Luận văn Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tại Quận 11- Thành phố Hồ Chí Minh

- Con người ngoài là một thực thể sinh lý còn là một thực thể mang bản chất tâm lý-xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý có ý nghĩa xã hội được hình thành do kết quả tác động qua lại giữa họ với nhau, giữa họ với các sự vật, hiện tượng xung quanh trong từng hoạt động. Con người càng hoạt động thì càng có cơ hội khám phá, hiểu biết và phát triển. Vì thế, họ cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể giúp họ tự kiểm soát được hành vi của bản thân và kiểm soát được môi trường xung quanh một cách thành công. Nói cách khác, để sống tốt và hoạt động hiệu quả, con người cần phải có những kỹ năng sống. Kỹ năng sống có thể được hình thành một cách tự nhiên qua trãi nghiệm hoặc có thể thông qua giáo dục-học tập, rèn luyện. - Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho trẻ đồng thời giúp hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức, góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa, hội nhập quốc tế về quan hệ kinh tế, giao lưu văn hóa, của đất nước một số thanh thiếu niên học sinh thiếu hiểu biết về thực tế cuộc sống, chưa được rèn dạy kỹ năng sống, có khi lại sớm phải tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu. - Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên tức lứa tuổi học sinh bậc trung học cơ sở (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học trễ) là lứa tuổi đang ở thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của trẻ. Các em cần được quan tâm giáo dục, rèn luyện nhiều hơn những kỹ năng cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống. 1.2. Tính khả thi của đề tài - Căn cứ chỉ thị 40/2008/ CT – BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch số 1842/GDĐT – TrH ngày 29/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 và kế hoạch số 606/KH – GDĐT ngày 16/9/2008 của Phòng giáo dục và đào tạo Quận 11 thì rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở là một trong 5 nội dung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống và công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở được quan tâm nhiều hơn từ trước tới nay. - Bản thân tác giả hiện đang công tác tại một trường trung học cơ sở của Quận 11, có một số điều kiện tối thiểu để tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc học này. Từ một số lý do trên, đề tài: “Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tại Quận 11- Thành phố Hồ Chí Minh”được thực hiện.

pdf93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tại Quận 11- Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP.HOÀ CHÍ MINH ___________________ Traàn Thò Myõ Haïnh Chuyeân ngaønh : Quaûn lyù Giaùo duïc Maõ soá : 60 14 05 LUAÄN VAÊN THAÏC SĨ GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC PGS-TS. ÑOAØN VAÊN ÑIEÀU Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên : TRẦN THỊ MỸ HẠNH, học viên cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục, khóa 17 (2006-2009) tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đoàn Văn Điều thì kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn là do chính bản thân tôi thực hiện và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan TRẦN THỊ MỸ HẠNH LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:  Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm TPHCM.  Quý Thầy Cô Phòng Khoa Học Công Nghệ & Sau Đại Học Trường Đại học Sư Phạm TPHCM.  Ban chủ nhiệm Khoa Tâm Lý Giáo Dục Trường ĐHSP TPHCM.  Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 17.  Ban lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo Quận 11 TPHCM.  Ban giám hiệu, quý Thầy Cô, quý phụ huynh và các em học sinh tại các trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Chu Văn An, Lê Anh Xuân, Lữ Gia, Hậu Giang, Phú Thọ thuộc Quận 11 TPHCM đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu nhằm hoàn thành tốt luận văn này.  Đặc biệt cảm ơn PGS.TS Đoàn Văn Điều đã hướng dẫn tận tình và hết lòng giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp chân tình góp ý thêm. TRẦN THỊ MỸ HẠNH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài - Con người ngoài là một thực thể sinh lý còn là một thực thể mang bản chất tâm lý-xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý có ý nghĩa xã hội được hình thành do kết quả tác động qua lại giữa họ với nhau, giữa họ với các sự vật, hiện tượng xung quanh trong từng hoạt động. Con người càng hoạt động thì càng có cơ hội khám phá, hiểu biết và phát triển. Vì thế, họ cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể giúp họ tự kiểm soát được hành vi của bản thân và kiểm soát được môi trường xung quanh một cách thành công. Nói cách khác, để sống tốt và hoạt động hiệu quả, con người cần phải có những kỹ năng sống. Kỹ năng sống có thể được hình thành một cách tự nhiên qua trãi nghiệm hoặc có thể thông qua giáo dục-học tập, rèn luyện. - Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho trẻ đồng thời giúp hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức, góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa, hội