Luận văn Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 trung học cơ sở

Hiện nay, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến 1974 trên thế giới đã có 208 chương trình môn khoa h ọc thể hiện những quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề. Cũng từ 1960, nhiều cuộc hội nghị hội thảo quốc tế đã được tổ chức để cung cấp trao đổi các thông tin về các chương trình dạy học tích hợp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế các môn học. Các nước đi đầu trong việc xây dựng chương trình tích hợp là: Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Đức, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. [22, tr.20]. Hòa nhập với xu thế chung của giáo dục học hiện đại, giáo dục học Việt Nam cũng đã và đang triển khai quan điểm tích hợp trong việc xây dựng các chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD & ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ SGK Ngữ văn bậc THCS được biên soạn bên cạnh những cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của lần cải cách SGK môn Văn THCS lần này là theo hướng tích hợp: Ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn được thống nhất lại thành một môn học và tích hợp trong một chương trình lấy tên là: Tiếng Việt đối với tiểu học; Ngữ văn đối với cấp THCS và THPT.

pdf128 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------ Huỳnh Thị Tường Vi TÌM HIỂU CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH BÌNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Thanh Bình suốt thời gian qua đã rất nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý Th ầy, Cô trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua. Xin cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học – trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh , Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, các Thầy, Cô, học sinh trường THCS Quản Cơ Thành, An Giang, bạn bè, gia đình…đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. GV : Giáo viên 2. HS : Học sinh 3. NXB : Nhà xuất bản 4. SGK : Sách giáo khoa 5. SGV : Sách giáo viên MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. Hiện nay, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. The o thống kê của UNESCO, từ năm 1960 đến 1974 trên thế giới đã có 208 chương trình môn khoa học thể hiện những quan điểm tích hợp ở những mức độ khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hoàn toàn theo chủ đề. Cũng từ 1960, nhiều cuộc hội nghị hội thảo quốc tế đã được tổ chức để cung cấp trao đổi các thông tin về các chương trình dạy học tích hợp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm tích hợp trong việc thiết kế các môn học. Các nước đi đầu trong việc xây dựng chương trình tích hợp là: Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Đức, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.…[22, tr.20]. Hòa nhập với xu thế chung của giáo dục học hiện đại, giáo dục học Việt Nam cũng đã và đang triển khai quan điểm tích hợp trong việc xây dựng các chương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD & ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ SGK Ngữ văn bậc THCS được biên soạn bên cạnh những cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của lần cải cách SGK môn Văn THCS lần này là theo hướng tích hợp: Ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn được thống nhất lại thành một môn học và tích hợp trong một chương trình lấy tên là: Tiếng Việt đối với tiểu học; Ngữ văn đối với cấp THCS và THPT. 1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ văn 6 theo quan điểm tích hợp Đã gần 10 năm trôi qua kể từ khi bộ SGK tích hợp Ngữ văn bậc THCS được đưa vào giảng dạy từ năm học 2002-2003 đến nay, vấn đề chất lượng dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp dường như chưa được ngành giáo dục nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ. Dư luận xã hội và hiện vẫn đang đứng trước khá nhiều băn khoăn: Dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp có thực sự mang lại chất lượng mới không? Chất lượng đó hiện nay đang ở mức độ nào trong việc đáp ứng mục tiêu dạy học văn? Cần làm gì để đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học