Trong bộ máy Nhà nước xây dựng nền hành chính hiện đại nhằm phục vụ tốt
nhu cầu, lợi ích cho nhân dân, trong đó cán bộ, công chức lại càng có vai trò quyết
định đến hiệu quả tất yếu của bộ máy công quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”;
Hiệu lực, hiệu quả, chất lượng của bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào trình độ,
năng lực, phẩm chất của đội ngũ này, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cấp cơ sở.
Hệ thống chính trị của nước ta có 4 cấp. Chính vì vậy, cấp xã là đơn vị hành
chính cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta (cấp trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Năng lực và hiệu quả hoạt động của công chức cấp
xã có vai trò tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp
phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước trong mọi thời kỳ, mọi giai
đoạn cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng mới ngày nay cũng như
nước ta đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng “Cấp xã là nơi gần gũi nhân dân nhất,
là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Đội ngũ
cán bộ cấp xã luôn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân
dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời họ phải thực sự là những người tận tâm, tận lực,
gương mẫu, “thật thà nhúng tay vào việc”, “nói đi đôi với làm”, “biết vận động dân
cho đúng và cho khéo”, “không để sót một người nào”, “phải thực sự óc nghĩ, mắt
trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” để cho “dân tin tưởng, dân yêu mến,
dân giúp đỡ, dân ủng hộ, dân bảo vệ” (Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, Hội nghị Trung
ương khóa IX đã ra nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị
ở cơ sở xã, phường, thị trấn, nội dung nghị quyết đã xác định: “ Xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của4
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy
sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác
đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” là
một trong những vấn đề cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở
82 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách đào tạo, Bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN PHỜ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN PHỜ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MINH PHÚ
HÀ NỘI, năm 2018
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bộ máy Nhà nước xây dựng nền hành chính hiện đại nhằm phục vụ tốt
nhu cầu, lợi ích cho nhân dân, trong đó cán bộ, công chức lại càng có vai trò quyết
định đến hiệu quả tất yếu của bộ máy công quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”;
Hiệu lực, hiệu quả, chất lượng của bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào trình độ,
năng lực, phẩm chất của đội ngũ này, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cấp cơ sở.
Hệ thống chính trị của nước ta có 4 cấp. Chính vì vậy, cấp xã là đơn vị hành
chính cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta (cấp trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Năng lực và hiệu quả hoạt động của công chức cấp
xã có vai trò tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp
phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước trong mọi thời kỳ, mọi giai
đoạn cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng mới ngày nay cũng như
nước ta đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng “Cấp xã là nơi gần gũi nhân dân nhất,
là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Đội ngũ
cán bộ cấp xã luôn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân
dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời họ phải thực sự là những người tận tâm, tận lực,
gương mẫu, “thật thà nhúng tay vào việc”, “nói đi đôi với làm”, “biết vận động dân
cho đúng và cho khéo”, “không để sót một người nào”, “phải thực sự óc nghĩ, mắt
trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” để cho “dân tin tưởng, dân yêu mến,
dân giúp đỡ, dân ủng hộ, dân bảo vệ” (Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, Hội nghị Trung
ương khóa IX đã ra nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị
ở cơ sở xã, phường, thị trấn, nội dung nghị quyết đã xác định: “ Xây dựng đội ngũ
cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
4
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy
sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác
đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” là
một trong những vấn đề cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở.
Điện Bàn là thị xã đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn được Ủy ban
thường vụ Quốc hội ra nghị quyết công nhận là thị xã vào tháng 3 năm 2015. Là Thị
xã đang ra sức nỗ lực phát triển nhanh, bền vững để sớm trở thành một trong những
trung tâm kinh tế động lực phát triển ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Để thực hiện
thắng lợi mục tiêu này thì một trong những giải pháp mang tính nền tảng, tác động
trực tiếp đến hiệu quả công việc, đó là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức của thị xã nói chung, trong đó có công chức xã, phường nói riêng. Tuy nhiên,
trong thời gian qua đánh giá lại đã cho thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và chức danh quy hoạch, sử dụng cán bộ, chất
lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác cán
bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay trên địa bàn
thị xã Điện Bàn nhất là cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế, bất cập
nhất định; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước không cao, trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một
bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, việc tổng kết, đánh
giá để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức
chậm được tiến hành, hiệu quả chưa đi vào chiều sâu, thiết thực.
Từ những lý do nêu trên học viên chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đào tạo,
Bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để
nghiên cứu làm luận văn cao học chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính sách cán bộ, công chức là hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước đối với đội ngũ CBCC, là công cụ và các giải pháp nhằm xây dựng đội
ngũ CBCC đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng.