nhập quốc tế về quan hệ kinh tế, giao lưu văn hóa,… của đất nước một số thanh thiếu niên học sinh thiếu hiểu biết về thực tế cuộc sống, chưa được rèn dạy kỹ năng sống, có khi lại sớm phải tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu. - Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên tức lứa tuổi học sinh bậc trung học cơ sở (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học trễ) là lứa tuổi đang ở thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của trẻ. Các em cần được quan tâm giáo dục, rèn luyện nhiều hơn những kỹ năng cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống. 1.2. Tính khả thi của đề tài - Căn cứ chỉ thị 40/2008/ CT – BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch số 1842/GDĐT – TrH ngày 29/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 và kế hoạch số 606/KH – GDĐT ngày 16/9/2008 của Phòng giáo dục và đào tạo Quận 11 thì rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở là một trong 5 nội dung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống và công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở được quan tâm nhiều hơn từ trước tới nay. - Bản thân tác giả hiện đang công tác tại một trường trung học cơ sở của Quận 11, có một số điều kiện tối thiểu để tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc học này. Từ một số lý do trên, đề tài: “Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tại Quận 11- Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học cơ sở tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh, tìm ra các giải pháp để tiến hành các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm chuẩn bị cho các em tham gia vào việc học tập và đời sống một cách hiệu quả. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác giáo dục kỹ năng sống bậc trung học cơ sở ở các trường tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của các Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở. 4. Giả thuyết khoa học Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết trong hỗ trợ việc học tập và vận dụng vào đời sống của các em. Muốn việc giáo dục những kỹ năng này hiệu quả hơn cần có sự tham gia của các lực lượng giáo dục dưới sự quản lý của Hiệu trưởng trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS Phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, tham khảo các văn bản chỉ đạo của ngành, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS Tìm hiểu thực trạng vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS. 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng : 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ, sách, tạp chí, công trình nghiên cứu để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo Thực hiện tại 6/9 trường THCS tại Quận 11 với các mẫu điều tra dự kiến dành cho các đối tượng sau : Cán bộ quản lý trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Cán bộ Đoàn-Đội), Giáo viên, Học sinh khối lớp 8, 9 để nắm được thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho các em. 6.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn, trò chuyện với các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các Cán bộ đoàn thể, với các giáo viên, với đại diện Hội Cha mẹ học sinh, một số học sinh đại diện các khối lớp, đại diện các Chi đội, … 6.4. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động của nhà trường, của đoàn thể, của thầy và trò thông qua dự giờ một số bộ môn (Văn học, Sinh vật, Giáo dục công dân, Thể dục, Mỹ thuật, …), thông qua các buổi Sinh hoạt của Hội đồng giáo dục, các buổi Sinh hoạt dưới cờ, các buổi Sinh hoạt ngoại khóa, Sinh hoạt Đội thiếu niên, các tiết Sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ chơi, nề nếp đầu giờ và cuối buổi học, các buổi tham quan dã ngoại, … 6.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Theo dõi các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh nhằm tìm hiểu về các kỹ năng được biểu hiện, vận dụng trong học tập, giao tiếp ứng xử của các em. 6.6. Phương pháp thống kê toán học Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lý các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học. 7. Giới hạn đề tài Đề tài này được thực hiện tại 6/9 trường THCS công lập của Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ nghiên cứu trong giới hạn quản lý giáo dục một số kỹ năng sống đối với học sinh 2 khối lớp 8 và 9 (chủ yếu là những kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ thầy trò, bạn bè,… trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống). Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là : kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và kỹ năng đóng vai trò then chốt [36]. Chính thái độ tích cực, năng động, dấn thân,... và những kỹ năng cần thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người học tự tin để vững bước tới một tương lai có định hướng. Riêng về giáo dục kỹ năng sống tuy chỉ mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Và có nơi, giáo dục kỹ năng sống không chỉ là một sinh hoạt ngoại khóa mà còn là một môn học chính qui ở nhà trường. Ở Việt Nam, dù giáo dục kỹ năng sống được du nhập vào ngay sau đó nhưng triết lý và phương pháp giáo dục kỹ năng sống ít nhiều hãy còn lạ lẫm đối với xã hội ta nên chưa được sự quan tâm đúng mức [21, tr.2]. Hơn nữa, giáo dục tại Việt Nam nhìn chung còn kém phát triển. Ngoại trừ một số rất ít các trung tâm giáo dục phi chính quy như Trung tâm ABS Training, Trung tâm dạy nghề GDVT Swisscontact, Công ty Tâm Việt ở Hà Nội, Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam phối hợp với Báo Người lao động, Cung văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm học tập cộng đồng ở một số địa phương... hay một số trường giáo dục trẻ khuyết tật, một số ít trường tiểu học trọng điểm ở Hà Nội,... có các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Còn lại, các trường phổ thông nhất là các trường từ bậc trung học cơ sở trở lên chưa quan tâm nhiều cũng như chưa tạo ra được môi trường học tập trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho thanh thiếu niên học sinh. Cho nên giới trẻ Việt Nam nhìn chung còn kém so với thanh thiếu niên tại các nước phát triển. Trong khi đó, bản lĩnh sống của thanh thiếu niên trong xã hội ngày càng chuyên môn hoá cao như xã hội Việt Nam hiện nay không thể thiếu được và cần phải được nâng cao hơn ở hai mảng kỹ năng đó là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà có thể gọi chung là những kỹ năng cuộc sống [35]. Kể từ năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT nước ta đã phát động trong các trường phổ thông trên toàn quốc phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm mang lại cho học sinh cả nước một "môi trường giáo dục an toàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội". Hưởng ứng phong trào này, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội đã phối hợp với Ban dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sở một số nội dung thiết thực. Một trong những hoạt động đó là chương trình Tập huấn giáo dục kỹ năng sống và bình đẳng giới tổ chức tại Hà Nội vào 5 ngày đầu tháng 10/2008 cho các giáo viên cốt cán một số trường THPT của 11 tỉnh phía Bắc tham gia. (Trong thời gian tới, nội dung hoạt động trên sẽ được Trung tâm triển khai tiếp tục cho các tỉnh phía Nam). Qua đợt tập huấn này, giáo viên sẽ biết cách hình thành cho học sinh các kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt mục tiêu, ... biết cách giúp các em hiểu kỹ hơn về giới và bình đẳng giới cùng các tri thức thiết yếu để hiểu biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng. Đồng thời chính bản thân giáo viên được củng cố và phát triển nhiều kỹ năng khác như hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch, xử lý tình huống, các cách giải quyết vấn đề,... mà các học sinh cần được trang bị để tồn tại, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống và phát triển tốt trong một xã hội đầy biến động như hiện nay... Từ đó, tháng 11/2008 Phòng tư vấn và hỗ trợ đào tạo Trường THPT Lương Thế Vinh ở Ba Vì, Hà Tây đã xây dựng môn học “Kỹ năng sống và học tập hiệu quả” nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng sống, những công cụ học tập thích hợp nhằm đạt được kết quả cao trong học tập cũng như có thái độ sống tích cực [35]. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa,... chỉ mới lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vào trong các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ từng bộ môn. Bên cạnh đó, dần dần cũng có một số ít cá nhân giáo viên có hứng thú nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở một cách đơn lẻ, tự phát, sáng tạo. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cũng như nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở cả nước nói chung và trên địa bàn Quận 11 - Tp. Hồ Chí Minh nói riêng từ trước đến nay thật sự còn lạ lẫm, chưa được các đơn vị trường học cũng như các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện một cách có hệ thống. 1.2 . Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở tại Quận 11 1.2.1. Khái quát về địa bàn Quận 11 Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định từ ngày 01/07/1969 theo sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. Ban đầu gồm 4 phường được tách ra từ Quận 5 và Quận 6: Phường Phú Thọ (Quận 5 cũ), Phường Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (Quận 6 cũ). Sau đó lập thêm 2 phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh. (Bản đồ địa giới Quận 11- Nguồn : Ủy ban nhân dân Quận 11-Năm 2008) Sau ngày giải phóng 30/04/1975, địa bàn Quận 11 được giữ nguyên với 6 phường và 47 khóm. Đến ngày 01/06/1976 được phân chia lại thành 21 phường. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay Quận 11 có 16 phường. Quận 11 có tổng diện tích 513,58 ha, nằm ở Tây Nam thành phố. Giáp quận Tân Bình ở phía Bắc và Tây Bắc; phía Đông giáp Quận 5, Quận 10; phía Nam và Tây Nam giáp ranh Quận 6. Tính đến cuối năm 2007, quận 11 có dân số là 230.014 người, có 120.562 nữ (tỷ lệ 52,41%). Người Hoa có 108.003 người (tỷ lệ 46,95%), mật độ dân số trung bình là 44.540 người/km2. Hơn 30 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận 11 đã ra sức phấn đấu phát huy các nhân tố thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn thử thách thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và các mục tiêu nhiệm vụ của các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra trong từng thời kỳ. Đến nay kinh tế - xã hội của quận có những nét chuyển biến tích cực như sau :  Về kinh tế : - Giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1986-2000 tăng bình quân là 11%, giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 10,2%. Doanh thu thương mại - dịch vụ giai đoạn 1986-2000 tăng bình quân 18%, giai đoạn 2001-2004 tăng bình quân 16%. - Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ - sản xuất CN- TTCN. Cơ cấu thành phần kinh tế có bước chuyển đổi theo chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Tính đến nay, có hơn 900 doanh nghiệp dân doanh và hơn 10.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận, đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, hình thành các khu vực chuyên doanh cung cấp hành hóa cho các tỉnh và cả nước. - Công viên Văn hoá Đầm Sen không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng nhiều loại hình dịch vụ phong phú, hiện đại đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng tăng của nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của quận.  Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân : luôn được Đảng bộ, Chính quyền quận quan tâm đầu tư. Đến nay toàn bộ các hẻm trong quận đã được xi măng hoá; nhiều tuyến đường lớn được mở rộng, nhiều khu nhà ở, cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, thể dục thể thao được xây dựng... Đặc biệt trong năm 2003 - 2004 cùng với việc triển khai thực hiện các dự án lớn, các công trình trọng điểm, quận đã hoàn thành công tác giải toả di dời và tái định cư hơn 1.600 hộ dân khu vực Trường đua Phú Thọ, đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị của quận ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.  Hoạt động văn hoá xã hội : luôn được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hoá - thể thao được đầu tư mới và nâng cấp trở thành nơi vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá lành mạnh trong nhân dân. - Song song với việc phát triển các loại hình văn hoá văn nghệ, các phong trào rèn luyện thân thể theo chủ trương xã hội hoá, nhiều phong trào thi đua xây dựng các thiết chế văn hoá như : gương người tốt việc tốt, gia đình văn hoá, cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, ... đã bắt rễ sâu rộng, được đông đảo các ngành, các giới và quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. - Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động văn hoá - giáo dục - y tế - thể dục thể thao, nâng cao đời sống nhân dân, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận luôn ra sức chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục. Hàng năm tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% trở lên; trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 98% trở lên. Quận đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở.  Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội : tiếp tục được giữ vững và ổn định. Hiện nay trên địa bàn quận cơ bản không còn tệ nạn ma túy.  Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền quận 11 : Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức chính quyền Quận 11 có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, chuyên môn hóa. Hiện nay, bộ máy chính quyền Quận 11 chia thành các phòng ban hành chính và cấp phường. Mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng riêng, luôn đảm bảo hoạt động tốt để phục vụ nhân dân. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN QUẬN 11 1.2.2. Khái quát về Phòng giáo dục và đào tạo Quận 11  Phòng giáo dục và đào tạo quận 11 : là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Quận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND Quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố; có chức năng giúp UBND Quận quản lý nhà nước đúng chủ trương chính sách đối với toàn bộ hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền được UBND thành phố phân cấp. Phòng giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về Giáo dục và Đào tạo tại địa phương, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch do Sở Giáo dục - Đào tạo giao sau khi Sở đã thống nhất với UBND Quận giúp UBND Quận tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên các mặt công tác có liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường lớp, cơ sở giáo dục dạy nghề tập thể, tư nhân đóng trên địa bàn quận theo sự phân cấp của UBND Thành phố.  Khối các trường trung học cơ sở thuộc Phòng giáo dục và đào tạo quận 11: Trường THCS Trường THCS Trường THCS Nguyễn Văn Phú – Phường 3 Lê Quý Đôn – Phường 5 Nguyễn Huệ – Phường 5 Nguyễn Minh Hoàng – Phường 7 Chu Văn An – Phường 8 Lê Anh Xuân – Phường 10 Phú Thọ – Phường 12 Lữ Gia – Phường 15 Hậu Giang – Phường 16 (Nguồn : Ủy ban nhân dân Quận 11- Năm 2008) Tính đế
Tài liệu liên quan