văn theo quan điểm tích hợp? v.v. Trước hết, với tư cách là “một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau” [25, tr.6], dạy học tích hợp là một xu hướng phổ biến trong lí luận dạy học hiện đại của tất cả các nước phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về học vấn phổ thông, khả năng tiếp thu của học sinh, thời gian học ở nhà trường với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại đang ngày một tăng lên nhanh chóng. Điều kiện để có thể dạy và học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp là trước hết, chương trình và SGK phải được xây dựng trên cơ sở mã hóa một cấu trúc kiến thức đã ngầm có tính chất tích hợp. Văn bản là đặc trưng cấu tạo của cả ba phân môn, có thể xem văn bản dưới góc độ của phân môn Văn là văn bản sáng tạo, dưới góc độ phân môn Tiếng Việt là văn bản khai thác, còn dưới góc độ phân môn Làm v ăn là văn bản luyện tập kĩ năng, văn bản theo quy chiếu của ba phân môn đều thể hiện những mức độ khác nhau của tính khoa học, tính nghệ thuật, tính xã hội và tính sáng tạo của nó. Đó cũng là cơ sở chung để suy nghĩ về sự quy tụ những giao điểm của quá trình tích hợp Ngữ văn. Vấn đề quan trọng của việc dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp là từ mục tiêu chung của môn Ngữ văn, tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn, tích hợp chúng trong từng thời điểm, theo từng vấn đề. Với mỗi thể loại, mỗi bài học, mỗi văn bản cụ thể, cần cố gắng chỉ ra càng cụ thể càng tốt những điểm đồng quy giữa ba phân môn. Đó là cơ sở cho các tình huống tích hợp với những biện pháp tích hợp linh hoạt, sáng tạo, khéo léo, đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả. Quan điểm tích hợp cần quán triệt trong mọi khâu, kể cả khâu đánh giá. Cần đánh giá cao những HS biết sử dụng kiến thức của phân môn này để tham gia giải quyết vấn đề của phân môn khác. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Ngữ văn ở trường THCS hiện nay, việc áp dụng quan điểm tích hợp nhìn chung vẫn như là một “phép cộng” đơn giản giữa ba phân môn trong một bài học. Khá nhiều GV hầu như chưa thực sự hiểu một cách thấu đáo tinh thần của quan điểm tích hợp Ngữ văn nên việc giảng dạy nhìn chung vẫn thụ động diễn ra theo biên soạn của SGK mà không cần biết dụng ý biên soạn như thế để làm gì, bài học đó đã thể hiện đúng tinh thần tích hợp hay chưa?...Đáng nói hơn nữa là sự tích hợp giữa ba phân môn vào học trong một tuần (ở đây tạm gọi là một cụm bài) còn không ít bất cập. Chất lượng tích hợp trong SGK Ngữ văn THCS, đang là vấn đề quan tâm cho nhiều người làm công tác giảng dạy và nhất là GV dạy văn như chúng tôi thực sự trăn trở. Vì thế, với đề tài “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 trung học cơ sở” chúng tôi mong góp một phần rất khiêm tốn vào việc tìm hiểu rõ hơn về quan điểm tích hợp được biên soạn trong SGK Ngữ văn THCS và trong thực tế dạy học của GV. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những công trình viết về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 THCS Tài liệu quan trọng về tích hợp được đề cập trong “SGV Ngữ văn 6 tập 1” do GS. Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên. Tác giả đã dành ra 32 trang để nói về chương trình Ngữ văn, cấu trúc nội dung v à mô hình SGK Ngữ văn THCS, một số vấn đề cần lưu ý trong việc giảng dạy các phân môn, trong đó tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề tích hợp. Tác giả khẳng định: “Lâu nay, dù dạy tách ba phân môn, nhưng GV giàu kinh nghiệm vẫn luôn có ý thức kết hợp chúng. Tuy nhiên, do không được chương trình hóa, hiệu quả của sự kết hợp đó vẫn rất hạn chế”. Theo tác giả , tích hợp chính là “dạy ba phân môn như một thể thống nhất, trong đó mỗi phân môn vừa giữ bản sắc riêng, vừa hòa nhập với nhau để cùng hình thành những tri thức và kĩ năng Ngữ văn thống nhất ở học sinh…”[25, tr.11]. Cũng trong tài liệu này, tác giả đã giới thiệu những khái niệm cơ bản về tích hợp hiện nay như: Các yếu tố đồng quy, tích hợp trong từng thời điểm, tích hợp theo từng vấn đề…[25]. Vấn đề tích hợp cũng được PGS. Đỗ Ngọc Thống bàn tới trong cuốn “Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông” [34] qua