Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do virus cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra cho các loài lông vũ như gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài chim, một số động vật có vú và con người. Bệnh có khả năng lây lan rấ t nhanh và mạnh. Thời gian ủ bệnh trung bình từ vài giờ đến 3 ngày. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, có dạng tỷ lệ chết rất cao, có dạng không biểu hiện triệu chứng và tỷ lệ chết có thể lên đến 100% số gia cầm mắc bệnh (Horimoto, 2001)
116 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chăn nuôi và một số đặc điểm dịch tễ, khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccin h5n1 phõng bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------
NGUYỄN THẾ TĨNH
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VACCIN H5N1 PHÕNG
BỆNH CÖM GIA CẦM TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------
NGUYỄN THẾ TĨNH
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VACCIN H5N1 PHÕNG
BỆNH CÖM GIA CẦM TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH THÚ Y
MÃ SỐ 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN QUANG
TS HOÀNG VĂN DŨNG
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp làm
dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang và Tiến sỹ Hoàn Văn
Dũng. Các số liệu và kết quả trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực, được rút ra từ tình hình thực tế hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành
luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin và tài liệu trình bầy trong
luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thế Tĩnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài học tập và nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân
cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ quý báu của các Thầy cô giáo, các bạn bè
đồng nghiệp, đến nay đề tài nghiên cứu của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này,
tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc và vô cùng biết ơn tới hai người Thầy
hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Văn Quang - Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên.
TS Hoàng Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thái
Nguyên.
Những người Thầy uyên bác, mẫu mực, tận tình và chu đáo đã luôn cổ
vũ, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể Cán bộ Công chức của Chi
cục Thú y tỉnh Thái Nguyên và Trạm Thú y huyện Định Hoá, Trạm Thú y
Thành phố Thái Nguyên, Trạm Thú y huyện Phú Bình đã luôn cộng tác và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể Cán bộ Công chức của Viện Thú y Quốc
Gia và Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương nơi tôi phân tích mẫu đã
cộng tác giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Cán bộ Công chức Khoa Chăn
nuôi Thú y, Khoa Sau Đại Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp gần xa và những
người thân trong gia đình đã cùng chung lo và luôn cổ vũ động viên tôi hoàn
thành tốt công trình nghiên cứu khoa học này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Với những kiến thức ít ỏi của bản thân cùng với những yêu cầu rất lớn
của đề tài, đặc biệt là nội dung nghiên cứu còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay
nên trong quá trình nghiên cứu và những kết quả thu được của đề tài ắt hẳn
còn nhiều thiếu sót. Kính mong các Thầy cô giáo, các Nhà khoa học và các
bạn bè đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả
Nguyễn Thế Tĩnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HPAI Hight Pathogenic Avian Influenza.
LPAI Low Pathogenic Avian Influenza.
n Số mẫu.
< Nhỏ hơn.
> Lớn hơn.
≥ Lớn hơn hoặc bằng.
≤ Nhỏ hơn hoặc bằng.
(+) Dương tính.
(%) Tỷ lệ phần trăm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở một số huyện, thành của
tỉnh Thái Nguyên
46
Bảng 3.2. Quy mô đàn gà nuôi trong các nông hộ. 48
Bảng 3.3. Quy mô đàn vịt nuôi trong các nông hộ. 49
Bảng 3.4. Quy mô đàn ngan nuôi trong các nông hộ. 50
Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nuôi gà ở các phương thức nuôi. 52
Bảng 3.6. Tỷ lệ hộ nuôi vịt và ngan ở các phương thức nuôi. 53
Bảng 3.7. Tỷ lệ hộ nuôi gà có tiêm phòng một số bệnh chính. 56
Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nuôi vịt có tiêm phòng một số bệnh chính. 58
Bảng 3.9. Tỷ lệ hộ nuôi ngan có tiêm phòng một số bệnh chính. 60
Bảng 3.10. Tỷ lệ gia cầm được kiểm tra trong giết mổ và lưu thông. 62
Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm theo loại gia cầm. 66
Bảng 3.12. Tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm theo phương thức chăn nuôi. 68
Bảng 3.13. Tỷ lệ xuất hiện bệnh cúm ở gia cầm theo quy mô đàn nuôi 69
Bảng 3.14. Tỷ lệ phát hiện mẫu huyết thanh có kháng thể H5 ở gia
cầm chưa tiêm phòng theo đàn và theo cá thể.
