1.1 Cùng với loài người, dân tộc Việt Nam đang sống những năm tháng đầu tiên của thếkỷ
mới, thếkỷXXI, cũng là mở đầu thiên niên kỷmới, thiên niên kỷthứba. Thếkỷmà khoa
học đã trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giờ đây, giai đoạn bùng nổkiến thức, thông
tin trong đà tiến lên nhưvũbão của cách mạng khoa học và công nghệkhông những đưa vai
trò con người và nhân tốcon người ởhàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội, mà còn định
hình ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn lực trí tuệ, của con người trí tuệ. Không có nguồn
lực này, con người này, không thểhình dung nổi lực lượng sản xuất hiện đại và kinh tếtri
thức. Tri thức và trí tuệtrởthành một quyền lực. Chuyển mình cùng thời đại, nước ta bước
vào thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều biến đổi sâu sắc và tầm vóc to
lớn với nhịp độphát triển ngày càng cao. Làm thếnào đểcó nguồn lực trí tuệ đáp ứng nhu
cầu của xã hội hiện nay? Đó là một bài toán mà ngành giáo dục cần phải giải quyết.
1.2 Thực tếgiáo dục nước ta hiện nay quy mô tăng, điều kiện thiếu, dẫn đến chất lượng
giảm. Chính vì vậy nghịquyết đại hội Đảng lần thứX đã chỉrõ phương hướng phấn đấu của
nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là : nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , đổi
mới cơcấu tổchức, nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại
hoá, xã hội hoá” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Lực lượng chủyếu thực hiện phương
hướng trên là đội ngũgiáo viên nhưUsinxki đã khẳng định : “Trong việc giáo dục, tất cả
phải dựa vào nhân cách người giáo dục”.[25, tr.189 ] Chỉcần một người thầy không đủ
năng lực và phẩm chất thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thếhệtrẻsau này.
1.3 Vấn đềnhân cách người giáo viên nói chung, năng lực giảng dạy nói riêng đáp ứng
được những yêu cầu của xã hội là vấn đềbức thiết hiện nay. Do đó, người giáo viên phải nỗ
lực phấn đấu, không ngừng học tập rèn luyện nhân cách nói chung và năng lực giảng dạy
nói riêng cho mình. Vềvấn đềnhân cách người giáo viên nói chung và năng lực giảng dạy
nói riêng, từtrước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết có giá trị. Nhưng các
tác giảmới chỉnghiên cứu nhân cách, năng lực chung của người giáo viên, chưa nghiên cứu
năng lực giảng dạy ởtừng lĩnh vực cụthể. Do đó việc làm sáng tỏnăng lực giảng dạy của
người giáo viên đối với từng lĩnh vực cụthểtừsựtự đánh giá của họlà rất quan trọng và
cần thiết trong việc nâng cao năng lực giảng dạy lĩnh vực đó, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của xã hội.
1.4 CơsởII Trường Đại học Lao động - Xã hội TP. HồChí Minh ( Trường có quyết định
nâng cấp từTrường Trung học Lao động – Xã hội vào ngày 1 tháng 1 năm 2007) trực thuộc
BộLao động Thương binh và Xã hội. Hiện nay Trường đang đào tạo học sinh có trình độ
trung học các chuyên ngành: Quản trịnhân lực, Lao động - Xã hội, Kếtoán. Bên cạnh đó,
Trường còn cộng tác với cơsởI Trường Đại học Lao động - Xã hội Hà Nội để đào tạo sinh
viên có trình độcao đẳng vềQuản lý lao động và Công tác xã hội. Trong năm học 2007 -
2008 Trường dựkiến xét tuyển 100 chỉtiêu đại học, 200 chỉtiêu cao đẳng và khoảng 1000
chỉtiêu trung học. Do vậy việc tìm hiểu năng lực giảng dạy của đội ngũgiáo viên của
Trường, để đưa ra những biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũgiáo viên, đáp
ứng nhu cầu phát triển của Trường là vấn đềcấp thiết hiện nay.