mục “Dạy học Ngữ văn theo nguyên tắc tích hợp”. Ở đây, tác giả đã trình bày nguyên tắc tích hợp trong từng phân môn và nguyên tắc tích hợp giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn. Tác giả đã chỉ ra: “ Mỗi bài thường cố gắng khai khác cả ba nội dung Văn,Tiếng Việt, Làm văn. Ba nội dung này có liên quan nhau, làm sáng tỏ cho nhau. Bài đầu học một văn bản văn học nào đó theo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của văn. Bài hai cũng dựa trên văn bản của phần một để dạy học theo yêu cầu nội dung của Tiếng Việt. Bài ba cũng vẫn trên văn bản đó mà đáp ứng những yêu cầu của Tập làm văn” [34, tr.143]. Tác giả còn khẳng định do đặc trưng t ừng bộ môn nên mỗi bài có hai phần. Phần chung là chỗ để tích hợp, còn phần riêng để nhân cái chung mà trình bày những kiến thức kĩ năng do yêu cầu của phân môn đó đặt ra. Tài liệu “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Ngữ văn” [7] do Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho biên soạn cũng đề cập đến “một số điều cần nói rõ về tích hợp”. Tác giả khẳng định : “Vấn đề mới mẻ và khác biệt ở đây là với chương trình và SGK được biên soạn tích hợp, người GV bắt buộc phải có ý thức đầy đủ hơn trong khi vận dụng kiến thức để hỗ trợ, khắc sâu phân môn và bài học tích hợp. Dù người GV đó không hiểu tích hợp, không muốn tích hợp thì nếu dạy theo SGK mới, tính chất tích hợp vẫn hiện diện trong giờ dạy. Đơn giản vì nội dung văn học trong văn bản không chỉ được học trong tiết văn, nó còn được khai thác ngữ liệu để sử dụng trong tiết Tiếng Việt, và trong chừng mực nhất định, nó còn được một lần nữa khai thác và củng cố trong tiết Tập làm văn” [7, tr.92-93]. Các tác giả cũng lưu ý tích hợp có nghĩa là không phải biến giờ Văn thành giờ Tiếng Việt, hoặc Tiếng Việt thành Tập làm văn và ngược lại, đồng thời bước đầu chỉ ra những chỗ nhầm lẫn đáng tiếc của một số GV khi giảng dạy theo tinh thần tích hợp: “Ví dụ như trong giờ văn, một số GV cho rằng cần cho HS giải thích nghĩa các từ khó (bằng cách đọc các chú thích trong SGK) như thế là tích hợp Tiếng Việt trong Văn. Không những giải nghĩa, khi cao hứng lên, GV còn yêu cầu HS đặt câu với từ ngữ mà các em vừa giải thích.” [7, tr.93]. Chẳng hạn: “Một GV dạy bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Hồi hương ngẫu thư) của Hạ Tri Chương (SGK Ngữ văn 7, tập một) đã yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ hồi trong câu Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi. Sau khi em HS giải thích hồi là trở về, cô giáo lại yêu cầu em đặt câu có từ khứ hồi. Như vậy, rõ ràng là đã đi qua xa nội dung của bài thơ cần được tìm hiểu trong tiết văn” [7, tr.93]. “Dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp” [1] do GS Lê A làm chủ biên là tài liệu gần gũi nhất với hướng nghiên cứu mà chúng tôi đề xuất trong luận văn này. Sách chủ yếu chỉ ra ba loại hình tích hợp thể hiện trong SGK Ngữ văn 6, đó là tích hợp ngang, tích hợp dọc và tích hợp mở rộng. Điều đáng chú ý nhất ở đây là khái niệm tích hợp mở rộng được tác giả sử dụng để thay thế cho khái niệm “tích hợp liên môn”. Tác giả đã quan niệm tích hợp mở rộng là “kiểu tích hợp hướng ngoại (tích hợp ngang và tích dọc vẫn là tích hợp trong nội bộ môn Ngữ văn) với nhiều bộ môn khoa học như: Địa lý, Lịch sử, Dân tộc học, Xã hội học, Văn hóa học….nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: Âm nhạc, Hội họa, Nhiếp ảnh, Điện ảnh…cùng các kiến thức đời sống khác để đem lại hiệu quả tối ưu cho bài học Ngữ văn” [1, tr.13]. Trong “Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở ” của Nguyễn Thanh Hùng [19] tác giả đã dành chọn chương II để nói về “Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở”. Theo tác giả tích hợp là “dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại. Như thế sẽ tránh được những vướng mắc, dư thừa, chồng chéo nội dung trong quá trình dạy Văn, Tiếng Việt và Làm văn như trước đây” [19, tr.18]. Tác giả rất chú trọng đến tích hợp theo chủ đề, nhất là những chủ đề trọng tâm. “Từ truyện trung đại đến truyện hiện đại cũng có thể suy nghĩ tới vấn đề (chủ đề trọng tâm) để tích hợp. Đó là điểm chung và điểm riêng trong