Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, mỗi nền kinh tế đều mang một sắc thái riêng dựa theo văn hóa mỗi quốc gia. Vấn đề làm sao phát triển được kinh tế nhưng vẫn phù hợp với văn hóa truyền thống chung, đó một kế hoạch không dễ dàng. Việt Nam là nước thuần nông nghiệp, tỷ lệ nông dân vẫn chiếm đa số trong cơ cấu ngành nghề lao động của cả nước. Muốn tận dụng và phát huy nội lực cho lực lượng này, thì mô hình làng nghề truyền thống đang trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế.Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng có truyền thống từ hơn 600 năm nay, các sản phẩm gốm sứ đã từng được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng bởi ngoài vẻ đẹp truyền thống, các sản phẩm mang tính thực dụng cao, hơn nữa, gốm sứ Bát Tràng còn có những sản phẩm nghệ thuật được người tiêu dùng quan tâm và trân trọng.Sau khi được nhà nước quy hoạch để trở thành làng nghề điển hình của cả nước vào năm 2001, làng nghề Bát Tràng càng chứng tỏ vai trò của mình dựa trên những ưu điểm và lợi thế của riêng. Tuy nhiên, khi bước vào cơ chế thị trường mở, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, mô hình làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng thể hiện rõ sự thiếu bền vững, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Điểm yếu lớn nhất đó là làng nghề Bát Tràng không có một chiến lược đồng bộ dẫn đến sự khủng hoảng và không bắt kịp với thị trường hiện tại thậm chí bị lấn lướt trong chính thị trường nội địa.
118 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống Gốm sứ Bát Tràng tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỖ ĐỨC HẠNH
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG - TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2020.
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỖ ĐỨC HẠNH
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG - TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LƯU THANH TÂM
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Lưu Thanh Tâm
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 04 tháng 01 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1. TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch hội đồng
2. TS. Nguyễn Văn Trãi Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Ngọc Dương Phản biện 1
4. TS. Mai Thanh Loan Thư ký, ủy viên Hội đồng
5. TS. Lê Bá Hùng Anh Ủy viên Hội đồng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
i
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày tháng năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐỖ ĐỨC HẠNH Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 31/10/1983 Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1184011054
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Thực trạng sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống Gốm sứ Bát Tràng
tầm nhìn 2020.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng cơ sở lí luận về làng nghề, về các sản phẩm gốm sứ, lí luận về chiến
lược và tầm nhìn cho làng nghề truyền thống. Tìm hiểu thực trạng làng nghề truyền
thống gốm sứ Bát Tràng, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đưa ra chiến lược
và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho làng nghề. Nhằm phát triển và mở
rộng làng nghề Bát Tràng trong nền kinh tế mở như hiện nay.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/06/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/12/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Tiến sỹ Lưu Thanh Tâm
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Đỗ Đức Hạnh
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa học cũng như Luận văn này, tác giả xin trân
trọng cảm ơn đến các Thầy, Cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh nói chung, các Thầy, Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh
nói riêng trong suốt thời gian học tập tại trường.
“Đặc biệt, em xin trân trọng cám ơn Thầy Lưu Thanh Tâm đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này”.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các hộ sản xuất kinh doanh tại làng
nghề Gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả
trong việc thu thập dữ liệu cũng như những ý kiến đóng góp và phản biện
trong việc xây dựng bảng câu hỏi.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè gần xa đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin dành tặng một lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
bố mẹ, anh chị em và gia đình đã là chỗ dựa và nguồn động viên an ủi lớn
nhất trên con đường tìm kiếm tri thức.
Một lần nữa Tác giả trân trọng cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tác
giả để hoàn thành Luận văn này.
iv
TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, mỗi nền kinh tế đều
mang một sắc thái riêng dựa theo văn hóa mỗi quốc gia. Vấn đề làm sao phát triển
được kinh tế nhưng vẫn phù hợp với văn hóa truyền thống chung, đó một kế hoạch
không dễ dàng. Việt Nam là nước thuần nông nghiệp, tỷ lệ nông dân vẫn chiếm đa
số trong cơ cấu ngành nghề lao động của cả nước. Muốn tận dụng và phát huy nội
lực cho lực lượng này, thì mô hình làng nghề truyền thống đang trở thành một điểm
sáng trong bức tranh kinh tế.
Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng có truyền thống từ hơn 600 năm
nay, các sản phẩm gốm sứ đã từng được thị trường trong nước và nước ngoài ưa
chuộng bởi ngoài vẻ đẹp truyền thống, các sản phẩm mang tính thực dụng cao, hơn
nữa, gốm sứ Bát Tràng còn có những sản phẩm nghệ thuật được người tiêu dùng
quan tâm và trân trọng.
