Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội không ngừng phát triển. Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế với mức tăng trưởng cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng được xây mới; Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, với sự gia tăng dân số, nhất là các đô thị lớn, làm nguy cơ cháy, nổ tăng lên.
Thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả cộng đồng dân cư, môi trường khí hậu. Để đối phó với cháy từ xa xưa con người dân sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như PCCC, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức thông tin tuyên truyền về PCCC. Mặc dù khoa học công nghệ phát triển thì phương tiện PCCC được đổi mới. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ về an toàn lại chậm hơn so kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và nguồn vốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn thường thấp hơn so nguồn vốn đầu tư phát triển. Vì thế ngày càng có nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn hơn, nguyên nhân xảy ra cũng khó lường hơn trong đó cũng có cả nguyên nhân xuất phát từ mặt trái công nghệ.
65 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ ở Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH: Bảo hiểm
DMTS: Danh mục tài sản
GCNBH: Giấy chứng nhận bảo hiểm
GTBH: Giá trị bảo hiểm
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
STBH: Số tiền bảo hiểm
TS: Tài sản
VASS Hà Nội: Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Quy trình khai thác bảo hiểm ………………………………………21
Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông - Chi nhánh Hà Nội. ………………………………………………………………………30
Bảng 1 . Kết quả kinh doanh bảo hiểm giai đoạn 2008-2010………………..31
Bảng 2. Thị phần bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ năm 2010 ………………34
Bảng 3: Doanh thu, tốc độ tăng và thị phần bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. ………………………………………………………34
Sơ đồ 3. Quy trình khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ ………........ 36
Bảng 4 . Doanh thu và tình hình thực hiện kế hoạch nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ 2008 – 2010 ……………………………………………….39
Bảng 5 : Doanh thu phí và số hợp đồng khai thác giai đoạn 2008 – 2010 …..40
Bảng 6 : Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ các đơn vị trực thuộc khu vực miền Bắc – VASS……………………………………….41
Bảng 7 : Doanh thu phí bảo hiểm tài sản giai đoạn 2008 – 2010 …………...42
Bảng 8: Hiệu quả khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ VASS Hà Nội 2008 – 2010 ………………………………………………………………….43
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội không ngừng phát triển. Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế với mức tăng trưởng cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng…được xây mới; Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc…ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, với sự gia tăng dân số, nhất là các đô thị lớn, làm nguy cơ cháy, nổ tăng lên.
Thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả cộng đồng dân cư, môi trường khí hậu. Để đối phó với cháy từ xa xưa con người dân sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như PCCC, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức thông tin tuyên truyền về PCCC. Mặc dù khoa học công nghệ phát triển thì phương tiện PCCC được đổi mới. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ về an toàn lại chậm hơn so kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và nguồn vốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn thường thấp hơn so nguồn vốn đầu tư phát triển. Vì thế ngày càng có nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn hơn, nguyên nhân xảy ra cũng khó lường hơn trong đó cũng có cả nguyên nhân xuất phát từ mặt trái công nghệ.
Tuy nhận thức được sự nghiêm trọng của cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng ý thức được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cháy và rủi ro phụ. Chính vì vậy, tuy đã được triển khai trên thị trường bảo hiểm Việt Nam từ rất lâu nhưng việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn còn rất khiêm tốn. Cần phải có sự thay đổi nhận thức để các cơ quan, doanh nghiệp, hộ cá nhân không chỉ mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà còn tham gia bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tự nguyện để bảo vệ mình và xã hội. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài : “Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ ở Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần làm rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội trong những năm tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận chung về hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và rủi ro phụ để thấy được ý nghĩa thiết thực của bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ. Đồng thời thông qua việc phân tích cụ thể tình hình khai thác nghiệp vụ này ở VASS Hà Nội để nhằm tìm ra những mặt còn hạn chế trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại VASS Hà Nội trong thời gian tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Một số phương pháp khác: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu kết hợp phân tích lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu khóa luận
Chương I: Lý luận chung về hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ.
Chương II: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO PHỤ
1.1 Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ.
