Luận văn Tỉnh hoà bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945)

Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan hai xiềng nô lệ Nhật – Pháp và chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta thực sự bước vào một trang sử mới, từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của nước nhà. Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của một nước nhược tiểu tự giải phóng mình khỏi ách ngoại bang, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự kết hợp đúng đắn lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh cách mạng với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó không những là bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của chúng ta mà còn đóng góp vào kho tàng cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Hơn 60 nă m đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó. Cách mạng tháng Tám đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân, khả năng cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong cả nước. Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình có truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược tỉnh Hoà Bình, nhân dân Hoà Bình đã đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược, bảo vệ quê hương để giành lại nền độc lập. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống đánh giặc cứu nước được phát huy cao độ, nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã tiến hành cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945).

pdf118 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỉnh hoà bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ NGUYỄN THUỲ CHI TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La Thái Nguyên - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ NGUYỄN THUỲ CHI TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ NGUYỄN THUỲ CHI TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mục lục Mở đầu……………………………………………………………………… 1 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………………. 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………... 3 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài…………………….. 5 4 Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu…………………………………… 5 5 Đóng góp của luận văn……………………………………………………… 6 6 Cấu trúc luận văn……………………………………………………………. 6 Chương 1 Khái quát về tỉnh Hoà Bình trước năm 1930……………………………… 7 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên……………………………………………… 7 1.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………... 7 1.1.2 Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………... 9 1.2 Đặc điểm cư dân và văn hoá………………………………………………… 13 1.2.1 Đặc điểm cư dân…………………………………………………………….. 13 1.2.2 Đặc điểm văn hoá, xã hội…………………………………………………… 23 1.3 Truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trước năm 1930………………………………………………………………………… 28 Chương 2 Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 3/1945)……………………………………………………… 33 2.1 Cơ sở Đảng đầu tiên được thành lập………………………………………... 33 2.2 Vượt qua khủng bố, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh cách mạng (1931-1939)…………………………………………………………………. 34 2.3 Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1939-3/1945)………………………………………………………... 38 2.3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng……………………………… 38 2.3.2 Công cuộc chuẩn bị lực lượng………………………………………………. 43 Chương 3 Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945……………………………………………………………………. 69 3.1 Tình hình sau ngày Nhật đảo chính Pháp…………………………………… 69 3.2 Xây dựng và đẩy mạnh mọi hoạt động trên chiến khu Quang Trung……….. 76 3.3 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945……………………………………… 89 Kết luận……………………………………………………………………... 101 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………. 107 Phụ lục……………………………………………………………………… 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Ngọc La đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, Sở văn hoá thông tin tỉnh Hoà Bình, Ban tuyên giáo tỉnh Hoà Bình, Phòng tuyên giáo Thành ủy Hoà Bình đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để hoàn thành đề tài này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan hai xiềng nô lệ Nhật – Pháp và chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta thực sự bước vào một trang sử mới, từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của nước nhà. Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của một nước nhược tiểu tự giải phóng mình khỏi ách ngoại bang, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự kết hợp đúng đắn lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh cách mạng với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó không những là bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của chúng ta mà còn đóng góp vào kho tàng cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Hơn 60 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó. Cách mạng tháng Tám đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân, khả năng cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong cả nước. Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình có truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược tỉnh Hoà Bình, nhân dân Hoà Bình đã đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược, bảo vệ quê hương để giành lại nền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 độc lập. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống đánh giặc cứu nước được phát huy cao độ, nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã tiến hành cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945). Hoà Bình là mảnh đất có chiều dày lịch sử, ánh sáng cách mạng của Đảng đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Hoà Bình được xây dựng và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hoà nhịp với phong trào cách mạng chung trong cả nước, với đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 ở Hoà Bình là một bộ phận khăng khít không thế tách rời công cuộc vận động Cách mạng tháng Tám trong cả nước. Nghiên cứu cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn, làm phong phú thêm hình thái vận động Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Tỉnh Hoà Bình là một trong những tỉnh có vị trí vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị lực lượng góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945), góp phần làm sáng rõ truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, về sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng và kết hợp các hình thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Từ những lí do trên tôi quyết định chọn: “Tỉnh Hoà Bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu về công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình là một vấn đề khoa học thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung ương cũng như địa phương. Trong nhiều thập kỉ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, bài viết, hồi kí… được công bố về các vấn đề liên quan tới Cách mạng tháng Tám ở Hoà Bình. Liên quan tới đề tài là các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm: Văn Kiện Đảng (1930- 1945), các chủ trương, chỉ đạo về cách mạng của Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình từ 1930 – 1945. Đó là những tài liệu có tính định hướng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Cuộc vận động của nhân dân tỉnh Hoà Bình được đề cập đến trong các sách: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Lịch sử Việt Nam (1930 – 1945), Lịch sử quân đội. Và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử xã hội nhân văn. Ở Trung ương, năm 1957, Trần Văn Giàu biên soạn cuốn “Từ cách mạng tháng Mười đến Cách mạng tháng Tám”; Trần Huy Liệu và Văn Tạo biên soạn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám - tập 12”. Trong những năm 60, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã công bố nhiều bài viết có giá trị bàn về Cách mạng tháng Tám. Viện Sử học biên soạn “Cách mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương - quyển I” (Nxb Sử học, 1960); Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình biên soạn “Lịch sử Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sử học, 1960); Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương biên soạn “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sự Thật, 1963); Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” (Nxb Sự Thật, 1985)… và nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan. Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lớn về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám được công bố, như: “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử” năm 1995, Gs. Văn Tạo chủ biên; năm 1999 Hội thảo quốc tế về Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám. Nhiều báo cáo khoa học có giá trị được tuyển chọn và in thành sách “Việt Nam trong thế kỉ XX”; “Cách mạng tháng Tám nhứng sự kiện” của tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng, năm 2000; Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945 – 2000)” do tập thể tác giả Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biên soạn… Các tác phẩm trên ít nhiều có đề cấp tới cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở Hoà Bình. Ngoài ra còn có hàng trăm bài báo, tạp chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề mà đề tài quan tâm. Ở địa phương, có các công trình khoa học: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà Bình” - tập 1 của Tỉnh Uỷ Hoà Bình, xuất bản năm 1993; “Hoà Bình lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hoà Bình, xuất bản năm 1999; “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)”, tập 2 của Viện lịch sử quân sự Việt Nam, xuất bản năm 1986; “Địa chí Hoà Bình” của Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, xuất bản năm 2005; “Hồi ký cách mạng Hoà Bình” của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Hoà Bình, xuất bản năm 2005. Ngoài các công trình nói trên còn có Lịch sử cách mạng của Đảng bộ nhân dân các huyện, thị: Thị xã Hoà Bình, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Tân Lạc. Các sách viết về lịch sử các ngành, các tổ chức xã hội như: phụ nữ, quân đội, công an, thanh niên, anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 hùng lực lượng vũ trang,… cũng lần lượt được biên soạn và xuất bản, trong đó ít nhiều có liên quan đến thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945. Các công trình trên đã đề cập đến công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình ở những mức độ khác nhau. Song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách có hệ thống về vấn đề này. Tôi đánh giá cao những công trình trên và coi đó là nguồn tài liệu quý giá giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài: “Tỉnh Hoà Bình trong công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945)”. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ về Công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945), đề tài còn đề cập điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Trình bày một cách có hệ thống Công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945). Từ đó, khẳng định rõ vị trí, vai trò của nhân dân các dân tộc trong cuộc vân động Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp phần thắng lợi vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu: Thực hiện đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng các tài liệu sau: các văn kiện Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết, Lịch sử Đảng bộ các địa phương; các công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 trình nghiên cứu của Trung ương, địa phương liên quan đến đề tài; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, các bài viết đăng trên tạp chí… là những nguồn tài liệu quý báu giúp tôi nghiên cứu vấn đề đã được đặt ra trong đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết hợp phương pháp lôgíc. Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng và tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình. Luận văn góp phần làm rõ truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của quân và dân các dân tộc Hoà Bình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc, quê hương, đất nước. Luận văn làm rõ vị trí của tỉnh Hoà Bình trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám của cả nước, Luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp và trường phổ thông. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1. Khái quát về tỉnh Hoà Bình trƣớc năm 1930 Chƣơng 2. Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 3/1945) Chƣơng 3. Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám (3-8/1945) Luận văn còn có phần phụ lục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HOÀ BÌNH TRƢỚC NĂM 1930 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Hoà Bình là tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, là điểm trung chuyển sức hút ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội với một trung tâm lớn - Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Hoà Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2, nằm trong giới hạn 20 019’ – 21008’ vĩ bắc và 104048’ - 105050’ kinh đông, phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp với tỉnh Hà Tây (cũ), phía tây giáp với tỉnh Sơn La, phía nam giáp với tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hoá (xem phụ lục 1), [66, tr.3]. Tỉnh Hoà Bình được thành lập từ ngày 22-6-1886, khi chính quyền thực dân Pháp ký nghị định cắt các vùng đất có nhiều đồng bào Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập một tỉnh mới gọi là tỉnh Mường. Vào thời kì này, tỉnh Mường có bốn phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ. Từ đó đến năm 1896, tỉnh lỵ và tổ chức hành chính của tỉnh Mường có nhiều thay đổi. Tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ ít lâu thì chuyển về Phương Lâm. Nhưng vì ở đây thường bị ngập lụt nên lại chuyển lên chợ Bờ. Sau cuộc tấn công bất ngờ của nghĩa quân Đốc Ngữ vào chợ Bờ đêm 29 rạng ngày 30-1-1891, thực dân Pháp hoảng sợ chuyển lỵ sở đi chỗ khác. Ngày 5-9-1896, tỉnh lỵ tỉnh Mường được chuyển về đóng tại làng Vĩnh Diệu xã Hoà Bình, phía tả ngạn sông Đà, đối diện với Phương Lâm. Từ đó tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hoà Bình. Trong qua trình thực dân Pháp tiến hành bình định, có thời gian chúng lập đạo quan binh Mỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Đức, bao gồm cả Kỳ Sơn, Lương Sơn và Lạc Thuỷ nằm trong tỉnh Mường (Đạo quan binh Mỹ Đức lập ngày 15-1-1890). Sau đó chuyển Mỹ Đức, Lạc Thuỷ về Hà Đông (đến ngày 20-10-1908, Lạc Thuỷ lại chuyển về Hà Nam). Khi thực dân Pháp tách tỉnh Hưng Hoá thành các tỉnh Phú Thọ, Sơn La và Tuyên Quang thì các châu Thanh Sơn cắt chuyển về Phú Thọ, châu Mộc, châu Yên, châu Phù Yên chuyển về Sơn La. Đến năm 1896, tỉnh Hoà Bình chính thức gồm có 4 châu là Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà. Lạc Thuỷ thuộc về châu Lạc Sơn đến tháng 10-1908 thì chuyển về Hà Nam. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh Hoà Bình về cơ bản đã được ổn định. Đến tháng 1-1953, châu Lạc Thuỷ cùng một số xã thuộc Nho Quan (Ninh Bình) được chuyển về Hoà Bình. Sau năm 1954, các châu chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện và việc tổ chức hành chính các huyện có một số thay đổi: Huyện Lương Sơn tách thành 2 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi (1959); huyện Mai Đà tách thành 2 huyện: Đà Bắc, Mai Châu (10-1957); huyện Lạc Thuỷ tách thành 2 huyện: Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ (8-1964); huyện Lạc Sơn tách thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc (15-10-1957). Đến tháng 8-1964, tỉnh Hoà Bình có 10 huyện thị đó là: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kim Bôi và thị xã Hoà Bình. Mùa xuân năm 1976, trong không khí cả nước sôi nổi tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, Kì họp thứ 8 Quốc hội khoá VIII đã quyết định điều chỉnh địa giới và chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình. Ngày 1-10-1991, tỉnh Hoà Bình được tái lập và chính thức đi vào hoạt động. Ngày 21-12-2001 huyện Kỳ Sơn được chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Ngày 27-10-2006, Chính phủ ra Nghị định số 126/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hoà Bình trực thuộc tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, toàn tỉnh có 214 xã, phường, thị trấn [13, tr.8]. Tỉnh lỵ của Hoà Bình hiện nay là Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Phố Hoà Bình, cách Hà Nội 76 km. Đường quốc lộ số 6 đi qua Hoà Bình dài 125 km, nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc và Thượng Lào. Các tuyến đường 12, 15, 21 đã nối liền Hoà Bình với các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nam. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Núi rừng Hoà Bình có địa thế, địa hình khá hiểm trở, chia cắt thành hai tiểu vùng. Tiểu vùng thứ nhất, trải dài từ Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu nối với miền núi thượng du Thanh Hoá. Đó là vùng núi cao nối tiếp giữa dãy Hoàng Liên Sơn và giải Trường Sơn. Vùng này có độ cao trung bình 400 – 500 mét, có nhiều nhọn núi cao, rừng rậm. Tiểu vùng thứ hai, bao gồm các huyện từ Kỳ Sơn, Lương Sơn xuống đến Lạc Thuỷ. Đây là vùng núi thấp có độ cao trung bình là 100 mét, chủ yếu là núi đá vôi, nhiều hang động và rừng tái sinh, đồi cỏ. Địa hình rừng núi trong tỉnh chia cắt bởi nhiều thung lũng, hàng trăm con suối lớn nhỏ. Xen giữa các rặng núi, có những thung lũng trải rộng, kéo dài thành những cách đồng tương đối bằng phẳng và các triền ven sông. Do vị trí địa thế, địa hình có nhiều đặc điểm nên Hoà Bình trở thành một địa bàn cơ động chiến lược ở Bắc Bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là hậu cứ bảo vệ thành phố Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình địa thế hiểm trở tạo nên lợi thế trong việc xây dựng căn cứ, một thế đất “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Thực tiễn trong tiến trình lịch sử, núi rừng Hoà Bình đã từng nhiều lần là căn cứ dấy binh, là địa bàn hoạt động chống xâm lăng, chống triều đình phong kiến thối nát. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Hoà Bình đã từng là hậu cứ của chiến trường Liên khu Ba, là hàn