Luận văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên

Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra [4]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [6]. Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đan g có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi [14]. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước phát triển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Vậy, thực trạng phát triển sản xuất chè của thành phố như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất chè của thành phố phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

pdf121 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ PHẠM VĂN VIỆT HÀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Văn Việt Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn “ Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của những cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Bắc người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo UBND thành phố, phòng Thống kê thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp &PTNT và đặc biệt là Văn phòng HĐND&UBND thành phố nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng uỷ, HĐND, UBND và bà con nông dân các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Hà, Tích Lương những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó./. Tác giả luận văn Phạm Văn Việt Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng trong Luận văn v Mở đầu. 1 1-Tính cấp thiết của đề tài 1 2- Mục tiêu nghiên cứu 2 3-Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu. 3 4-Những đóng góp của Luận văn 3 Chương 1: Tổng quan tài liện nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5 1.1-Cơ sở khoa học 5 1.1.1-Vài nét về cây chè và vai trò của cây chè với đời sống con người 5 1.1.2-Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 8 1.1.3-Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè 15 1.2- Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 18 1.2.1-Phát triển sản xuất chè trên Thế giới 18 1.2.2-Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 19 1.2.3 – Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên 1.3-Phương pháp nghiên cứu 26 1.3.1-Các phương pháp nghiên cứu 26 1.3.2-Phương pháp phân tích 31 Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên 33 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 33 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 33 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 2.1.3- Tình hình một số ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên 43 2.1.4-Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất của Thành phố Thái Nguyên 48 2.2-Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 52 2.2.1-Diện tích và cơ cấu giống 52 2.2.2-Sản xuất chè nguyên liệu 52 2.2.3-Về kỹ thuật thâm canh 57 2.2.4-Về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ sản phẩm 58 2.2.5-Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 61 2.2.6-Về tiêu thụ chè 61 2.2.7-Công tác phát triển HTX chè 63 2.2.8-Chính sách khuyến nông 63 2.2.9-Thực hiện chính sách và đất đai 65 2.3-Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 65 2.3.1-Những mặt đạt được 65 2.3.2- Những mặt còn hạn chế 66 2.3.3-Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 66 Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69 3.1 Những quan điểm, căn cứ về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69 3.1.1 Những quan điểm về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69 3.1.2 Những căn cứ 69 3.2 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 70 3.2.1 Định hướng phát triển sản xuất chè 70 3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất chè 71 3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 72 3.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất chè 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 3.3.2 Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng và sản xuất chè nguyên liệu 72 3.3.3 Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ 75 3.3.4 Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng 76 3.3.5 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm 77 3.3.6 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè 78 3.3.7 Giải pháp về các chính sách phát triển sản xuất 79 Kết luận 83 Kiến nghị 84 Danh mục tài liệu tham khảo . Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CNXH Chủ nghĩa xã hội HTX Hợp tác xã WTO Tổ chức thương mại thế giới LĐNN Lao động nông nghiệp KD Kinh doanh CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ĐVT Đơn vị tính NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SL Số lượng SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TBD Thái Bình Dương ATK An toàn khu BQ Bình quân LĐ Lao động NLNTS Nông lâm nghiệp thuỷ sản Tr. Đ Triệu đồng đ Đơn vị tính đồng Việt nam HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii Trang Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam 22 Bảng 1.2: Diện tích chè hiện có của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính 24 Bảng 1.3: Diện tích chè cho sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính 25 Bảng 1.3: Sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính 26 Bảng 2.1: Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 36 Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên chia theo đơn vị hành chính 36 Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của TP Thái Nguyên năm 2004- 2006 39 Bảng 2.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 41 Bảng 2.5 : Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 44 Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 45 Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh tế nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006. 46 Bảng 2.8: Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 49 Bảng 2.9: Diện tích chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 53 Bảng 2.10: Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh trên địa bàn 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii thành phố Thái Nguyên Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 55 Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè KTCB trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 56 Bảng 2.13 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè ở thành phố Thái Nguyên qua các năm 2004-2006 58 Bảng 2.14 : Hình thức chế biến chè ở thành phố Thái Nguyên 60 Bảng 2.15: Kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng chè giai đoạn 2004- 2006 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 62 Bảng 2.16: Hình thức, hình thái tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 63 Bảng 2.17 : Kết quả và hiệu quả trên 1 ha chè kinh doanh của các loại hộ năm 2005-2006 68 Bảng 3.1: Kế hoạch trồng mới chè 2007 – 2010 73 Bảng 3.2: Kế hoạch trồng phục hồi chè 2007 - 2010 74 Bảng 3.3: Kế hoạch diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh giai đoạn 2007-2010 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra [4]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [6]. Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi [14]. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước phát triển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Vậy, thực trạng phát triển sản xuất chè của thành phố như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất chè của thành phố phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1- Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của thành phố. 2.2- Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển sản xuất chè. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2004 - 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về phát triển sản xuất chè của các nông hộ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 3.2- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về nội dung nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu từ năm 2004 - 2006. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chè là vấn đề rất rộng, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm tới. 4. Đóng góp của Luận văn Luận văn là tài liệu giúp nông dân trong các vùng trồng chè của thành phố đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè so với các cây trồng khác để lựa chọn nhân rộng sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phát triển đạt hiệu quả cao, có cơ sở khoa học. Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất chè những năm tiếp theo có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 5. Bố cục của Luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên Kết luận và kiến nghị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học phát triển sản xuất chè 1.1.1. Vài nét về cây chè và vai trò của chè với đời sống con người 1.1.1.1. Nguồn gốc cây chè Việt Nam Năm 1933, ông J.J B Denss, một chuyên gia về chè của Hà Lan, nguyên giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Inđônêxia), cố vấn của Công ty chè Đông Dương thời Pháp sau khi đi khảo sát các cây chè cổ ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang - Việt Nam đã viết về nguồn gốc cây chè trên thế giới. Trong bài viết của ông có điểm cần chú ý là những nơi mà con người tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở cạnh những con sông lớn, nhất là sông Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Việt Nam, sông Mêkông ở Vân Nam, tất cả những con sông này đều bắt nguồn từ phía đông Tây Tạng. Vì lý do này ông cho rằng nguồn gốc của cây chè là từ các dãy núi này phân tán đi [6]. Năm 1976, viện sỹ hàn lâm khoa học Liên Xô K.M. Demukhatze nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè bằng cách phân tích chất càphêin trong chè mọc hoang dại và chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới. Trong đó có các vùng chè cổ của Việt Nam (Yên Bái, Lạng Sơn, Nghệ An). Tác giả đã kết luận: Cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các càphêin đơn giản hơn cây chè ở Vân Nam, Trung Quốc và như vậy phức tạp ở cây chè Vân Nam, Trung Quốc nhiều hơn ở cây chè Việt Nam. Do đó tác giả đã đề xuất sơ đồ tiến hoá của cây chè như sau: Cây hoa trà - chè Việt Nam - chè Vân Nam - chè Trung Quốc - chè Assam Ấn Độ [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Qua phân tích nhiều nhà khoa học đã cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Các vùng chè Lạng Sơn, Hà Giang và đặc biệt là khu vực chè hoang với hơn 41 vạn cây chè tuyết cổ thụ ở Suối Giàng (huyện Nghĩa Lộ – Yên Bái) trên độ cao hơn 1300m so với mực nước biển là những bằng chứng quan trọng cho giả thiết trên. Ngoài những giống chè như chè Tuyết san, Việt Nam đã nhập khẩu thêm một số giống chè mới có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. 1.1.1.2. Vai trò, tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm, từ 30 đến 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây chè đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng suất, sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen, chè vàng, chè túi lọc v.v. Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ. Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hoá... Do đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Chè được sử dụng hàng ngày và hình thành nên một tập quán tạo ra được nền văn hoá. Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đã tìm ra nhiều hoạt chất có giá trị trong sản phẩm của cây chè; người ta có thể chiết suất từ cây chè lấy ra những sinh tố đặc biệt như: càphêin, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là vitamin C dùng để điều chế thuốc tân dược cao cấp. Vì thế chè không những có tên trong danh mục nước giải khát, mà nó còn có tên trong từ điển y học, dược học. Người Nhật Bản khẳng định chè đã cứu người khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử, nạn nhân bom nguyên tử Hirôxima ở các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 vùng trồng chè xanh đã sống khoẻ mạnh, đó chính là một bằng chứng sinh động về tác dụng chống phóng xạ của chè [6]. Chè là loại cây đã đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, đậm đà. Uống trà đã trở thành một phong tục tập quán, là sở thích từ lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới. Cũng giống như nhiều nước châu Á và Đông Nam Á khác, ở Việt Nam tục uống trà đã có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà từ khá sớm, phương ngôn cổ truyền không ít những lời dạy về cách uống trà như: “ rượu ngâm nga, trà liền tay” “trà tam rượu tứ ”. Ấm trà, chén rượu đã trở nên rất quen thuộc, thân thương đối với người Việt Nam từ già tới trẻ, từ thành thị tới nông thôn. Uống trà phải thưởng thức tới nước thứ ba mới thấy hết hương vị ngọt đậm của trà, là một loại hoạt động ăn, uống vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa là biểu hiện của văn hoá ăn uống đỏi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó lên thành nghệ thuật uống rượu, thưởng thức trà. Trà dù được chế biến, được uống theo cách nào vẫn biểu thị một nét văn hoá độc đáo như trà đạo. Đối với người Việt Nam mỗi khi có ấm trà xanh pha thường mời hàng xóm láng giềng cùng thưởng thức. Đạo trà Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý, dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối khi chủ nhân trân trọng đưa mời; mời trà đã là một ứng xử văn hoá lịch sự, lễ độ và lòng mến khách của chủ nhà. Phong tục đó đã tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng với những nét rất riêng, mang đậm chất Á Đông. Với “trà tam, rượu tứ” của cổ nhân đã làm cho con người giải toả được những lo toan thường nhật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và làm tăng ý nghĩa cho sinh hoạt đời thường, giúp con người xích lại gần nhau, ấm áp thắm đượm tình làng, nghĩa xóm. Có thể khẳng định nền văn hoá trà Việt Nam đậm đà bản sắc đã tồn tại và toả hương [8]. Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế, sản xuất chè mang lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 động. Hiện nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam. Ngoài ra thị trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm tăng thu nh
Tài liệu liên quan