1.1.1.1 Trên thế giới
Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII ở châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, trong khi đó mọi người dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu. Do đó mà rủi ro nhà bị bắt lửa là rất dễ xảy ra. Để đề phòng nguy cơ xảy ra rủi ro này thì vào ban đêm ở các thành phố thị trấn đều có đội tuần tra để nhắc nhở các nhà về nguy cơ cháy đồng thời nhà nào cũng dự trữ các xô chứa nước để kịp thời dập những đám cháy nhỏ. Còn khi có ngôi nhà nào đó bị cháy rụi thì tất cả các hàng xóm sẽ hợp sức với nhau để giúp xây dựng lại ngôi nhà. Hoạt động này chỉ mang tính chất tương hỗ, giúp đỡ nhau chứ không mang tính chất bảo hiểm.
Hiệp hội bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức năm 1591 mang tên Feuer Casse, một thời gian ngắn sau đó đã xuất hiện thêm một vài công ty nữa nhưng không để lại dấu ấn gì lớn cho tới giữa thế kỷ 17. Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến đám cháy khủng khiếp ở thủ đô Luân Đôn kéo dài bảy ngày, tám đêm (bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666 đến ngày 9/9/1666) thiêu hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 137 văn phòng, 87 nhà thờ trong đó có cả nhà thờ Saint Paul và trụ sở của Lloyd’s người ta mới ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hiệu quả. Như vậy, thảm họa này đã kích thích sự ra đời của một nghiệp vụ bảo hiểm mới – Bảo hiểm cháy.
Năm 1667 ở Anh, văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập lấy tên gọi là “The fire office” với tiền thân là những người lính cứu hỏa Luân Đôn. Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đầu tiên (Công ty Friendly Society) ra đời, hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống chi phí cố định, tức là người được bảo hiểm phải chịu một phần tổn thất khi rủi ro xảy ra. Sau đó hàng loạt các công ty bảo hiểm cháy khác ra đời ở Anh như: Amicable (1696), Hand in hand (1696), Sun Fire Office (1710), Union (1714) và các công ty này vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Sau nước Anh, bảo hiểm cháy đã lan dần sang các nước khác trên lục địa Châu Âu: ngay từ năm 1677, tại Hambourg (Đức) đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố; năm 1684, công ty bảo hiểm đầu tiên ở Pháp chính thức đi vào hoạt động.
Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới: Công ty bảo hiểm đầu tiên thành công ở Mỹ là công ty bảo hiểm tương hỗ do Benfamir Franklin và một số thành viên khác sáng lập năm 1752, mang tên The Philadenphia Contributionship chuyên bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà cửa. Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Mỹ mang tên là The insurance company of North America được thành lập năm 1792. Tại Nhật, bảo hiểm cháy đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nghiệp vụ truyền thống với doanh thu phí hàng năm rất cao, năm 1993 doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy đạt 1.017.008 triệu yên chiếm 15,5% tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm cháy ngoài các rủi ro chính như cháy, nổ, sét đánh còn bao gồm các rủi ro phụ hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, lũ lụt, cháy ngầm dưới đất, hệ thống phòng cháy, chữa cháy bị rò rỉ nước, máy bay và các phương tiện hàng không rơi vào làm tài sản bị cháy, nổ hay thiệt hại do bạo loạn, đình công… từ đó hình thành nên nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ.
1.1.1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam thì đây cũng là một nghiệp vụ được triển khai sớm vào cuối những năm 1989 sau khi có quyết định 06/ TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Sau một thời gian thực hiện để phù hợp hơn với thực tế Bộ Tài Chính đã ban hành thêm một số quyết định: quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới và quyết định số 212/TCQĐ ngày 12/4/1993 ban hành biều phí bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ với mức phí tối đa thay cho biểu phí cũ theo quyết định số 142/TCQĐ và mới nhất là quyết định 28/2007/QĐ- BTC ngày 24/04/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy bắt buộc. Với việc ban hành nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã làm cho thị trường bảo hiểm cháy trở nên là chiếc bánh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm.
