Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất Năm 2001 khu vực kinh tế HTX của tỉnh Thái Nguyên có giá trị GDP là 30.294 triệu đồng, năm 2006 là 38.178 triệu đồng. Như vậy, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là gần 5%. Trong mấy năm qua, năm đạt tăng trưởng cao nhất là năm 2005 với mức 43,4%, nhưng lại có năm giảm tăng trưởng tới gần 32% (năm 2003). Điều đó chứng tỏ, khu vực kinh tế hợp tác, HTX phát triển chưa thật sự ổn định. Xét về mặt đóng góp thì kinh tế hợp tác, HTX mới chỉ cộng vào tổng GDP của tỉnh mỗi năm khoảng 1%. Năm 2006 là năm có giá trị tăng thêm lớn nhất của các HTX với 78.606 triệu đồng, bình quân mới đạt khoảng 250 triệu đồng giá trị tăng thêm của mỗi một HTX và chiếm tỷ trọng 1,01% GDP toàn tỉnh [1]. Qua một vài con số chứng minh trên đây có thể thấy, những đóng góp của kinh tế hợp tác, HTX cho địa phương còn chưa nhiều, chưa tương xứng với vai trò là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Có thể chỉ ra hàng loạt những tồn tại cần phải tháo gỡ trong phát triển kinh tế hợp tác, HTX: tiềm lực kinh tế khu vực này còn yếu, tài sản vốn, quỹ ít, đặc biệt là các HTX nông nghiệp. Số HTX hoạt động hiệu quả chưa nhiều, trong khi số HTX yếu kém chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, đáng lưu ý là còn một số HTX hoạt động mang tính hình thức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể. Tình trạng một số HTX thành lập mới không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà ra đời với mục đích để được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi hoặc đón các chương trình tài trợ của tỉnh còn khá nhiều. Vì thế, khi phải bước vào hạch toán độc lập thì các HTX này tỏ ra lúng túng và bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn Đề tài nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay .

pdf119 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI GIANG LONG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI GIANG LONG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 – 31 – 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Quang Dực Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thọ Đạt. Phản biện 2: TS. Bùi Đình Hoà. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn họp tại: ............................................................................................................................................................. Vào hồi……..giờ………ngày........ tháng ...... năm 2009 Có thể tìm hiểu Luận văn tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên và Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào. Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Giang Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo,Tiến sĩ Lê Quang Dực, người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh, UBND các cấp chính quyền và các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Giang Long Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................ 3 5. Bố cục luận văn .......................................................................... 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 5 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.............................. 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã..................... 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn, quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên Thế giới và ở Việt Nam.......................................... 18 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 36 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết........................... 36 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................... 36 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................ 39 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN........................................................................................ 40 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................... 40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................. 40 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................ 43 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN....................... 47 2.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên..... 47 2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ hợp tác................................ 56 2.2.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp........... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN........................................................................................ 71 2.3.1. Về tổ chức quản lý ở các hợp tác xã nông nghiệp................. 71 2.3.2. Về kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp.................. 72 2.3.3. Một số hạn chế......................................................................... 75 2.3.4. Những nguyên nhân của hạn chế............................................. 76 2.3.5. Bài học kinh nghiệm.............................................................. 77 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015........................................................................... 79 3.1. ĐỊNH HƢỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN................................... 79 3.1.1. Cơ sở của những định hƣớng................................................ 