Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở nước ta. Đường lối và các chính sách được hoạch định và tổ chức thực hiện trong hơn 20 năm qua đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn cả nước được cộng đồng Quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực (dẫn từ [22]). Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và thực phẩm quốc gia.

pdf73 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC TRẦN VĂN SINH THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC TRẦN VĂN SINH THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Y học Dự phòng Mã số: 60 72 73 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN HÀM Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các bộ môn, các giảng viên Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Hàm, Người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Nhân dịp này tôi xin chân thành ơn Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, cán bộ công chức Sở Y tế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các bác sĩ, cán bộ Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn, Phòng Y tế huyện Lục Ngạn, Trạm Y tế xã Quý Sơn, Trạm Y tế xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2009 Tác giả Trần Văn Sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động nông nghiệp 3 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật 7 1.3. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn 14 1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của người lao động 16 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 20 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 23 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 24 2.6. Vật liệu, phương tiện, nguồn lực 25 2.7. Phương pháp khống chế sai số 25 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 25 2.9. Phương pháp xử lý số liệu 25 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải 29 3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 36 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 41 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41 4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp 45 4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 50 KẾT LUẬN 54 KIẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động BHLĐ: Bảo hộ lao động BVTV: Bảo vệ thực vật CS: Cộng sự HCBVTV: Hóa chất bảo vệ thực vật NXB: Nhà xuất bản Nxb: Nhà xuất bản Pp: Page (trang) SL: Số lượng TL: Tỷ lệ TMH: Tai mũi họng Tr: Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC BẢNG Nội dung Trang Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu phân theo trình độ học vấn .......................... 26 Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi, giới ............................................... 26 Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi nghề .............................................. 27 Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng BHLĐ ở đối tượng nghiên cứu ..................... 27 Bảng 3.5. Tình hình sử dụng HCBVTV ...................................................................................... 28 Bảng 3.6. Một số chứng bệnh thường gặp .................................................................................... 29 Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi đời ........................................................... 30 Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi nghề ....................................................... 30 Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời ...................................................... 31 Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi đời ......... 32 Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi nghề .. 32 Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi đời ....................................... 33 Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề ................................... 33 Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi đời 34 Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi nghề 34 Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi đời ....................................... 35 Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi nghề ................................... 35 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng quần áo BHLĐ với bệnh viêm da dị ứng ....................................................................................................................................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với chứng đau đầu .................................................................................................................................................................. 37 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm mũi họng mạn tính .................................................................................................................. 37 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm kết mạc mắt ....................................................................................................................................... 38 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ............................................................................................................... 39 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm da dị ứng ............................................................................................................................................... 39 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với bệnh viêm kết mạc mắt ............................................................................................................................................................................... 40 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với bệnh viêm da dị ứng .............................................................................................................................................................................. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Biểu đồ 3.1. Thực trạng sử dụng các loại HCBVTV .......................................... 28 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời ........................................ 31 Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng kính bảo hộ với bệnh viêm kết mạc ............................................................................................................................ 36 Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với chứng đau đầu, viêm mũi họng mạn tính, viêm kết mạc 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở nước ta. Đường lối và các chính sách được hoạch định và tổ chức thực hiện trong hơn 20 năm qua đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn cả nước được cộng đồng Quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực (dẫn từ [22]). Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và thực phẩm quốc gia. Kinh tế trang trại có xu hướng phát triển mạnh và đang là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Tuy nhiên những vấn đề về môi trường có ảnh hưởng tới sức khỏe, phát triển bền vững và những phát sinh nội tại đang đòi hỏi chúng ta về sự cần thiết phải có sự quan tâm, đánh giá. Quá trình canh tác nông nghiệp nói chung, trồng vải nói riêng luôn luôn tạo ra sự giao lưu, chuyển đổi của các thành phần sẵn có về môi trường sinh thái. Những chất mà con người đưa vào môi trường theo mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây vải bao gồm các sản phẩm từ phân bón, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột và các loại hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng đều đáng phải quan tâm. Lợi ích của phân bón, hoá chất trừ sâu diệt cỏ và các hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng của cây nông nghiệp đã được khẳng định từ thời thượng cổ. Tuy nhiên những bất cập, ảnh hưởng có hại của phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đã và đang là vấn đề khó giải quyết của các nhà khoa học cũng như cả cộng đồng, đặc biệt là sự ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khoẻ của con người (dẫn từ [16], [18]). Bắc Giang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 3.823,3 km2, trong đó diện tích nông nghiệp là 260.906 ha. Năm 2007 cả tỉnh Bắc Giang có 2.935 trang trại, tăng 2.549 trang trại so với năm 2002. Các trang trại đã thu hút, giải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên quyết việc làm cho 8.842 lao động, trong đó có 3.908 lao động thường xuyên. Đặc biệt đối với cây vải đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn nhất cả nước với diện tích là 39.835 ha, tổng sản lượng đạt 228.000 tấn, tăng gấp 4 lần so với năm 2002, góp phần quan trọng vào việc xoá đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh (dẫn từ [23], [33], [34], [35]). Khu chuyên canh vải đã tạo ra một môi trường sinh thái mới bao gồm các sinh vật sẵn có đã có sự thay đổi về tỷ lệ, đồng thời đã tăng tỷ lệ một số sinh vật mới phù hợp với môi trường như các loại chim ăn quả tăng lên, quần thể muỗi và một số côn trùng khác cũng thay đổi…Tất cả sự chuyển đổi sinh thái và ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là cơ cấu một số bệnh thường gặp trong cộng đồng dân cư. Thực tế có rất nhiều vấn đề được quan tâm đối với người chuyên canh vải. Song việc trước mắt là phải xem xét các chứng, bệnh thường gặp ở người chuyên canh vải có gì khác so với các đối tượng lao động khác. Đồng thời xem xét một số yếu tố liên quan có thể tác động đến tần xuất mắc các chứng, bệnh ở các đối tượng này. Vấn đề đặt ra là: Cơ cấu bệnh tật cũng như các vấn đề sức khỏe có liên quan của người dân chuyên canh vải Lục Ngạn ra sao? Vấn đề sức khoẻ nào mang tính đặc thù và các yếu tố nào có liên quan đến sức khỏe ở đối tượng chuyên canh vải? Có gì khác với các cộng đồng canh tác nông nghiệp khác không? Để trả lời những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; 2. Xác định một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Sức khỏe và bệnh tật của ngƣời lao động nông nghiệp Sức khoẻ luôn gắn liền với các tác động của môi trường. Sức khỏe môi trường là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường sinh thái bao quanh. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khoẻ của mỗi người: Yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường tự nhiên và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khoẻ tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nghề nông ở nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng, nhiễm nhiều bệnh tật như các nghề khác do tính đa dạng của công việc. Có rất nhiều bệnh mang tính chất đặc thù đối với đối tượng lao động nông nghiệp. Bệnh nhiễm ký sinh trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm ngoài da do nấm, vi trùng, ấu trùng sán vịt…Các bệnh đường ruột cũng thường gặp ở người lao động bởi họ phải làm việc trong môi trường thiên nhiên và tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của một số tác giả trong nước cho thấy tỷ lệ người lao động nông nghiệp, nông thôn mắc các bệnh giun là khá cao, đặc biệt là các bệnh giun đũa (50 – 80%), các bệnh do giun móc (20 – 30%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh này là do việc xử lý phân không tốt, sử dụng phân còn tồn tại nhiều trứng giun như phân tươi, phân chưa ủ trong canh tác nông nghiệp (dẫn từ [12]). Môi trường nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm như ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Không riêng gì ở thành phố và các khu công nghiệp mà hiện nay ở địa bàn nông thôn cũng đang là mối quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hội. Các chất thải sinh hoạt không được xử lý, phân hữu cơ được sử dụng bừa bãi trong nông nghiệp khi chưa ủ đủ thời gian. Việc sử dụng phổ biến các loại phân này ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đang hàng ngày phân huỷ ra các chất hoá học gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm không khí ở môi trường lao động nông nghiệp