Tính đến năm 1990 thì nước ta đã có khoảng 16 doanh nghiệp triển khai nghiệp vụ này với giá trị bảo hiểm lên tới 6200 tỷ đồng. Mặc dù đối tượng bảo hiểm chủ yếu của doanh nghiệp là các kho xăng dầu, còn phần lớn các khách sạn, chợ, nhà máy … có giá trị lớn vẫn chưa được bảo hiểm xong năm 1994 thì loại hình này đã được triển khai ở hầu hết 53 tỉnh thành phố với tổng giá trị bảo hiểm 27.000 tỷ đồng . Còn giai đoạn 1994-1995 thì có sự xuất hiện của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh, Pjico, Bảo Long… đã hâm nóng thị trường bảo hiểm cháy. Từ đó cho đến nay thì chúng ta tiếp tục chứng kiến sự phát triển đa dạng và sôi động của thị trường bảo hiểm cháy với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như VASS, PTI, BIC, MIC, ABIC…Và từ ngày 01/01/2008 cuộc cạnh trạnh trong thị trường bảo hiểm cháy càng diễn ra khốc liệt hơn, khi Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được khai thác sản phẩm bảo hiểm trong đó có bảo hiểm cháy nổ.
1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ ra đời có tác dụng rất lớn đối với không chỉ các cá nhân, tổ chức mà còn cho toàn xã hội. Điều đó được thể hiện :
+ Góp phần khắc phục tổn thất từ đó ổn định sản xuất và sinh hoạt của con người.
Nếu xảy ra cháy lớn, khi chưa có nghiệp vụ này thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể phá sản đặc biệt khi giá trị tài sản lớn. Nhưng khi tham gia bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ thì lúc đầu họ chỉ bỏ ra một khoản tiền không lớn để nhận được sự cam kế bồi thường trong tương lai khi có rủi ro xảy ra từ phía nhà bảo hiểm. Khi không may gặp rủi ro sẽ được nhanh chóng bồi thường để ổn định sản xuất kinh doanh.
Có thể nói khi tham gia bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã tự trang bị cho mình tấm lá chắn kinh tế hữu hiệu từ đó họ có thể yên tâm sản xuất mở rộng, góp phần chống thất nghiệp, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con người, từ đó phát triển xã hội.
+ Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ góp phần tích cực vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Tham gia bảo hiểm cháy đồng thời thực hiện những biện pháp phòng cháy, chữa cháy hữu hiệu nhất. Cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu gây nên thiệt hại lớn, nhiều lúc còn mang tính thảm họa. Do đó các công ty phối hợp với khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất như: tập huấn về phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ khách hàng thiết bị phòng cháy, trích một phần phí để hạn chế tổn thất..
+ Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng cháy và tham gia bảo hiểm:
Cần thực hiện công tác thống kê vì để xác định chính xác tỷ lệ phí, tỷ lệ tổn thất, tỷ lệ bồi thường. Thông qua thống kê bảo hiểm về các vụ cháy ở quá khứ, cũng như xác xuất xảy ra vụ cháy để xác định được thông tin đảm bảo, nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro này. Công ty có thể tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy và tác hại của rủi ro này từ đó nâng cao nhận thức của người dân.
+ Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và nhà nước
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm : việc triển khai nghiệp vụ này làm cho DNBH đa dạng hóa được sản phẩm, tăng doanh thu phí và lợi nhuận bằng cách khi số phí này nhàn rỗi các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đem đi đầu tư sinh lời. Có thể đầu tư vào các hạng mực như: bất động sản, chứng khoán, cho ngân hàng vay lãi… đem lại lợi nhuận đầu tư lớn và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp mở rộng được quy mô doanh nghiệp tạo lập thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.
Nếu khi rủi ro xảy ra, khi tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này, người dân và doanh nghiệp, các tổ chức sẽ nhanh chóng khắc phúc được hậu quả. Rủi ro xảy ra có thể làm cho người dân mất đi chỗ ở, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thất nghiệp…ảnh hưởng đến cuộc sống của xã hội. Ngoài ra nhà nước còn thu thêm được từ các doanh nghiệp 1 khoản thuế bổ sung vào ngân sách nhà nước.
Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO, cơ hội mở ra cho nước ta rất lớn, nền kinh tế phát triển hơn trong quá trình hội nhập, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, khi tham gia bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ sẽ làm cho các nhà đầu tư an tâm hơn để đầu tư vào nước ta. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.3 Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ
1.1.3.1 Các khái niệm cơ bản
+ Cháy : là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.
+ Nổ : là phản ứng hóa học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý, đến các vật xung quanh.