phương thức diễn đạt tự sự ở truyện trung đại và truyện hiện đại. Bên cạnh đó, cũng có thể tích hợp phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận của tập làm văn với phong cách nghệ thuật trong khi dạy tác phẩm văn học hay đoạn trích” [19, tr.23]. Kết luận đáng chú ý nhất của tác giả ở công trình này theo chúng tôi là: “Việc sử dụng tích hợp ngang và tích hợp dọc khi dạy học Ngữ văn cũng nên quan niệm một cách tương đối linh hoạt, không rập khuôn”; “Tích hợp, xét về mặt tư tưởng là một cái gì đó còn rất khó khăn để mọi người có thể nhận thức đầy đủ và sáng tỏ. Bản thân mỗi người chúng ta đều muốn khám phá, tìm hiểu nó nhưng chưa tìm ra đâu là định nghĩa tốt nhất” [19, tr.28]. Việc dạy học theo quan điểm tích hợp cũng được bàn đến trong nhiều hội thảo, đặc biệt là Hội thảo “Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn Giáo dục Việt Nam” [22] do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức cuối tháng 11 năm 2008. Nội dung cuộc hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề về tích hợp như: - Khái niệm về dạy học tích hợp, sư phạm tích hợp và phương pháp, kĩ năng dạy học tích hợp… - Hiện trạng dạy học tích hợp trong nhà trường phổ thông, những ưu điểm, khó khăn và kinh nghiệm dạy học tích hợp trong nhà trường… - Các phương hướng áp dụng dạy học tích hợp trong nhà trường và những yêu cầu với đào tạo giáo viên. 2.2. Những ý kiến không đồng tình về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 THCS Bên cạnh những ý kiến phân tích về tính tích cực của quan điểm tích hợp và sự phù hợp của quan điểm tích hợp đối với việc biên soạn SGK và dạy Ngữ văn, cũng có một số ý kiến khác phản đối quyết liệt quan điểm này. “Không thể có môn Ngữ văn” [36] là nhan đề bài báo đăng trên báo Văn nghệ trẻ của tác giả Phạm Toàn. Bài viết không đồng tình với việc tích hợp Ngữ văn. Theo tác giả: “Sẽ khác đi nếu là sản xuất kiểu công nghiệp. Máy móc có giỏi đến đâu thì cũng không thể vừa bào vừa vê tròn vừa dát mỏng. Một cái máy dù tinh xảo cũng không thể vừa tiện tròn vừa bào mặt nhẵn. Một cái xe kéo moóc tiện thể đến đâu cũng không thể vừa tiến vừa lùi. Hai việc làm được thiết kế thực thi trong thời đại công nghiệp phải dứt khoát cho hai sản phẩm khác nhau (…) Hai việc làm đem lại hai sản phẩm khác nhau, vì chúng thuộc hai phạm trù khác nhau, do đó mà thực hiện bằng những thao tác khác nhau” Tác giả còn chỉ ra : “Môn Ngữ trong trường phổ thông (đó là nói tắt của môn Ngôn Ngữ học) là môn khoa học, thực hiện bằng những thao tác khách quan, có thể kiểm chứng được một cách khoa học. Môn Ngữ như cái đèn báo hiệu ở ngã đường, xanh là đi đỏ là dừng, làm đúng làm sai đều kiểm soát được. Môn V ăn trong trường phổ thông (đó là nói tắt của môn Nghệ thuật văn chương) là môn nghệ thuật, thực hiện bằng thao tác chủ quan, khó có thể kiểm chứng được một cách khoa học…Ta có thể hoàn toàn kiểm soát được cách dạy môn Ngữ trong trường phổ thông. Trong khi đó, rất khó kiểm soát hoàn toàn môn Văn trong trường phổ thông. Môn Ngữ trong trường phổ thông dạy trẻ em cách nhận ra hoặc gửi đi các thông tin. Môn Văn trong trường phổ thông dạy trẻ em cách nhận ra hoặc gửi đi các thông điệp. Phải rất liều lĩnh, hoặc giả không hiểu biết gì về sư phạm và về chính khoa học cơ bản của Văn và Ngữ thì mới chủ trương “tích hợp” Văn và Ngữ trong trường phổ thông.” [36, tr.7-15]. Cũng trên báo Văn nghệ trẻ , nhiều cuộc trao đổi xung quanh vấn đề SGK Ngữ văn tích hợp đã diễn ra khá sôi nổi GS. Hồ Ngọc Đại quyết liệt phủ định việc tích hợp Ngữ văn: “Vớ vẩn. Bây giờ người ta lại thích hai chữ “tích hợp”. Đây là một sự bắt chước mấy chị em bán nước gội đầu 2 trong 1, 3 trong 1 vớ vẩn. Mỗi môn học trong chương trình phổ thông phải là một đối tượng. Một đối tượng là cái gì có khả năng tự phát triển. Ngữ văn là hai đối tượng. Nhập nó vào làm một là….vớ vẩn. Muốn học được dạy được thì đối tượng phải tường minh. Anh muốn làm ra cái chén mà anh không tường minh cái chén là cái gì thì anh làm sao làm được? Đối tượng của môn Ngữ văn bây giờ nó mập mờ, ngữ không ra ngữ, văn chẳng ra văn. Kết quả tốt nghiệp phổ thông rồi mà viết không thành câu, chẳng đâu ra đâu hết, nhôm nhoam hết. Ngày trước đã