Luận văn Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà nguồn thu ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20% GDP. Do vị trí quan trọng của thuế, đòi hỏi phải thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thế cho luật thuế doanh thu

docx47 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà nguồn thu ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20% GDP. Do vị trí quan trọng của thuế, đòi hỏi phải thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thế cho luật thuế doanh thu. Từ khi áp dụng luật thuế GTGT đến nay, đã đem lại những thành công bước đầu là: số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, khắc phục được thu trùng lặp của thuế doanh thu, giảm được nhiều mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất tạo thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời hạn chế được một phần về trốn lậu thuế… Tuy có nhưng thành công bước đầu, nhưng do thuế GTGT là loại thuế mới, lần đầu được đưa vào áp dụng ở Việt Nam, trong đó có những nội dung quy định với luật thuế doanh thu trước kia và cũng không hoàn toàn giống nhu thuế GTGT với các nước khác. Chính vì vậy, vấn đề quản lý thuế GTGT cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt đối với các doanh nghiệp cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước, đồng thời đây cũng là nguồn thu quan trọng của NSNN. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực bị thất thu cao nhất. Do yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình thực tập tại cục thuế tỉnh Bắc Giang cùng với những kiến thức đã được học tập tại trường và sự giúp đỡ của thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Văn, các cô chú cán bộ của cục thuế tỉnh Bắc Giang, em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác quản lý thu thuế GTGT và chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2005đến 2007. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đua ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế GTGT được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ và kịp thời về cho NSNN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương1 : Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và sự cần thiết tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Chương2 : Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Chương3 : Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trong giai doạn hiên nay Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo – Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Văn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em rất trân trọng và biết ơn tập thể Ban lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bắc Giang, cùng các cô chú và các anh chị tại các phòng nghiệp vụ chức năng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được thực tập và tiếp cận với nghiệp vụ của ngành thuế Bắc Giang CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1.Khái niệm Gía trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng Thuế GTGT còn được gọi là thuế VAT ( Value Added Tax) là một loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng. 1.1.1.2. Đặc điểm Thuế GTGT là một loại thuế gián thu ( không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh ) được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình sản xuất lưu thông. Thuế GTGT do các cơ sở sản xuất- kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ nộp hộ người tiêu dùng, thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán. Người tiêu dùng là người chịu thuế. Về thực chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu dùng nhằm động viên một phần thu nhập thông qua đóng góp của người tiêu dùng 1.1.1.3.Vai trò của thuế GTGT - Khắc phục được nhược điểm trùng lắp “ Thuế thu trên thuế”, nhiều thuế suất - Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức động viên số thu cho ngân sách nhà nước tương ứng với số thuế doanh thu trước đây, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng thu cho ngân sách nhà nước - Thuế GTGT thu cả đối với hàng hoá nhập khẩu tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước - Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra, hạn chế việc kinh doanh trốn thuế. - Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điều kiện để tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế – nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới - Tạo điều kiện cho ngành thuế có điều kiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế, thu thuế, cải cách hành chính thuế, giúp Chính phủ có biện pháp hữu hiệu trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT 1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT Là hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ) dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam ( trừ những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT theo qui định của pháp luật ). 1.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành thì có 28 đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT. Những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT có các đặc điểm: Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiện khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất ra lại dùng cho chính người sản xuất và cho đời sống xã hội Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá không ngừng tăng lên của con người Là sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận Là sản phẩm, dịch vụ mà theo thông lệ quốc tế không thu thuế GTGT Là các sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân đạo cao Các sản phẩm hàng hoá, các dich vụ do Nhà nước quy định không thu thuế GTGT Cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu quy định áp dụng cho công chức Nhà nước 1.1.2.3. Đối tượng nộp thuế GTGT Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành, nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: Các tổ chức sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất – kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Gía tính thuế Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT. Gía tính thuế là căn cứ quan trọng để xác định số thuế phải nộp - Đối với hàng hoá, dich vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT - Đối với hàng hoá nhập khẩu giá tính thuế là giá nhập tại của khẩu, với dịch vụ nhập khẩu thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng Gía tính thuế = Gía nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB ( nếu có ) Đối với hoạt động cho thuê tài sản ( nhà xưởng, bến bãi …) thì giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Nếu tiền thuê trả trước một lần cho nhiều kỳ thì giá tính thuế là số tiền thu được Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế , bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để biếu tặng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh hoạt động này Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, không bao gồm tính theo số tiền trả định kỳ Đối với hàng hoá có tính đặc thù được dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số… thì giá ghi trên các chứng từ đó là giá đã có thuế GTGT và giá chưa có thuế GTGT được xác định như său: Gía chưa có thuế GTGT = Gía thanh toán ( ghi trên chứng từ )/ 1+ thuế suất thuế GTGT Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá vận tải chưa có thuế ( Dịch vụ vận tải quốc tế không chịu thuế GTGT ) Đối với dịch vụ cầm đồ giá tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này Đối với sách tạp chí ( Thuộc diện chịu thuế GTGT ) bán đúng giá phát hành thì giá đó được xác định là đã có thuế GTGT. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì gia tính thuế GTGT là giá bán ra Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gắn với đất, giá tính thuế GTGT được trừ giá đất theo quy định tại thời điểm bán bất động sản Đối với dich vụ in, giá tính thuế không bao gồm tiền giấy in Thuế suất thuế GTGT Có 3 mức thuế suất khác nhău: 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ – sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau Thuế suất 0% : Được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng hoá gia công xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu. Khi áp dụng mức thuế suất 0% tức là nhà nước đã tài trợ cho các doanh nghiệp Thuế suất 5% : Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá, dich vụ thiết yếu cần khuyến khích, hoặc sản xuất kinh doanh còn đang gặp nhiều khó khăn Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến , áp dụng cho các loại hàng hoá dịch vụ thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5%. Đây là mức thuế suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước. Các phương pháp tính thuế GTGT Các cơ sở nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và thuế phải nộp được xác định theo từng phương pháp sau Phương pháp khấu trừ ( phương pháp gián tiếp ) Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các đơn vị hoạt động tổ chức kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị tổ chức cá nhân khác có đủ điều kiện mua bán có hoá đơn chứng từ, sổ sách theo dõi, hạch toán đầy đủ thuế đầu ra, đầu vào Khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, các đơn vị khi bán hàng thì phải tính và thu thuế GTGT của dịch vụ đó. Cơ sở để lập hoá đơn ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế và số tiền người mua phải thanh toán. Nếu không ghi rõ giá chưa có thuế và thuế GTGT thì giá của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn đó. Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT phải nộp như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Gía tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra X Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế hoặc số thuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao gồm cả TSCĐ ) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu Số thuế GTGT nộp thay cho phía nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT ( phương pháp trực tiếp ) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT được áp dụng cho các cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức cá nhân người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá dơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ và các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT như sau: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT x Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ tương ứng Trong đó : GTGT của hàng hoá, dich vụ chịu thuế GTGT = Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra – giá vốn của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng + Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế, bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phụ phí, thu thêm mà bên mua phải trả + Gía vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng ( với hàng hoá, dịch vụ bán ra ) được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT mà cơ sở đã dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2005-2007. Trong những năm qua , chủ yếu từ năm 2005 trở lại đây. Do thực hiện luật doanh nghiệp, việc mở rộng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút vốn đầu tư được cải thiện nên đã có nhiều doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động, khu vực doanh nghiệp nhà nước do trung ương, địa phương quản lý cơ bản thực hiện xong cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu. Tính hết ngày 31/12/2007 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 1.184 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được cấp mã số thuế đang hoạt động, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi của cả Trung ương và địa phương là106 doanh nghiệp. Công ty TNHH và Công ty cổ phần là892 doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân là 142 doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển là động lực khơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dân nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay Các loại hình doanh nghiệp phát triển đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là tầng lớp người lao động giản đơn có trình độ học vấn thấp 1.2.2. Những đặc điểm của các Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT tại các Doanh nghiệp nói riêng - Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều có quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu có quy mô nhỏ công nghệ lac hậu, vốn ít, năng lực quản lý trình độ tay nghề công nhân còn thấp, khả năng xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. -Tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, thời gian đầu tư kéo dài, phát huy đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế. - Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự giác kê khai và thực hiện đầy đủ các khoản thuế phải đóng góp với nhà nước, song vẫn còn một số doanh nghiệp chấp hành không đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn trốn thuế, một số doanh nghiệp dây dưa, chây ỳ trong việc nộp thuế, để nợ đọng thuế kéo dài, thậm chí tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế. Vì vậy cần phải tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT tại các doanh nghiệp nói riêng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG. 2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ . Một số nét về địa lý dân số. Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, phía bắc giáp với 2 tỉnh là Thái Nguyên và Lạng Sơn, phía đông giáp với tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây cộng đồng gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam. - Tổng diện tích đất tự nhiên : 382.331,34 ha Trong đó: + Đất nông nghiệp : 260.906,57 ha + Đất phi nông nghiệp : 90.709,88 ha + Đất chưa sử dụng : 30.714,89 ha Dân số : 1.596.696 người Trong đó : + Dân tộc kinh chiếm : 75,59% + Một số dân tộc anh, em khác chiếm : 24,41% Đơn vị hàng chính : 10 Huyện, thành phố gồm: + TP Bắc Giang + Huyện Lục Ngạn + Huyện Lục Nam + Huyện Sơn Động + Huyện Yên Thế + Huyện Hiệp Hoà + Huyện Lạng Giang + Huyện Tân Yên + Huyện Việt Yên + Huyện Yên Dũng Tình hình kinh tế Trước đây kinh tế Bắc Giang chủ yếu là Nông – Lâm nghiệp thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Nhưng từ năm 2000 cho tới nay cùng với sự phát triển của cả nước, nền kinh tế của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 8,4%; GDP bình quân đầu người đạt 305 USD/ người ( năm 2005 ) . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hết năm 2008 dự kiến tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản còn 43,5% ( giảm 6,3% so với năm 2000 ); công nghiệp xây dựng chiếm 22,0%; dịch vụ chiếm 34,5%. Có được sự phát triển trên là do những năm qua đã có nhiếu cơ chế chính sách liên quan được xây dựng bổ xung theo hướng thông thoáng, hấp dẫn hơn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư tăng nhanh: Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng, các ngành nghề nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật,kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được cải thiệt; quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự xã hội ổn định.v.v. 2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG. 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cục thuế tỉnh Bắc Giang. Từ 1990, với nỗ lực cải cách thuế trong đó có cải cách bộ máy quản lý thuế, Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) đã quy định việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo nghị định 281/HĐBT (nay là chính phủ) và thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 281/HĐBT , Cục thuế Hà Bắc là một bộ phận trong hệ thống thuế của nhà nước. Cục thuế Hà Bắc ra đời và chịu sự quản lý theo nguyên tắc song trùng trực thuộc đó là chịu sự quản lý của Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc. Từ ngày 1/1/1997, thực hiện nghị quyết của Quốc Hội về việc chia tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và
Tài liệu liên quan