Từnhững lý do nêu trên, việc tiến hành thực hiện nghiên cứu đềtài : “Thực trạng tự
đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơsởII Trường Đại học Lao động– Xã hội
TP.HồChí Minh” là hết sức cần thiết và cấp bách
109 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sởII Trường Đại học Lao động– Xã hội TP.Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
VŨ THỊ LỤA
THỰC TRẠNG TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA
GIÁO VIÊN CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG – XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại
học, Khoa Tâm lí – Giáo dục Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khoá học và trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, cung
cấp tài liệu và mang lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian theo học tại trường .
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn luận văn tốt nghiệp
của tôi TS. Trần Thị Thu Mai, người đã tận tình quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Xin được cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy, Cô giáo cơ sở II Trường Đại học
Lao Động – Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, những
người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình
nghiên cứu thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 năm 2007
Vũ Thị Lụa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐHLĐXH TP. HCM Đại học Lao động – Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
TB Trung bình
NLGD Năng lực giảng dạy
NL1 Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy
NL2 Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên
NL3 Năng lực chế biến tài liệu học tập
NL4 Nắm vững kỹ thuật giảng dạy
NL5 Năng lực ngôn ngữ
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cùng với loài người, dân tộc Việt Nam đang sống những năm tháng đầu tiên của thế kỷ
mới, thế kỷ XXI, cũng là mở đầu thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ thứ ba. Thế kỷ mà khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giờ đây, giai đoạn bùng nổ kiến thức, thông
tin trong đà tiến lên như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ không những đưa vai
trò con người và nhân tố con người ở hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội, mà còn định
hình ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn lực trí tuệ, của con người trí tuệ. Không có nguồn
lực này, con người này, không thể hình dung nổi lực lượng sản xuất hiện đại và kinh tế tri
thức. Tri thức và trí tuệ trở thành một quyền lực. Chuyển mình cùng thời đại, nước ta bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều biến đổi sâu sắc và tầm vóc to
lớn với nhịp độ phát triển ngày càng cao. Làm thế nào để có nguồn lực trí tuệ đáp ứng nhu
cầu của xã hội hiện nay? Đó là một bài toán mà ngành giáo dục cần phải giải quyết.
1.2 Thực tế giáo dục nước ta hiện nay quy mô tăng, điều kiện thiếu, dẫn đến chất lượng
giảm. Chính vì vậy nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của
nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là : nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , đổi
mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại
hoá, xã hội hoá” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Lực lượng chủ yếu thực hiện phương
hướng trên là đội ngũ giáo viên như Usinxki đã khẳng định : “Trong việc giáo dục, tất cả
phải dựa vào nhân cách người giáo dục”.[25, tr.189 ] Chỉ cần một người thầy không đủ
năng lực và phẩm chất thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ sau này.
1.3 Vấn đề nhân cách người giáo viên nói chung, năng lực giảng dạy nói riêng đáp ứng
được những yêu cầu của xã hội là vấn đề bức thiết hiện nay. Do đó, người giáo viên phải nỗ
lực phấn đấu, không ngừng học tập rèn luyện nhân cách nói chung và năng lực giảng dạy
nói riêng cho mình. Về vấn đề nhân cách người giáo viên nói chung và năng lực giảng dạy
nói riêng, từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết có giá trị. Nhưng các
tác giả mới chỉ nghiên cứu nhân cách, năng lực chung của người giáo viên, chưa nghiên cứu
năng lực giảng dạy ở từng lĩnh vực cụ thể. Do đó việc làm sáng tỏ năng lực giảng dạy của
người giáo viên đối với từng lĩnh vực cụ thể từ sự tự đánh giá của họ là rất quan trọng và
cần thiết trong việc nâng cao năng lực giảng dạy lĩnh vực đó, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của xã hội.