5
Chính sách CBCC bao gồm: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách sử dụng và
quản lý CBCC, chính sách đảm bảo lợi ích động viên CBCC.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này học viên xin phép chỉ được nghiên
cứu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mà cụ thể là thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.
Nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ công chức cấp xã nói riêng, từ trước tới nay đã có nhiều nhà nghiên cứu,
các nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa
học đăng tải từ Trung ương đến địa phương, ở các Học viện, nhà trường, có thể kể đến
một số công trình tiêu biểu sau:
- Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và tác giả Trần
Xuân Sầm đồng chủ biên: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2001.
- Tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên: Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội, năm 2004.
- Sách: Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện
nay- Những vấn đề lý luận và thực tiễn. TS. Mạc Minh Sản, Nxb. Chính trị - Hành
chính, 2009.
- Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải chủ biên: Hỏi đáp về quản lý cán bộ công
chức cấp xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013.
Những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên, đã đi sâu vào nghiên cứu cơ
sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức; chủ yếu tiếp cận và phân tích về cơ sở
lý thuyết, cơ sở pháp lý và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trên thực tế.
Việc nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công
chức cấp xã hầu như chưa được đề cập đến.
Ngoài các công trình nêu trên, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều công
trình khoa học, nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về vấn đề này, đơn cử một số
6
công trình tiêu biểu sau đây: Nguyễn Thị Tuyết Nga: Một số biện pháp hoàn thiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở tỉnh Phú Yên, Luận văn
Thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, năm 2002.
Dựa trên cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng CBCC; thực tiễn đào tạo, bồi
dưỡng CBCC trong các cơ quan nhà nước ở tỉnh Phú Yên, Luận văn đã đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà
nước của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC
của tỉnh.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học tập trung
nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: Ngô Thành Can:
Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực
thực thi công vụ. Học viện hành chính quốc gia đăng trên Tạp chí Viện khoa học tổ
chức nhà nước, năm 2013. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ quan niệm về đào tạo,
bồi dưỡng CBCC, quy trình đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện cải cách trong đào tạo,
bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Các công trình nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất định về mặt lý
luận và thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và đào tạo, bồi
dưỡng CBCC cấp xã nói riêng. Phạm vi nghiên cứu của các công trình trên được
thực hiện khá đa dạng, đa phần thực hiện ở một tỉnh hoặc một số cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về công tác đào
tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chính vì vậy, Học viên mạnh dạn chọn nội dung đề tài “Thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh QuảngNam”.
Có thể nói rằng đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác đào tạo, bồi dưỡng
đối với đội ngũ công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và không
trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác. Học viên mong muốn góp phần đánh
giá đúng thực trạng, đề ra những giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp
7
xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. Do vậy, học viên đi sâu
vào nghiên cứu thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với 7 chức danh công
chức đối với cấp xã, trong đó trọng tâm đi sâu vào phân tích những ưu điểm, mặt
hạn chế, nguyên nhân, từ đó căn cứ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của
nhà nước để đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn cao để áp dụng tại thị xã
Điện Bàn..
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Học viên tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo,
bồi dưỡng đối với công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam để từ đó
xác định căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực, hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải đi vào thực hiện một
số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã hiện nay như: Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của CBCC cấp xã; mục
tiêu, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình, sự cần thiết đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp xã. Nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng cũng như thực trạng
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã; Nêu lên những ưu điểm
và những bất cập, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Qua đó, đề
xuất một số giải pháp mang tính khả thi, đồng bộ hơn và đồng thời có những kiến
nghị đối với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan có liên quan ở các cấp nhằm tiếp
tục nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CC cấp xã tại thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đối với công tác cán
bộ của thị xã nói chung và công chức xã, phường nói riêng trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
8
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp xã, từ việc phân tích nhu cầu cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng, đến
thiết kế chương trình; xây dựng tài liệu; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức
triển khai thực hiện. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đối với 07 chức danh công chức
chuyên môn xã- phường như: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn
phòng- thống kê; Địa chính- xây dựng- đô thị và môi trường (đối với phường) hay
Địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính- Kế toán;
Tư pháp- hộ tịch; Văn hoá- xã hội.
+ Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2017.
+ Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách đào tạo,
bồi dưỡng công chức thuộc ở 20 xã, phường trên địa bàn của thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng
sản Việt Nam và các văn bản quản lý nhà nước đối với công chức và công tác đào
tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn); nghị quyết của thị xã.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng
hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu như: thống kê, so
sánh, phân tích, luận giải...nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá về thực
trạng và đề ra các giải pháp thiết thực mang tính khả thi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính
sách đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.
