1.1 Báo cáo chính trịtại Đại hội Đảng lần thứIX (4/2001) đã chỉrõ: "Cần phải phát huy nguồn lực trí
tuệvà sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
là nền tảng và động lực của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quốc sách hàng đầu, phát huy tinh
thần độc lập suy nghĩvà sáng tạo của học sinh (HS), sinh viên (SV), đềcao năng lực tựhọc, tựhoàn thiện
học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính
quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cảnước trởthành một xã hội học tập" [4].
Đểthực hiện mục tiêu đó, từnhững năm đầu và những năm tiếp theo của thếkỉXXI, giáo dục và đào
tạo đã liên tục đổi mới với những tưtưởng chủ đạo: "Tích cực hoá hoạt động của người học", "dạy học
hướng vào hoạt động của người học”.đều nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảcủa giáo dục và đào tạo
trong thời kì đổi mới. [22]
Trong quá trình dạy học, tính tích cực học tập của người học là nền tảng, cơsởcủa tính năng động,
sáng tạo và là điều kiện đểhình thành năng lực tựhọc, tựhoàn thiện suốt đời. Nhà giáo dục I.F.
Kharlamov đã viết: "lòng khát khao hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức và kỹnăng tự
lực và rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho thanh thiếu niên ngay trên
ghếnhà trường, bảo đảm sau này họtiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệthống và không ngừng tự
học" [3]
Chính vì vậy, Bộgiáo dục và đào tạo đã xác định rõ, cần tập trung cải tiến giảng dạy và học tập ởcác
ngành, bậc học, cấp học theo hướng tích cực hoá học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của học sinh, xem đây là một giải pháp cơbản đểnâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là các
trường Sưphạm, Bộgiáo dục và đào tạo đã nêu rõ trong chỉthị15 vềvấn đềnày: "Đổi mới phương pháp
giáo dục và đào tạo trong trường Sưphạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động
sáng tạo và năng lực tựhọc, tựnghiên cứu của học sinh, sinh viên". [1]
Khoa học giáo dục ngày nay cũng đã khẳng định rằng: "Hiệu quảcủa dạy học chỉcó thể đạt được trên
cơsởkích thích và điều khiển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Mọi sựáp đặt, biến người
học thành nhân vật thụ động sẽvô hiệu hoá dạy học" [5].
1.2 Chương trình môn GDCD hiện hành nhằm trang bịcho HS có hiểu biết vềgiá trị đạo đức, các quy
định pháp luật căn bản, lối sống của người Việt Nam, hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện
các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nội dung môn học này giúp HS biết vận dụng kiến thức đã
học để đánh giá các hiện tượng, sựkiện, các vấn đềxảy ra trong thực tiễn phù hợp với lứa tuổi, lựa chọn
hành vi ứng xửphù hợp với các giá trịxã hội, biết bảo vệcái đúng, phê phán sựsai trái, hiện tượng tiêu
cực trong đời sống. Những kiến thức GDCD hun đúc cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng và
phát huy các giá trịtruyền thống của dân tộc, có hoài bão và mục đích sống cao đẹp. [2]
1.3 Thực tiễn cho thấy, học sinh trung học phổthông (THPT) trong tỉnh Bình Thuận nói chung và học
sinh THPT tại Phan Thiết nói riêng còn thụ động trong quá trình học tập môn GDCD. Mặt khác, quá trình
giảng dạy Giáo dục công dân của GV ởcác trường chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh
vì gặp rất nhiều khó khăn vềlý luận cũng nhưthực tiễn. Vì vậy, làm thếnào đểphát huy tính tích cực và
nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục công dân của HS, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào
tạo của nhà trường là một vấn đềhết sức cần thiết.
Từnhững lý do nêu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đềtài : “Tính tích cực học tập môn giáo dục
công dân của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận”.
92 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh trung học phổ thông tại Phan Thiết - Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ NGỌC ANH
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI PHAN THIẾT – BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60.31.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ TỐ OANH
TP. HỒ CHÍ MINH – 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình thạc sỹ Tâm lý học khóa 2007 – 2010, ngoài những nỗ lực bản thân tôi
còn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Xin cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Trường Đại học Sư Phạm, Ban lãnh đạo và các Thầy, Cô khoa Tâm lý - giáo dục đã rất nhiệt tình
trong công tác, giảng dạy.
- TS. Phan Thị Tố Oanh đã tận tâm giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt
là sự ủng hộ, khích lệ lớn lao của cô dành cho tôi những khi gặp khó khăn, lúng túng.
- Ban Giám Hiệu, quý Thầy, Cô và các em học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi, hỗ trợ tôi nhiệt tình trong quá trình khảo sát,
điều tra.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn kề vai sát cánh, chia sẻ với tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Trần Thị Ngọc Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh THPT tại
Phan Thiết – Bình Thuận” là công trình khoa học do tôi thực hiện. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
có sự khiếu nại, tố cáo về bản quyền tác giả.