thường cao hơn các khu vực khác, bởi trong quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ sản phẩm cuối cùng là CO2 và các khí như H2S, SO2, CH4. Indol, Scatol…cũng có hàm lượng cao bởi trong quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất trung gian này sẽ xuất hiện. Các sản phẩm có nguồn gốc Nitơ thường tăng cao ở khu vực chứa phân và khi chăm bón cây trồng, bởi lẽ người nông dân sử dụng phân chưa ủ đủ thời gian, nên quá trình ô nhiễm là liên tục, thường xuyên (dẫn từ [3], [7], [15], [19], [31]). Yếu tố hóa học môi trường, đặc biệt là tình trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp nói chung, vùng chuyên canh vải nói riêng đã ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ cộng đồng. Tuỳ theo mức độ ô nhiễm mà các ảnh hưởng đó bao gồm cả những dấu hiệu cấp tính và mạn tính nhưng nhìn chung thường gây nên sự tích luỹ và ảnh hưởng mạn tính. Các ảnh hưởng chủ yếu gây nên các rối loạn bệnh lý kiểu bệnh môi trường (các hoá chất và kim loại nặng, khí hậu và thời tiết bất lợi, các vi sinh vật…). Một số sản phẩm do các chất hoá học phân giải từ phân hữu cơ như NH3, H2S có thể gây các phản ứng, bệnh lý cấp tính về hô hấp, mũi họng nên cũng tác động nhiều đến sức khoẻ người nông dân. Các tác giả trong nước đều cho một nhận định nhất quán là tỷ lệ bệnh hô hấp và bệnh mũi họng của người dân tiếp xúc với các loại phân hữu cơ thường cao hơn những người khác trong gia đình, bởi vì các chất ô nhiễm thường xuyên kích thích trong quá trình lao động, trong khi người lao động không có các trang thiết bị BHLĐ phù hợp nhằm bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và đường mũi họng. Dẫn từ [5], [6], [8], [10], [14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.1. Bệnh do khí hậu thời tiết Người nông dân nói chung và người dân chuyên canh vải nói riêng cũng dễ bị say nắng, say nóng và các bệnh khác do điều kiện vi khí hậu bất thường, thậm chí có người chết. Bệnh say nắng là do tác động của bức xạ cực tím tác động vào khu vực trung tâm nằm ở hành não. Bệnh say nóng là do tích nhiệt trong quá trình lao động ở môi trường nóng bức. Do không được quan tâm đúng mức nên đã có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng hoặc đã xảy ra các rối loạn bệnh lý lâu ngày không được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhóm các bệnh có liên quan đến môi trường lao động sản xuất ở nông thôn có rất nhiều và cần phải nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn (dẫn từ [17], [24]). 1.1.2. Các bệnh hô hấp Các nghiên cứu trong nước cho thấy mô hình bệnh tật ở nước ta vẫn là mô hình của những nước nghèo, mà chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng. Trong thực tế thì các bệnh hô hấp ở nông dân luôn luôn cao. Bởi vì nhiễm khuẩn hô hấp dễ mắc hơn các nhiễm khuẩn khác do diện tích tiếp xúc của bộ máy hô hấp với môi trường là cao nhất trong cơ thể. Suy dinh dưỡng có tỷ lệ cao trong cộng đồng nông dân nước ta, làm cho miễn dịch của con người bị giảm thiểu, đặc biệt là miễn dịch chống các bệnh nhiễm trùng thường gặp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta còn tương đối cao, cho nên miễn dịch của cơ thể sẽ bị kém so với người bình thường trong đó có miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng do thiếu đạm, thiếu vitamin A… Nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn là bệnh hay gặp trong cộng đồng (dẫn từ [11], [13]). Một số loại HCBVTV tác động trực tiếp lên tế bào gây kích thích và cũng huỷ hoại tế bào niêm mạc đường hô hấp gây bệnh đã được nghiên cứu nhiều. Do đó các bệnh hô hấp cũng thường gặp ở người nông dân nói chung và nông dân chuyên canh vải như viêm phế quản, viêm phổi… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.3. Các bệnh tiêu hoá Nhiều nghiên cứu cho thấy người nông dân lao động trong điều kiện thời tiết nóng, phân phối máu nội tạng thiếu và mất thăng bằng muối nước, thường ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hoá, bệnh đường ruột có cơ hội gia tăng. Bệnh tiêu hoá mắc phổ biến ở người nông dân là viêm dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hoá…[20], [25], [26], [27]. Năm 1997 Trường đại học Y Hà Nội thông báo: tại một số xã ở Kim Bảng, Hà Nam trong 100.000 người có 1097 người mắc bệnh tiêu hoá. Tập quán sử dụng phân tươi vẫn rất phổ biến. Riêng ở Hà Nội hàng ngày thải ra 550.000 tấn phân trong đó thu gom mới được khoảng 30 – 35%. Đó chính là một nguyên nhân quan trọng làm nhiễm bẩn đất, nước mặt và ngay cả nguồn nước sạch và thực phẩm nhất là rau quả tươi [4]. 1.1.4. Các bệnh da, niêm mạc Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy người nông dân ở nước ta cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh tật như các nghề khác do tính đa dạng của công việc. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh mang tính chất đặc thù. Bệnh nhiễm trùng, kí sinh trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm, dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân [31], [38]. Người nông dân dễ bị nhiễm độc các loại hóa chất trừ sâu, diệt cỏ do sử dụng rộng rãi vì nhiều mục đích khác nhau nhưng không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Các bệnh dị ứng cũng thường gặp như dị ứng với côn trùng, phấn hoa gây mề đay hoặc co thắt khí phế quản trong mùa thu hoạch hoặc chăm sóc các cây lương thực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động nông nghiệp 1.2.1. Môi trường nông nghiệp, nông thôn Trong những năm qua nhờ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn, góp phần tăng tổng sản phẩm trong nước, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân. Cùng với sự nỗ lực của nhân dân, nhà nước đã giành nguồn đầu tư đáng kể để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thiết bị máy móc, điện, thuốc bảo vệ thực vật và cải thiện điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành sản xuất và kinh doanh hoá chất phát triển rất mạnh, đặc biệt là hoá chất dùng trong nông nghiệp. Hoá chất dùng trong nông nghiệp được sản xuất và sử dụng nhiều
Tài liệu liên quan