt ống khói đảm bảo đúng yêu cầu lắp đặt, an toàn tránh gây ảnh hưởng cho các hộ dân và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khu nhà ở cao cấp.
1.1.4.6 Khống chế ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn
Trong quá trình nấu ăn có sử dụng gas, do đó có khả năng phát sinh khí thải không nhiều mà lượng khoií phát sinh từ quá trình nấu ăn của người dân. Để khống chế lượng khói này cần phải áp dụng các biện pháp sau:
Có biện pháp thông thoáng từ nhà nấu ăn.
Hạn chế tối đa tình trạng dầu mỡ cháy khét.
Không sử dụng dầu ăn nấu lại nhiều lần.
1.1.4.7 Khống chế ô nhiễm mùi từ hệ thống xử lý nước thải
Thường xuyên kiểm tra và bảo quản hệ thống phân phối khí và sục khí ở bể điều hòa, bể Aerotank để duy trì điều kiện hiếu khí, giảm thiểu việc phát sinh các khí gây mùi như H2S,NH3…
Kiểm tra tốc độ dòng chảy nước thải tại các bể chứa, bể tiếp nhận, đảm bảo thời gian lưu nước của các bể, cây xanh sẽ hấp thụ mùi hôi, tạo vẽ mỹ quan khu vực.
1.1.4.8 Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Nguồn ồn khi dự án đưa vào hoạt động chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của máy móc thiết bị và các công trình phụ trợ.
Hệ thống máy phát điện dự phòng nên được cách âm với môi trường xung quanh bằng cách trang bị các họng tiêu âm cho miệng cấp và hút gió, tiêu âm trong khu vực phòng máy. Phần ống khói sẽ được dẫn ra ngoài, xung quanh khu vực ống khói trồng nhiều cây xanh và ít người qua lại.
Các máy móc thiết bị phát sinh ồn của hệ thống xử lý nước thải được tập trung và đặt trong nhà điều hành của trạm xử lý. Nhà điều hành cần cách âm với môi trường ngoài.
Hệ thống máy lạnh trung tâm phục vụ cho các công trình công cộng phải :
Phân chia khu vực có mức ồn khác nhau.
Hiện đại hóa thiết bị sử dụng các loại thiết bị gây ít ồn.
1.2 Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải của khu dân cư
Tổng lưu lượng nuóc thải toàn khu 20 ha là 1200m3/ngày. Tiêu chuẩn nước thải là 60m3/ngày/ha.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
1.2.1 Đặc tính nước thải
Nước thải này phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân trong khu vực này. Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất rắn lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi khuẩn gây bệnh E.Coli.
Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm 50 – 60% tổng các chất gồm chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa, quả, giấy…và các chất hữu cơ động vật: các chất bài tiết của người và động vật, xác động vật…các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là Protein (chiếm 40 – 60%) Hydrat carbon (25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê là chất hữu cơ quan trọng trong nuóc thải sinh hoạt.
Chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu cát, đất sét, các acid,bazơ vô cơ, dầu khoáng…
Thành phần nước thải trong khu dân cư được cho ở bảng sau:
Bảng 1.1: Thành phần và tính chất nước thải khu dân cư
STT
Thông số
Đơn vị
Đầu vào
1
pH
-
6,1
2
BOD5 (200C)
mg/l
250
3
COD
mg/l
421
4
Chất rắn lơ lửng (SS)
mg/l
300
5
Nitrat NO3-(tính theo N)
mg/l
12,5
6
Amoni (tính theo N)
mg/l
32,5
7
Phosphat PO43-( tinh theo N)
mg/l
11,7
8
Sulfua (tính theo H2S)
mg/l
0,4
9
Dầu mỡ thực vật
mg/l
1,25
10
Coliform
MPN/100ml
2,2x105
Nguồn: Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Môi Trường & Bảo Hộ Lao Động
Đối với nước thải ra từ các nhà vệ sinh công cộng cũng như từ hộ dân sẽ theo ống thoát nước qua bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian thích hợp sẽ đảm bảo hiệu xuất xử lý cao. Tuy nhiên, nước sau khi qua bể tự hoại không đạt tiêu chuẩn thải, do đó nước thải sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được xả vào hệ thống cống thải chung của khu dân cư. Hệ thống cống thải này sẽ được dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 Tổng quan nước thải sinh hoạt
2.1.1 Nguồn gốc và đặc trưng của nước thải sinh hoạt
2.1.1.1 Nguồn gốc
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…
Nước thải sinh hoạt từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác và nước thải vệ sinh của công nhân xí nghiệp, công nghiệp.
2.1.1.2 Đặc trưng chung của nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm có hai loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất thải bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt
Nước Các chất rắn
50 – 70% 30-50%
Các chất hữu cơ Các chất vô cơ
65% 10% 25% Cát Muối Kim loại
Protein Các chất béo Cacbohydrat
Hình 2.1:Thành phần các chất trong nước thải sinh hoạt
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt là: bị ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ,Photpho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, Colifom).
Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 – 60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau quả, giấy…và các chất hữu cơ động vật: chất bào tiết của người và động vật, xác động vật…Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40-42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các chất axit, bazơ vô cơ, dầu khoáng…
Trong nước thải có nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, virút, nấm, rong tảo, trứng giun sán,…Trong số các dạng vi sinh vật đó có thể có cả vi trùng gây bệnh, ví dụ: lỵ, thương hàn,…có khả năng gây thành bệnh dịch. Về thành phần hóa học thì các loại vi sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ.
Bảng 2. 1:Tải lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
Thông số
Tải lượng,g/ người. ngày
Nồng độ*, mg/ l
Tổng chất rắn
Các chất rắn dễ bay hơi
Cặn lơ lửng
Cặn lơ lửng dễ bay hơi
BOD5
COD
Tổng Nitơ
Nitơ amoni
Tổng photpho
Photphat (tính theo photpho)
Tổng Coliform
115 – 117
65 – 85
35 – 50
25 – 40
35 – 50
115 – 125
6 – 17
1 – 3
3 – 5
1 – 4
1011 – 4. 1012**
680 – 1000
380 – 500
200 – 290
150 – 240
200 – 290
680 – 730
35 – 100
6 – 18
18 – 29
6 – 24
108 – 1010***
Ghi chú:
* : nồng độ tính khi tiêu chuẩn nước thải là 170l/ người. ngày
** : số coliform
*** : số coliform/ 100ml
2.1.2 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia làm các loại sau:
Phương pháp xử lý cơ học.
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý.
Phương pháp xử lý sinh học.
2.1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học:
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng dựa vào các lực vật lý như lực trọng trường, lực ly tâm… để tách các chất không hòa tan, các hạt lơ lửng có kích thước đáng kể ra khỏi nước thải. Phương pháp này tương đối đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả xử lý chất lơ lửng tốt nên thường được áp dụng rộng rãi.
Các công trình thường được sử dụng chủ yếu như: Song/ lưới chắn rác, Thiết bị nghiền rác, Bể điều hòa, Khuấy trộn, Lắng, Lắng cao tốc, Tuyển nổi, Lọc, Hòa tan khí, Bay hơi và tách khí. Việc áp dụng các công trình này được tóm tắt dưới bảng sau:
Bảng 2. 2:Áp dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải
Công trình
Áp dụng
(1) Song chắn rác
Tách các chất rắn có kích thước lớn hay nhỏ.
(2) Nghiền rác
Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn và đồng nhất.
(3) Bể điều hòa
Điều hòa lưu lượng, tải trọng BOD và SS.
(4) Khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất hay khí vào trong nước thải nhưng vẫn giữ cặ