Luận văn Tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk

Mỗi quốc gia đều có một quỹ đất đai tự nhiên sẵn có không do con người tạo ra và đất là điều kiện vật chất đầu tiên để con người tồn tại. Đất đai là yếu tố tiền đề để tổ chức mọi qua trình sản xuất xã hội, là tư liệu sản xuất chủe yếu và đặc biệt không thể thay thế trong nông nghiệp, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất đai và diễn ra trên đất đai. Đất đai là tài nguyên quý hiếm có giới hạn của mỗi quốc gia, là sản phẩm tự nhiên có vị trí cố định, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động Vì vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách thiết thực để quản lý, khai thác và sử dụng nguồn đất đai một cách hợp lý nhất. Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành những chính sách, nghị quyết về đổi mới và phát triển kinh tế thì nền kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên đã có những chuyển biến rõ rệt. Khi đó, Krông Bông là huyện trọng điểm phía đông của tỉnh Đắk Lắk, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được bao bọc bởi cánh rừng đầu nguồn và những con sông, suối. Chúng như đan xen vào nhau và tạo thành những cánh đồng trải dài vô tận, đố là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông - lâm - nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề rừng. Bên cạnh đó, xã Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, phát triển mạnh về nông nghiệp. Tuy nhiên, người dân chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính. Khi đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa thật sự đến với người dân, thì vấn đề đất đai cần phải được chú trọng hơn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” để làm báo cáo thực tập tổng hợp của mình

doc34 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ... KHOA ... LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk Giáo viên hướng dẫn: ............................................ Sinh viên thực hành: ............................................ Lớp:......................................................................... MSSV: ................................................................... MỤC LỤC Trang PHẦN I MỞ ĐẦU Đặt vấn đề 4 Mục tiêu nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5 1.3.3 Nội dung nghiên cứu 5 1.3.4 Địa điểm nghiên cứu 5 PHẦN II MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm 6 2.1.1. Một số khái niệm 6 2.1.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 6 2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu 8 2.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu 8 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 8 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 8 2.2.4. Phương pháp phân tích 9 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 9 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn 10 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 10 3.1.1.1. Vị trí địa lý 10 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu 10 3.1.1.3. Địa hình 11 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 11 3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn 11 3.1.2.2. Tài nguyên đất 11 3.1.2.3. Tài nguyên rừng 12 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 12 3.1.3.1. Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo 12 3.1.3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn 13 3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 14 3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng 16 3.2. Kết quả nghiên cứu 17 3.2.1. Chỉ tiêu phân loại hộ 17 3.2.2. Mức trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật 17 3.2.3. Lịch mùa vụ 18 3.2.4. Tình hình sử dụng đất canh tác ở xã Hòa Sơn 22 3.2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của cả xã 22 3.2.4.2. Hiệu quả sử dụng đất canh tác 22 3.2.4.3. Cơ cấu cây trồng của xã 24 3.2.4.4. Năng suất cây trồng của các nhóm hộ trong xã 25 3.2.4.5. Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ 26 3.2.4.6. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp 27 3.2.4.7. Phân tích SWOT 29 3.2.4.8. Tình hình cải tạo đất 30 3.3. Kiến nghị 31 PHẦN IV KẾT LUẬN Tài Liệu Tham Khảo 34 PHẦN I MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Mỗi quốc gia đều có một quỹ đất đai tự nhiên sẵn có không do con người tạo ra và đất là điều kiện vật chất đầu tiên để con người tồn tại. Đất đai là yếu tố tiền đề để tổ chức mọi qua trình sản xuất xã hội, là tư liệu sản xuất chủe yếu và đặc biệt không thể thay thế trong nông nghiệp, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất đai và diễn ra trên đất đai. Đất đai là tài nguyên quý hiếm có giới hạn của mỗi quốc gia, là sản phẩm tự nhiên có vị trí cố định, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động… Vì vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách thiết thực để quản lý, khai thác và sử dụng nguồn đất đai một cách hợp lý nhất. Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành những chính sách, nghị quyết về đổi mới và phát triển kinh tế thì nền kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên đã có những chuyển biến rõ rệt. Khi đó, Krông Bông là huyện trọng điểm phía đông của tỉnh Đắk Lắk, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được bao bọc bởi cánh rừng đầu nguồn và những con sông, suối. Chúng như đan xen vào nhau và tạo thành những cánh đồng trải dài vô tận, đố là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông - lâm - nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề rừng. Bên cạnh đó, xã Hòa Sơn là một xã vùng II, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, phát triển mạnh về nông nghiệp. Tuy nhiên, người dân chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính. Khi đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa thật sự đến với người dân, thì vấn đề đất đai cần phải được chú trọng hơn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” để làm báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sử dụng đất canh tác tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Phạm vi nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu trên địa bàn xã Hòa Sơn, nghiên cứu về tình hình sử dụng đất qua khai thác và sử dụng của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Đề tài này được thực hiện từ ngày 15/10/2011 đến ngày 15/11/2011. Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Nội dung nghiên cứu - Sơ lược về xã Hòa Sơn. - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hòa Sơn. - Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn của xã Hòa Sơn giai đoạn 2008-2010. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Sơn có hiệu quả hơn. Địa điểm nghiên cứu Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk LăK. PHẦN II MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Một số khái niệm Khái niệm quỹ đất đai: Quỹ đất đai thường được hiểu là toàn bộ diện tích của lục địa trái đất. Quỹ đất đai được con người sử dụng cho nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội khác nhau, trong đó diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp được coi là phần trọng yếu nhất. Khái niệm hộ: Hộ là tập trung những người có chung huyết thống hay không có chung huyết thống cùng chung sống trong một mái nhà, cùng ăn chung và cùng chung một ngân quỹ. Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Khái niệm nông hộ: Nông hộ là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu là sử dụng lao động gia đình trong sản xuất, nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về mặt cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia từng phần vào thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao. Khái niệm kinh tế nông hộ: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập cao nhất. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào đầu tư tích lũy sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu, từ tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hóa. 2.1.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai là vật thể tự nhiên, là địa bàn hoạt động và nơi ở của con người và các sinh vật khác. Việc sử dụng đất đai tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người và làm giàu cho xã hội. Vì vậy việc sử dụng đất đai là ước mơ ngàn đời của con người, do tính chất tự nhiên của đất là cung cấp lương thực thông qua quá trình sử dụng đất để trồng trọt với những công cụ thô sơ, lợi dụng vào những điều kiện tự nhiên sẵn có để làm ra những sản phẩm. Khi mật độ dân số tăng lên, nhu cầu về lương thực và nhu cầu khác cũng tăng lên, việc sử dụng đất theo lối du canh xóa bỏ, đòi hỏi con người phải nghĩ ngay đến việc bổ sung dinh dưỡng cho đất, việc duy trì và nâng cao độ màu mỡ cho đất ngày càng có giá trị. Đất đai luôn là nguyên nhân của mọi sự tranh chấp giữa các bộ tộc, quốc gia, các thành viên trong xã hội, gia đình. Cho nên đất đai là tài sản quý giá không có gì thay thế được, đất đai bao gồm cả môi trường sống và các nguồn lợi tự nhiên: khí hậu, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất và cả sinh vật sống trên đất, thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất. Đối với nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, qua sử dụng đất, người nông dân tạo ra những sản phẩm lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người và cho các ngành khác. Đời sống càng cao, yêu cầu sản phẩm nông nghiệp càng nhiều, càng phong phú nên giá trị đất ngày càng cao, đối với các ngành kinh tế khác (thương mại, dịch vụ, công nghiệp,…) đất đai, đặc biệt là vị trí đất là công cụ để các ngành hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội. Đất đai còn chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản trong lòng đất, nguồn nước và các điều kiện sống khác quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. 2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tâm quan trọng của đất, C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (C.Mac, 1949). Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo…) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - Sử dụng đất. Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này (Lương Văn Hinh và CS, 2003). Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong canh tác sản xuất nông nghiệp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn chậm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015). Phương pháp chọn hộ điều tra: Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 135 hộ (lấy 15% trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: + Lấy thông tin qua sách báo và các tài liệu liên quan. + Thông qua việc nghe báo cáo cũa xã, thôn và các tài liệu xã cung cấp. - Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân: Bằng cách phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đi xuống thực địa tiếp xúc với các hộ, quan sát thực tế cuộc sống, ghi chép lại các hoạt động lao động sản xuất của các nông hộ. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng máy tính xử lý bằng excel, tính toán bằng số học. 2.2.4. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để mô tả tình hình sử dụng đất tại xã Hòa Sơn huyện Krông Bông. - Phương pháp thống kê so sánh: tổng hợp từ các phần tử chọn mẫu, trên cơ sở đó tìm ra các điểm tương đồng hoặc khác biệt theo các tiêu chí đã được xác định thông qua số chênh lệch và tỷ lệ phần trăm trong tổng thể. - Lịch mùa vụ năm 2011 tại xã Hòa Sơn. - Phân tích SWOT về tình hình sử dụng đất canh tác. 