72
Bảng 3.15. Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5 ở cá thể gia cầm theo
phương thức chăn nuôi.
73
Bảng 3.16. Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5 ở đàn gia cầm chưa
tiêm phòng theo phương thức chăn nuôi.
75
Bảng 3.17. Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5 trong mẫu swab của gia cầm
nuôi tại Thái Nguyên.
76
Bảng 3.18. Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5 trong mẫu swab của gia cầm
theo phương thức chăn nuôi.
78
Bảng 3.19. Tỷ lệ phát hiện kháng thể ở gà sau khi tiêm vaccin H5N1
21 ngày theo đàn và theo cá thể.
81
Bảng 3.20. Hiệu giá kháng thể ở gà sau tiêm vaccin H5N1 21 ngày. 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Bảng 3.21. Khả năng bảo hộ đàn gà chống cúm của vaccin H5N1. 84
Bảng 3.22. Tỷ lệ phát hiện kháng thể ở vịt sau khi tiêm vaccin H5N1
21 ngày theo đàn và theo cá thể.
86
Bảng 3.23. Hiệu giá kháng thể ở vịt sau khi tiêm vaccin H5N1 21
ngày.
87
Bảng 3.24. Khả năng bảo hộ đàn vịt chống cúm của vaccin H5N1. 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1. Tiêu bản mẫu swab âm tính. 77
Ảnh 2. Tiêu bản mẫu swab dương tính. 77
Ảnh 3. Lấy mẫu huyết thanh của vịt. 104
Ảnh 4. Lấy mẫu huyết thanh của gà. 104
Ảnh 5. Lấy mẫu huyết thanh của gà. 105
Ảnh 6. Lấy mẫu huyết thanh của ngan. 105
Ảnh 7. Tiêm phòng cúm H5N1 cho vịt. 106
Ảnh 8. Tiêm phòng cúm H5N1 cho gà. 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA ĐỀ TÀI
Tên công trình: “Lưu hành virus cúm và đáp ứng miễn dịch vacxin
phòng cúm của gia cầm tỉnh Thái Nguyên”.
Tên tác giả: Nguyễn Thế Tĩnh, Nguyễn Văn Quang, Hoàng Văn Dũng.
Công trình đã được duyệt và sẽ đăng trên Tạp chí khoa học kỹ thuật thú
y số 4/2008 (có giấy xác nhận của Ban biên tập kèm theo).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy
hiểm do virus cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra cho các loài
lông vũ như gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài chim, một số động vật có
vú và con người. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Thời gian ủ
bệnh trung bình từ vài giờ đến 3 ngày. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở
nhiều dạng khác nhau, có dạng tỷ lệ chết rất cao, có dạng không biểu hiện
triệu chứng và tỷ lệ chết có thể lên đến 100% số gia cầm mắc bệnh
(Horimoto, 2001) [43].
Những năm gần đây, bệnh liên tục bùng phát ở nhiều địa phương trong
cả nước với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, đã làm
chết và tiêu hủy hàng triệu con gia cầm các loại, gây thiệt hại rất lớn về kinh
tế và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm. Đồng thời
gây lo lắng cho cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm dịch cúm A – H5N1 ở
người. Nhiều tác giả cho rằng, sự xuất hiện của bệnh có liên quan và ảnh
hưởng rất lớn từ phương thức chăn nuôi và công tác vệ sinh thú y trong giết
mổ và lưu thông gia cầm. Để tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chăn nuôi và một số
đặc điểm dịch tễ, khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin H5N1 phòng
bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá về thực trạng chăn nuôi, lưu thông giết mổ gia cầm ở một số
huyện thành của tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
- Tình hình dịch cúm gia cầm ở Thái Nguyên từ năm 2004 đến nay.
- Sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định hiệu giá kháng thể ở gà và vịt sau tiêm phòng vaccin H5N1
(Trung Quốc).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá về thực trạng chăn nuôi, lưu thông và giết mổ gia cầm và
ảnh hưởng của nó đến công tác phòng chống dịch cúm tại Thái Nguyên.
- Bổ sung một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm.
- Xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm ở Thái Nguyên.
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccin phòng cúm H5N1
của gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất những giải pháp thực tế nhằm hạn chế sự tái bùng phát và lây
lan dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng như
các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
4. Địa điểm nghiên cứu
- Các cơ sở và hộ chăn nuôi gia cầm của tỉnh Thái Nguyên.
