1. Lý do chọn đề tài Văn hoá ứng xử của người Việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hoá, cùng với những thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học và công nghệ, sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền văn hoá càng thêm mạnh mẽ và sâu sắc, chính bởi lí do đó văn hóa ứng xử càng cần được đặc biệt quan tâm.Người Việt Nam luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hóa ứng xử người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt yếu tố tinh thần lên hàng đầu. Thế nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự giao lưu giữa người với người trong một cộng đồng cụ thể hoặc mở rộng ra là giao lưu quốc tế đã có nhiều sự thay đổi. Văn hóa ứng xử cũng như vậy, đã có sự thay đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Theo hướng tích cực thì những giá trị nhân văn mang tính phổ quát cũng được thẩm thấu dần. Tuy nhiên, cũng có những biểu hiện mang tính tiêu cực, hạn chế trong giao tiếp ứng xử, đặc biệt là ngôn ngữ nói trong giới trẻ, chúng ta không còn xa lạ hoặc có thể khá dễ dàng bắt gặp chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ khó có thể cứu chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Điều này cho thấy sự xuống dốc về đạo đức của một bộ phận giới trẻ.
136 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 15/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp nội dung văn hóa ứng xử trong dạy học giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
TÍCH HỢP NỘI DUNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
TÍCH HỢP NỘI DUNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Lý luận và PPDH Lý luận chính trị
Mã số: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ TÙNG HOA
THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS Vũ Thị Tùng Hoa. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Hằng Nga
i LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía thầy cô giáo, nhà
trường và gia đình:
Trước tiên cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Tùng Hoa,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô khoa Giáo dục chính trị, trường ĐHSP,
Đại học Thái Nguyên, đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học
sinh trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, đồng hành, giúp đỡ
tôi để luận văn được hoàn thành.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích
và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành công trình này.
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của
quý Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện.
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng Nga
ii MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3
7. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 4
8. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 4
NỘI DUNG .................................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG
THPT ............................................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................... 6
1.2. Văn hóa ứng xử và giáo dục văn hóa ứng xử ........................................................ 8
1.2.1. Khái niệm văn hóa ứng xử .................................................................................. 8
1.2.2. Giáo dục văn hóa ứng xử .................................................................................. 12
1.3. Một số nội dung phần “công dân với đạo đức” trong chương trình giáo dục
công dân lớp 10 .................................................................................................. 13
1.3.1. Cấu trúc nội dung phần “công dân với đạo đức” trong chương trình Giáo dục
công dân lớp 10 .................................................................................................. 13
1.3.2. Đặc điểm nội dung tri thức phần “Công dân với đạo đức” .............................. 14
1.4. Tích hợp nội dung văn hóa ứng xử trong dạy học phần công dân với đạo đức
ở trường trung học phổ thông .......................................................................... 16
iii 1.4.1. Những vấn đề chung về tích hợp ...................................................................... 16
1.4.2. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong dạy học GDCD ở trường THPT ............. 22
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI
DUNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................... 34
2.1. Thực trạng tích hợp nội dung văn hóa ứng xử trong dạy học giáo dục công dân
lớp 10 ở trường THPT Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên ............................................ 34
2.1.1. Khái quát về trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................... 34
2.1.2. Thực trạng việc tích hợp nội dung văn hóa ứng xử trong dạy học GDCD lớp
10 ở trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 35
2.2. Đề xuất biện pháp tích hợp nội dung văn hóa ứng xử trong dạy học Giáo dục
công dân lớp 10 ở trường THPT Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................. 39
2.2.1. Nhóm biện pháp đối với các cấp quản lý.......................................................... 39
2.2.2. Nhóm biện pháp đối với nhà trường ................................................................. 40
2.2.3. Nhóm biện pháp đối với giáo viên bộ môn ...................................................... 41
2.2.4. Nhóm biện pháp đối với phụ huynh học sinh ................................................... 43
2.2.5. Nhóm biện pháp đối với học sinh ..................................................................... 44
Chương 3: THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG VĂN
HÓA ỨNG XỬ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................. 46
3.1. Kế hoạch thực nghiệm ......................................................................................... 46
3.1.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm .................................................... 46
3.1.2. Các bước tiến hành thực nghiệm ...................................................................... 46
3.1.3. Xác định bài dạy tích hợp và nội dung tích hợp ............................................... 47
3.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 49
3.2.1. Khảo sát, đánh giá trình độ nhận thức đầu vào của học sinh lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng .............................................................................................. 49
3.2.2. Nghiên cứu nội dung và lựa chọn đơn vị kiến thức .......................................... 50
3.2.3. Thiết kế bài giảng thực nghiệm ........................................................................ 50
3.2.4. Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh sau thực nghiệm ........................... 72
3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................ 72
3.3.1. Phân tích và so sánh chất lượng, kết quả học tập giữa các lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng sau lần thực nghiệm thứ 1 .................................................... 72
iv 3.3.2. Phân tích và so sánh chất lượng, kết quả học tập giữa các lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng sau lần thực nghiệm thứ 2 .................................................... 74
3.3.3. Trưng cầu ý kiến học sinh và phụ huynh sau quá trình thực nghiệm ............... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 84
PHỤ LỤC .......................................................................................................................