79 3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu nâng cao hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên........................................... 81 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010- 2015.................................................................................................. 85 3.2.1. Giải pháp về phƣơng thức tổ chức và công tác cán bộ......... 85 3.2.2. Tăng cƣờng sự chỉ đạo của Nhà nƣớc đối với hợp tác xã...... 86 3.2.3. Giải pháp về thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển................ 92 3.2.4. Giải pháp quản lý tài chính trong các hợp tác xã nông nghiệp.............................................................................................. 93 3.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý hợp tác xã, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã...................................................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................... 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội Bq: Bình quân HTX: Hợp tác xã TP: Thành phố TX: Thị xã UBND: Uỷ ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi DANH MỤC CÁC BẢNG Các bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã giai đoạn 2001-2008............................................................... 55 Bảng 2.2 Tổng hợp số tổ hợp tác xã................................................ 57 Bảng 2.3 Tình hình chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp tính đến năm 2008.................................................. 58 Bảng 2.4 Phân loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra theo loại hình sản xuất kinh doanh................................................... 60 Bảng 2.5 Tổng hợp trình độ của cán bộ làm công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp đến năm 2008...................................... 61 Bảng 2.6 Năng lực điều hành của cán bộ quản lý và trình độ xã viên của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra..................... 62 Bảng 2.7 Tình hình xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp điều tra năm 2008............................................................................ 63 Bảng 2.8 Tình hình tài sản của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra........................................................................................ 66 Bảng 2.9 Tình hình vốn quỹ của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra tính đến năm 2008......................................................... 67 Bảng 2.10 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra năm 2008..................................... 68 Bảng 2.11 Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra tính đến năm 2008............................ 69 Bảng 2.12 Tình hình công nợ của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra tính đến năm 2008......................................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn đề lớn sẽ đặt ra như: phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng nào; việc phát triển hoạt động nông nghiệp hiện nay; bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất… Năm 2001 khu vực kinh tế HTX của tỉnh Thái Nguyên có giá trị GDP là 30.294 triệu đồng, năm 2006 là 38.178 triệu đồng. Như vậy, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực này là gần 5%. Trong mấy năm qua, năm đạt tăng trưởng cao nhất là năm 2005 với mức 43,4%, nhưng lại có năm giảm tăng trưởng tới gần 32% (năm 2003). Điều đó chứng tỏ, khu vực kinh tế hợp tác, HTX phát triển chưa thật sự ổn định. Xét về mặt đóng góp thì kinh tế hợp tác, HTX mới chỉ cộng vào tổng GDP của tỉnh mỗi năm khoảng 1%. Năm 2006 là năm có giá trị tăng thêm lớn nhất của các HTX với 78.606 triệu đồng, bình quân mới đạt khoảng 250 triệu đồng giá trị tăng thêm của mỗi một HTX và chiếm tỷ trọng 1,01% GDP toàn tỉnh [1]. Qua một vài con số chứng minh trên đây có thể thấy, những đóng góp của kinh tế hợp tác, HTX cho địa phương còn chưa nhiều, chưa tương xứng với vai trò là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Có thể chỉ ra hàng loạt những tồn tại cần phải tháo gỡ trong phát triển kinh tế hợp tác, HTX: tiềm lực kinh tế khu vực này còn yếu, tài sản vốn, quỹ ít, đặc biệt là các HTX nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Số HTX hoạt động hiệu quả chưa nhiều, trong khi số HTX yếu kém chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, đáng lưu ý là còn một số HTX hoạt động mang tính hình thức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể. Tình trạng một số HTX thành lập mới không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn mà ra đời với mục đích để được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi hoặc đón các chương trình tài trợ của tỉnh còn khá nhiều. Vì thế, khi phải bước vào hạch toán độc lập thì các HTX này tỏ ra lúng túng và bị rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn Đề tài nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp nhằm tìm ra những tiềm năng, ưu thế và những mặt hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp tại địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kinh tế hợp tác, HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Đánh giá thực trạng về tổ chức