1.4 Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội TP. Hồ Chí Minh ( Trường có quyết định
nâng cấp từ Trường Trung học Lao động – Xã hội vào ngày 1 tháng 1 năm 2007) trực thuộc
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hiện nay Trường đang đào tạo học sinh có trình độ
trung học các chuyên ngành: Quản trị nhân lực, Lao động - Xã hội, Kế toán. Bên cạnh đó,
Trường còn cộng tác với cơ sở I Trường Đại học Lao động - Xã hội Hà Nội để đào tạo sinh
viên có trình độ cao đẳng về Quản lý lao động và Công tác xã hội. Trong năm học 2007 -
2008 Trường dự kiến xét tuyển 100 chỉ tiêu đại học, 200 chỉ tiêu cao đẳng và khoảng 1000
chỉ tiêu trung học. Do vậy việc tìm hiểu năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên của
Trường, để đưa ra những biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, đáp
ứng nhu cầu phát triển của Trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, việc tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài : “Thực trạng tự
đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội
TP.Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng
tự đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM. Từ đó đưa ra những
biện pháp nhằm nâng cao NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM để đáp
ứng với sự phát triển của Trường hiện nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về NLGD của người giáo viên, ý thức, tự ý thức,
đánh giá, tự đánh giá, tự đánh giá của giáo viên.
- Khảo sát thực trạng tự đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH
TPHCM
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLGD của giáo viên cơ sở II Trường
ĐHLĐXH TPHCM
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tự đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý: Các Phó giám đốc, Trưởng Phó phòng ban, Trưởng Phó khoa, Ban
thanh tra giáo dục .Tất cả giáo viên (60 giáo viên) cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Đa số giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM tự đánh giá ở mức khá về NLGD.
- Có sự khác biệt về sự tự đánh giá NLGD giữa các nhóm khách thể nghiên cứu theo giới
tính, trình độ đào tạo, chuyên ngành được đào tạo và thâm niên công tác.
- Có sự tương quan có ý nghĩa giữa các kết quả tự đánh giá từng mặt năng lực trong
NLGD và sự tương quan giữa từng mặt năng lực với NLGD nói chung của giáo viên cơ sở
II Trường ĐHLĐXH TPHCM.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Chỉ tập trung tìm hiểu về thực trạng tự đánh giá NLGD: Năng lực hiểu học sinh trong
quá trình giảng dạy, tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, nắm vững
kỹ thuật giảng dạy và năng lực ngôn ngữ của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM.
Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý: Các Phó giám đốc, Trưởng Phó phòng ban, Ban thanh tra giáo dục .Tất
cả giáo viên (60 giáo viên) cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM .
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp này diễn ra theo giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát
hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên
cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo, các đề cương bài giảng về các vấn
đề liên quan đến đề tài.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng anket
Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi đối với giáo viên nhằm thu thập số liệu, đánh giá thực
trạng tự đánh năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội.
Ankét được xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và trên cơ sở phiếu thăm
dò ý kiến được phát ra để điều tra thử trên diện hẹp (20 giáo viên), từ đó đưa ra những chỉnh
lý, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính phù hợp, độ tin cậy của bộ công cụ để tiến hành
điều tra trên diện rộng. Anket tập trung vào các nội dung cần tìm hiểu sau:
Tự đánh giá các lí do chọn nghề dạy học của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP.
HCM.
Tự đánh giá về NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM.
Có 5 bậc điểm được quy ước như sau
5M là mức độ rất tốt (ứng với 5 điểm)
4M là mức độ tốt (ứng với 4 điểm)
3M là mức độ khá (ứng với 3 điểm)
2M là mức độ trung bình (ứng với 2 điểm)
1M là mức độ dưới trung bình (ứng với 1 điểm)
Tự đánh giá cơ sở đem lại năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH
TP. HCM.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Phỏng vấn các Phó giám đốc, Trưởng Phó phòng ban, Trưởng Phó khoa, Ban thanh tra
giáo dục để nắm bắt thêm tình hình thực tế NLGD của giáo viên, nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó và các biện pháp nhằm nâng cao NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH
TP. HCM.
Tham khảo ý kiến các chuyên gia với mục đích tìm các kết luận thoả đáng trong việc
đánh giá thực trạng tự đánh giá NLGD của giáo viên và đề xuất các biện pháp nâng cao
NLGD của giáo viên.
