Thái Nguyên là cầu nối giữa khu vực miền núi và miền xuôi, qua các thời
kỳ lịch sử, đây là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc. Do đó, sự giao lưu
văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá phong phú và đa dạng cho Thái
Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ
được những nét bản sắc riêng biệt của mình như: Điệu hát “ pả dzung” trong các
ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền
thống đan lát, dệt vải và điệu hát “ sli ”, hát “lượn” của người Tày, Nùng Dù
mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều mang những đặc điểm riêng về tiếng
nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá Nhưng họ đều có những nét tương
đồng, hoà nhập trong một cộng đồng, tạo thành một nền văn hoá đặc trưng của
Thái Nguyên.
Thái Nguyên là chiếc cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng
miền núi phía Bắc của Tổ quốc, là trung tâm vùng Việt Bắc, có bề dày lịch sử và
văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, vì vậy Thái Nguyên có vị trí hết sức quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tiến trình lịch sử, các
dân tộc ở Thái Nguyên đã đoàn kêt gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ
quốc và bảo vệ giang sơn. Công sức của nhiều người, của nhiều thế hệ khác
nhau đã cống hiến tạo nên một Thái Nguyên giầu truyền thống lịch sử, văn hoá
với những địa danh nổi tiếng, những danh nhân văn hoá, những di tịch lịch sử
được đánh giá cao.
Các di tích lịch sử, các yếu tố văn hoá đó trải rộng khắp mọi vùng, miền
của cả tỉnh, không đâu là không có. Đây chính là thế mạnh phục vụ thiết thực
cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Những tiềm năng đó đã và đang được khơi dậy,
nhưng cần được quan tâm, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền rộng rãi hơn nữa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tạo dựng được mạng lưới du lịch rộng khắp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để
cho du khách chỉ một lần đến với Thái Nguyên, sẽ không quên mảnh đất có
truyền thống lịch sử lâu đời và đầy sắc thái văn hoá này.
Là một giáo viên công tác tại Thái Nguyên, qua đề tài nghiên cứu này,
bằng các phương pháp trực quan sinh động về lịch sử và văn hoá, tôi mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền
thống yêu nước, yêu quê hương xứ sở cho các em học sinh Thái Nguyên, đồng
thời quảng bá cho du lịch tỉnh nhà, nêu lên được thực trạng và những giải pháp
nhằm khai thác tiềm năng du lịch vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương. Từ những lý do trên tôi chọn “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn
từ góc độ lịch, sử văn hoá (1995-2007)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lịch sử
116 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng du lịch thái nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TẠ THỊ KIM NIÊN
TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ
(1995 - 2007)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TẠ THỊ KIM NIÊN
TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ
(1995 - 2007)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các
Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn Thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Duy Tiến - Người trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Sông Công và các thầy cô
giáo trong tổ, trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên,
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên… đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Tạ Thị Kim Niên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC .........................................................................7
1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội ..............................................................................................7
1.2. Địa danh Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử ............................................................... 15
1.3. Truyền thống chống ngoại xâm ............................................................................................................... 17
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................................................................................ 23
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ,
VĂN HOÁ .................................................................................................................................................................................... 24
2.1. Thành phố Thái Nguyên ...................................................................................................................................... 26
2.2. Đại Từ ................................................................................................................................................................................................ 29
2.3. Định Hoá - Phú Lương ........................................................................................................................................... 32
2.4. Đồng Hỷ - Võ Nhai .................................................................................................................................................... 39
2.5. Phú Bình, Phổ Yên ...................................................................................................................................................... 44
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................................................................................ 54
Chƣơng 3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI
NGUYÊN ................................................................................................................................................................................. 56
3.1. Thực trạng ................................................................................................................................................................................... 56
3.2. Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên....... 67
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................................................................................ 80
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................................... 82
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................................................................ 86
Phần phụ lục ........................................................................................................................................................................................... 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên ....... 10
Bảng 1.2. Tỷ trọng kết cấu các dân tộc theo đơn vị hành chính trong tỉnh ......... 11
Bảng 3.1. Doanh thu du lịch trên địa bàn ...................................................................................................... 60
Bảng 3.2. Tình hình khách du lịch đến Thái Nguyên qua các năm .............................. 61
Bảng 3.3. Số lượng cơ sở lưu trú và công suất sử dụng buồng, phòng của
du lịch Thái Nguyên ................................................................................................................................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thái Nguyên là cầu nối giữa khu vực miền núi và miền xuôi, qua các thời
kỳ lịch sử, đây là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc. Do đó, sự giao lưu
văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá phong phú và đa dạng cho Thái
Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ
được những nét bản sắc riêng biệt của mình như: Điệu hát “pả dzung” trong các
ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền
thống đan lát, dệt vải và điệu hát “sli ”, hát “lượn” của người Tày, Nùng… Dù
mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều mang những đặc điểm riêng về tiếng
nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá… Nhưng họ đều có những nét tương
đồng, hoà nhập trong một cộng đồng, tạo thành một nền văn hoá đặc trưng của
Thái Nguyên.
