Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Để làm được điều đó ngoài sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cần phải có rất nhiều yếu tố bổ trợ cho công cuộc đó.
Vốn đầu tư là một trong nhưng yếu tố nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Người nông dân cần rất nhiều vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình, tuy nhiên khả năng duy trì các ngồn vốn cho sản xuất nông nghiệp rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Hiện nay tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng đang diễn ra khắp mọi nơi.
Thực tiễn cho thấy rằng đối với các nông hộ việc huy động đã khó và việc sử dụng làm sao cho có lãi lại là điều càng khó hơn. Tình hình đó cho thấy việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông thôn có quan hệ khănng khít với vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn trong nông hộ.
Xã Hòa Sơn ,huyện krông bông, tỉnh Dăk Lăk là một xã thuần nông, thu nhậptừ sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của bà con tại đây. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ và có độ rủi do cao. Từ nhưng năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức tài chính đồng vốn đã từng bước đi vào nông hộ, nhằm nâng cao đời sống của bà con, mở rộng sản xuất, thay đổi bộ mặt nông thôn tại địa bàn.
Trải qua quá trình thực tập tổng hợp tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk” là đề tài nghiên cứu cho bản thân. Đề tài nghiên cứu nhằm thấy được tình trạng sử dụng vốn, những khó khăn trong việc vay và sử dung vốn vay trong quá trình sản xuất của nông hộ.
30 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tên đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI XÃ HÒA SƠN, HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK
Người hướng dẫn: Bùi Ngọc Tân
Người thực hiện: Đặng Quang Vinh
Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
Khóa: 2008-2012
Đắk lắk, tháng 10 năm 2011
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Để làm được điều đó ngoài sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cần phải có rất nhiều yếu tố bổ trợ cho công cuộc đó.
Vốn đầu tư là một trong nhưng yếu tố nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Người nông dân cần rất nhiều vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình, tuy nhiên khả năng duy trì các ngồn vốn cho sản xuất nông nghiệp rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Hiện nay tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng đang diễn ra khắp mọi nơi.
Thực tiễn cho thấy rằng đối với các nông hộ việc huy động đã khó và việc sử dụng làm sao cho có lãi lại là điều càng khó hơn. Tình hình đó cho thấy việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông thôn có quan hệ khănng khít với vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn trong nông hộ.
Xã Hòa Sơn ,huyện krông bông, tỉnh Dăk Lăk là một xã thuần nông, thu nhậptừ sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của bà con tại đây. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ và có độ rủi do cao. Từ nhưng năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức tài chính đồng vốn đã từng bước đi vào nông hộ, nhằm nâng cao đời sống của bà con, mở rộng sản xuất, thay đổi bộ mặt nông thôn tại địa bàn.
Trải qua quá trình thực tập tổng hợp tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk” là đề tài nghiên cứu cho bản thân. Đề tài nghiên cứu nhằm thấy được tình trạng sử dụng vốn, những khó khăn trong việc vay và sử dung vốn vay trong quá trình sản xuất của nông hộ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng vay vốn và sử dụng vốn của các nông hộ trên địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krong Bông, tỉnh Đăk Lăk
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng của việc vay vốn và sử dụng vốn trên địa bàn
- Đề xuấ một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dăk Lăk
-Thời gian nghiên cứu: số liệu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã
- Tình hình cơ bản của nông hộ
- Tìm hiểu nhu cầu vay vốn và mục dích sử dụng vốn
- Những thuận lợi và khó khăn khi vay vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn trả vốn
- Đề xuất phương hướng sử dụng vốn có hiệu quả hơn
Phần 2
CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về hộ
Có rất nhiều khái niệm về hộ nhưng chúng ta sẽ xét tới một số khái niệm được công nhận và phổ biến như sau:
Khái niệm của webrster:Hộ là những người sống chung moọt mái nhà cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
Theo Raul năm 1989: Hộ là những người cùng chung một huyết tộc hoặc không cùng chung một huyết tộc sống chung một mái nhà và có chung một nguồn thu nhập.
2.1.2 Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT(5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
2.1.3 Khái niệm về kinh tế hộ
Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuấ khác nhằm đạt thu nhập cao nhất. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào tích lũy đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa và gắn với thị trường.