- Chi cục Thú y Thái Nguyên.
- Viện Thú y Quốc gia.
- Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương.
5. Thời gian nghiên cứu đề tài
- Từ tháng 1 năm 2007 đến ngày 15 tháng 2 năm 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Thái Nguyên và định hƣớng
phát triển trong thời gian tới
1.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm những năm qua
Theo niên giám của Cục thống kê Thái Nguyên thì năm 2005, toàn tỉnh
có 180 xã, phường, thị trấn, 2.370 thôn xóm, khoảng 231.392 hộ và trên 80%
số hộ có chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn gia cầm là 4.669.374 con, trong đó có
3.858.317 con gà, 811.057 con vịt, ngan và ngỗng. Có khoảng 86 trang trại
chăn nuôi gia cầm tập trung với quy mô từ 500 con gia cầm trở lên bằng
3,7%, trong đó có 20 trang trại chăn nuôi với quy mô từ 6.000 – 8.000 con gia
cầm một lứa, còn lại hầu hết là chăn nuôi nhỏ lẻ, thủ công thuộc các nông hộ.
Tại thời điểm ngày 1 tháng 8 năm 2007, tổng đàn gia cầm của tỉnh Thái
Nguyên là 5.070.959 con, trong đó có 4.196.808 con gà chiếm 82,8%,
874.151 con vịt và ngan bằng 17,2%. Có khoảng 231.403 hộ trong đó có
khoảng 80% số hộ có chăn nuôi gia cầm và có khoảng trên 200 hộ và trang
trại chăn nuôi với quy mô trên 500 con bằng khoảng 8,6%, chủ yếu ở Thành
phố Thái Nguyên và các huyện phía Nam như Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình
và một số huyện khác như Phú Lương, Đồng Hỷ …. Tổng đàn gia cầm lớn
nhất là ở huyện Phú Bình với 1.099.022 con, tiếp theo là huyện Phổ Yên với
747.093 con và thấp nhất là ở Thị xã Sông Công với 268.670 con. Riêng
Thành phố Thái Nguyên có 538.218 con và huyện Định Hoá có 691.528 con.
Trong khi ở nước ta, tổng đàn gia cầm trước dịch cúm gia cầm cuối năm 2003
là 254,06 triệu con nhưng sang năm 2004, sau khi dịch cúm gia cầm xảy ra thì
tổng đàn gia cầm đã giảm đi 14,23% và chỉ còn 218,15 triệu con. Trong đó
miền Nam giảm 25,69% và miền Bắc giảm 6,43%. Trong khoảng 80% hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nông dân chăn nuôi gia cầm thì có 15% nuôi theo phương thức nuôi nhốt,
20% nuôi theo phương thức bán chăn thả và 65% nuôi theo phương thức chăn
thả tự do (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Sơn, 2005) [13].
1.1.2. Định hướng phát triển trong thời gian tới
Những năm qua, do ảnh hưởng của dịch cúm nên ngành chăn nuôi gia
cầm ở Thái Nguyên được quan tâm hơn từ các ban ngành chức năng và chính
quyền các cấp cũng như người chăn nuôi. Những năm trước dịch cúm, ngành
chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, thủ công và chăn thả tự do trong các
nông hộ thì từ năm 2005 đến nay ngành chăn nuôi gia cầm đang chuyển dần
sang chăn nuôi theo quy mô nuôi nhốt, mặc dù còn chậm nhưng cũng rất đáng
khích lệ. Theo kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2004 – 2005 của
tỉnh Thái Nguyên là chuyển dịch cơ cấu và quy mô chăn nuôi theo hướng tập
trung, giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ và thủ công, xây dựng vùng và cơ sở chăn
nuôi an toàn sinh học nhằm kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm.
Phấn đấu đến năm 2005 khôi phục lại sự phát triển của ngành chăn nuôi gia
cầm đặc biệt là chăn nuôi gà.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 - 2010 là phấn đấu đạt tỷ trọng sản
xuất chăn nuôi gia cầm hàng hoá theo quy mô trang trại, gia trại chiếm
khoảng trên 30%. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng số đầu con từ 7 – 7,5%,
trong đó đối với gà là khoảng từ 9,5 – 10% và vịt ngan từ 4,5 – 5%. Tổng số
đàn gia cầm đến năm 2010 là khoảng 6.980.000 con, trong đó gà là 5.780.000
con và vịt ngan là 1.200.000 con. Phấn đấu kiểm soát được dịch cúm gia cầm.
