Khi xem xét và đánh giá vềcon người nói chung hay vềnhân cách nói riêng, chúng
ta không thểbỏqua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trịsẽphản ánh nhu
cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họyêu thích và cho là quý giá. Định
hướng giá trịchỉ đạo toàn bộhoạt động của con người, bởi vì con người thường hướng vào
một loạt giá trị đểxác định lối sống cho riêng mình. Biết được định hướng giá trịcủa con
người là biết được thái độ, hành vi của họvà sẽdễdàng hơn trong giao tiếp cũng nhưtrong
quá trình tổchức và điều khiển hoạt động.
Giá trịvà định hướng giá trịluôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn vềnhân cách sống
của mỗi con người. Từ đại hội lần thứVIII, Đảng đã đềxuất “xây dựng con người Việt nam
vềtưtưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệgiá trịvà chuẩn mực
xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].
Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp những nội
dung phát biểu được đềcập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thếkỷXXI”, “sựbiến đổi”,
“sựkhủng hoảng giá trị”, “sựquay vềvới những giá trịtruyền thống” [63, tr.21]. Có thểnói
việc tìm hiểu giá trịvà định hướng giá trị đang là vấn đềcó tính toàn cầu, là nhu cầu cấp
bách của mỗi quốc gia, nhất ởcác nước đang phát triển.
Tại Việt nam, vấn đềgiá trịvà định hướng giá trịthời gian gần đây được quan tâm
rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực đểcùng hoà nhập
với thếgiới hiện đại, một thếgiới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tếtri thức,
quy mô phát triển kinh tếxã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp
và tốc độphát triển ngày càng nhanh. Có biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con
người đón nhận, tìm kiếm, nhưng dường nhưcon người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu
cực của sựphát triển - sựlấn lướt của tưduy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa sự
phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹthuật phát triển làm cho con người thông
minh hơn nhưng cũng dễtrởnên khô khan vô cảm, ích kỷvà thiếu lòng khoan dung. Trong
một xu thếchung nhưvậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trịlối sống sao cho vừa
thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản
đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là
năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất.
Hiện nay, hơn 1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và
Cao đẳng trên cảnước, họlà lớp người ưu tú chuẩn bịtrởthành lực lượng lao động có trình
độcao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất
nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trịtrong cuộc sống một
cách hài hoà, phù hợp đểcó lối sống lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp
các ngành có liên quan.
Thành phốHồChí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tếlớn của cảnước đang
có hơn 334.797 sinh viên theo học, họ được thụhưởng sựphát triển năng động và các
phong trào đổi mới của thành phốnhưng cũng đang bịthửthách không ít về đạo đức, lối
sống. Những năm gần đây, một sốvấn đềtrong lối sống của sinh viên tại TP.HCM được
báo chí đềcập nhiều và dưluận xã hội rất quan tâm cảmặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên,
việc nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là động cơ
thúc đẩy, điều chỉnh thái độvà hành vi của sinh viên trong cuộc sống? Dưới góc độTâm lý
học, đó là định hướng giá trịlối sống.
Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải đặt
trọng tâm vào nhiệm vụxây dựng tưtưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽvềtưtưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống
văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sựquan tâm đến những thay đổi trong lối sống
của sinh viên ởvào thời điểm hiện nay tại địa bàn TP.HCM, đặc biệt vềmặt định hướng giá
trịlối sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Thực trạng định hướng giá trịlối sống
sinh viên ởmột sốtrường đại học tại TP.HCM”.