+ Sét : là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm.
+ Đơn vị rủi ro : Khi những tài sản ở trên các tòa nhà, kho tàng khác nhau và mỗi tòa nhà, kho tàng cách nhau một khoảng trống lớn hơn khoảng cách tối thiểu h có bức tường chống lửa ở giữa các tòa nhà, kho tàng được gọi là đơn vị rủi ro hoặc rủi ro riêng biệt.
+ Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là các cơ sở được quy định tại phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ – CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
+ Mức khấu trừ là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
1.1.3.2 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ là: Tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đối tượng này được phân thành các loại như sau:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).
- Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho.
- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
- Các loại tài sản khác: kho, bãi, chợ...
Việc phân loại này nhằm mục đích xác định phí bảo hiểm cho chính xác và dễ dàng hơn; làm cho công tác đánh giá và quản lý rủi ro có lợi hơn; làm cho công tác giám định và bồi thường chuẩn xác hơn, hạn chế tối đa sự khiếu nại bồi thường không cần thiết.
b. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi BH là giới hạn các rủi ro được BH và giới hạn trách nhiệm của các công ty BH. Trong BH cháy, nhà BH có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí sau:
- Những thiệt hại do những rủi ro được BH gây ra cho TS .
- Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất TS được BH trong và sau khi cháy.
- Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy.
* Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm cháy nổ rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Rủi ro chính : “Cháy” (rủi ro A)
Rủi ro này thực chất bao gồm: cháy, sét, nổ..
+ Cháy : cháy sẽ được bảo hiểm nếu có đủ 3 yếu tố: Cháy phải thực sự phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng và lửa đó phải là ngẫu nhiên, bất ngờ phát ra, chứ không phải do cố ý, có chủ định. Tuy nhiên, nếu cháy xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm thì vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy hoặc là do nhiệt hoặc khói gây ra.
+ Sét : Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Tức là nếu sét đánh mà không làm huỷ hoại giá trị của tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
Cần lưu ý rằng khi sét đánh phá huỷ trực tiếp các thiết bị điện tử thì được bồi thường, còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì không được bồi thường.
+ Nổ : Nổ trong rủi ro nhóm A, phạm vi bảo hiểm gồm:
Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt.
Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà chứ không phải phục vụ cho sản xuất trong các xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt.
Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm. Như vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy:
Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ mà không gây cháy thì không được bồi thường. trừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện là sự nổ đó không phải là do các nguyên nhân bị loại trừ.
Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy: Thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thì không được bồi thường
* Các rủi ro phụ.
Ngoài những rủi ro chính đã kể ở trên, trong các đơn bảo hiểm cháy còn có thêm các rủi ro phụ. Nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các rủi ro phụ khi người tham gia bảo hiểm đã tham gia các rủi ro chính. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn các rủi ro phụ mà họ thấy cần thiết. Họ phải trả thêm phí cho các rủi ro phụ này.
Các rủi ro phụ gồm có:
- Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào gây ra cháy.
- Nổi loạn, đình công, bế xưởng, bạo động dân sự hoặc hành động của những người tham gia các cuộc gây rối hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị.
- Động đất.
- Lửa ngầm dưới đất.
- Cháy mà nguyên nhân là do bản thân tài sản tự lên men, tỏa nhiệt hay bốc cháy.
- Giông tố, bão táp và lũ lụt.
- Vỡ, tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn.
- Xe cộ, súc vật không thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào.
- Nước chảy hoặc rò rỉ ra từ thiết bị vòi phun sprinkler tự động lắp sẵn trong nhà.
* Rủi ro loại trừ.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau gây ra:
- Tổn thất do hành động cố ý hay đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.
- Những tổn thất có liên quan đến hàng hóa nhận ủy thác hoặc kí gửi, trừ khi những hàng hóa đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.
- Tiền, chứng khoán, kim loại quý, đá quý, thư bảo lãnh, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Chất nổ nhưng không bao gồm: nhiên liệu, xăng dầu.
- Người, thực vật và động vật sống.
- Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn Bảo hiểm hàng hải hay thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải.
- Tài sản bị mất cắp hay bị cướp.
- Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba.
- Những thiệt hại nằm trong phạm vi mức miễn thư