Luận văn Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Cà Mau

Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thếkỷXXI, theo dựbáo của những nhà tương lai học, thếkỷXXI là thếkỷcủa sựbùng nổkỳdiệu vềtrí tuệcủa con người, thếkỷcủa đỉnh cao trí tuệ. Trí tuệcủa con người đóng vai trò quyết định đối với sựtiến bộcũng nhưtốc độphát triển của nền văn minh nhân loại. Trong cuộc hành trình vào thếkỷnày, vấn đềnhân lực và nhân tài là vấn đềchiến lược đối với mỗi quốc gia. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển. GD đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong thập kỷ đầu tiên của thếkỷ XXI. Đối với GD có thểnói “tương lai chính là bây giờ” phải chuẩn bịcho lớp trẻhiện nay nhưthếnào để đáp ứng được yêu cầu của sựphát triển. Việc đặt con người vào trung tâmcủa sựphát triển khiến cho GD phải rà soát lại nhận thức vềmục tiêu: từchỗ“học đểbiết” sang nhấn mạnh “học đểlàm” rồi “học để cùng chung sống”, “học đểlàm người” nghĩa là “khuyến khích sựphát triển đầy đủ, nhất là tiềm năng sáng tạo của mỗi con người” vì lợi ích của bản thân và tương lai của dân tộc. Trong một thếgiới mà khoa học, kỹthuật, công nghệ đem lại sựbiến đổi nhanh trong đời sống kinh tế- xã hội, đồng thời tạo ra sựdịch chuyển các định hướng giá trị, thì GD không chỉ đóng vai trò truyền đạt các tri thức khoa học kỹthuật mà đồng thời phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi đảm bảo cho người học làm chủ được và biết vận dụng hợp lý những tri thức đó. GD phải quan tâm đến sựphát triển ởngười học ý thức vềcác giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc tồn tại độc đáo của nhân loại, vừa kếthừa, phát triển những giá trịtruyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại mới. Nghịquyết TW2 khóa VIII đã chỉra nguyên nhân còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới của chất lượng và hiệu quảgiáo dục: “Giáo dục - Đào tạo nước ta còn nhiều bất cập cảvềquy mô, cơcấu và nhất là vềchất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng đòi hỏi lớn ngày càng cao vềnhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệtổquốc, thực hiện CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa”, “Công tác quản lý giáo dục có những mặt yếu kém, bất cập”. Hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động cơbản nhất trong nhà trường, nó quyết định vấn đềsinh tồn của nhà trường, quyết định đến chất lượng GD. Nói đến hoạt động giảng dạy trước hết phải nói đến vai trò của người GV. Đội ngũGV là những nhà GD, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến sựhình thành và phát triển nhân cách của HS. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sựphát triển cộng đồng, là nhân vật chủyếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủtrong nhà trường. Do đó, muốn nâng cao chất lượng GD của nhà trường, phải quản lý tốt đội ngũGV và công tác giảng dạy của GV. THCS là cấp học cơsởcủa bậc Trung học, là cầu nối giữa Tiểu học và THPT tiếp tục thực hiện yêu cầu GD cơsở định hướng cho HS học lên hoặc vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Ởcấp học này có vaitrò quyết định đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS. Trong những năm qua, chất lượng GD trong tỉnh Cà Mau từng bước được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là cấp học THCS. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ởtrường THCS để đềxuất những giải pháp quản lý đạt hiệu quảcao là vấn đềcấp thiết cần phải được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng GD cấp học và nâng dần chất lượng GD toàn diện trong nhà trường hiện nay. Xuất phát từnhững lý do trên, chúng tôi chọn đềtài: “Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ởmột sốtrường THCS tỉnh Cà Mau” đểtừ đó đềxuất những giải pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ởtrường THCS góp phần nâng cao chất lượng và phát triển GD đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

pdf87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC THỂ THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, theo dự báo của những nhà tương lai học, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của con người, thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ. Trí tuệ của con người đóng vai trò quyết định đối với sự tiến bộ cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh nhân loại. Trong cuộc hành trình vào thế kỷ này, vấn đề nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược đối với mỗi quốc gia. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. GD đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Đối với GD có thể nói “tương lai chính là bây giờ” phải chuẩn bị cho lớp trẻ hiện nay như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Việc đặt con người vào trung tâm của sự phát triển khiến cho GD phải rà soát lại nhận thức về mục tiêu: từ chỗ “học để biết” sang nhấn mạnh “học để làm” rồi “học để cùng chung sống”, “học để làm người” nghĩa là “khuyến khích sự phát triển đầy đủ, nhất là tiềm năng sáng tạo của mỗi con người” vì lợi ích của bản thân và tương lai của dân tộc. Trong một thế giới mà khoa học, kỹ thuật, công nghệ đem lại sự biến đổi nhanh trong đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển các định hướng giá trị, thì GD không chỉ đóng vai trò truyền đạt các tri thức khoa học kỹ thuật mà đồng thời phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi đảm bảo cho người học làm chủ được và biết vận dụng hợp lý những tri thức đó. GD phải quan tâm đến sự phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ… tạo nên bản sắc tồn tại độc đáo của nhân loại, vừa kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại mới. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã chỉ ra nguyên nhân còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới của chất lượng và hiệu quả giáo dục: “Giáo dục - Đào tạo nước ta còn nhiều bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng đòi hỏi lớn ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “Công tác quản lý giáo dục có những mặt yếu kém, bất cập”. Hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động cơ bản nhất trong nhà trường, nó quyết định vấn đề sinh tồn của nhà trường, quyết định đến chất lượng GD. Nói đến hoạt động giảng dạy trước hết phải nói đến vai trò của người GV. Đội ngũ GV là những nhà GD, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong nhà trường. Do đó, muốn nâng cao chất lượng GD của nhà trường, phải quản lý tốt đội ngũ GV và công tác giảng dạy của GV. THCS là cấp học cơ sở của bậc Trung học, là cầu nối giữa Tiểu học và THPT tiếp tục thực hiện yêu cầu GD cơ sở định hướng cho HS học lên hoặc vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Ở cấp học này có vai trò quyết định đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS. Trong những năm qua, chất lượng GD trong tỉnh Cà Mau từng bước được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là cấp học THCS. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS để đề xuất những giải pháp quản lý đạt hiệu quả cao là vấn đề cấp thiết cần phải được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng GD cấp học và nâng dần chất lượng GD toàn diện trong nhà trường hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau” để từ đó đề xuất những giải pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng và phát triển GD đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giảng dạy và công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Xác định cơ sở lý luận của đề tài 4.2. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau và phân tích nguyên nhân của thực trạng trên. 4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy ở trường THCS tỉnh Cà Mau. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2005 - 2006 và đề xuất các giải pháp. - Thành phố Cà Mau: (02 trường) THCS Võ Thị Sáu và THCS Lý Văn Lâm. - Huyện Cái Nước: (04 trường) THCS Quang Trung, THCS Thị trấn Cái Nước, THCS Tân Hưng Đông và THCS Đông Hưng. - Huyện Trần Văn Thời: (03 trường) THCS Thị trấn Trần Văn Thời, THCS Khánh Bình Tây và THCS Nông Trường U Minh. 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động giảng dạy ở các trường THCS tỉnh Cà Mau có những bước tiến bộ đáng kể, chất lượng GD được nâng lên, song vẫn còn có những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy như quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu và chương trình giảng dạy, quản lý đội ngũ GV, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, quản lý việc sử dụng các phương tiện DH, quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV … Nếu nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS và đưa ra những giải pháp hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẻ trong việc nâng cao chất lượng GD của cả nước nói chung và chất lượng GD trong tỉnh Cà Mau nói riêng. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu lý luận Thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu các đặc trưng, tính chất của vấn đề nghiên cứu. Sưu tầm và đọc các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu, nghị quyết, văn bản… liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Căn cứ vào các tài liệu, các báo cáo tổng kết năm học của các trường THCS, Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, các số liệu để nhận định, đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu, tham khảo ý kiến của 485 CBQL trường THCS, phòng giáo dục và GV của 09 trường THCS trong tỉnh Cà Mau với những nội dung có liên quan đến các vấn đề: quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu và chương trình giảng dạy; quản lý đội ngũ GV, quản lý việc sử dụng các phương tiện DH; quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV. Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi với 15 câu hỏi xung quanh những vấn đề trên cho hai đối tượng: CBQL và GV THCS nhằm thu thập số liệu đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy. 7.3. Phương pháp quan sát Phương pháp này thực hiện bằng cách tiếp cận và xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại một số trường THCS được tiến hành khảo sát. Nhằm tìm hiểu về thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy. 7.4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ chuyên môn các phòng Giáo dục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau để nắm bắt thêm tình hình thực tế của các trường; tham khảo ý kiến các chuyên gia với mục đích tìm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và đề xuất những giải pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS có hiệu quả. Với những nội dung có liên quan đến việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS như: quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu và chương trình giảng dạy, quản lý đội ngũ GV, quản lý việc sử dụng phương tiện DH, quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV. 7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê Dùng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính xác cho từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn với cách tính: - Tính tỷ lệ %. - Tính độ trung bình theo công thức: X = n 1 . Với hình thức chấm điểm từ 1 - 3 cho các mức độ thực hiện từ thấp đến cao (Yếu, trung bình, tốt). Từ đó rút ra những nhận xét phù hợp theo từng mức độ trung bình đạt được.   n i nixi 1 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm những phần sau: - Phần mở đầu: Khái quát về đề tài. - Phần kết quả nghiên cứu gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau. Chương 3: Đề xuất những giải pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS tỉnh Cà Mau. - Phần kết luận và kiến nghị KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề DH và quản lý DH được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển các hình thái kinh tế xã hội. Lúc đầu, cơ sở lý luận về DH chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tưởng của những nhà triết học (đồng thời cũng là nhà GD) sau đó dần dần phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên gần đây người ta mới chú ý, bàn luận về quản lý nói chung và quản lý hoạt động DH nói riêng; nhưng hầu hết các ý tưởng và các công trình nghiên cứu về quản lý GD (trong đó có quản lý DH) đã được công bố đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động này. Chúng tôi xin được trình bày tổng quan một số vấn đề chủ yếu về DH và quản lý hoạt động DH: Ngay từ thời cổ đại, vấn đề DH đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhà GD ở cả phương Tây và phương Đông đề cập đến. Có thể kể đến các tư tưởng và các công trình nghiên cứu chủ yếu sau: - Platon (427-347 trước công nguyên) ông đã khẳng định được vai trò tất yếu của GD trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với GD, phần nào nói lên tầm quan trọng của thể chế xã hội đối với GD nói chung và DH nói riêng. - Khổng Tử (551-479 trước công nguyên) với quan điểm DH là: “Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ…Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen học tập” và “ học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả DH phải đề cao đến các quy định về nề nếp DH, nâng cao trình độ của người dạy để lựa chọn được những phương pháp DH theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học. - Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề DH và quản lý hoạt động DH được nhiều nhà GD quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quan điểm GD phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình DH để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do HS tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc DH có giá trị rất lớn: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của HS; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu của HS (vừa sức); DH phải thiết thực và DH theo nguyên tắc cá biệt… - Vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở phương Tây có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu như: Robet Owen (1717-1858), Chales Babbage (1792-1871), F.Taylor (1856-1915), H.Fayob (1841-1925)… - Đến khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học GD thực sự có sự biến đổi về lượng và chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã định hướng cho hoạt động GD là các quy luật về “Sự hình thành cá nhân con người” về “ tính quy luật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục…”. Các quy luật đó đặt ra những yêu cầu đối với quản lý GD và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho GD. Ở Việt Nam khoa học quản lý tuy được nghiên cứu muộn nhưng tư tưởng về quản lý như: “trị nước an dân” đã có từ lâu đời. Điều đó đã được thể hiện trong các tác phẩm của những nhà chính trị, quân sự, nhà giáo, nhà thơ lỗi lạc dưới thời phong kiến như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam trước hết phải nói đến quan điểm phát triển GD của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969). Bằng việc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng GD tiên tiến và việc vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Người đã để lại cho chúng ta nền tảng lý luận về: vai trò của GD, định hướng phát triển GD, mục đích, các nguyên lý, các phương thức DH, vai trò của quản lý và CBQL GD, phương pháp lãnh đạo và quản lý… Phải khẳng định rằng: hệ thống các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GD có giá trị cao trong quá trình phát triển lý luận DH, lý luận GD của nền GD cách mạng Việt Nam. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học… viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm… đã được công bố, các tác giả: Nguyễn Đình Am, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Chân, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Bá Dương, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Gia Quý… các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về khoa học quản lý như: Khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, các thành phần cấu trúc quản lý… đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý. Tuy nhiên, những thành tựu đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý luận là chủ yếu. Đối với khoa học quản lý GD, quản lý nhà trường có nhiều tác giả quan tâm, vận dụng những thành tựu về lý luận khoa học quản lý nói chung và đã đưa ra nhiều vần đề lý luận về quản lý GD, các giải pháp, kinh nghiệm quản lý GD xuất phát từ thực tiễn của GD Việt Nam tiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo, Đặng Quốc Bảo, Đặng Vũ Hoạt, Trần Kiểm, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lân, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cảnh Toàn… Các thành quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học là những tri thức làm tiền đề cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý GD, quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, phục vụ cho mục tiêu phát triển triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. Những vấn đề lý luận có liên quan 1.2.1. Khái niệm quản lý 1.2.1.1. Các khái niệm về quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm cùng lúc với con người, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ giữa người và người. Có nhiều quan niệm khác về quản lý tùy quan điểm, tùy góc độ nghiên cứu. Sau đây là một số quan niệm tiêu biểu: - Theo quan điểm điều khiển học: quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật…) nó bảo toàn cấu trúc hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động vận hành phát triển. - Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì: quản lý là “phương thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính hợp lý của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt mục tiêu. - Theo lý thuyết thông tin: quản lý là sự điều hành “thông tin, xử lý, ra quyết định…”, phối hợp “trong hệ thống, ngoài hệ thống” nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra cho đối tượng quản lý. - Theo lý thuyết hành vi: “quản lý là hoàn thành công việc thông qua con người”. - Theo F.Taylor: “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.” - Theo Mác: tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động những khí quan độc lập của nó. Như vậy, Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người. - Theo Koontz và O’Donnell trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì cho rằng: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [Harold Koontz - Cyril Odonnell 15, tr.19]. - Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang trong “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý GD” thì cho rằng “ Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.” [Nguyễn Ngọc Quang 31, tr. 14]. - Theo GS. Đặng Vũ Hoạt và GS. Hà Thế Ngữ thì cho rằng: “quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặt trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt 30, tr 17]. - Theo PGS.TS Trần Kiểm: cho rằng “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [Trần Kiểm 21, tr 45]. - GS. Nguyễn Văn Lê trong tác phẩm: “Khoa học quản lý nhà trường” đã định nghĩa: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người, nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra. [Nguyễn Văn Lê 24, tr 5]. Trên đây là những quan niệm khác nhau về quản lý. Tuy có cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng chúng ta có thể nhận thấy khái niệm quản lý bao hàm những ý nghĩa chung, đó là: + Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức. + Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. + Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước. + Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả, tối ưu các nguồn lực của hệ thống như “nhân lực - vật lực - tài lực” và các cơ hội mà hệ thống có được để đạt được các mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Như vậy, theo chúng tôi khái niệm quản lý có thể được hiểu: quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản
Tài liệu liên quan