và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trước và sau Luật HTX năm 2003 trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đưa ra các giải pháp chủ yếu, định hướng phát triển nhằm xây dựng mô hình các HTX nông nghiệp trên địa bàn phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Đối tượng khảo sát: các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung, phương thức tổ chức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý điều hành, phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh…của các HTX nông nghiệp. Về không gian: Đề tài nghiên cứu HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thời gian từ năm 2006 - 2008 ở địa phương. Để từ đó có các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công tác tổ chức, điều hành hoạt động của các HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đưa ra những nhận định chủ quan và những đề xuất về cơ chế, chính sách nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, phát huy lợi thế, tiềm năng sản phẩm nông nghiệp của địa phương trên thị trường trong và ngoài nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 5. Bố cục luận văn Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã 1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp *Kinh tế hợp tác Nông nghiệp đã ra đời và tồn tại cùng với lịch sử phát triển của con người, nền sản xuất xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn với các trình độ phát triển ngày càng cao. Chính vì thế sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể từ nền sản xuất giản đơn đến hàng hoá đến hình thức thị trường. Hiện nay nền kinh tế của nhân loại đã đạt trình độ cao và sản xuất nông nghiệp có cơ hội được áp dụng nhiều thành tựu khoa học đạt hiệu quả ngày càng cao nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu gắn liền với các hộ gia đình. Đặc điểm sản xuất của hộ gia đình trước đây phục vụ nhu cầu của gia đình sau đó mới đưa sản phẩm dư thừa ra cung ứng trên thị trường. Nhưng trong nền kinh tế thị trường các hộ gia đình từng bước gắn sản xuất với thị trường, từ việc lựa chọn các sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất đến việc lựa chọn thị trường đầu ra cho sản phẩm. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất luôn gắn với cạnh tranh. Sản phẩm luôn đòi hỏi sự đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày càng nâng cao, giá cả phải hợp lý… chính vì thế đòi hỏi hoạt động sản xuất phải tiến hành trên quy mô ngày càng mở rộng, áp dụng công nghệ mới, sử dụng nguồn vốn lớn cũng như đội ngũ lao động có tay nghề. Điều đó các hộ gia đình không thể đáp ứng được và đòi hỏi phải có sự hợp tác trong các khâu của quá trình sản xuất cũng như phục vụ sản xuất. Chính lẽ đó các hộ gia đình cần phải hợp tác với nhau để tạo ra khả năng sản xuất lớn hơn để mang lại hiệu quả kinh tế chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Trong quá trình phát triển của các hình thức hợp tác, từ hình thức hợp tác mang tính ngẫu nhiên, thời vụ đến việc hình thành sự liên kết giữa người sản xuất với người phân phối, hay dựa trên cơ sở chuyên môn hoá và phân công lao động ngày càng cao mà có sự liên kết, hợp tác giữa các khâu của quá trình sản xuất. Cho đến ngày nay sự hợp tác không chỉ được thực hiện giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các địa phương mà nó còn được thực hiện trên phạm vi thế giới giữa các quốc gia với nhau gắn với quá trình toàn cầu hoá về kinh tế. Hợp tác trong sản xuất cũng như trong phân phối lưu thông làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, thúc đẩy và mở rộng sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới và tăng cường sự giao lưu giữa các chủ thể kinh tế. Có thể nói kinh tế hợp tác là phương thức hoạt động kinh tế, tồn tại khách quan và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, có thể hiểu Kinh tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những người lao động, những người sản xuất nhỏ dưới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh của các thành viên tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững. Ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế hợp tác đó là: Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể độc lập trong sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng. Thứ hai, các chủ thể này hợp tác với nhau dưới nhiều cấp độ khác nhau như: hợp tác trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, liên kết nhau lại thành tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hộ nông nghiệp ở nước ta nhỏ bé, sản xuất tự cung tự cấp và hoạt động sản xuất chịu nhiều thiên tai. Trong điều kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt do đó kinh tế hộ nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 dân muốn tồn tại thì cần thiết phải có sự hợp tác để cùng phát triển. Bên cạnh đó, sự hợp tác này còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư và tiềm lực kinh tế của địa phương. * Hợp tác xã Một trong những hình thức liên kết giữa các chủ thể đó là thành lập HTX. HTX được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần. Mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung. HTX là phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và các hoạt động kinh tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế và bị ràng buộ
Tài liệu liên quan