T rong thời đại ngày nay, đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới lĩnh vực xuất khẩu (XK) được coi là một hoạt động rất quan trọng. Xuất khẩu được coi là phương thức đầu tiên của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chủ trương để giải quyết một bài toán hóc búa là làm thế nào để tạo điều kiện nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt tới trình độ cao. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng và phát triển kinh tế tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, trong báo cáo Chính trị của Đảng, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh “ Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, nhằm mục đích hướng mạnh xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. Tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Tuy rằng mỗi nước đều có những đặc điểm riêng, lợi thế riêng nhưng hình như chiến lược phát triển nền kinh tế “ Công nghiệp hóa xu hướng về xuất khẩu” đều thích hợp với hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Xuất phát từ thực tế hiện nay, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty còn nhiều hạn chế mà hơn nữa xuất phát từ chương trình học ở trường, em muốn kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh trong xuất khẩu, do đó em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ” làm luận văn tốt nghiệp.
Với mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích quá trình hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây trong thời gian vừa qua và đưa ra một số kiến nghị về hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Công ty trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây và đưa ra một số đề xuất.
Để nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích logic, tổng hợp số liệu để tiến hành phân tích so sánh để từ đó thấy được những tồn tại bất cập, nguyên nhân để từ đó thấy được yêu cầu và sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty để mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và tăng doanh thu.
Phần nội dung của đề tại được bố cục thành 3 chương chính:
Chương I: Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
Chương II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng Mây tre đan của UNIMEX – HATAY.
44 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÉ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường đại học quản lý và kinh doanh hà nội
KHOA THƯƠNG MẠI
---------------------
Sinh viên : Sinh viªn : Đoàn Thanh Xuân
Mã SV : 99D1444
Khóa : 4 – 02 KTĐN
luận văn tốt nghiệp
Đề tài: “ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY”.
( UNIMEX - HATAY)
Ngành đào tạo: Quản lý kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Chu
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Trường Đại Học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội, ngày...tháng 07 năm 2003.
lời mở đầu
T
rong thời đại ngày nay, đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới lĩnh vực xuất khẩu (XK) được coi là một hoạt động rất quan trọng. Xuất khẩu được coi là phương thức đầu tiên của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chủ trương để giải quyết một bài toán hóc búa là làm thế nào để tạo điều kiện nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt tới trình độ cao. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng và phát triển kinh tế tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, trong báo cáo Chính trị của Đảng, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh “ Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, nhằm mục đích hướng mạnh xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. Tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Tuy rằng mỗi nước đều có những đặc điểm riêng, lợi thế riêng nhưng hình như chiến lược phát triển nền kinh tế “ Công nghiệp hóa xu hướng về xuất khẩu” đều thích hợp với hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Xuất phát từ thực tế hiện nay, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố quan trọng góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty còn nhiều hạn chế mà hơn nữa xuất phát từ chương trình học ở trường, em muốn kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh trong xuất khẩu, do đó em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ” làm luận văn tốt nghiệp.
Với mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích quá trình hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây trong thời gian vừa qua và đưa ra một số kiến nghị về hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Công ty trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây và đưa ra một số đề xuất.
Để nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích logic, tổng hợp số liệu để tiến hành phân tích so sánh để từ đó thấy được những tồn tại bất cập, nguyên nhân để từ đó thấy được yêu cầu và sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty để mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và tăng doanh thu.
Phần nội dung của đề tại được bố cục thành 3 chương chính:
Chương I: Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
Chương II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng Mây tre đan của UNIMEX – HATAY.
CHƯƠNG I
MỘT SÈ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN.
I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE ĐAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP HIỆN NAY.
Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu hàng hóa là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra ngoài nước để thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Như vậy, hoạt động xuất khẩu thể hiện được khả năng cung ứng hàng hóa cho khách hàng, thể hiện được lợi thế hàng hóa của nước xuất khẩu.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam và trên thế giới phát triển. Có thể xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu thiết bị máy móc mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nếu có sản xuất được thì giá thành còn quá cao. Mặt khác, có thể kích thích tiêu dùng và tăng tích luỹ cho nền kinh tế, cho nên không có quốc gia nào là không tham gia vào quá trình thương mại quốc tế. Từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu đó thể hiện sự chuyên môn hóa về các lĩnh vực kinh tế giữa các quốc gia khác nhau.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu luôn luôn đóng vai trò không thể thiếu được đối với bất cứ nền kinh tế nào. Xuất khẩu sẽ đem lại nguồn ngoại tệ góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, làm cho nền kinh tế luôn giữ được mức ổn định và phát triển, đảm bảo được khả năng thanh toán với các đối tác nước ngoài, bảo đảm sản xuất trong nước bình thường và bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.
Hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên thế giới, không có quốc gia nào là không tham gia vào quá trình thương mại quốc tế. Do những điều kiện kinh tế khác nhau mà mỗi quốc gia có những lợi thế ở lĩnh vực này nhưng lại không có lợi thế ở lĩnh vực khác.
Để có thể khai thác được tối đa các lợi thế sẵn có, các quốc gia phải tiến hành trao đổi, giao dịch và buôn bán với nhau để xuất khẩu những sản phẩm mìmh có lợi thế, tạo ra nguồn vốn cho thu nhập phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó giúp doanh nghiệp nhìn nhận được thị trường một cách khách quan để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Với các Công ty xuất nhập khẩu thì hoạt động nghiên cứu thị trường càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nhiều đó là nhiệm vụ kinh doanh bảo đảm sự sống còn của đơn vị.
Tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Để tạo được nguồn hàng cho xuất khẩu, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất. Có thể thu gom, ký kết hợp đồng thu mua với các bạn hàng và với các đơn vị sản xuất. Nguồn hàng cho xuất khẩu ổn định phải là tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của Công ty, tạo nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu, đến tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng, đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Lùa chọn thị trường xuất khẩu.
Là việc so sánh các giai đoạn thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của Công ty.
Căn cứ để lùa chọn thị trường mục tiêu và khả năng của Công ty về sản phẩm, quan hệ với thị trường nước ngoài, am hiểu thị trường nước ngoài, khả năng về tài chính.
Có ba phương pháp lùa chọn: + Lùa chọn một đoạn thị trường.
+ Lùa chọn từng đoạn thị trường.
+ Lùa chọn cả đoạn thị trường. + Lùa chän c¶ ®o¹n thÞ trêng.
Các phương thức thâm nhập thị trường.
Xuất khẩu là phương thức đầu tiên và phổ biến nhất để thâm nhập vào thị trường quốc tế, những đơn đặt hàng của người mua nước ngoài khởi đầu hoạt động thương mại quốc tế của Công ty, điều đó thúc đẩy Công ty cân nhắc thị trường quốc tế và điều tra tiềm năng phát triển chung. Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau, phụ thuộc vào số lượng và loại hình các trung gian thương mại. Thông thường, các Công ty kinh doanh có 3 dạng thâm nhập vào thị trường xuất khẩu chủ yếu:
Xuất khẩu trực tiếp.
Được các Công ty áp dụng khi các Công ty thấy khối lượng xuất khẩu đủ lớn và Công ty mong muốn tập trung nguồn lực của mình và việc phát triển thị trường quốc tế thì việc thiết lập các tổ chức xuất khẩu là thích hợp hoặc có khi theo tập quán ở thị trường. Với hình thức này, tổ chức xuất khẩu đảm nhiệm tất cả các chức năng xuất khẩu như xác định thị trường tiềm năng, phân đoạn thị trường, hoạch định, triển khai kế hoạch Marketing...
Xuất khẩu gián tiếp.
Là hoạt động xuất khẩu thông qua các đại lý xuất khẩu hoặc các Công ty thương mại quốc tế. Hình thức này phù hợp với các Công ty có quy mô nhỏ mới bắt đầu hoạt động kinh doanh quốc tế hoặc theo tập quán thị trường hàng khác nào đó phải mua bán qua trung gian. Mục tiêu mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa đủ nguồn lực và kinh nghiệm thị trường nước ngoài còn Ýt nên không thể xuất khẩu trực tiếp được hoặc do Công ty không đầu tư nguồn lực lớn nên không bị ràng buộc và mức độ rủi ro không cao.
Hợp tác sản xuất.
Những Công ty kinh doanh quốc tế sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này khi họ muốn kiểm trả ở mức độ nào đó hoạt động xuất khẩu nhưng lại hạn chế nguồn lực hoặc khối lượng bán ra không đủ lớn để thiết lập một bộ phận xuất khẩu. Khi đó, Công ty sẽ thỏa thuận hợp tác với một Công ty khác để phối hợp các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại, phân phối... liên quan đến thị trường xuất khẩu. Một dạng khác của hợp đồng hợp tác xuất khẩu trong Marketing quốc tế là dùa vào một Công ty khác, trong đó một Công ty tiếp thị sản phẩm của mình thông qua tổ chức phân phối của một Công ty khác trên thị trường.
Như vậy, cả ba hình thức xuất khẩu các Công ty nên xác định khả năng của chính Công ty và tình hình hoạt động trên thị trường để lùa chọn cho mình phương thức xuất khẩu phù hợp và tối ưu.