129 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Bích
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ LỐI SỐNG
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Huỳnh Văn Sơn
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐHSPKT : Đại học Sư phạm Kỹ thuật
ĐHBK : Đại học Bách Khoa
SD : Độ lệch tiêu chuẩn
STT : Số thứ tự
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, 4
trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Bảng 3.1: Sự lựa chọn các kiểu lối sống của sinh viên 52
Bảng 3.2: Những lối sống được giới trẻ ưu tiên hiện nay 55
Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 56
của các giá trị nhân văn
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 58
của các giá trị đạo đức
Bảng 3.5: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 60
của các giá trị chính trị - pháp luật
Bảng 3.6: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 62
của các giá trị kinh tế
Bảng 3.7: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa nam và nữ 64
Bảng 3.8: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các trường 64
Bảng 3.9: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa sinh viên 65
năm I và năm IV
Bảng 3.10: Kết quả so sánh điểm trung bình 66
giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh
Bảng 3.11: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các điều kiện 66
kinh tế gia đình
Bảng 3.12: Thái độ tích cực của sinh viên đối với các nhóm 67
giá trị lối sống
Bảng 3.13: Sự khác biệt thái độ giữa nam và nữ 69
Bảng 3.14: Sự khác biệt thái độ giữa các trường 70
Bảng 3.15: Sự khác biệt thái độ giữa sinh viên năm I và năm IV 71
Bảng 3.16: Sự khác biệt thái độ giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh 71
Bảng 3.17: Sự khác biệt thái độ giữa các sinh viên có 72
điều kiện kinh tế khác nhau
Bảng 3.18: Mức độ thực hiện các hành vi tích cực của sinh viên 73
Bảng 3.19: Mức độ tồn tại các các hiện tượng tiêu cực trong 75
lối sống sinh viên
Bảng 3.20: Những biểu hiện của lối sống sinh viên hiện nay 81
Bảng 3.21: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng 95
giá trị lối sống sinh viên
Bảng 3.22: Sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ ảnh hưởng 100
của các yếu tố
Bảng 3.23: Sự khác biệt giữa các trường về mức độ ảnh hưởng 102
của các yếu tố
Bảng 3.24: Sự khác biệt giữa sinh viên năm I và năm IV về 103
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.25: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh 104
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.26: Sự khác biệt giữa các sinh viên có điều kiện kinh tế 104
gia đình khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Động cơ học tập của sinh viên 83
Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt về hành động trên lớp học giữa sinh viên 85
năm I và năm IV
Biểu đồ 3.3: Sự khác biệt về hành động trong phòng thi 87
giữa các trường
Biểu đồ 3.4: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và tỉnh 88
khi gặp người bị hoạn nạn
Biểu đồ 3.5: Sự khác biệt giữa nam và nữ khi có người rủ xem phim cấm 91
Biểu đồ 3.6: Sự khác biệt trong cách lựa chọn cuộc sống vật chất 93
giữa các sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi xem xét và đánh giá về con người nói chung hay về nhân cách nói riêng, chúng
ta không thể bỏ qua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trị sẽ phản ánh nhu
cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích và cho là quý giá. Định
hướng giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người, bởi vì con người thường hướng vào
một loạt giá trị để xác định lối sống cho riêng mình. Biết được định hướng giá trị của con
người là biết được thái độ, hành vi của họ và sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong
quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động.
Giá trị và định hướng giá trị luôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn về nhân cách sống
của mỗi con người. Từ đại hội lần thứ VIII, Đảng đã đề xuất “xây dựng con người Việt nam
về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].
Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp những nội
dung phát biểu được đề cập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thế kỷ XXI”, “sự biến đổi”,
“sự khủng hoảng giá trị”, “sự quay về với những giá trị truyền thống” [63, tr.21]. Có thể nói
việc tìm hiểu giá trị và định hướng giá trị đang là vấn đề có tính toàn cầu, là nhu cầu cấp
bách của mỗi quốc gia, nhất ở các nước đang phát triển.
Tại Việt nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan tâm
rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để cùng hoà nhập
với thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức,
quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp
và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con
người đón nhận, tìm kiếm, nhưng dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu
cực của sự phát triển - sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa sự
phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông
minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung. Trong
một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa
thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản
đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là
năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất.
Hiện nay, hơn 1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và
Cao đẳng trên cả nước, họ là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động có trình
độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất
nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trị trong cuộc sống một
cách hài hoà, phù hợp để có lối sống lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp
các ngành có liên quan.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang
có hơn 334.797 sinh viên theo học, họ được thụ hưởng sự phát triển năng động và các
phong trào đổi mới của thành phố nhưng cũng đang bị thử thách không ít về đạo đức, lối
sống. Những năm gần đây, một số vấn đề trong lối sống của sinh viên tại TP.HCM được
báo chí đề cập nhiều và dư luận xã hội rất quan tâm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên,
việc nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là động cơ
thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên trong cuộc sống? Dưới góc độ Tâm lý
học, đó là định hướng giá trị lối sống.
Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải đặt
trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống
văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sự quan tâm đến những thay đổi trong lối sống
của sinh viên ở vào thời điểm hiện nay tại địa bàn TP.HCM, đặc biệt về mặt định hướng giá
trị lối sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên ở một số
trường đại học tại TP.HCM hiện nay; nguyên nhân của thực trạng này, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải thực
hiện như sau:
3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: giá trị, định hướng giá trị,
lối sống, lối sống sinh viên, định hướng giá trị lối sống, định hướng giá trị lối sống sinh
viên.
3.2. Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại
học tại TP.HCM. So sánh thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo: giới
tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình.
3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên.
3.4. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên trên
cơ sở đó có những biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên thuộc năm thứ I và năm IV tại 3 trường đại học trên địa bàn
TP.HCM, năm học 2006-2007:
- Trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) TP.HCM
- Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) TP.HCM
- Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) TP.HCM
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 3 trường và phát phiếu tập trung có hướng
dẫn. Tổng số phiếu thu về là 611 phiếu, trong đó có 12 phiếu phải loại bỏ vì không đạt yêu
cầu. Như vậy, tổng số phiếu đưa vào xử lý là 599 phịếu và được phân bố như sau:
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, trường học, năm học,
khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Giới tính Trường học Năm học Khu vực Điều kiện kinh tế
gia đình
Nam Nữ SP SP KT BK I IV
TP
HCM Tỉnh
Khó
khăn
Trung
bình
Khá
367 232 202 200 197 302 297 112 487 91 439 69
599 599 599 599 599
Phương thức xác định các nhóm sinh viên khi so sánh:
- Các nhóm sinh viên theo trường, phái tính, năm học lấy số liệu toàn thể 599 người.
- Các nhóm sinh viên theo khu vực : 100% sinh viên TPHCM, chọn ngẫu nhiên 25%
sinh viên Tỉnh để ghép chung.
- Các nhóm sinh viên theo điều kiện kinh tế gia đình: 100% sinh viên thuộc nhóm có
điều kiện kinh tế khó khăn và nhóm có điều kiện kinh tế khá. Chọn ngẫu nhiên 20% sinh
viên trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình để ghép chung.
Một số giáo viên tại các trường đại học có sinh viên được nghiên cứu và được xem
là khách thể nghiên cứu hỗ trợ.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Đa số sinh viên tại TP.HCM đều định hướng giá trị lối sống đúng đắn. Các sinh viên
biết chọn lọc một cách hài hòa giữa các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị chính trị -
pháp luật và giá trị kinh tế. Có sự khác biệt định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo:
giới tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên, phần lớn do sự tác động của
các yếu tố bên ngoài xã hội.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Lối sống là một phạm trù rất rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con
người. Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu mặt định hướng giá
trị lối sống của sinh viên ở một số trường sau:
- Trường ĐHSP TP.HCM
- Trường ĐHSPKT TP.HCM
- Trường ĐHBK TP.HCM
Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống trong đề tài này tập trung nghiên cứu nhận
thức, thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị lối sống của sinh viên.
Từ đó biết được phần nào nhân cách sống của sinh viên tại TP.HCM trong giai đoạn hiện
nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu, đề tài được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ phận,
từng mặt, theo lịch sử thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Từ đó liên kết các
thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc phù hợp với đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng định hướng giá trị lối sống và những
yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh
viên tại TP.HCM. Bảng câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài.
Việc xây dựng bảng câu hỏi tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dựa vào cơ sở lý luận về định hướng giá trị lối sống sinh viên, người
nghiên cứu soạn 2 phiếu thăm dò mở:
- Phiếu thứ nhất: Lấy ý kiến của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại các trường
đại học tại TP.HCM.
- Phiếu thứ hai: Lấy ý kiến của sinh viên tại 3 trường đại học: ĐHSP TP.HCM,
ĐHSPKT TP.HCM, ĐHBK TP.HCM, năm học 2006 – 2007.
Giai đoạn 2: từ kết quả của hai phiếu thăm dò mở, kết hợp với cơ sở lý luận, người
nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức gồm 10 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi bao gồm
nhiều ý (câu hỏi nhỏ).
Cấu trúc của phiếu điều tra gồm có 5 phần
Phần I: Khảo sát sự lựa chọn lối sống của sinh viên gồm có:
Câu 1: Khảo sát sự lựa chọn kiểu lối sống của sinh viên: gồm 15 kiểu lối sống cả tích
cực lẫn tiêu cực. Mỗi kiểu lối sống được đánh giá theo 5 mức độ: rất phù hợp (4 điểm), phù
hợp (3 điểm), ít phù hợp (2 điểm), không phù hợp (1 điểm) và hoàn toàn không phù hợp (0
điểm). Người được hỏi sẽ chọn 1 trong 5 mức phù hợp với họ nhất.
Câu 2: Khảo sát các kiểu lối sống được giới trẻ quan tâm nhất theo cách xếp hạng
của sinh viên.
Phần II: Khảo sát định hướng giá trị lối sống sinh viên:
Câu 3: Khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của 4 nhóm giá trị lối
sống. Gồm 40 giá trị chia đều cho 4 nhóm:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 10
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 11 đến 20
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật : từ 21 đến 30
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 31 đến 40
Mỗi giá trị được đánh giá theo 5 mức: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm),
bình thường (2 điểm), không quan trọng(1 điểm) và hoàn toàn không quan trọng (0 điểm).
Câu 4: Khảo sát thái độ của sinh viên về các nhóm giá trị lối sống, gồm 20 nhận định
chia đều cho 4 nhóm giá trị:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 5
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 6 đến 10
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: từ 11 đến 15
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 16 đến 20
Thang thái độ được soạn gồm các nhận định tích cực có xen kẽ các nhận định tiêu
cực. Người trả lời chọn 1 trong 5 mức độ: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), phân vân (2
điểm), không đồng ý (1 điểm) và hoàn toàn không đồng ý (0 điểm).Với các câu tiêu cực (*),
các điểm số được quy đổi ngược lại.
Câu 5: Khảo sát biểu hiện lối sống sinh viên về các hành vi tích cực, gồm 10 ý, người
trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ thực hiện các hành vi ấy: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 6: Khảo sát những hành vi tiêu cực còn tồn tại trong lối sống sinh viên, gồm 18 ý
được đánh giá theo 5 mức độ tương tự như các hành vi tích cực: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 7: Khảo sát xu hướng lựa chọn lối sống trong sinh viên, gồm 10 câu hỏi nhỏ đo
những biểu hiện của lối sống được chia thành 3 nhóm
- Về học tập và nghiên cứu khoa học: từ câu 1 đến câu 4
- Về quan hệ giao tiếp - ứng xử: từ câu 5 đến câu 7
- Về sinh hoạt cá nhân: từ câu 8 đến câu 10
Mỗi câu hỏi nhỏ gồm 4 lựa chọn được đánh giá mức độ tích cực từ cao đến thấp,
người trả lời chọn 1 lựa chọn thích hợp nhất.
Phần III: Câu 8: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống sinh
viên, người nghiên cứu đưa ra 30 yếu tố và sắp xếp thành 6 nhóm, người trả lời chọn 1 trong
5 mức phù hợp nhất: rất nhiều (4 điểm), nhiều (3 điểm), trung bình (2 điểm), không (1
điểm) và hoàn toàn không (0 điểm).
Nhóm yếu tố gia đình: từ yếu tố 1 đến yếu tố 5
Nhóm yếu tố nhà trường: từ yếu tố 6 đến yếu tố 10
Nhóm yếu tố bạn bè: từ yếu tố 11 đến yếu tố 15
Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: từ yếu tố 16 đến yếu tố 23
Nhóm yếu tố kinh tế: từ yếu tố 24 đến yếu tố 27
Nhóm yếu tố cá nhân: từ yếu tố 28 đến yếu tố 30
Phần IV: Câu 9: khảo sát nguyên nhân của định hướng giá trị lối sống sinh viên, là
câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
Phần V: Câu 10: thu thập các biện pháp giáo dục định hướng giá trị lối sống sinh
viên, cũng là câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số giáo viên và sinh
viên tại các trường Đại học được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về lối sống và sự
lựa chọn các giá trị lối sống của sinh viên hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ thể,
sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về thực trạng định hướng giá trị lối
sống sinh viên.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê
được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.
Chương 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề liên quan đến giá trị và định hướng giá trị
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 1968 - 1974, Viện nghiên cứu thanh niên ở Đức đã tiến hành nghiên
cứu ở 1000 học sinh phổ thông và 2000 sinh viên đại học để tìm hiểu sự định hướng giá trị.
Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên ở
Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, trong đó có đề cập đến vấn
đề giá trị, đặc biệt là sự khác biệt trong thang giá trị của thanh niên so với thế hệ cha ông.
Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu thanh
niên của 11 quốc gia lứa tuổi từ 18 – 24 tuổi. Tiếp theo đó, Viện khảo sát xã hội Châu Âu
nghiên cứu trên thanh niên ở 10 nước Châu Âu. Cả hai cuộc điều tra này đều đề cập đến về
vấn đề định hướng giá trị của thanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống.
Năm 1986 - 1987, UNESCO đã đề nghị Câu lạc bộ Rome tiến hành điều tra quốc tế
về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trong tình hình có nhiều biến
đổi đang ảnh hưởng đến xã hội vào những năm cuối thế kỷ 20.
Năm 1988, UNESCO đã phát hành tập tài liệu nghiên cứu về hệ thống cấu trúc của
giá trị, hình thành bộ công cụ đo đạc, kiểm chứng giá trị, giúp cho những công trình nghiên
cứu giá trị đúng hướng.
Hơn 10 năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã có nhiều cuộc hội thảo
về vấn đề nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị. Các chương trình giáo dục giá trị đã được
đưa vào trong trường phổ thông và cộng đồng ở một số nước như: Indonesia, Phillipin,
Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở đây đã chỉ ra
được những khác biệt trong thang giá trị của thanh niên, xây dựng được những bộ dụng cụ
để đo đạc và kiểm chứng cho nghiên cứu thực tế. Ngoài ra các công trình nghiên cứu còn
được ứng dụng vào trong các trường học và cộng đồng dân cư.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt nam
Từ năm 1986, sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam, đất nước ta thực hiện
chính sách mở cửa, chuyển hướng nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở cửa là chính sách đúng đắn
nhằm đưa Việt nam hội nhập với cộng đồng thế giới để phát triển. Tuy vậy, chính sách mở
cửa đã và đang tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội đồng thời tác động đến con
người Việt nam nhất là đời sống tinh thần trong đó vấn đề đạo đức, các giá trị sống của
người Việt nam nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng. Cũng từ đó mà xuất hiện
nhiều công trình nghiên cứu của Ban Khoa Giáo Trung Ương, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung
Ương, các Viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đoàn thể về giá trị, định hướng giá trị của
con người Việt nam.
Năm 1987 - 1988, ban Lý luận giáo dục và Giáo dục chuyên nghiệp thực hiện đề tài:
“Ngh