v DANH TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 DHTH Dạy học tích hợp
3 GDCD GIáo dục công dân
4 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 PPDH Phương pháp dạy học
7 PPĐV Phương pháp đóng vai
8 SGK Sách giáo khoa
9 THPT Trung học phổ thông
10 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hiệp quốc
11 VHƯX Văn hóa ứng xử
iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết phải tích hợp nội dung văn hóa ứng
xử trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”. .................................... 36
Bảng 2.2. Mức độ tích hợp nội dung văn hóa ứng xử của GV trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”. ......................................................................... 36
Bảng 2.3. Phương thức tích hợp văn hóa ứng xử của GV trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức” .......................................................................... 37
Bảng 2.4. Nhận thức của HS về nội dung tích hợp văn hóa ứng xử trong học phần
“Công dân với đạo đức” .......................................................................... 37
Bảng 2.5. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia nội dung tích hợp văn hóa ứng
xử trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ..................................... 38
Bảng 3.1: Bảng kết quả học tập học kì I năm học 2017 - 2018 môn Giáo dục công
dân của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .............................................. 49
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm thứ 1 của học sinh lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng ...................................................................................... 73
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm thứ 2 của học sinh lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng ...................................................................................... 74
Bảng 3.4. Bảng thống kê ý kiến trả lời các câu hỏi của học sinh sau thực nghiệm ....... 76
Bảng 3.5. Bảng thống kê ý kiến của phụ huynh sau thực nghiệm ...................... 79
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 1 của học
sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................................................ 73
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập sau lần thực nghiệm thứ 2 của học
sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................................................ 75
v MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá ứng xử của người Việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua
hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta
lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay
đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ
tốt đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu,
trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng khi có
những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hoá, cùng
với những thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học và công nghệ, sự giao lưu, mức
độ tác động qua lại giữa các nền văn hoá càng thêm mạnh mẽ và sâu sắc, chính bởi lí do
đó văn hóa ứng xử càng cần được đặc biệt quan tâm.
Người Việt Nam luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn
người ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hóa ứng xử
người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt yếu tố tinh thần lên hàng đầu. Thế nhưng trong
bối cảnh toàn cầu hóa, sự giao lưu giữa người với người trong một cộng đồng cụ thể
hoặc mở rộng ra là giao lưu quốc tế đã có nhiều sự thay đổi. Văn hóa ứng xử cũng như
vậy, đã có sự thay đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Theo hướng tích cực
thì những giá trị nhân văn mang tính phổ quát cũng được thẩm thấu dần. Tuy nhiên,
cũng có những biểu hiện mang tính tiêu cực, hạn chế trong giao tiếp ứng xử, đặc biệt
là ngôn ngữ nói trong giới trẻ, chúng ta không còn xa lạ hoặc có thể khá dễ dàng bắt
gặp chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ khó có thể cứu chữa bởi những ngôn
từ ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Điều này cho
thấy sự xuống dốc về đạo đức của một bộ phận giới trẻ.
Trên thế giới, mục tiêu giáo dục của quốc gia nào cũng là đào tạo nên những
con người có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của xã hội. Để nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì các cơ sở giáo dục phải thực hiện tốt
việc phát triển hài hòa giữa tri thức, thái độ và kĩ năng hành động. Có như vậy mới đáp
ứng được việc đào tạo ra những con người không chỉ có trí tuệ cao mà còn có tâm hồn
trong sáng và thể chất cường tráng. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà cuộc
cách mạng khoa học công nghệ đang rất phát triển, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào có
nhân lực trí tuệ cao, kỹ năng tốt và khả năng sáng tạo lớn.Vì vậy, việc nâng cao chất
lượng giáo dục ngày càng được chú trọng.
1