Quy hoạch và kiểm soát các cơ sở giống gia cầm, chăn nuôi gia cầm tập trung
như trang trại công nghiệp và bán công nghiệp cho các địa phương mang tính
hàng hoá theo hướng an toàn sinh học.
Quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ và chế biến gia cầm tập trung
cũng như chợ đầu mối cho các huyện, thành, thị. Kiểm soát chặt chẽ việc kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
doanh, lưu thông và giết mổ. Động viên và khuyến khích người chăn nuôi và
các cơ sở chăn nuôi gia cầm đăng ký sản xuất giống, đăng ký tiêu chuẩn chất
lượng và thương hiệu giống của cơ sở mình sản xuất và kinh doanh. Tổ chức
lại thị trường tiêu thụ gia cầm và nâng cao ý thức của người dân trong việc sử
dụng thực phẩm an toàn dịch bệnh.
Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh cho đàn gia cầm, đối với bệnh
cúm gia cầm phải tiêm phòng triệt để số gia cầm trong diện tiêm. Tăng cường
và thực hiện nghiêm ngặt công tác vệ sinh sát trùng tiêu độc. Thường xuyên
kiểm tra phát hiện dịch bệnh, bao vây, khống chế và dập tắt dịch bệnh ngay
khi dịch xảy ra ….
1.1.3. Một số giống gia cầm và phương thức chăn nuôi phổ biến ở
Thái Nguyên
Qua quá trình điều tra và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy, đàn gia
cầm ở Thái Nguyên hiện nay là rất phong phú về giống loài gia cầm. Trong số
các loài gia cầm phổ biến hiện nay thì gà chiếm đa số với nhiều giống khác
nhau, chủ yếu và phổ biến nhất vẫn là các giống gà địa phương như gà ri, gà
chọi, gà hồ …. Các giống gà nhập nội như gà sao, gà lương phượng, gà ai cập
và một số giống gà khác nhưng số lượng không nhiều. Một số giống vịt phổ
biến hiện nay như vịt cỏ, vịt siêu trứng, vịt khoang tầu, vịt bơ … trong đó vịt
khoang tầu và vịt bơ chiếm đa số do có trọng lượng lớn và khả năng tăng
trưởng nhanh, còn các giống vịt khác như vịt bầu bến, vịt bầu quỳ gần như
không còn. Đối với đàn ngan thì hiện nay chủ yếu và khá phổ biến là giống
ngan pháp, các giống như ngan sen, ngan trâu, ngan ré mặc dù có khả năng
chống chịu bệnh tật tốt hơn nhưng khả năng tăng trưởng chậm và trọng lượng
thấp nên hiện nay hầu như không còn phổ biến.
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở Thái Nguyên
hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm phổ biến ở 3 phương thức chăn nuôi chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
là nuôi nhốt, nuôi bán chăn thả và nuôi chăn thả. Trong đó ở chăn nuôi gà thì
vẫn phổ biến ở cả 3 phương thức chăn nuôi nói trên và chủ yếu là chăn thả tự
do với khoảng 50%, ít nhất là ở phương thức nuôi nhốt tập trung công nghiệp
và bán công nghiệp với chỉ khoảng 18 – 34%. Còn ở vịt và ngan hiện nay chỉ
còn phổ biến ở ở phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả nhưng chủ yếu
là nuôi nhốt với khoảng trên 80% ở ngan và 60% ở vịt.
Đối với quy mô đàn nuôi hiện nay thì đã tăng dần cả về số đầu con và
quy mô nuôi nhốt so với những năm trước đây khi chưa xảy ra dịch cúm gia
cầm. Ở quy mô chăn nuôi từ 200 con trở lên đã chiếm khoảng 17 – 20% ở gà
và từ 7 – 9% ở vịt và ngan. Những quy mô chăn nuôi này chủ yếu tập trung ở
Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Lương và các huyện phía Nam như
Phổ Yên, Sông Công và Phú Bình. Còn lại vẫn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ và
thủ công tại các nông hộ dải rác khắp các thôn xóm trong tỉnh.
