Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên

Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở đó bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chiếm 67,5% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2004 – 2006 bình quân 8,7%/năm, năm 2006 chiếm gần 19% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp, xây dựng tăng trên 8%/năm trong cùng giai đoạn nhưng đến nay cũng chỉ chiếm trên 13,5% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động làm việc của tỉnh, năm 2006 chiếm 78,64%. Thời gian lao động ở nông thôn tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng cũng chưa cao, năm 2005 đạt 78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%. Ở thành phố Thái Nguyên, hiện nay lao động có 135 nghìn người, trong đó lao động nông thôn có 34.347 người chiếm 25,44% tổng số lao động toàn thành phố. Hàng năm, khu vực này bổ sung khoảng từ 1.400 - 1.600 lao động. Hơn nữa, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở mỗi địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phương là khác nhau. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp. Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010: Giải quyết việc làm, nâng mức sống cho người lao động nông thôn. Muốn vậy, phải phấn đấu đến năm 2010: giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,01%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 8 5%. Chú trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động nông thôn và hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ vấn đề về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2006 đồng thời chỉ ra những thách thức, hạn chế cũng như khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phố nói chung và khu vực nông thôn của thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”.

pdf188 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ LINH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Bắc trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cá nhân và tập thể: Phòng Nội vụ, phòng Nông nghiệp, phòng Kế hoạch - Đầu tư, phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Công thương, phòng Thống kê, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em thành phố Thái Nguyên; UBND xã Lương Sơn, UBND xã Tân Cương, UBND phường Túc Duyên và các hộ gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu, cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi xin cảm ơn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang 1. 2. 3. 4. 5. Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục những chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Những đóng góp của đề tài Bố cục của luận văn i ii iii iv v vi vii 1 1 3 3 4 4 Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. 1.2. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.1.4. 1.2.1. 1.2.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên việc làm cho ngƣời lao động Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm Sự cần thiết phải tạo việc làm cho ngƣời lao động Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn Cơ sở thực tiễn cho vấn đề tạo việc làm Phƣơng pháp nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động Chọn địa điểm nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu 5 5 10 13 21 25 25 26 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 29 2.1. 2.2. 2.3 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.2.1 2.2.2. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. 2.3.4. Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên Đánh giá thuận lợi và khó khăn về việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực trạng phát triển kinh tế của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Đánh giá thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên Đánh giá chung Những mặt đạt đƣợc Những mặt hạn chế Nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên 29 29 38 47 49 50 65 83 83 84 87 88 Chƣơng III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 89 3.1. 3.2. Các quan điểm cơ bản về vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Những căn cứ, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới 89 91 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3. 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3. 3.3.1 3.3.2. 3.3.3. 3.3.4. 3.3.5. 3.3.6. 3.3.7 Những căn cứ chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Định hƣớng chủ yếu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Mục tiêu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Một số giải pháp nhằm tạo tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở thành phố Thái Nguyên Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả Thực hiện hiệu quả chƣơng trình quốc gia về việc làm Tăng cƣờng xuất khẩu lao động Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực 91 91 92 93 94 103 105 111 112 114 115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117 1. Kết luận 117 2. Kiến nghị 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC 124 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BQ CN CNH DT DV ĐVT KT HĐH LĐ NN NLN NQD NK NS SD SP SX TDMNBB THCS THPT Tr.đồng TT TTCN UBND XDCB XH XHCN WTO : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Bình quân Công nghiệp Công nghiệp hoá Diện tích Dịch vụ Đơn vị tính Kinh tế Hiện đại hoá Lao động Nông nghiệp Nông lâm nghiệp Ngoài quốc doanh Nhân khẩu Năng suất Sử dụng Sản phẩm Sản xuất Trung du miền núi Bắc Bộ Trung học cơ sở Trung học phổ thông Triệu đồng Trồng trọt Tiểu thủ công nghiệp Uỷ ban nhân dân Xây dựng cơ bản Xã hội Xã hội chủ nghĩa Tổ chức Thương mại thế giới vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng 1.2: Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Bảng 2.4: Bảng 2.5: Bảng 2.6: Bảng 2.7: Bảng 2.8: Bảng 2.9: Bảng 2.10: Bảng 2.11: Bảng 2.12: Bảng 2.13: Tình hình lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2006 Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2006 Tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Diện tích đất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 chia theo đơn vị hành chính Tình hình nhân khẩu và lao động ở Thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Cơ sở vật chất kỹ thuật ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tình hình