Luận văn Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát

Việt Nam sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nên kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp quan liêu sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính và chủ động trong kinh doanh. Họ phải tự đề ra phương hướng, chiến lược phát triển kinh doanh sao cho có hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp mình. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề cơ bản nhất mà các doanh nghiệp luôn phải quan tâm là tình hình tài chính.

pdf54 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 1 SV: Leâ Thò Myõ Queá Lời Mở Đầu Việt Nam sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nên kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp quan liêu sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính và chủ động trong kinh doanh. Họ phải tự đề ra phương hướng, chiến lược phát triển kinh doanh sao cho có hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp mình. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề cơ bản nhất mà các doanh nghiệp luôn phải quan tâm là tình hình tài chính. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp, từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trong đó là phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Từ sự cần thiết khách quan của việc phân tích tình hình tài chính, từ vị trí quan trọng của công tác tài chính trong doanh nghiệp, từ những kiến thức đã học cũng như những kiến thức thực tế trong qua trình thực tập tại tại Công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát, tôi thực hiện đề tài : “ Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát” để đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, hoàn thành bài khóa luận. Đồng thời qua đó rút ra bài học kinh nghiệm về những hạn chế và cả những thành công của công tác tài chính của đơn vị, làm phong phú thêm hành trang về chuyên môn quản trị tài chính mà tôi đã chọn làm nghề nghiệp. Việc phân tích tình hình hoạt động tài chính tại công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát để đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, tính hợp Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 2 SV: Leâ Thò Myõ Queá lý và bất hợp lý của những hoạt động liên quan đến vần đề tài chính của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cùa các nhân tố đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty để thấy được những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế trong công tác quản trị tài chính của công ty, để từ đó rút ra những kinh nghiệm cũng như ra đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục cũng như đề ra những phương án kinh tế hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để công ty tiếp tục đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Nội dung của bài báo cáo này là chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính qua các năm 2007, 2008, 2009 của công ty Toàn Thịnh Phát, dựa vào Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh và Bàng cân đối kế toán để tìm hiểu các chỉ số tài chính cũng như tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm qua của công ty diễn biến như thế nào. Thông qua việc nghiên cứu này để đưa ra các nhận xét về các chỉ số tài chính mà công ty đã đạt được nhằm đánh giá xem công tác quản trị tài chính của công ty đã hiệu quả hay chưa, đồng thời đóng góp một vài biện pháp để việc quản lý tài chính của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài chuyên đề này là phương pháp so sánh, dựa vào Báo cáo tài chính qua các năm ta thu thập được số liệu, tính toán được các chỉ số tài chính trong các năm đó. Thông qua việc lập nên các bảng biểu ta so sánh được các chỉ số qua các năm tăng hay giảm, thấy được mức độ chênh lệch cao hay thấp, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động nếu có. Việc sử dụng phương pháp so sánh cho phép người phân tích tập hợp các chỉ tiêu tài chính qua các năm để có thể nhận biết được tài chính của doanh nghiệp thay đổi theo xu hướng nào và đưa ra các dự báo trong tương lai dựa trên tình hình hiện tại. Các số liệu tài chính được sử dụng so sánh trong bài chuyên đế này là: - Tài sản và nguồn vốn. - Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các chỉ số tài chính. Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 3 SV: Leâ Thò Myõ Queá Dựa vào đó chuyên đề này bao gồm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính. Chương 2: Giới thiệu chung về Cty CP ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT. Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty ĐT – KT – XD Toàn Thịnh Phát. Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 4 SV: Leâ Thò Myõ Queá CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1 Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 1.1.1 KHÁI NIỆM: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung, kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính. Từ đó so sánh đối chiếu chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. 