2.1.2 Đặc trưng của kinh tế hộ
Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêudùng. Kinh tế nông hộ ở nông thôn hoạt động sản xuất Nông – Lâm – Thủy hải sản gắn với đất đai, điều kiện thủy văn, thời tiết khí hậu sinh cảnh, bên cạnh đó kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ chịu trách nhiệm cao về sản xuất va tiêu dùng dựa trên cân bằng nguồn lực sản xuất và nhu câuù tieu dùng của gia đình, kinh tế nông hộ từ tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa, quan hệ tự nhiên chuyển sang sản xuất xã hội. Nền tảng tổ chưc căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình, đâts đai sử dụng tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kinh tế nônng hộ có khả năng tồn tại và phát triển tất cả các nước kể cả các nước đang phát triển và các nước phát triển
2.1.3 Khái niệm về vốn
Vốn của sản xuất nông nghiệp được thể hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở lại với sản xuất. Cho nên vai trò của vốn rất quan trọng. Hình thuwcscuar vốn cũng luôn thay đổi từ hình thức tiền sang hình thức tư liệu sản xuất.Vốn là điều kiện vật chất quyết định sẩn xuất,mức độ và quy mô sản xuất lớn hay nhỏ điều phụ thuộc vào nguồn vốn nhiều hay ít.
2.1.4 Khái niệm tín dụng
Là sự chuyển nhượng giữa quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định, tính đến thời hạn sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng hay lãi suất.
2.1.5 Vai trò của tín dụng
- Đắp ưng nhu cầu vay vốn để duy trì quá trình sản xuất được lien tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế.Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.Tín dung còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.
- Trong nền kinh tế sản xuất hang hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, ngành kinh tế mũi nhọn.
- Trong thời kỳ phát triển nền nông nghiệp hóa nông thôn… Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế ,từ đó tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn và sử dụng vốn trong các nông hộ
2.2 phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm
Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn châm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015).
Phương pháp chọn hộ điều tra
Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 100 hộ (lấy 15% trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau. Xem lại chỗ này, mâu thuẫn với số liệu phần kết quả nghiên cứu nhe
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đi thực địa và tiếp xúc chọn mẫu. Quan sát thực trạng cuộc sống, ghi chép các hoạt động sản xuất của các nông hộ.
2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn tài liệu tổng hợp được thu thập từ các báo cáo KT – XH của xã qua các năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 từ ủy ban xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Dak lak cung cấp, sách báo và các tài liệu có liên quan. Ngoài ra con có các thông tin từ Hội nông dân xã, đoàn thanh niên xã.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra, kết cấu phiếu điều tra gồm 6 phần, mẩu phiếu điều tra có ở phần phụ lục của báo cáo.
Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát tình hình để dưa ra kết luận.
Sử dụng phương pháp chuyên khảo: Hỏi thăm cách sản xuất của người dân thông qua những người hiểu biết tình hình của xã.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
-Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và một phần xử lý bằng máy tính tay.
-Sử dụng phương pháp phân tổ để so sánh giữa các nhóm.
2.2.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thông kê so sánh: Tổng hợp dữ liệu từ các phần tử chọn mẫu.Trên cơ sở đó tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa các tiêu chí đã được xác định thông qua kết quả số chênh lệch và tỷ lệ phần trăm trong tổng thể.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các dữ liệu nghiên cứu đưa ra các kết quả phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế cần nghiên cứu.
- Sử dụng các biểu mẫu:Dựa vào những số liệu và kết quả phân tích được biểu thị trong các bảng từ đó dưa ra những nhận xét cụ thể tình hình của đối tượng cần nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp phân tổ nông hộ
Phương pháp phân tổ nông hộ: Phân thành nhóm hộ khá và giàu, hộ trung bình, hộ nghèo:
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011.
Dựa vào tình hình cụ thể của các hộ trong xã để phân loại nhóm hộ như sau:
Nhóm hộ nghèo: <401000 VNĐ/người/tháng
Nhóm hộ cận nghèo: Từ 401000 đến 520000 VNĐ/người/tháng
Nhóm hộ khá: >520000 VNĐ/người/tháng
Qua thống kê từ kết quả điều tra tại địa phương ta có tình hình tỷ lệ thành phần các nhóm hộ như sau:
Bảng 1: Phân chia nhóm nông hộ
Đơn vị: vnđ
TNBQ/người/tháng
Nhóm hộ
Tỷ lệ(%)
> 520000
Hộ khá
70.37
401000 - 520000
Hộ cận nghèo
5.93
< 401000
Hộ nghèo
23.70
Tổng
135
100.00
Nguồn số liệu điều tra:
2.2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Bình quân vốn vay = Tổng số vốn vay được/Tổng số hộ vay được.
- Lãi suất TB/năm = Trung bình cộng lãi suất năm.
- Lợi nhuận = Tổng thu cả năm – Tổng chi phí chi cho sản xuất cả năm.
- Số đồng LN/1 đồng vốn = Lợi nhuận BQ trên hộ/BQ vốn vay trên hộ.
Phần 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông.
- Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar.
- Phía Tây: giáp xã Ea Trul.
- Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin
- Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân.
Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê ĐĐ 2010).
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Về đặc điểm khí hậu thuỷ văn khu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau:
*Nhiệt độ:
-Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C
-Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C
-Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C
-Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C
-Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C
*Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vào tháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trình của nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và dưới 41% trong các tháng mùa mưa...
3.1.1.3. Địa hình
Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m. Đất đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía đông nam của Xã là dãy núi Chư Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46 %diện tích tự nhiên. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Rất thích hợp cho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây điều, cà phê .v.v...
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn
Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độ sông suối là 0,35-055km/m². Có sông chính(sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa.
- Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh.
- Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước.
Vì vậy trong mùa mưa cần có các biện pháp bảo vệ bề mặt lưu vực và các công trình thuỷ lợi thích hợp để lưu giữ nguồn nước mặt cho mùa khô, giảm nhỏ sự chênh lệch dòng chảy.
Mực nước ngầm có liên quan trực tiếp đến nguồn nước mặt, ít ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng trong khu vực. Mực nước ngầm dao động ở độ sâu từ 15-50m.
Nguồn nước
+ Nước mặt: Trên địa bàn Xã có hệ thống hồ đập, sông suối phân bố tương đối nhiều, tạo nên nguồn nước mặt dồi dào, giúp cho việc canh tác nông nghiệp tại địa phương thuận lợi hơn.
Nguồn nước mặt trên địa bàn phân bố không đồng đều trong năm đã dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô thôn 1 đến thôn 3. Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ tưới cho cây trồng rất khó khăn trong mùa khô, cho nên cần phải xây dựng các công trình thủy lợi Đập E’HRa để đảm bảo nước tưới cho cây và sinh hoạt cho nhân dân địa phương vào mùa khô hạn. .
+ Nước ngầm: Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, chủ yếu phân bố ở độ sâu trung bình từ 5-10m. Tuy nhiên mực nước lại phụ thuộc theo mùa, mùa mưa nước dồi dào nhưng chất lượng kém, ô nhiễm. Ngược lại mùa khô mực nước ngầm hạ thấp khoảng 4m đến 5m, chất lượng nước khá hơn.
3.1.2.2. Tài nguyên đất
- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 của Viện qui hoạch thiết kế nông nghiệp và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO – UNESCO năm 1995. Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất như sau:
* Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở khu vực phía Đông Bắc của Xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều, sắn....
* Nhóm Đất đỏ vàng trên đấ phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía tây của xã.
* Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập trung ở khu vực nữa xã, phía Đông. Đất có tầng dày <30cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn.
* Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%.
- Đất đai trên địa bàn xã được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng, lại phân bố trên nhiều loại địa hình, nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng và phong phú, là một yếu tố thuận lợi để phát triển đa dạng những loại cây trồng.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Về diện tích rừng của xã Hòa Sơn, theo kết quả kiểm kê 01/01/2005:
Tổng diện tích đất lâm nghiệpcó rừng: 2.790ha.
Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 1.598 ha
- Đất rừng đặc dụng: 959 ha
- Đất rừng trồng: 233 ha
3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của con người của xã Hòa Sơn huyện Krông Bông luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam. Toàn xã hiện có 05 cộng động dân tộc cùng sinh sống, làm việc và công tác gắn bó mật thiết với nhau. Các dân tộc sống đan xen, hình thành nên những cụm dân cư rải rác ở khắp địa bàn xã.
Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, phong phú, có những nét độc đáo riêng: trong đó nổi bật là truyền thống của người Mường, M’Nông, ÊĐê.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử nhưng sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được gìn giữ và phát triển như các lễ hội: cúng bến nước, cơm núi, cầu phúc của người Ê Đê…Lễ hội Khai hạ của người Mường.v.v
3.1.2.5. Cảnh quan môi trường
Gần 51,96% diện tích đất đai của xã Hòa Sơn là đất rừng, trong đó có khu bảo tồn Vườn Quốc gia Chư Yang Sin với nhiều cảnh quan và một số thác nước với phong cảnh thiên nhiên sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó xã Hòa Sơn đất nông nghiệp được khai thác ở mức độ khá cao, đặc biệt việc sử dụng một lượng lớn phân vô cơ và thuốc trừ sâu hại, cộng với các chất thải rắn từ sinh hoạt là một phần trong những nguyên nhân làm cho môi trường đất, nước, không khí ngày càng bị ô nhiễm.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã.
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011.
Khi đó, tổng số hộ nghèo tại xã Hòa Sơn: 344 hộ - 1.499 khẩu, chiếm 17.28 %, trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo với sự tín chấp của các đoàn thể, được ngân hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải thiện vốn đầu tư sản xuất cho nhân dân.
Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghè