Luận văn Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí xây lắp Quyết Thắng- Tuyên Quang

XDCB là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơsởvật chất cho nền kinh tếquốc dân. XDCB là một quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo hiện đại hoá, khôi phục công trình,nhà máy xí nghiệp, đường xá, nhà cửa, nhằm khôi phục cho đời sống, sản xuất xã hội. Chi phí đầu tư cho XDCB chiếm tỉtrọng lớn trong tổng ngân sách của nhà nước cũng nhưcủa doanh nghiệp. Thông thường, công tác XDCB do các đơn vịxây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất này có các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài Do vậy, việc tổchức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dựtoán thiết kếthi công. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụtheo giá dựtoán hoặc theo giá thoảthuận với chủ đầu tưtừtrước, do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thểhiện không rõ. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. - Tổchức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ởnước ta hiện nay phổbiến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vịtrong nội bộdoanh nghiệp (đội, xí nghiệp.). Trong giá khoán gọn, không chỉcó tiền lương mà còn có đủcác chi phí vềvật liệu, công cụ, dụng cụthi công, chi phí chung của bộphận nhận khoán. - Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ởmột mức độnào đó mang tính chất thời vụ. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổchức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kếtoán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, công tác kếtoán bắt buộc vẫn phải đảm bảo yêu cầu là ghi chép, tính toán đầy đủcác chi phí giá thành LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊHỒNG HẠNH LỚP 7A-01 sản phẩm, thực hiện phù hợp với ngành nghề, đúng chức năng, cung cấp thông tin và các sốliệu chính xác và đáng tin cậy

pdf38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí xây lắp Quyết Thắng- Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP I. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Đặc điểm hoạt động XDCB và sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm XDCB là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. XDCB là một quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo hiện đại hoá, khôi phục công trình,nhà máy xí nghiệp, đường xá, nhà cửa, nhằm khôi phục cho đời sống, sản xuất xã hội. Chi phí đầu tư cho XDCB chiếm tỉ trọng lớn trong tổng ngân sách của nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Thông thường, công tác XDCB do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất này có các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài…Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế thi công. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. - Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp..). Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán. - Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, công tác kế toán bắt buộc vẫn phải đảm bảo yêu cầu là ghi chép, tính toán đầy đủ các chi phí giá thành LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 sản phẩm, thực hiện phù hợp với ngành nghề, đúng chức năng, cung cấp thông tin và các số liệu chính xác và đáng tin cậy. 2. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Việc phân tích đúng đắn các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật như một số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác tập hợp CP và tính giá thành chỉ mang tính hình thức. Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hành động theo phương hướng riêng và tự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo quy luật khách quan. Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hơn nữa nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp. II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất xây lắp: 1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào đều cần phải có 3 yếu tố cơ bản trong sản xuất đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cũng dựa trên sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản đó. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất tạo nên các chi phí tương ứng và các chi phí cụ thể trong doanh nghiệp xây lắp là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí về nhân công, chi phí về máy móc. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 Các khoản chi phí sản xuất xây lắp này chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc xây lắp trong một kỳ nhất định. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Người ta có thể đứng trên các góc độ quản lý khác nhau như góc độ chi phí tài chính, góc độ kế toán, góc độ chủ đầu tư, phân tích để phân loại chi phí. Để quản lý chi phí phục vụ cho việc chỉ đạo kinh doanh hàng ngày và hoạch định các chính sách đầu tư cho tương lai thì chi phí sản xuất thường được phân loại theo tiêu thức sau: 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí chúng ta giữ được tính nguyên vẹn của từng yếu tố cũng như từng khoản mục chi phí theo mỗi yếu tố, không kể nó được phát sinh từ đâu, có quan hệ như thế nào đến quá trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp xây lắp, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được chia thành các yếu tố: - Chi phí NVL: Xi măng, gạch, sắt, thép… và các vật liệu phụ khác. - Chi phí CCDC sản xuất: Quần áo bảo hộ, mặt nạ… - Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu, mỡ… - Chi phí nhân công: là tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên trực tiếp, gián tiếp thi công và quản lý. - Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: nhà làm việc, máy thi công và tài sản vô hình khác… - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: điện thoại, điện, nước,… - Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí sản xuất đã nêu trên. 1.2.2. Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp Cách phân loại này dựa trên ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, đồng thời giúp cho người làm kế toán dễ dàng hạch toán chi phí và tính giá thành. Theo LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 cách này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 3 khoản mục chính: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nhưng do đặc thù của sản xuất xây lắp có chi phí máy thi công lớn, phức tạp nên chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành 4 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung * Ngoài ra còn có các cách phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức: - Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc hoàn thành bao gồm: chi phí sản xuất cố định và chi phí biến đổi 2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: 2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm xây lắp: Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: *Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành, chỉ tiêu giá thành trong xây lắp bao gồm: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế - Giá thành dự toán: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Như vậy, giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt và được xác định từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - lợi nhuận định mức Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 quản lý, về hao phí lao động vật tư… cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất xã hội. - Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành Giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, phản ánh chỉ tiêu tích luỹ của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm tới. * Bên cạnh đó, theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành, giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm: giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong DN xây lắp: 1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó. Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng có thể đó là một công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của một hạng mục công trình,nhóm hạng mục công trình. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác. 1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước: - Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng CT, HMCT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng CT, HMCT sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ giá thành đơn vị lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các CT, HMCT - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính tổng giá thành và giá thành hoàn thành công trình. 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất xây lắp 2.1. Đối tượng tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm có dự toán riêng và yêu cầu quản lý theo dự toán. Do vậy, đối tượng tính giá thành là các CT, HMCT đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành ( gọi chung là sản phẩm xây lắp). Nếu có tổ chức thêm phân xưởng sản xuất phụ thì đối tượng tính giá thành là đơn vị sản phẩm. 2.2. Kỳ tính giá thành: Do sản phẩm XDCB là những CT, HMCT chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà CT, HMCT hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. 2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: 2.3.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) Thích hợp với những sản phẩm có quy mô sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp với đối tượng công tác tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm đã hoàn thành được tính theo công thức: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.3.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Thích hợp với CT trải qua nhiều giai đoạn thi công. Giá thành thực tế xác định: Z = Dđk + C1 + C2 + ….+ Cn - Dck Trong đó: Z là giá thành thực tế toàn bộ công trình, hạng mục công trình C1, C2, ….,Cn là chi phí sản xuất của các giai đoạn Dđk, Dck là chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Thích hợp trong trường hợp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng, hàng tháng chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp cũng chính là giá trị thực tế của đơn đặt hàng đó. Bước 1: Tính toán chi phí nguyên vật liệu cho đối tượng tính giá thành Giá nguyên vật liệu = Giá mua + chi phí thu mua Bước 2: Tính toán chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành Bước 3: Tính toán chi phí sử dụng máy thi công cho đối tượng tính giá thành Bước 4: Tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng tính giá thành Bước 5: Tính giá thành sản phẩm Giá thành = Chi phí NVL + Chi phí NC + Chí phí sử dụng + Chi phí Sản phẩm trực tiếp trực tiếp MTC SXC 2.3.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ được tính theo công thức sau: Ztt = Zđm ± Chênh lệch do ± Chênh lệch thoát ly thay đổi đinh mức định mức Ztt: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Zđm: Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp IV.TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Trong sản xuất xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm 4 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau: 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT trong sản xuất xây lắp bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp 1.1. Tài khoản sử dụng: TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung và kết cấu: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 - Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ - Bên Có: +Trị giá NVLTT sử dụng không hết nhập lại kho + Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị NVLTT sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK154 và chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. TK621 không có số dư cuối kỳ 1.2. Trình tự hạch toán: (Phục lục 01) 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp. Chi phí NCTT bao gồm các khoản phải trả cho lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng công việc bao gồm: lương chính, lương phụ, phục cấp lương,… 2.1. Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp * Nội dung và kết cấu: - Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất xây lắp - Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 622 không có số dư cuối kỳ. 2.2. Trình tự hạch toán: (phục lục 02) 3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí sử dụng xe máy phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình ở các doanh nghiệp xây lắp thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí NVL, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công và các khoản khác 3.1.Tài khoản sử dụng: TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công * Nội dung và kết cấu: - Bên Nợ: Phản ánh chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh - Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK154 TK 623 không có số dư cuối kỳ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 3.2. Trình tự hạch toán: Việc hạch toán chi phí sử dụng MTC phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công của từng doanh nghiệp. - TH1: Máy thi công thuê ngoài: Toàn bộ chi phí thuê máy thi công được tập hợp vào TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công. Trình tự hạch toán: (phụ lục 03) - TH2: Từng đội xây lắp có máy thi công riêng: các chi phí liên quan đến máy thi công được tập hợp riêng, cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình) Trình tự hạch toán: (phụ lục 04) - TH3: Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng: toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các tài khoản 621,622,627, chi tiết đội máy thi công. Cuối kỳ, tổng hợp chi phí vào TK 154 ( TK 1543- chi tiết đội máy thi công) để tính giá thành ca máy (hoặc giờ máy). Từ đó, xác định giá trị mà đội máy thi công phục vụ cho từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình…) theo giá thành ca máy (hoặc giờ máy) và khối lượng dịch vụ (số ca máy, giờ máy) phục vụ cho từng đối tượng.Quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị xây lắp có thể thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận hoặc thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ngoài ra đội MTC có thể bán dịch vụ MTC cho đội xây lắp bên ngoài. Trình tự hạch toán: (phụ lục 05) 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung Là những chi phí liên quan đến quá trình quản lý ở các tổ đội như : tiền lương; các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, tổ, nhân viên sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội thuộc biên chế doanh nghiệp; khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan. Đối với chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến công trình nào thì được tập hợp riêng cho công trình đó, còn những chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình thì được tập hợp theo từng thời điểm phát sinh chi phí, cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng CT, HMCT theo tiêu thức: Chi phí SXC Giá trị tiêu thức phân bổ CT A Chi phí LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TCKT – TRƯỜNG ĐH QLKD HN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỚP 7A-01 Phân bổ cho = x SXC cần Công trình A Tổng giá trị tiêu thức phân bổ phân bổ 4.1. Tài khoản sử dụng: TK 627 – chi phí sản xuất chung * Nội dung và kết cấu: -Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ - Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung + Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC vào TK154- Chi phí sản xuất KD
Tài liệu liên quan