Thái Nguyên là chiếc cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng
miền núi phía Bắc của Tổ quốc, là trung tâm vùng Việt Bắc, có bề dày lịch sử và
văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, vì vậy Thái Nguyên có vị trí hết sức quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tiến trình lịch sử, các
dân tộc ở Thái Nguyên đã đoàn kêt gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ
quốc và bảo vệ giang sơn. Công sức của nhiều người, của nhiều thế hệ khác
nhau đã cống hiến tạo nên một Thái Nguyên giầu truyền thống lịch sử, văn hoá
với những địa danh nổi tiếng, những danh nhân văn hoá, những di tịch lịch sử
được đánh giá cao.
Các di tích lịch sử, các yếu tố văn hoá đó trải rộng khắp mọi vùng, miền
của cả tỉnh, không đâu là không có. Đây chính là thế mạnh phục vụ thiết thực
cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Những tiềm năng đó đã và đang được khơi dậy,
nhưng cần được quan tâm, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền rộng rãi hơn nữa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
tạo dựng được mạng lưới du lịch rộng khắp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để
cho du khách chỉ một lần đến với Thái Nguyên, sẽ không quên mảnh đất có
truyền thống lịch sử lâu đời và đầy sắc thái văn hoá này.
Là một giáo viên công tác tại Thái Nguyên, qua đề tài nghiên cứu này,
bằng các phương pháp trực quan sinh động về lịch sử và văn hoá, tôi mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền
thống yêu nước, yêu quê hương xứ sở cho các em học sinh Thái Nguyên, đồng
thời quảng bá cho du lịch tỉnh nhà, nêu lên được thực trạng và những giải pháp
nhằm khai thác tiềm năng du lịch vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương. Từ những lý do trên tôi chọn “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn
từ góc độ lịch, sử văn hoá (1995-2007)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lịch sử.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tìm hiểu và quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch Thái Nguyên là một vấn
đề mới mẻ, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung ương và địa
phương. Từ những năm 90, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch
ngày càng tăng, việc thông tin tuyên truyền về du lịch ngày càng được phổ biến.
Năm 1994, Tổng cục Du lịch ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam thời kỳ 1995-2000” nhằm đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển theo
định hướng của nhà nước. Năm 1999, Nguyễn Thị Kim Anh sinh viên khoa Địa
lý viết khoá luận tốt nghiệp “An toàn khu - Tiềm năng du lịch về cuội nguồn”, đã
đề cập đến vấn đề du lịch cội nguồn của ATK Định Hoá, Tuyên Quang, đánh giá
sơ bộ về tiềm năng du lịch của vùng trên cơ sở các tài nguyên du lịch sẵn có,
đồng thời đưa ra một số định hướng trong tương lai. Đặc biệt trong những năm
đầu thế kỷ XXI, khi ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng
trong ngành kinh tế của các quốc gia, du lịch trở thành một nhu cầu không nhỏ
của cuộc sống con người hiện đại thì việc quảng bá cho du lịch nói chung, du
lịch Thái Nguyên nói riêng ngày càng được đẩy mạnh. Năm 2003, Bảo tàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Thái Nguyên phát hành cuốn Thái Nguyên di tích danh thắng và triển vọng
tương lai, Đồng Khắc Thọ viết Di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
Thái Nguyên. Hai tác phẩm nêu trên đã liệt kê các di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh của Thái Nguyên. Sở thương mại và Du lịch Thái Nguyên có Kỷ yếu
hội thảo khoa học Du lịch sáu tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, trong đó có
đề cập đến tính liên vùng của du lịch Thái Nguyên. Năm 2005, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia biên soạn Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới
thiệu một số tour du lịch tiêu biểu trên đất Thái Nguyên. Năm 2006 Sở Thương
mại và Du lịch Thái Nguyên phát hành Sổ tay du lịch Thái Nguyên, hướng dẫn
các du khách lựa chọn các tuyến du lịch phù hợp cho mình khi đến với Thái
Nguyên.Cũng trong năm 2006, Nguyễn Văn Chiến viết Tiềm năng và thực trạng
phát triển du lịch Thái Nguyên. Trong đó đã đề cập đến những tiềm năng và
thực trạng du lịch Thái Nguyên đến trước năm 2006 dưới góc độ kinh tế. Đặc
biệt năm 2008 Phạm Mỹ Đức sinh viên khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài Tiềm năng, hiện trạng và định
hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, đã phân tích, đánh giá tiềm năng tự
nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn dưới góc độ kinh tế có liên quan đến hoạt
động du lịch của Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng du lịch của tỉnh qua năm du
lịch Quốc gia tổ chức tại Thái Nguyên, tìm hiểu định hướng và đưa ra một số
kiến nghị góp phần thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển theo hướng bền vững.
Những công trình nghiên cứu trên đã trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập tới vấn
đề du lịch Thái Nguyên. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, thông tin khoa
học cũng nghiên cứu các vấn đề đề tài quan tâm. Song, cho đến nay, vẫn chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách hệ thống về
sự phát triển của du lịch Thái Nguyên với những tiềm năng du lịch về lịch sử,
văn hoá và danh thắng vốn có. Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá rất cao những
công trình trên và coi đó là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi trong quá trình tìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
hiểu về “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá
(1995 – 2007)”.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đề cập tới các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng chính ở Thái
Nguyên gắn với vấn đề du lịch hiện nay. Quá trình phát triển của ngành du lịch
Thái Nguyên từ 1995 đến 2007. Những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái
Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ 1995 đến 2007.Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, luận văn có đề
cập đến một số vấn đề của du lịch Thái Nguyên trước năm 1995.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
ở Thái Nguyên, luận văn đi sâu tìm hiểu tiềm năng du lịch Thái Nguyên, đồng
thời nêu lên thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái
Nguyên trong tương lai.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn sử
liệu viết về du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến nay, đặc biệt chú trọng đến
những tài liệu sau:
- Những bài nói, bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Trần
Quốc Vượng, nhà sử học Dương Trung Quốc.
- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở
Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến 2007
- Báo cáo tổng kết các năm của Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
1995 đến 2007.
- Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về Thương mại và
Du lịch từ 1995 đến 2007.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đã được công bố, tạp chí “Xưa và nay”, tạp chí “Nghiên cứu lịch sử”, kỷ yếu
các hội thảo khoa học, các sách đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu của sinh viên
các khoá…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã…
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử, văn
hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vị trí, vai trò của nó
với vấn đề du lịch hiện nay.
- Luận văn đã chỉ ra thực trạng tình hình du lịch ở Thái Nguyên, đồng thời
đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch của Thái Nguyên dựa
trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch danh thắng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và
học tập lịch sử địa phương của các trường chuyên nghiệp và phổ thông trên địa
bàn tỉnh. Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất
nước cho các thế hệ.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Thái Nguyên trong lịch sử dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chương 2: Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn
hoá.