9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Số liệu thực tế và các giải pháp đặt ra tại luận văn có thể giúp cho các nhà
hoạch định chính sách có thể tham khảo và có những chính sách thiết thực, hiệu quả
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã phù hợp trong thực tiễn
hiện nay. Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu tham khảo giúp cấp ủy các
cấp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, thiết kế nên chương trình, khung đào tạo, bồi
dưỡng đối với đội ngũ công chức cấp xã phù hợp, sát với thực tiễn hơn. Luận văn
có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo để tiếp tục nghiên cứu phát triển
vấn đề này trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về
công tác ĐT, BD đối với đội ngũ công chức cấp xã; Chương 2: Thực trạng trong
công tác ĐT, BD công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; Chương
3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong ĐT, BD công chức cấp xã tại
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Khái niệm công chức cấp xã và chính sách đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp xã
1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã
1.1.1.1. Công chức
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Công chức chỉ những người được các cơ
quan nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong các cơ quan
chuyên môn công quyền và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” Từ Trung ương
đến cơ sở. Theo Luật Cán bộ công chức năm 2008: “Công chức là công dân Việt
Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.” [25, tr.51]
Như vậy, Công chức được hiểu là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch, chức vụ, chức danh trong tổ chức (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị- xã hội, trong Quân đội nhân dân (mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); trong Công an nhân dân (mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp) và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị- xã hội, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
11
Công chức khác với cán bộ ở chỗ, cán bộ được hiểu là những người được bầu
hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong tổ chức (Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội).
1.1.1.2. Công chức cấp xã
Theo Luật chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị định 92/2009/NĐ- CP
ngày 22/10/2009 của Chính Phủ quy định như sau: Công chức cấp xã là công dân
Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng, giao giữ một chức
danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gồm các chức danh:
Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - Xây
dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông
nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ
tịch; Văn hoá - Xã hội. Như vậy chúng ta có thể xác định chức danh công chức cấp
xã có 07 chức danh công chức như Nghị định 92/2009- NĐ/CP đã đề cập ở trên.
Đối tượng này có đặc thù là làm công tác chuyên môn, tham mưu, giúp UBND thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã
Công chức cấp xã là những người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước. Đây là đội ngũ gần dân, sát dân nhất, trực tiếp triển khai các chủ trương,
chính sách, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân
dân, công chức cấp xã vừa tham gia công tác lại vừa sản xuất, kinh doanh, gắn với
lợi ích trong gia đình, dòng họ. Chính vì vậy, đã giúp cho đội ngũ công chức cấp xã
luôn hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương mà họ công tác,
sinh sống, bên cạnh đó công chức cấp xã còn thông thạo phong tục, tập quán, tâm lý
của nhân dân và có những điều kiện thuận lợi trong việc vận động, thuyết phục
nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước.
12
- Công chức cấp xã được tuyển dụng và xếp loại theo ngạch, bậc. Mỗi ngạch
được tiêu chuẩn hóa riêng biệt, gắn liền với đặc điểm và yêu cầu của từng vị trí
công việc cụ thể theo trình độ đào tạo.
- Đối với công chức Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã:
ngoài những tiêu chuẩn quy định chung đối với đội ngũ công chức cấp xã, còn phải
có khả năng phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Quân đội nhân dân tham
gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân
sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính
quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, bảo vệ chế độ
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
- So với cán bộ chuyên trách cấp xã thì đội ngũ công chức cấp xã có tính ổn
định tương đối và có tính chuyên môn hóa cao. Hơn nữa, công chức cấp xã là những
người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc hằng ngày của nhân dân và là
cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt
động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, an
toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được triển khai thực hiện và
nhanh chóng đi vào thực tiễn của cuộc sống. Các công việc quản lý nhà nước ở cơ
sở thường đa dạng và luôn có sự đan xen các mối quan hệ lợi ích; do đó, đòi hỏi
công chức cấp xã là “người làm dâu trăm họ”, họ phải giải quyết công việc của địa
phương đảm bảo đúng quy định, pháp luật của nhà nước, nhưng cũng phải hợp lòng
dân, được dân tin, dân yêu, dân chăm lo. Đa phần Công chức cấp xã là người địa
phương, chỉ có một số ít là người của địa phương khác hoặc được cấp trên tăng
cường về, hoặc luân chuyển từ địa phương này sang địa phương khác. Vì vậy, họ là
những người thư