1.1.2 Ý NGHĨA: Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích của mình. - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở cho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận. - Đối với các nhà đầu tƣ: các nhà đầu tư quan tâm đến hai mặt đó là lợi tức cổ phần họ nhận được hàng năm và giá trị thị trường của cổ phiếu( hay giá trị của doanh nghiệp). Qua phân tích báo cáo tài chính, họ sẽ biết được khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. - Đối với các nhà cho vay nhƣ Ngân hàng, Công ty tài chính, các trái chủ: mối quan tâm của các nhà cho vay là doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Vì thế họ muốn biết khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Đối với các khoản vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đặt biệt đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp với những khoản vay đến hạn thanh toán. - Đối với những khoản vay dài hạn: ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này. Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 5 SV: Leâ Thò Myõ Queá - Đối với các cơ quan nhà nƣớc nhƣ cơ quan thuế, tài chính, chủ quản: qua phân tích báo cáo tài chính cho thấy tực trạng về tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà công ty phải nộp; các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn. 1.1.3 MỤC ĐÍCH: Thông qua việc đi sâu nghiên cứu các số liệu tài chính, các nhà doanh nghiệp có thể hiểu rõ hiện tại: những gì xảy ra tại công ty, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, tính hợp lý và bất hợp lý của những hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và đề ra những phương án kinh tế hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự báo tƣơng lai: dựa trên tình hình hiện tại, năng lực hiện tại và khả năng tiềm tàng để đưa ra dự báo về kết quả hoạt động trong tương lai. Quá trình phân tích cho phép đánh giá đúng thực trạng tài chính, phản ánh những mặt lành mạnh và chưa lành mạnh trong quá trình tăng hay giảm vốn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và kỷ luật tài chính nhất là giải quyết các mối quan hệ tài chính với nhà nước, với bạn hàng, các đối tác khác có liên quan đến doanh nghiệp…Tạo ra vị tríquan trọng và có tính chất tổng hợp của sự phân tích này, các vấn đề chủ yếu cần được giải đáp trong quá trình phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp: - Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. - Các khó khăn hiện tại của doanh nghiệp. - Khả năng sinh lời của doanh nghiệp và mức độ rủi ro về tài chính. 1.2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: 1.2.1 Phƣơng pháp so sánh: Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 6 SV: Leâ Thò Myõ Queá So sánh dọc: So sánh các số liệu của cùng một chỉ tiêu của công ty qua các thời kỳ khác nhau. 1.2.2. Phƣơng pháp phân tích theo xu hƣớng: Xem xu hướng biến động trong thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay phát triền theo chiều hường phát triển tốt đẹp. Có thể so sánh với năm trường đó hoặc theo dõi sự biến động qua nhiều năm. Kết quả so sánh là thông tin rất cần thiết cho cả người quản trị công ty lẫn nhà đầu tư. 1.3 TÀI LIỆU SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH: Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính gồm hai tài liệu chủ yếu sau: 1.3.1 Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán được lập và báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng theo quý, năm, dựa vào bảng cân đối kế toán có thể thấy được toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Nhờ đó, ta có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn 1.3.1.1. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo bao gồm những nội dung sau - Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn: phản ánh giá trị của tài sản lưu động và các khoảng đầu tư ngắn hạn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, có thời gian luân chuyển ngắn( không quá một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Trong đó, chia thành 6 mục sau: + Tiền: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển. Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 7 SV: Leâ Thò Myõ Queá + Các khoảng đầu tƣ tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay vốn… có thời hạn thu hồi không quá 1 năm. + Các khoản phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và các bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Các khoản này sẽ được trả trong thời gian ngắn( dưới 1 năm) + Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho, hàng gởi đi bán, hàng đang đi đường, sản phẩm dở dang… những tài sản này có thời gian luân chuyển ngắn thường không quá 1 năm. + Tài sản lƣu động khác bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. + Chi phí sự nghiệp là những khoản chi sự nghiệp chưa được phê duyệt quyết toán. - Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn: + Tài sản cố định: gồm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài và có giá trị lớn theo quy định của chế độ kế toán. Bao gồm: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. + Các khoảng đầu tư tài chính dài hạn: là các khoảng góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán dài hạn, cho vay dài hạn. Đây là các khoảng đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường. + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: là tập hợp các khoản chi phí xây dựng cơ bản ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại thời điểm lập bảng cân đối vẫn chưa hoàn thành và chưa quyết toán. + Các khoảng ký quỹ, ký cược dài hạn: là những khoảng ký quỹ, ký cược có thời hạn trên 1 năm. + Chi phí trả trước dài hạn. 1.3.1.2. Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các nguồn vốn được chia thành - Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp còn nợ đến thời điểm lập báo cáo. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 8 SV: Leâ Thò Myõ Queá hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm và chưa trả trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Ngoài ra còn có nợ khác là chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn do đơn vị khác thuê nhà, thuê dụng cụ hoặc ký hợp đồng kinh tế thời hạn 1 năm trở lên. - Nguồn vốn chủ sổ hữu: phản ánh toàn bộ vốn thuộc vào cổ đông, chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn do các cổ đông đóng góp và các vốn được hình thành trong quá trình phân phối lợi nhuận vá từ lợi nhuận để lại của các kỳ kinh doanh trước. Trong bảng cân đối kế toán luôn có sự cân bằng giữa hai gái trị tài sản và nguồn vốn. 1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong kỳ kế toán được chi tiết theo từng lĩnh vực hoạt động và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có: + Phần I: Lãi- Lỗ. Phần này phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. + Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện các khoản phải nộp cho nhà nước. + Phần III: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được miễn giảm. 1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 1.4.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán: Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán là nhận xét khái quát về quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tái chính hiện hành có biết động phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hay không. 1.4.1.1. Phân tích chung và đánh giá tài sản của doanh nghiệp: Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 9 SV: Leâ Thò Myõ Queá Mục đích của phân tích tài sản doanh nghiệp là nhằm đánh giá tổng quát cở sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và khả năng ở tương lai, căn cứ chủ yếu là dựa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua nhiều kỳ. Khi phân tích sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu qua nhiều kỳ để có sự đánh giá chính xác các xu hướng, bản chất của sự biến động. Đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hay số của năm sau so với số của năm trước. - Nếu số đầu kỳ > số cuối năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và do đó có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. - Nếu số cuối kỳ < số đầu năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 1.4.1.2. Phân tích đánh giá tình hình nguồn vốn: - Phân tích sự biến động của nguồn vốn doanh nghiệp: + Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nếu tổng nguồn vốn tăng, tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và ngược lại. + Nợ phải trả của doanh nghiệp phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoàiđể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp. - Phân tích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp: Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả ở doanh nghiệp. Kết cấu này được phản ánh qua tỷ suất tài trợ của doanh nghiệp: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = voán nguoàn Toång höõu sôû chuû voán Nguoàn + Tỷ suất này từ 40%- 50%: Được coi là bình thường, chấp nhận. + Tỷ suất này từ 50%- 80%: Doanh nghiệp đủ vốn, mức độ chủ động tài chính càng cao thì tỷ suất càng cao. Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 10 SV: Leâ Thò Myõ Queá + Tỷ suất này từ 40%- 10%: Doanh nghiệp thiếu vốn và mức độ chủ động tài chính càng thấp thì tỷ suất càng thấp. 1.4.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo KQHĐKD: Quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. 1.4.2.1. Phân tích và đánh giá tình hình doanh thu: Việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện được chỉ tiêu doanh thu bán hàng hay tốc độ tăng trưởng tốt thì tình hình tài chính của doanh nghiệp được tiến triển, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và tiếp tục thực hiện tốt cho quá trình sản xuất và ngược lại. 1.4.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình chi phí: Kết hợp chi phí cố định và chi phí biến đổi trong cả năm được tổng chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4.2.3. Phân tích và đánh giá tình hình lợi nhuận: Lợi nhậun là biểu hiện bằng tiền kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Dựa vào bảng báo cáo kết quả họct động kinh doanh để thấy được tình hình tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó thấy được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp tăng hay giảm như thế nào so với kế hoạch và so với năm trước. 1.4.3. Phân tích tài chính qua các chỉ số tài chính: 1.4.3.1. Tỷ số khả năng thanh toán- Liquidity Ratios: + Tỷ số thanh toán hiện hành- Current Ratio: là một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp và được sử dụng rộng rãi nhất. Tỷ số thanh toán hiện hành Rc = haïn ngaén Nôï ñoäng löu saûn Taøi Khoùa luaän toát nghieäp Phaân tích taøi chính GVHD:ThS. Ngoâ Ngoïc Cöông 11 SV: Leâ Thò Myõ Queá Tài sản lưu động bao gồm: các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Nợ ngắn hạn là các khoản phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, và các khoản phải trả khác. Tỷ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính có thể xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của tỷ số thanh toán hiện hành quá cao thì điều này không tốt vì nó phản ánh việc doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều và tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. Và tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vốn của mình vào tài sản lưu động, số vốn đó không được sử dụng hiệu quả.
Tài liệu liên quan