7.2.3 Phương pháp quan sát
Dự giờ các giáo viên, mỗi giáo viên dự 2 tiết nhằm thu thập những thông tin cần thiết
bổ sung cho việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu bài giảng, giáo án của một số giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM
để tìm hiểu năng lực giảng dạy của giáo viên.
7.2.5Phương pháp thực nghiệm
Thử nghiệm biện pháp nâng cao năng lực chế biến tài liệu giảng dạy.
7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,
định lượng chính xác cho từng nội dung nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu
ra trong luận văn. Trong luận văn này các phép toán sau được sử dụng:
- Tính trung bình cộng, độ lệch tiêu chuẩn: Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn được
sử dụng và thể hiện trong hầu hết các bảng số liệu dùng để tính toán và mô tả thực trạng tự
đánh giá NLGD của giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM
- Hệ số tương quan Pearson: Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson đã được
dùng để phản ánh tương quan giữa các kết quả tự đánh giá NLGD và từng mặt năng lực cụ
thể cấu thành nên NLGD và tương quan giữa các mặt năng lực trong NLGD của giáo viên
cơ sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM.
- Kiểm nghiệm giả thuyết: Để kiểm chứng giả thuyết về tác động của giới tính, trình độ
được đào tạo, thâm niên giảng dạy, chuyên ngành giảng dạy đối với NLGD của giáo viên cơ
sở II Trường ĐHLĐXH TPHCM, phương pháp kiểm nghiệm F đã được áp dụng.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Giáo dục là vấn đề liên quan đến sự phát triển của xã hội. Muốn có một nền giáo dục
toàn diện thì phải có những nhà giáo dục với những phẩm chất và năng lực cần thiết. Do vậy
vấn đề năng lực giảng dạy nói riêng và nhân cách của người giáo viên nói chung trở thành
vấn đề quan trọng của mọi thời đại, mọi quốc gia, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu. Các tác giả nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh đa dạng,
phong phú, song tựu chung lại là nghiên cứu vấn đề ở hai mặt lý luận và thực tiễn.
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề lý luận về nhân cách người thầy giáo
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, do nhu cầu truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
xã hội lịch sử mà giáo dục xuất hiện. Từ đó vấn đề về phẩm chất, năng lực của người thầy
giáo cũng được con người đặc biệt quan tâm. Những tư tưởng đề cập tới phẩm chất và năng
lực của người thầy giáo cụ thể là:
Socrate là một tấm gương sáng về nghề dạy học, từng nói về chức năng nhiệm vụ của
người thầy : “ Nhà giáo phải giúp phá vỡ lớp hiểu biết giả tạo nơi học trò, phải làm cho học
trò của mình ý thức về sự giốt nát của họ, để cho chân lý có thể chói sáng trong tâm trí ho”.
[23, tr.15] Để làm được như vậy, người thầy giáo theo Socrate phải có đức hạnh cao cả, đó
là tình yêu chân lý và sự can đảm nói lên chân lý ấy.
Khổng Tử – người đại diện cho nền giáo dục phong kiến Trung Hoa, khi đó vai trò của
nhà giáo dục được đánh giá rất cao. Những cấp bậc quan trọng trong xã hội đó là: quân, sư,
phụ (vua – thầy rồi mới đến cha). Do đó nhân cách của người thầy cũng được yêu cầu cao.
Khổng Tử đã đề cập tới nhân cách của thầy giáo bằng một chữ “đức” – thầy giáo phải luôn
trau dồi đạo đức để luôn là tấm gương sáng cho học trò noi theo . Muốn vậy thì thầy phải
“dạy không biết mệt mỏi”để trò “học không biết chán” và tình cảm thầy trò như tình cha
con [34, 63 ].