Hoạt động hậu cần phục vụ cho xuất khẩu.
Nghiệp vô thu mua hàng xuất khẩu.
Để có hàng xuất khẩu Công ty thường liên hệ thu mua, huy động hàng xuất khẩu từ các đơn vị kinh tế trong nước và ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài. Thu mua hàng xuất khẩu là bước đầu chuẩn bị vật chất của xuất khẩu hàng hóa đó.
Muốn tổ chức việc thu mua, huy động hàng xuất khẩu, công ty cần phải quản lý tốt mọi nguồn hàng, đi sâu vào nghiên cứu mọi nguồn hàng để phát triển. Đồng thời, công ty cũng cần phải phân loại nguồn hàng theo từng căn cứ, sau đó đi sâu nghiên cứu vào từng nguồn hàng để nắm bắt khả năng cung ứng để có cơ sở vững chắc cho việc xuất khẩu hàng.
Bao gói hàng hóa.
Bao gói hàng hóa cũng là một hoạt động rất quan trọng phục vụ cho xuất khẩu. Nó ảnh hưởng đến sự cần thiết và dễ dàng bốc dỡ, vận chuyển cũng như đẩm bảo chất lượng hàng hóa. Vì thế, hàng hóa xuất khẩu đều phải được đóng gói và bao bì trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Trong hoạt động xuất khẩu, người ta thường dùng nhiều loại bao bì để nó phù hợp với các điều kiện về bảo quản, chuyên chở, khí hậu, luật pháp...
Dịch vụ khách hàng.
Mức độ dịch vụ khách hàng cũng phải tuỳ vào từng loại khách hàng như khách trong nước và khách nước ngoài, dịch vụ thị thường nước ngoài thường cao hơn so với thị trường trong nước.
Vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
Hàng hóa từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu cần phải được vận chuyển và bảo quản tốt. Công ty có thể tự mình bảo quản hoặc là thực hiện thông qua một số khâu trung gian. Công ty cần quan tâm đến phương tiện vận chuyển hợp lý và an toàn để giảm thiểu chi phí. Bên cạnh đó, công ty còn rất quan tâm đến việc bố trí các kho bãi để chứa hàng hóa trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.
Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả.
Hoạt động ngoại thương phải phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh.
Các hoạt động kinh doanh phải thực hiện trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
Các hoạt động kinh doanh phải thực hiện đúng trong khuôn khổ Nhà nước và Pháp luật quy định.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Hiệu quả của hàng xuất khẩu tính bằng công thức:
( đơn vị tính: USD)
v
d
R =
Trong đó:R : hiệu quả trực tiếp R : hiÖu qu¶ trùc tiÕp
v : ngoại tệ thuần tuý dự kiện thu được.
d : chi phí toàn bộ bằng tiền Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX - HÀ TÂY.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY UNIMEX - HATAY.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 07/01/1961: Bộ Ngoại thương ra quyết định thành lập Công ty liên doanh xuất nhập khẩu tỉnh Hà Đông. Đến tháng 6 năm 1965, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hà Đông đổi tên thành Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hà Tây.
Trải qua một chặng đường lịch sử biến đổi kéo dài gần 40 năm của công ty với những bước thăng trầm, song Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây luôn phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao trong từng giai đoạn lịch sử.
Từ năm 1986 đến nay, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đang chuyển mình từng bước đi lên.
Thực hiện nghị định 338 của Chính phủ, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một đơn vị kinh doanh, hoạch toán độc lập, được thành lập doanh nghiệp theo quyết định số 471/ QĐ-UB ngày 01/12/1992 với số vốn là 3 tỷ 927 triệu đồng của UBND tỉnh Hà Tây trong đó vốn cố định là 2 tỷ 599 triệu đồng và vốn lưu động là 1 tỷ 328 triệu đồng.
Hiện nay, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây mang tên giao dịch là UNIMEX – HATAY.
Tên giao dịch đối ngoại: HATAY IMPORT – EXPORT CORPORATION.
Trụ sở chính của công ty đóng tại 16A - Trần Đăng Ninh - thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây.
Công ty có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
và là một pháp nhân tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty.
2.1. Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động: Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm:
Ban lãnh đạo Công ty gồm giám đốc và hai phó giám đốc.
Các phòng quản lý theo chức năng:
+ Phòng kế hoạch tổng hợp.
+ Phòng kế toán tài chính.
+ Phòng tổ chức hành chính.
+ Các văn phòng đại diện ở các tỉnh.
Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong Công ty và trực thuộc Công ty.
+ Các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ mây tre đan gồm:
. Phòng nghiệp vụ kinh doanh I.
. Phòng nghiệp vụ kinh doanh II.