Chương 3: Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch
Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
CHƢƠNG 1.
THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Đông
Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541,67 km2, điểm cực Bắc là thượng nguồn Khuổi
Tát, thuộc xã Linh Thông, huyện Định Hoá. Điểm cực Nam là cầu Đa Phúc,
huyện Phổ Yên. Điểm cực Tây là vùng núi phía Bắc Đèo Khế, thuộc xã Yên
Lãng, huyện Đại Từ. Điểm cực Đông là vùng núi đá vôi xã Phương Giao, huyện
Võ Nhai [59, tr.22]. Phía Bắc của Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía
Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội; phía Tây giáp
các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên trở
thành điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh
miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Thái Nguyên có 3 quốc
lộ: Quốc lộ số 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh, từ phía Nam (cầu Đa Phúc, Phổ
Yên) lên phía Bắc (cầu Ổ Gà, Phú Lương) qua Bắc Kạn lên Cao Bằng. Quốc lộ
1B từ cầu Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) qua 2 huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên
Lạng Sơn. Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài
ra Thái Nguyên còn có 2 đường sắt Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và Lưu Xá
(Thái Nguyên). Kép (Bắc Giang), Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến giao
thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện như: Đường 13A từ Bờ Đậu (Phú Lương) qua
Đại Từ, vượt Đèo Khế sang Tuyên Quang … với hệ thống giao thông thuận lợi
như vậy có thể giúp du khách đến với Thái Nguyên dễ dàng, để từ Thái Nguyên,
du khách toả đi khắp những di tích rải rác trên 6 tỉnh Việt Bắc xưa để tìm lại cội
nguồn sức mạnh của dân tộc thế kỉ XX.
Sự kết hợp giữa hoàn lưu gió mùa với yếu tố địa hình tạo cho tự nhiên ở
Thái Nguyên phân hoá thành 3 vùng rõ nét: Vùng phía Tây và Tây Bắc tỉnh, bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
gồm huyện Đại Từ, Định Hoá và các xã miền tây huyện Phú Lương, đây là khu
vực miền núi, có tài nguyên rừng phong phú. Vùng núi phía Đông, gồm có các
huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, địa hình không cao lắm, chỉ khoảng 500 - 600m
nhưng rất phức tạp và hiểm trở, được cấu tạo từ núi đá vôi - địa hình Caxtơ tạo
thành nhiều hang động với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đồng thời có thể dùng
làm nơi ẩn náu trong thời kỳ có chiến tranh như các hang động của Võ Nhai,
Đồng Hỷ. Theo hướng Đông Nam, vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm phía
Nam huyện Phú Lương, phía Tây huyện Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, các
huyện Phú Bình, Phổ Yên, và thị xã Sông Công, đây là vùng đồi trung du xen
với đồng bằng phù sa sông Cầu và sông Công, có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, xã hội.
Nhìn chung, địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, diện tích đồi núi cao
trên 100m chiếm 2/3 diện tích đất đai toàn tỉnh. Vùng có độ cao dưới 100m
chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 221,6% tổng diện tích, đất
đồi rừng chiếm chiếm 47,1%. Với điều kiện tự nhiên đó, ta thấy Thái Nguyên có
nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái (vì khách du
lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có
nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng mà họ cho là tẻ nhạt không
thích hợp với du lịch).
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh,
trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ
Đồn (Bắc Kạn) chảy xuống địa bàn Thái Nguyên suốt từ Bắc tới Nam qua các
huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình và
Phổ Yên. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng
bắc - nam qua Đại Từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ Yên,
hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Thái Nguyên không có hồ
tự nhiên nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo, trong đó quan trọng nhất là Hồ Núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Cốc, được xây dựng năm 1973 với diện tích 25km2, dung tích khoảng 2.000m2