J.A Cômenxki đã đánh giá rất cao vai trò của giáo dục và của người thầy giáo. Ông coi
nghề dạy học là nghề vinh quang nhất nhưng cũng đặt ra cho người thầy giáo những yêu cầu
rất cao về lòng nhân ái: “Không thể trở thành một người thầy nếu không là một người
cha”.[34, tr. 88 ]
Cùng với Comenxki là John Locke – một nhà giáo dục tư sản nổi tiếng người Anh. Ông
đã nêu lên khẩu hiệu : “Giáo viên cần phải dịu dàng, ôn hoà và tin tưởng nơi học sinh” . “
Cần phải giúp chúng, giơ tay cho chúng nắm để dẫn chúng đi một cách nhẹ nhàng, trong
khi chờ đợi chúng đủ sức để đi một mình”[23, 45 ] J.J. Rousseu, nhà giáo dục người
Pháp, xuất phát điểm cho công tác giáo dục của ông là “ giáo dục tự nhiên, tự do”. Từ kinh
nghiệm bản thân, ông đã đúc kết một trong những phẩm chất quan trọng nhất giúp người
giáo viên thành công trong công tác giáo dục, đó là kiên trì và bình tĩnh .
Ở phương tây cũng đã ghi nhận một số tác phẩm của Xinét (Mi), Bukere (Anh), Tomadi
(Italia), đặc biệt là các tác phẩm của Raisơ (Mĩ) đã phản ánh một số kết quả nghiên cứu đặc
điểm nhân cách của giáo viên ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh . Bên
cạnh đó có một số tác phẩm viết dưới dạng kinh nghiệm trong giảng dạy như tác phẩm của
Ghbert Highet trong cuốn “nghệ thuật giáo dục”[17]. Trong cuốn này ông đã
nêu lên một số phẩm chất cần thiết của một giảng viên Đại học như: Hiểu biết cặn kẽ và yêu
thích bộ môn của mình, phải biết yêu và chinh phục một tập thể trẻ tuổi, cần kiên nhẫn,
quyết đoán, tử tế, chân thật, hoà đồng và thông cảm với học trò, hiểu rõ những cá nhân đặc
biệt trong lớp , khoan dung và khôi hài … Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách toàn diện về
nhân cách người thầy giáo vẫn chưa được thể hiện trong tâm lí học phương tây.
Ở Liên xô, sau cách mạng tháng mười năm 1917, V.I Lênin, Đảng cộng sản Liên Xô và
chính quyền Xô Viết đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp giáo
dục. Lần đầu tiên một phẩm chất được đặt lên hàng đầu đối với người giáo viên, đó là thế
giới quan khoa học. Tâm lí học Xô Viết ngay từ đầu đã quan tâm đến việc xây dựng ngành
Tâm lí học sư phạm, nghiên cứu các quy luật tâm lí của việc dạy học và giáo dục , nhưng
Tâm lí học người thầy giáo thì mãi đến sau những năm năm mươi của thế kỷ hai mươi mới
bắt đầu được hình thành. Là một bộ phận của Tâm lí học sư phạm, Tâm lí học người thầy
giáo xem những phẩm chất, năng lực của người thầy giáo là đối tượng nghiên cứu của mình.
Nhiều tác phẩm được ra đời bởi một số nhà Sư phạm Xô Viết nổi tiếng đã đặt một nền
móng lí luận vững chắc, mở đầu cho việc nghiên cứu Tâm lí học người thầy giáo xã hội chủ
nghĩa.
V.A Xukhômlinxki trong sự nghiệp giáo dục của mình luôn tâm niệm:
“ Muốn trở thành người thầy giáo chân chính của trẻ thì phải hiến dâng trái tim cho trẻ”
[42, tr. 8] , và ông đã làm như thế với những học sinh bé nhỏ của mình – những học sinh
tiểu học.
A.S.Makarenko – nhà giáo dục suốt đời theo đuổi mục đích lớn: “ Con người chỉ có
một chuyên môn, một chuyên môn độc nhất là trở nên cao quý, trở nên một người chân
chính”. Đó là mục đích sống và cũng là mục đích giáo dục. Do vậy ông đã đề ra yêu cầu rất
cao về phẩm chất, năng lực của người làm công tác giáo dục đó là: “Yêu nghề, yêu trẻ, sống
say sưa, vui vẻ, phải mẫu mực trong mọi lời nói, ăn mặc, cử chỉ, có lý tưởng, hoài bão, ước
mơ, sống lạc quan” [34, tr. 272 ]. Và điều quan trọng nhất là “ Lòng trung thực công bằng,
làm việc hết mình vì lợi ích chung của toàn xã hội “ [34, tr.373 ] .