. Phòng nghiệp vụ kinh doanh III.
+ Xí nghiệp tơ thảm thêu XK.
+ Các trạm trực thuộc: trạm kinh doanh tổng hợp Hà Đông, trạm mây tre đan XK ở huyện Chương Mỹ và trạm XK Ba Vì...
+ Các chi nhánh: chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Mỗi đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh bổ nhiệm một trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng chi nhánh, trạm trưởng điều hành mọi hoạt động của đơn vị và có từ một đến hai phó giúp việc. Biên chế của mỗi đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị để sắp xếp.
Cơ cấu của Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
Gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
V¨n phßng ®¹i diÖn
Phßng KÕ To¸n - Tµi ChÝnh
Phã Tæ Chøc Hµnh ChÝnh
Phßng KÕ Ho¹ch ThÞ trêng
C¸c
chi nh¸nh
C¸c
tr¹m Kinh doanh
C¸c phßng NghiÖp vô - KD
XÝ
nghiÖp
T¬ th¶m thªu
Hình 1: Mô hình tổ chức quản lý ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây.
Trong đó: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp.
Quan hệ phối hợp.
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thì nguồn vốn của Công ty được tồn tại ở hai dạng.
Tài chính: Nguồn vốn bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động, vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có của Công ty được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, vốn vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, vốn vay của cán bộ công nhân viên từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất: Tổng diện tích: 8000 m2
Công ty có hai xưởng sản xuất hàng xuất khẩu: một xưởng dệt len với công nghệ Thụy Sỹ phục vụ cho những mặt hàng len có chất lượng cao và một xưởng sản xuất chiếu tre.
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Chức năng của Công ty.
Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 471/QĐ-UB và
giấy phép đăng ký kinh doanh sè 2061.002/GP Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có các chức năng sau:
Về xuất khẩu: tổ chức sản xuất , chế biến gia công và thu mua các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, nông sản, thực phẩm, hải sản, hàng may mặc, hàng thêu len, dược liệu, gốm sứ, đá ốp lát, lụa tơ tằm và hàng xuất khẩu tổng hợp nguyên vật liệu, thiết bị, linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất.
Về nhập khẩu: được phép nhập khẩu như sắt thép xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp, linh kiện điện tử, linh kiện CKD xe máy, xe đạp, thiết bị máy móc, linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất, thiết bị y tế và các loại sợi...
Ngoài ra, công ty còn thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để đẩy mạnh xuất nhập khẩu cho Công ty.
Nhiệm vụ của Công ty.
Để thực hiện tốt chức năng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã đặt ra cho mình những nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
Tuân thủ pháp lệnh Nhà nước về quản lí kinh tế, quản lí xuất nhập khẩu và đối ngoại.
Quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả để mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi.
Quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở trực thuộc hoạt động kinh doanh, chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Thực hện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các mặt hàng của Công ty.
Quyền hạn của Công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có các quyền hạn sau:
Được chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh liên kết với khách hàng trong và ngoài nước.
Được vay vốn “kể cả ngoại tệ”, huy động và sử dụng vốn ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành.
Được phép thành lập các của hàng, văn phòng đại diện, các chi nhánh ở trong và ngoài nước. Công ty có quyền tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, tham dự các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
Công ty có quyền bảo vệ uy tín hợp pháp của mình về tất cả các phương diện.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước có phạm vi hoạt động tương đối rộng, có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, còn có những vấn đề khó khăn về tình hình biến động của thị trường trong mấy năm qua, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dẫn tới hiện tượng tranh mua – tranh bán hay phá giá hàng xuất khẩu. Do sự khủng hoảng của tiền tệ, chính trị ở một số nước trên thế giới làm cho tỷ giá hối đoái luôn thay đổi bấp bênh, một số thị trường truyền thống cũng bị khủng hoảng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây như sau:
Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
Doanh thu
VNĐ
366.835,427
422.816,818
55.979,391 115,26
- Kim ngạch XNK
USD
24.455.695,15
26.322.735,77
1.867.040,62 107,63
Kim ngạch XK
USD
20.942.090,52
21.785.195,42
843.104,9 104,03
Kim ngạch NK
USD
3.513.604,63
2.837.540,35
676.064,28 80,76
- Nép ngân sách TW
VNĐ
4.830
5.040
210 104,35
- Nép ns địa phương
VNĐ
830
970
140 116,87
- Kinh doanh nội địa
VNĐ
16.000
19.000
3.000 118,75
- Lợi nhuận
VNĐ
160
180
20 112,5
- Thu nhập đầu người
VNĐ
700.000
726.000
26.000 103,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty) (Nguån: B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh C«ng ty)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty nă