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Giá trị sản xuất ( GTSX ): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. GTSX( trđ/ha ) = Sản lượng x Giá bán - Chi phí trung gian: CPTG( trđ/ha ) = CPVC( trđ/ha ) + CPLĐ( trđ/ha ) Trong đó: CPTG: Chi phí trung gian CPVC: Chi phí vật chất CPLĐ: Chi phí lao động - Giá trị gia tăng ( GTGT ): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian ( CPTG ), là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT ( trđ/ha ) = GTSX ( trđ/ha ) – CPTG ( trđ/ha ) - Tỷ suất lợi nhuận: TSLN ( % ) = (GTGT/GTSX ) x 100 - Hiệu quả sử dụng đất: + Năng suất cây trồng = sản lượng/diện tích. + Hệ số sử dụng đất = diện tích gieo trồng/diện tích canh tác PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông. - Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar. - Phía Tây: giáp xã Ea Trul. - Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin - Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân. Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê ĐĐ 2010). 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Về đặc điểm khí hậu thuỷ văn khu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau: *Nhiệt độ: -Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C -Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C -Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C -Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C -Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C *Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vào tháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trình của nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và dưới 41% trong các tháng mùa mưa... 3.1.1.3. Địa hình Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m. Đất đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía đông nam của Xã là dãy núi Chư Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46 %diện tích tự nhiên. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Rất thích hợp cho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây điều, cà phê .v.v... 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độ sông suối là 0,35-055km/m². Có sông chính(sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa. - Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh. - Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước. 3.1.2.2. Tài nguyên đất Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất như sau: * Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày. * Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở khu vực phía Đông Bắc của Xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều, sắn.... * Nhóm Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía tây của xã. * Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập trung ở khu vực nữa xã, phía Đông. Đất có tầng dày <30cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn. * Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%. 3.1.2.3. Tài nguyên rừng Về diện tích rừng của xã Hòa Sơn, theo kết quả kiểm kê 01/01/2005: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 2.790ha. Trong đó: - Đất rừng sản xuất: 1.598 ha - Đất rừng đặc dụng: 959 ha - Đất rừng trồng: 233 ha 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1. Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã. Khi đó, tổng số hộ nghèo tại xã Hòa Sơn: 344 hộ - 1.499 khẩu, chiếm 17.28 %, trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo với sự tín chấp của các đoàn thể, được ngân hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải thiện vốn đầu tư sản xuất cho nhân dân. Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu. Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có 4 tôn giáo chính gồm có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất: tổng số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu. Bảng 3.1.3.1: Tình hình dân số trên địa bàn xã Stt Thôn, buôn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 Thôn 1 164 794 168 782 178 816 2 Thôn 2 271 1436 121 630 121 622 3 Thôn 3 215 1102 138 711 140 703 4 Thôn 4 133 701 135 709 141 720 5 Thôn 5 75 411 75 386 76 407 6 Thôn 6 146 737 158 711 168 791 7 Thôn 7 169 844 163 821 174 824 8 Thôn 8 185 996 192 857 205 894 9 Thôn 9 121 592 121 613 134 613 10 Thôn 10 260 1235 149 674 161 721 11 Buôn Ja 117 661 124 687 131 725 12 Thôn Thanh Phú Chưa thành lập 134 681 142 732 13 Thôn Tân Sơn Chưa thành lập 40 166 43 181 14 Thôn Quảng Đông Chưa thành lập 109 573 115 550 15 Thôn Hòa Xuân Chưa thành lập 113 565 115 568 Tổng cộng 1856 9.509 1.940 9.566 2044 9867 (Nguồn: Báo cáo UBND xã) 3.1.3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn Căn cứ vào kết quả điều tra trên địa bàn xã cũng như kế hoạch sử dụng đất đến 2010, tình hình phân bổ và sử dụng đất như sau: Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.581,69 ha chiếm 85,04% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 303,02 ha chiếm 5,62%, đất chưa sử dụng là 503,29 chiếm 9,34%. Bảng 3.1.3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn xã Chỉ tiêu Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 5388,00 100 1. Đất nông nghiệp NNP 4581,69 85,04 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2179,02 40,44 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1717,98 31,89 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 461,04 8,56 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2376,96 44,12 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 25,71 0,48 2. Đất phi nông nghiệp PNN 303,02 5,62 2.1 Đất ở OTC 72,67 1,35 2.2 Đất chuyên dùng CDG 185,89 3,45 2.3 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 30,76 0,57 3. Đất chưa sử dụng CSD 503,29 9,34 (Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2009) 3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Hòa Sơn biết vận dụng những lợi thế sẵn có của xã đã đưa tốc độ phát triển kinh tế liên tục được gia tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp và sự nỗ lực của nhân dân địa phương, cán bộ và nhân dân trong xã đã thu được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau: Ngành nông nghiệp: Với diện tích đất canh tác là 2.179,02 ha, ngành nghề chủ yếu của bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp trồng cây nông sản như, lúa nước, ngô,