tách ra rồi đấy, sau rồi “đổi mới” thì lại “tích hợp”. Tôi cho “tích hợp” là hai chữ tệ hại nhất, đấy là cách phá hoại giáo dục phổ thông hữu hiệu nhất” [9, tr.7]. Đặc biệt tác giả của loạt bài nhận xét về chất lượng tích hợp của SGK Ngữ văn 6,7,8,9 THCS Võ Minh Châu đã chỉ ra khá nhiều thiếu sót cũng như vấn đề cần tranh luận về việc triển khai quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn, những thiếu sót dẫn đến những bài học mà tác giả gọi là “Đầu Ngô mình Sở”. Ví dụ: “SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Bài 4 phần văn là “Sự tích Hồ Gươm”, phần Tập làm văn “Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. Đọc kỹ 10 trang SGK viết cho bài học này chẳng thấy đâu là chỉnh thể của tích hợp. Phần tập làm văn không hề liên quan gì đến văn bản “Sự tích Hồ Gươm” mà hướng học sinh vào một bài mẫu khác của Quỳnh Cư viết về Tuệ Tĩnh.”; “ Bài 5, văn bản của phần Văn là “Sọ Dừa”, “Phần Ngữ là “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại từ”. Phải chăng “Sọ Dừa” không tìm được một từ nào có “Nhiều nghĩa” hay sao mà người biên soạn phần Tiếng Việt lại chọn bài thơ “Những cái chân” của Vũ Quần Phương yêu cầu học sinh tra từ điển tìm các nghĩa của “Chân”. (www.phongdiep.net) SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1, “Bài 8, trang 101, phần Văn là tác phẩm “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Phần Tiếng Việt, học cách “Chữa lỗi về quan hệ từ”. Vậy mà toàn bộ gần 3 trang từ 106 - 108 học các thao tác chữa “Các lỗi thường gặp về quan hệ từ” không hề dẫn được một chữ nào trong hai tác phẩm trước đó”. (www.phongdiep.net) TS. Trần Thanh Bình nhân bàn về “Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Văn học của Liên Bang Nga” [6] cũng có một chút băn khoăn với chủ trương tích hợp Ngữ văn của ta hiện nay: “Thứ nhất, mặc dù biết rằng quan điểm tích hợp ở Việt Nam hiện nay chưa thể áp dụng một cách triệt để; giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức kĩ năng riêng của từng phân môn nhưng trên thực tế, chúng ta rất khó xác định chính xác: việc dạy các tri thức kĩ năng riêng của từng phân môn đến mức độ nào thì là vẫn dạy học tích hợp, còn đến mức độ nào thì sẽ trở lại cách dạy không tích hợp truyền thống? Thứ hai, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào khẳng định tính hơn hẳn, vượt trội của SGK tích hợp so với SGK truyền thống (đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ văn). Và thứ ba, dù cho đến hôm nay, các bộ SGK Ngữ văn (cơ bản, nâng cao) dành cho lớp 12 đã được đưa vào sử dụng nhưng chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn văn của các trường đại học sư phạm cũng chưa hề có những động thái tích cực để chuẩn bị cho những giáo viên tương lai kĩ năng làm việc với các bài học tích hợp…” [6, tr.66-68]. Như vậy, mặc dù xung quanh vấn đề tích hợp Ngữ văn nói chung tích hợp Ngữ văn THCS nói riêng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhưng cho đến nay, những nghiên cứu đó vẫn chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ, việc đánh giá chất lượng tích hợp của SGK Ngữ văn THCS chưa được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu chất lượng tích hợp trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 trung học cơ sở” của chúng tôi là một cố gắng nhằm hệ thống lại những nhận xét, đánh giá, thành tựu của những người đi trước và vận dụng một cách sáng tạo vào việc đề xuất một hướng dạy học cụ thể về quan điểm tích hợp trong SGK Ngữ văn 6 THCS. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm vụ sau: 3.1 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề về lí luận và thực tiễn của quan điểm dạy học tích hợp. - Tìm một phương án dạy học có hiệu quả đối với Ngữ văn 6 để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình theo quan điểm tích hợp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về tích hợp được thể hiện trong SGK Ngữ văn 6, (Khảo sát bằng phiếu điều tra), cũng như tích hợp trong thực tế dạy học của GV (Thông qua các tiết dự giờ). - Đề xuất các hướng tích hợp, nhằm nâng cao giờ học Ngữ văn 6 (thể hiện qua thiết kế cụm bài học trong SGK Ngữ văn 6). 4. Đối tượng và phạ
Tài liệu liên quan