Sau khi được nhà nước quy hoạch để trở thành làng nghề điển hình của cả
nước vào năm 2001, làng nghề Bát Tràng càng chứng tỏ vai trò của mình dựa trên
những ưu điểm và lợi thế của riêng. Tuy nhiên, khi bước vào cơ chế thị trường mở,
đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, mô hình làng nghề truyền
thống gốm sứ Bát Tràng thể hiện rõ sự thiếu bền vững, từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu thụ. Điểm yếu lớn nhất đó là làng nghề Bát Tràng không có một chiến lược
đồng bộ dẫn đến sự khủng hoảng và không bắt kịp với thị trường hiện tại thậm chí
bị lấn lướt trong chính thị trường nội địa.
Đề tài sau khi phân tích thực trạng làng nghề Bát Tràng, rồi đưa ra các chiến
lược phát triển để góp một phần gìn giữ những sản phẩm mang tính truyền thống và
phát triển hơn nữa các sản phẩm này, cũng như mong muốn góp phần mở rộng mô
hình làng nghề truyền thống nói chung. v
ABSTRACT
In the context of global economic integration today, each economy will bring
a cultural character based on each country. The question is that how economic
development is but it is still suitable with common cultural traditions, that plan is
not easy. Vietnam is a purely agricultural country and the number of farmers is still
the majorities of the laboring forces in the structure of the countrywide. To take
advantage and develop the internal resources for this force, the traditional model of
this village has become a bright spot in the economic picture.
600 years. The ceramic products have been popular in both local as well as
foreign markets because the products are not only traditionally beautiful but also
highly practical. What‘s more, Bat Trang also has highly artistic products that its
consumers Traditional village of Bat Trang ceramics has a historical tradition for
more than are very interested in and appreciated.
After the state planed this village to become a typical one of the country in
2001, the village of Bat Trang has shown its roles based on its own strengths and
advantages. However, after entering the open market mechanism, especially after
the global economic crisis in 2008, the model traditional village of Bat Trang
ceramics has shows unsustainability from production to consumption. The only
weakness is that Bat Trang village does not have a uniform strategy led to the crisis
and did not keep pace with the current market or even its product are dominated in
the domestic market.
This research is aimed to analyze the current situation of Bat Trang village in
order to find out the development strategy, contributing a small part to develop
increasingly and maintain its products as well as expending the traditional village
model in general. vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
ABSTRACT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết quả dự kiến đạt được 4
6. Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM. 6
1.1. Cơ sở lí luận: 6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan: 6
1.1.2. Đặc điểm chung về làng nghề truyền thống. 14
1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển làng nghề truyền thống. 18
1.3. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của một số nước trên thế
giới (Trong khu vực Châu Á): 20
1.3.1. Phát triển làng nghề truyền thống ở Nhật Bản, 20
1.3.2. Phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc, 21
1.4. Một số nhận xét chung về tình hình phát triển làng nghề truyền thống
trong thời gian qua: 22
1.4.1. Về thị trường, 22
1.4.2. Vị trí các làng nghề truyền thống trong sự phát triển của nền
kinh tế xã hội của đất nước, 23
1.4.3. Vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất, 24 vii
1.4.4. Vấn đề trang thiết bị, công nghệ và mẫu mã sản phẩm, 25
1.4.5. Vấn đề đào tạo kỹ thuật tay nghề cho người lao động, 25
1.4.6. Một số vấn đề về chính sách, 26
Kết luận chương 1: 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM SỨ
BÁT TRÀNG – HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI 28
2.1. Thực trạng phát triển làng nghề gốm sứ truyền thống của Việt Nam 28
2.1.1. Thời kỳ phong kiến, 28
2.1.2. Sơ lược quá trình phát triển sản xuất trong các làng nghề truyền
thống ở nước ta sau cách mạng tháng 8 – 1945, 29
2.1.3. Tình trạng làng nghề thời kỳ trước đổi mới năm 1986, 29
2.1.4. Thực trạng làng nghề từ năm 1986 cho đến nay. 30
2.2. Đặc điểm địa bàn của làng nghề Gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm – Hà
Nội: 31
2.2.1. Sự ra đời và phát triển làng gốm sứ Bát Tràng 31
2.2.2. Đặc điểm về tự nhiên 33
2.2.3. Đặc điểm đất đai, dân số lao động 34
2.2.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng - kỹ thuật 35
2.2.5. Các sản phẩm chủ yếu của gốm sứ Bát Tràng 35
2.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Bát Tràng 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 39
2.3.1. Số liệu thứ cấp 39
2.3.2. Số liệu sơ cấp 39
2.4. Tình hình sản xuất - kinh doanh của Gốm sứ Bát Tràng 41
2.4.1. Sản xuất và tiêu thụ đồ gốm tại các hộ chuyên điều tra 42
2.4.2. Tình hình sản xuất tại các hộ điều tra 48
2.4.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra 55
2.4.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của gốm sứ Bát Tràng 57
2.4.5. Tình hình ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng 63
2.4.6. Vấn đề du lịch làng nghề tại làng Gốm Bát Tràng 64
2.4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 65
2.4.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 66