1.2. Những hiểu biết chung về bệnh cúm gia cầm
1.2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của bệnh
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) trong lịch sử còn có tên gọi là
Fowl Plague, đã được Porroncito mô tả lần đầu tiên ở Italia vào năm 1878 và
Ông nhận định một cách sáng suốt rằng tương lai nó sẽ là một bệnh quan
trọng và nguy hiểm. Nhưng sau đó 23 năm, năm 1901 Centai và Savunozzi
mới xác định được căn nguyên siêu nhỏ (Filterable agent) là yếu tố gây bệnh.
Từ đó, mãi đến năm 1955 virus gây bệnh mới được Achafer xác định virus
thuộc type A thông qua kháng nguyên bề mặt H7N1 và H7N7.
Bệnh được Beard.C.W mô tả khá kỹ ở Mỹ vào năm 1971 qua đợt dịch
trên gà tây. Những năm tiếp theo, bệnh được phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ,
Nam Phi, Trung cận Đông, Châu Âu, Vương Quốc Anh và Liên Xô cũ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Các công trình nghiên cứu có hệ thống và chi tiết về bệnh này cũng lần
lượt được công bố ở nhiều nơi trên Thế giới như Úc năm 1975, Anh năm
1979, Mỹ năm 1983 – 1984, AiLen năm 1983 – 1984 và nhiều Quốc gia khác.
Việc các vụ dịch liên tục bùng nổ ở khắp các Châu lục trên Thế giới đã
thôi thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức Hội thảo lần đầu tiên
vào năm 1981 về chuyên đề Bệnh Cúm Gà. Hội thảo tiếp tục được tổ chức lần
hai tại Ailen năm 1987 và lần ba cũng tại Ailen năm 1992. Từ đó đến nay
bệnh ngày càng xảy ra với quy mô lớn hơn và nguy hiểm hơn nên luôn được
coi là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong các Hội nghị về
dịch tễ ở khắp nơi trên Thế giới.
Bệnh được tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) liệt vào danh sách một trong
bốn bệnh đỏ đặc biệt nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi trên toàn Thế giới
do bệnh ngày càng trở nên phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người
chăn nuôi đồng thời làm chết nhiều gia cầm và hạn chế thương mại giữa các
nước. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh có khả năng lây nhiễm sang con người và
cả một số loài động vật có vú khác như lợn, hải cẩu, cầy hương.
Tại Pakistan tháng 10/1994, Newe.C.W và cộng sự đã công bố dịch
cúm do virus H7 gây ra ở gà từ 7-66 tuần tuổi, làm chết 63% gà trong ổ dịch.
Năm 1997, dịch cúm gia cầm xảy ra tại Hồng Kông – Trung Quốc có
thể coi là một đại dịch trong chăn nuôi gia cầm và gây thiệt hại to lớn về mọi
mặt cho đặc khu này với hàng chục người bị tử vong do dịch cúm gà. Cũng
như vậy, tại Italia năm 2001 đã có gần 400 cơ sở chăn nuôi gia cầm bị dịch,
làm chết và tiêu huỷ 14 triệu con gia cầm các loại.
1.2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm
* Tình hình trong nước
Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng
12 năm 2003 tại tỉnh Hà Tây, Tiền Giang, Long An sau đó nhanh chóng phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
tán và lây lan ra các tỉnh thành khác với diễn biến hết sức phức tạp. Ngay
trong đợt dịch này (từ tháng 12/2003 đến ngày 27/02/2004), bình quân mỗi
ngày có khoảng 150 – 230 xã của 15 – 20 huyện phát sinh ổ dịch mới thuộc
57 tỉnh thành trong cả Nước, làm chết và tiêu huỷ hàng ngày từ 2 – 3 triệu con
gia cầm các loại, có ngày lên tới 4 triệu con (Cục Thú y, 2004) [6]. Tổng số
xã, phường có dịch là 2.574 (chiếm 24,6% số xã phường trong cả nước) thuộc
381 quận, huyện, thị xã (chiếm 60%), số gia cầm chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu
con, chiếm 16,79% tổng đàn, trong đó gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm
chiếm 13,5 triệu con, ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại
chim khác bị chết và tiêu huỷ (Phạm Sỹ Lăng, 2005) [16]. Thiệt hại ước tính
khoảng 1.300 tỷ đồng (Nguyễn Tiến Dũng, 2006) [12]
Dịch tái phát đợt hai từ tháng 4 – 11 năm 2004 ở 46 xã, phường tại 32
quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh thành, làm chết và tiêu huỷ 84.078 con,
trong đó 55.999 con gà, 8.132 con v