Luận văn Thực hiện chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, trong đó đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số được đặt lên hàng đầu. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1990), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1991, đến ngày 05/4/2016 Quốc hội khóa XIII đã thông qua và thay thế Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thành Luật trẻ em có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017. Luật trẻ em có quy định về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không phân biệt tín ngưỡng, dân tộc và đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ ban hành 03 nghị định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dân tộc thiểu số thuộc nhóm có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tuy vậy, theo tổ chức Save The Children, dù chính phủ và các tổ chức xã hội đã cố gắng nhưng sự bất bình đẳng giữa trẻ em thành thị với nông thôn và dân tộc thiểu số vẫn tồn tại. Các báo cáo của UNICEF tại Việt Nam cho thấy, đa phần bố mẹ người dân tộc thiểu số thực sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận y học hiện đại và cứ bám theo những thói quen lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, ở những vùng sâu vùng xa việc đi lại còn khó khăn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều vấn đề bất cập. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam luôn nằm ở mức cao so với thế giới và nhóm trẻ vùng dân tộc thiểu số chiếm phần lớn. Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, Quảng Bình đang đối mặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có việc chăm sóc hỗ trợ trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số đang được đặc biệt chú trọng, xem đây là một phần giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của các huyện vùng núi cao và toàn tỉnh nói chung. Tỉnh Quảng Bình có hai dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn: dân tộc Bru-Vân Kiều và dân tộc Chứt, với 5.607 hộ, 24.499 nhân khẩu, chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh. Dân tộc Bru - Vân Kiều gồm 4 nhóm: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì. Dân tộc Chứt gồm 5 nhóm:4 Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng. Các dân tộc thiểu số còn lại với số dân không nhiều như: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa cô. Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình sinh sống chủ yếu ở các xã vùng sâu, biên giới, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức khó khăn [39]. Năm 2017, theo điều tra, khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thì có 68 cặp tảo hôn trong số 308 cặp kết hôn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 26,30%, tăng 5,89%. Một số xã có tỷ lệ tảo hôn cao như Thượng Hoá (Minh Hóa) chiếm 41,18%, Kim Thuỷ (Lệ Thủy) chiếm 77,42% [21].

pdf89 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, Năm 2018 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ TÂM HÀ NỘI, Năm 2018 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, trong đó đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số được đặt lên hàng đầu. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1990), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1991, đến ngày 05/4/2016 Quốc hội khóa XIII đã thông qua và thay thế Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thành Luật trẻ em có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017. Luật trẻ em có quy định về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không phân biệt tín ngưỡng, dân tộc và đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ ban hành 03 nghị định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dân tộc thiểu số thuộc nhóm có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tuy vậy, theo tổ chức Save The Children, dù chính phủ và các tổ chức xã hội đã cố gắng nhưng sự bất bình đẳng giữa trẻ em thành thị với nông thôn và dân tộc thiểu số vẫn tồn tại. Các báo cáo của UNICEF tại Việt Nam cho thấy, đa phần bố mẹ người dân tộc thiểu số thực sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận y học hiện đại và cứ bám theo những thói quen lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, ở những vùng sâu vùng xa việc đi lại còn khó khăn nên việc tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều vấn đề bất cập. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam luôn nằm ở mức cao so với thế giới và nhóm trẻ vùng dân tộc thiểu số chiếm phần lớn. Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, Quảng Bình đang đối mặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có việc chăm sóc hỗ trợ trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số đang được đặc biệt chú trọng, xem đây là một phần giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của các huyện vùng núi cao và toàn tỉnh nói chung. Tỉnh Quảng Bình có hai dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn: dân tộc Bru-Vân Kiều và dân tộc Chứt, với 5.607 hộ, 24.499 nhân khẩu, chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh. Dân tộc Bru - Vân Kiều gồm 4 nhóm: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì. Dân tộc Chứt gồm 5 nhóm: 4 Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng. Các dân tộc thiểu số còn lại với số dân không nhiều như: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa cô... Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình sinh sống chủ yếu ở các xã vùng sâu, biên giới, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức khó khăn [39]. Năm 2017, theo điều tra, khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thì có 68 cặp tảo hôn trong số 308 cặp kết hôn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 26,30%, tăng 5,89%. Một số xã có tỷ lệ tảo hôn cao như Thượng Hoá (Minh Hóa) chiếm 41,18%, Kim Thuỷ (Lệ Thủy) chiếm 77,42% [21]. Trong những năm gần đây, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa vùng DTTS, miền núi và các vùng khác trong tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3310/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2020. Ban dân tộc tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra đề án 498 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lương Cương (trưởng phòng Tuyên Truyền và Địa Bàn, Ban dân tộc tỉnh Quảng Bình) thì tình trạng tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại, đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh vẫn còn trẻ 13 tuổi bị ép tảo hôn [7]. Qua đó có thể thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có một đề án hay chính sách bảo trợ riêng biệt, hoàn thiện cho đối tượng là trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số. Các chính sách đưa ra chỉ là lồng ghép, thiếu toàn diện nên chưa giải quyết được các vấn đề về giáo dục, y tế hay nạn tảo hôn cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Quảng Bình. Từ tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công nhằm đánh giá đúng thực trạng chính sách bảo trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số Quảng Bình, đưa ra giải pháp khắc phục các hạn chế, phát huy những mặt thuận lợi để nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về vấn đề bảo trợ trẻ em đang 5 được các cơ quan ban ngành và các cấp địa phương quan tâm. Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có nhiều bài viết trên tạp chí, sách báo, các đề tài khoa học hay công trình nghiên cứu về việc bảo vệ trẻ em. Dưới đây là một số bài viết có liên quan đến đề tài: - Ấn phẩm “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam”, Bộ Lao động thương binh xã hội và UNICEF, Hà Nội, 2009. Tài liệu đã nghiên cứu một cách hệ thống pháp luật, chính sách bảo trợ trẻ em ở Việt Nam một cách toàn diện, góp phần định hướng cho người nghiên cứu. Việc tham gia kí kết Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em được xem là một bước ngoặt lớn trong công cuộc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra nhiều nghị định, chính sách, chương trình và ban hành luật trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em toàn diện. Bài viết đặt những văn bản quy phạm pháp luật trong mối tương quan với Công ước Quốc tế vầ Quyền trẻ em và tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề bảo trợ trẻ em. Thông qua tài liệu, chúng ta cũng xác định điểm khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế, dự báo những diễn biến mới trên thế giới về việc xây dựng các chính sách bảo vệ trẻ em. - Năm 2014, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Tổng cục Thống kê Việt Nam cho ra đời cuốn “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em – Các kết quả chính” dựa trên Chương trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO-IPEC) của Tổ chức Lao động Quốc tế. Tác phẩm đã góp phần cho việc thực hiện mục tiêu toàn cầu hóa về xóa bỏ các hình thực lao động ở trẻ em theo chương trình hành động quốc gia năm 2016 thông qua việc cung cấp dữ liệu về lao động trẻ em. Bài tham luận “Vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh” của Mai Thị Quế trong Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh kinh tế hiện nay (2012) do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã đề cập đến thực trạng chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ, đồng thời tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại còn mắc phải. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách bảo 6 vệ, chăm sóc trẻ em của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. - Tác giả Lê Thị Oanh trong bài viết chuyên đề “Một số giải pháp cho trẻ lang thang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” đã mạnh dạn đưa ra nhận định: trẻ em lang thang chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, là một thực tế khách quan của xã hội hiện đại ngày nay.Tình trạng này khiến các em không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, trẻ em chính là đối tượng cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên từ gia đình, nhà trường và xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang chính là bảo đảm quyền được chăm sóc cơ bản của trẻ. Mặt khác, đây còn là hình thức bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em và giúp ổn định tình hình xã hội, góp phần phát triển đất nước. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang chính là bảo đảm quyền được chăm sóc cơ bản của trẻ. Mặt khác, đây còn là hình thức bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em và giúp ổn định tình hình xã hội, góp phần phát triển đất nước. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. - Nguyễn Hữu Quân (2013), “Hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội tại Huyện Ngọc Hồi – Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội, Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn đã rà soát, đánh giá các chính sách trợ giúp trẻ em và nghiên cứu thực trạng hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp tập trung vào 2 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. - Trong cuốn sách “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020” các tác giả đã tổng hợp các quan điểm về ASXH, nguyên tắc xây dựng hệ thống ASXH, đề ra các mục tiêu phát triển ASXH đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu phát triển trợ giúp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối với trợ giúp xã hội thường xuyên: “Nâng cao hiệu quả công tác Chương trình xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng dần mức trợ cấp thường xuyên phù 7 hợp với khả năng ngân sách nhà nước”, đối với cứu trợ đột xuất: “đảm bảo người dân khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, bị chết người, mất tài sản được hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, việc làm, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống”. Và đề ra các định hướng trong phát triển chính sách. - Trong giáo trình nhập môn An sinh xã hội của Nguyễn Hải Hữu chủ biên (2007), Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên của tác giả Nguyễn Ngọc Toản (2011), Nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đặng Thị Hà Thu (2013)Phát triển hệ thống an sinh xã hội đến năm 2020, đã nêu những lý luận về an sinh xã hội; những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách bảo trợ xã hội nói riêng, phương pháp tiếp cận, hệ thống thực thi, điểm mạnh, điểm hạn chế của chính sách bảo trợ xã hội hiện hành và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam; Bên cạnh đó còn có một số bài viết nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành như: “Thành công và bất cập trong thực hiện chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên (2012)” của tác giả Nguyễn Đức Chiện; “Những bước tiến quan trọng trong công tác bảo trợ xã hội (2014)”, “Định hướng đổi mới chính sách bảo trợ xã hội trong thời gian tới (2015)” của Nguyễn Văn Hồi. Nhìn chung các bài viết đã chỉ ra được những thành quả nổi bật của công tác xã hội và chị ra được định hướng cho tương lai. Nhưng các tác phẩm chưa đi sâu hay lấy bảo trợ trẻ em làm đối tượng nghiên cứu chính. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên, về phần lí luận chỉ mới đề cập đến lý luận đến an sinh xã hội, trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng, những định hướng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, định hướng về điều chỉnh chính sách bảo trợ xã hội, chưa đề cập đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, kết quả đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên chỉ mới thực hiện ở thời điểm năm 2010 trở về trước. Trực tiếp bàn về thực trạng đời sống và chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, có thể kể đến những công trình sau: - Thanh Hà (2017), Quảng Bình cải thiện, nâng cao điều kiện sống cho đồng 8 bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã cho thấy một bức tranh sáng về đời sống của người dân vùng cao, trong đó có người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình. Đáng chú ý, bài viết đã chỉ ra được tính tích cực, chủ động của chính quyền địa phương trong việc triển khai, thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. - Nguyễn Lương Cương (2018), Kết quả điều tra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thượng Trạch, một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua những số liệu điều tra đáng tin cậy, bài báo đã nêu lên thực trạng đáng buồn về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết của đồng bào dân tộc thiểu sốở các bản Cà Roòng I, Cà Roòng II, Bản Nịu, bản Ban, bản Khe Rung, bản Bụt, bản 51 và bản Chăm Pu, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới. - Thanh Hoa (2018), Báo động tình trạng tảo hôn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một lần nữa, cùng với Nguyễn Lương Cương, đã cho thấy hiện tượng xã hội nhức nhối của người dân tộc thiểu số mà nguyên nhân là sự trói buộc của các hủ tục không dễ gì dứt bỏ. Chăm sóc và phát triển trẻ em chính là đầu tư và phát triển đất nước nói chung, địa phương nói riêng. Hiện nay chính phủ, xã hội đều ý thức được tầm quan trọng của lớp trẻ với tương lai của đất nước. Chính vì vậy đã và đang có rất nhiều chương trình, chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong thời gian qua, Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ trẻ em bằng những văn bản quy phạm páp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện của các cơ quan ban ngành trực thuộc, liên quan như: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 2004); Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010; Chương trình hành động quốc gia đấu tranh phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006-2010; Chương trình Hành động quốc gia về phòng, chống buôn bán người; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020; Chương trình 9 phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020. “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015” đã thể hiện được những nỗ lực vượt bậc của các địa phương trong việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, đặc biệt theo báo cáo thì chương trình đã thành công trong việc “kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em liên tục; việc triển khai thí điểm các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cũng được nhiều địa phương quan tâm” [3, tr.8]. UNICEF trong báo cáo “Tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010” nhận định rằng:“Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việt Nam đã đưa vào thực thi các chính sách quốc gia nhằm khuyến khích và hỗ trợ các gia đình” [75, tr.214]. Vào năm 2015, UNICEF thực hiện “Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2015” tại Việt Nam. Sau khi thực hiện chương trình với chủ đề “Hình dung mới về tương lai: Đổi mới sáng tạo cho mọi trẻ em” Việt Nam đạt được một số tựu trong công tác bảo đảm các quyền của trẻ em, nhất là việc nâng cao chất lượng sống của trẻ. Đồng thời, báo cáo cũng kêu gọi cộng đồng chung tay đưa ra những ý tưởng, giải pháp để xóa bỏ dứt điểm các vấn đề nổi bật mà trẻ em đang gặp phải. Đồng thời, báo cáo cũng kêu gọi cộng đồng chung tay đưa ra những ý tưởng, giải pháp để xóa bỏ dứt điểm các vấn đề nổi bật mà trẻ em đang gặp phải.Báo cáo cũng kêu gọi cộng đồng cùng chung tay đưa ra những ý tưởng mới, các giải pháp mới để đối phó với các vấn đề nổi cộm mà trẻ em đang phải đối mặt. Ngày 22/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổ chức UNICEF tại Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ chăm sóc trẻ em dân tộc thiểu số từ 0-5 tuổi”. Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ Nghị quyết:“ Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030”, nhằm phát triển thể lực, trí lực, nâng cao ý thức xã hội và kỹ năng sống cho trẻ em dân tộc thiểu số - nguồn nhân lực tương lai của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ủy ban Dân tộc nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng chăm sóc trẻ em giai đoạn đầu đời từ 0-5 tuổi, đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng, không chỉ 10 phát triển thể lực mà còn phát triển trí tuệ, sự sáng tạo trong mỗi con người. Vì vậy, Hội thảo lần này nhằm đánh giá toàn diện các chính sách về chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng như rà soát các chính sách đã thực hiện và đề xuất giải pháp chăm sóc, hỗ trợ trẻ em trong thời gian tới [17]. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số dành riêng phù hợp với điều kiện dân cư, văn hóa hay cơ sở, hạ tầng của từng địa phương. Năm 2014, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho ra đời cuốn sách Cẩm nang công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình dành cho cán bộ xã, phường, thị trấn”, nhằm hướng dẫn cho cán bộ các cấp địa phương thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đây là một công trình có tính thiết thực cho các cán bộ chuyên trách. Cuốn cẩm nang gồm 2 phần , 4 chương đã đi sâu vòa công tác thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới và chống bạo lực gia đình. Đồng thời, cuốn cẩm nang cũng dành hẳn 1 chương cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, cuốn sách chưa có chương mục nào dành riêng cho trẻ dân tộc thiểu số là những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi và có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong khi đó tại Quảng Bình, ý thức được nguy cơ cao trẻ em dân tộc thiểu số trở thành trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Ban dân tộc đã thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”(Đề án 498) trên địa bàn toàn tỉnh. Theo Minh Tiến thuộc Ban dân tộc của tỉnh Quảng Bình, “Toàn tỉnh có 68 cặp tảo hôn trong số 308 cặp kết hôn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 26,30%, tăng 5,89% so với năm 2016. Một số xã có tỷ lệ tảo hôn cao như Thượng Hoá (Minh Hóa) chiếm 41,18%, Kim Thuỷ (Lệ Thủy) chiếm 77,42%” [50]. Tuy nhiên đây mới chỉ là một khía cạnh trong vấn đề bảo trợ trẻ em. Trẻ em dân tộc thiểu số Quảng Bình chưa có một chính sách, chương trình phát triển toàn diện. Vào năm 2017, “Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã phối hợp với Tổ chức Plan Quảng Bình tổ chức truyền thông về phòng ngừa trẻ em kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống tại địa bàn huyện Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy” [73], chương trình chỉ gói gọn trong công tác truyền thông ở một số địa bàn trên toàn 11 tỉnh. Và thực sự chưa mang lại hiệu quả chính sách lâu dài cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn chưa có một chính sách bảo trợ trẻ em một cách toàn diện và lấy bảo trợ trẻ em làm đối tượng nghiên cứu chính. Có chăng chỉ là một vài lĩnh vực như tảo hôn mà trẻ em là những nạn nhân chính, còn các vấn đề về giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ thì hầu như chưa có. Nhằm đi sâu vào chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số ở địa phương Quảng Bình, tiếp nối cơ sở thì các đề tài đi trước và tổng hợp, hệ thống chính sách của nhà nước đối với vấn đề bảo trợ trẻ em đặc biệt là trẻ vùng dân tộc thiểu số Quảng Bình. Đề tài “Chính sách