dân số nông thôn thành phố Thái Nguyên chia theo nhóm tuổi năm 2004 – 2006 Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo trình độ văn hoá năm 2004 – 2006 Tình hình lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chia theo trình độ chuyên môn năm 204 – 2006 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế nông thôn của lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Trang 22 26 33 34 39 43 51 52 54 58 61 66 68 70 71 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.14: Bảng 2.15: Bảng 2.16: Bảng 2.17: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3:3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất cây ăn quả ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến tình hình đất đai ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến kết quả sản xuất ngành kinh tế nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 Dự kiến tình hình tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 74 78 82 85 95 97 99 101 104 106 108 110 vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ 2.6: Biểu đồ 2.7: Biểu đồ 2.8: Biểu đồ 2.9: Biểu đồ 2.10: Biểu đồ 2.11: Biểu đồ 2.12: Cơ cấu đất đai ở thành phố Thái Nguyên năm 2006 Cơ cấu lực lượng lao động thành phố Thái Nguyên năm 2006 Tỷ lệ lao động có việc làm ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Tỷ lệ sử lao động nông thôn có việc làm ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ văn hóa ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thành phố Thái Nguyên năm 2006 Diện tích gieo trồng ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 - 2006 Trang 36 40 41 55 56 60 63 64 69 73 75 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở đó bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chiếm 67,5% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2004 – 2006 bình quân 8,7%/năm, năm 2006 chiếm gần 19% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công nghiệp, xây dựng tăng trên 8%/năm trong cùng giai đoạn nhưng đến nay cũng chỉ chiếm trên 13,5% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động làm việc của tỉnh, năm 2006 chiếm 78,64%. Thời gian lao động ở nông thôn tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng cũng chưa cao, năm 2005 đạt 78% và năm 2006 đạt xấp xỉ 79%. Ở thành phố Thái Nguyên, hiện nay lao động có 135 nghìn người, trong đó lao động nông thôn có 34.347 người chiếm 25,44% tổng số lao động toàn thành phố. Hàng năm, khu vực này bổ sung khoảng từ 1.400 - 1.600 lao động. Hơn nữa, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tự nhiên ở mỗi địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 phương là khác nhau. Do vậy, không phải cứ ở nông thôn thì người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp. Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng sẵn có. Vì vậy, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010: Giải quyết việc làm, nâng mức sống cho người lao động nông thôn. Muốn vậy, phải phấn đấu đến năm 2010: giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,01%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85%. Chú trọng nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động nông thôn và hướng dẫn tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết chúng ta cần tìm hiểu và làm rõ vấn đề về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2006 đồng thời chỉ ra những thách thức, hạn chế cũng như khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tế và nhằm giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 phố nói chung và khu vực nông thôn của thành phố Thái Nguyên nói riêng ngày càng hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đề ra, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần cùng thành phố Thái Nguyên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động – việc làm. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ảnh hưởng tới đời sống và tình hình sản xuất phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Đề ra định hướng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế mà thành phố đã đề ra. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động – việc làm của người lao động nông thôn, các hộ, cộng đồng và các vùng nông thôn ở thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nội dung vấn đề liên quan đến việc làm và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2006. Nội dung nghiên cứu về việc làm là vấn đề rất rộng, vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên ảnh hưởng tới đời sống và phát triển sản xuất nông thôn, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ nay đến năm 2010. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúp cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu và phản ánh khá toàn diện về việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn và tình hình phát triển sản xuất nông thôn để tạo việc làm ở thành phố Thái Nguyên. Các giải pháp đưa ra có ý nghĩa thiết thực đối với tạo việc làm cho người lao động nông thôn cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu về việc làm cho người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chương II: Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Chương III: Định hướng và một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Chƣơng I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu việc làm cho ngƣời lao động 1.1.1. Việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm 1.1.1.1. Việc làm Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Song, con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm. Có nhiều quan niệm về việc làm: - “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”[5]. - “Việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tức là những điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó”[5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Cho dù có nhiều quan niệm về việc làm, song việc làm là dành cho con người và do con người thực hiện nó với các điều kiện vật chất, kỹ thuật tương ứng hay đó chính là nhu cầu sử dụng sức lao động của con người. Theo Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” [15]. Trong đó các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: - Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho công việc đó. Việc làm được
Tài liệu liên quan