Ph.N. Gônôbôlin là người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu tâm lí người
thầy giáo. Trong tác phẩm “Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên” ông đã đưa ra
những kết luận được đúc kết từ những công trình quan sát lâu năm về công tác sư phạm của
người giáo viên và có thể đem lại thành công cho công tác của giáo viên. Trong tác phẩm
này ông đòi hỏi người giáo viên phải có thế giới quan, tính tích cực xã hội , khả năng tự
giáo dục, động cơ hoạt động giáo dục, thái độ đối với trẻ, tình cảm đạo đức và thẩm mỹ.
V.A. Cruchetxki với cuốn sách “ Những cơ sở của Tâm lí học sư phạm” ông đã
khái quát được những nét nhân cách cần thiết của người giáo viên xã hội chủ nghĩa. Về năng
lực ông cho rằng người giáo viên cần phải có: Năng lực dạy học, năng lực khoa học, năng
lực nhạn biết, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổ chức , năng lực xây dựng uy tín, năng lực
giao tiếp , năng lực tưởng tượng sư phạm và năng lực phân phối chú ý.
A. V. Petrovski, một nhà tâm lí học sư phạm và lứa tuổi người Nga. Ông đề cao vai
trò của người giáo viên và ông cho rằng để thành công trong công tác dạy học và giáo dục
thì người giáo viên phải có những kỹ năng, kỹ xảo sư phạm như kỹ năng và kỹ xảo thông tin,
kỹ năng và kỹ xảo động viên, kỹ năng và kỹ xảo phát triển, kỹ năng và kỹ xảo định hướng,
bên cạnh đó cần có xu hướng sư phạm, năng lực sư phạm (năng lực dạy học, năng lực thiết
kế, năng lực tri giác, năng lực truyền đạt, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức), thái độ đối
xử khéo léo sư phạm, Đạo đức sư phạm …
N. Đ Lêvitôp với cuốn Tâm lí học trẻ em và Tâm lí học sư phạm tập 3 cũng đề cập
tới “nhân cách của người giáo viên Xô viết và sự hình thành uy tín của người giáo viên” .
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả Côvaliop, Cuzơmina …
Ở Việt Nam từ bao đời nay nhân dân ta rất coi trọng người giáo viên, nhân dân kính
mến yêu thương họ, học sinh cảm phục, biết ơn họ. Từ sau Cách mạng tháng tám, Hồ Chủ
Tịch, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất chú ý đến chất lượng của đội ngũ giáo viên.
Coi giáo viên là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, những người có
trách nhiệm lớn lao trong việc xây dựng nên nhân cách xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Để
thực hiện trọng trách nặng nề đó, Bác Hồ không ngừng nhắc nhở thầy, cô giáo về đạo đức
cách mạng: “ Trong giáo dục, không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức
cách mạng. Có tài, phải có đức, có tài không có đức tham ô, hủ hoá có hại cho nước … ”
[28, tr. 85 ]
Để góp phần thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên, năm 1974, ban Tâm lí học thuộc viện khoa học giáo dục đã thành
lập tổ Tâm lí học thầy giáo, với chức năng là nghiên cứu các phẩm chất nhân cách của
người thầy giáo xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tác giả Phạm Văn Đỗ, Bùi Thị Phúc, Bùi
Trọng Thiềm đã nêu lên giả định về cấu trúc nhân cách của người thầy giáo trong công
trình nghiên cứu của mình (1978). Theo các tác giả này cấu trúc nhân cách của người thầy
giáo bao gồm hai thành phần lớn :Thành phần thứ nhất là các phẩm chất tư tưởng có thể
gọi là đức gồm các yếu tố về thế giới quan, tư tưởng chính trị, lòng yêu trẻ, yêu nghề, các
nét tính cách, ý chí, các nhu cầu, động cơ, lí tưởng nghề nghiệp. Thành phần thứ hai là các
năng lực sư phạm ( có thể gọi là tài) gồm các yếu tố thuộc nhóm năng lực giảng dạy, năng
lực giáo dục và năng lực