Trần Thị Ngọc Anh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
GDCD : Giáo dục công dân
LTV : Lương Thế Vinh
PBC : Phan Bội Châu
PCT : Phan Chu Trinh
PPDH : Phương pháp dạy học
TTC : Tính tích cực
TN : Thử nghiệm
ĐC : Đối chứng
GD – ĐT : Giáo dục đào tạo
TBM : Trung bình môn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đã chỉ rõ: "Cần phải phát huy nguồn lực trí
tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quốc sách hàng đầu, phát huy tinh
thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh (HS), sinh viên (SV), đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện
học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính
quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập" [4].
Để thực hiện mục tiêu đó, từ những năm đầu và những năm tiếp theo của thế kỉ XXI, giáo dục và đào
tạo đã liên tục đổi mới với những tư tưởng chủ đạo: "Tích cực hoá hoạt động của người học", "dạy học
hướng vào hoạt động của người học”...đều nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo
trong thời kì đổi mới. [22]
Trong quá trình dạy học, tính tích cực học tập của người học là nền tảng, cơ sở của tính năng động,
sáng tạo và là điều kiện để hình thành năng lực tự học, tự hoàn thiện suốt đời. Nhà giáo dục I.F.
Kharlamov đã viết: "lòng khát khao hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức và kỹ năng tự
lực và rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho thanh thiếu niên ngay trên
ghế nhà trường, bảo đảm sau này họ tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và không ngừng tự
học" [3]
Chính vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định rõ, cần tập trung cải tiến giảng dạy và học tập ở các
ngành, bậc học, cấp học theo hướng tích cực hoá học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của học sinh, xem đây là một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là các
trường Sư phạm, Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu rõ trong chỉ thị 15 về vấn đề này: "Đổi mới phương pháp
giáo dục và đào tạo trong trường Sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động
sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên". [1]
Khoa học giáo dục ngày nay cũng đã khẳng định rằng: "Hiệu quả của dạy học chỉ có thể đạt được trên
cơ sở kích thích và điều khiển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Mọi sự áp đặt, biến người
học thành nhân vật thụ động sẽ vô hiệu hoá dạy học" [5].
1.2 Chương trình môn GDCD hiện hành nhằm trang bị cho HS có hiểu biết về giá trị đạo đức, các quy
định pháp luật căn bản, lối sống của người Việt Nam, hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện
các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nội dung môn học này giúp HS biết vận dụng kiến thức đã
học để đánh giá các hiện tượng, sự kiện, các vấn đề xảy ra trong thực tiễn phù hợp với lứa tuổi, lựa chọn
hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái đúng, phê phán sự sai trái, hiện tượng tiêu
cực trong đời sống. Những kiến thức GDCD hun đúc cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng và
phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, có hoài bão và mục đích sống cao đẹp. [2]
1.3 Thực tiễn cho thấy, học sinh trung học phổ thông (THPT) trong tỉnh Bình Thuận nói chung và học
sinh THPT tại Phan Thiết nói riêng còn thụ động trong quá trình học tập môn GDCD. Mặt khác, quá trình
giảng dạy Giáo dục công dân của GV ở các trường chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh
vì gặp rất nhiều khó khăn về lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, làm thế nào để phát huy tính tích cực và
nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục công dân của HS, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào
tạo của nhà trường là một vấn đề hết sức cần thiết.
Từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài : “Tính tích cực học tập môn giáo dục
công dân của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập môn GDCD của HS THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận, từ
đó thử nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập môn GDCD của HS
THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
3.1.1 Khách thể nghiên cứu thực trạng
- 296 học sinh khối 10 ở 3 trường: THPT Lương Thế Vinh(LTV), THPT Phan Bội Châu (PBC),
THPT Phan Chu Trinh (PCT) tại Phan Thiết - Bình Thuận
- 25 Giáo viên (GV) giảng dạy môn giáo dục công dân tại các trường THPT tại Phan Thiết – Bình
Thuận .
3.1.2 Khách thể nghiên cứu thử nghiệm
- 76 học sinh khối 10 tại trường THPT Lương Thế Vinh, chia làm 2 nhóm, nhóm đối chứng 38 học
sinh và nhóm thử nghiệm 38 học sinh.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh lớp 10 các trường THPT tại Phan Thiết –
Bình Thuận.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh các trường THPT tại Phan Thiết - Bình
Thuận chưa cao.
- Áp dụng phương pháp (PP) dạy học theo tình huống và phương pháp động não sẽ nâng cao tính
tích cực học tập môn giáo dục công dân đặc biệt là ở thái độ và kết quả học tập của học sinh các trường
THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tính tích cực học tập nói chung và tính tích cực học tập môn
GDCD của học sinh nói riêng.
5.2 Phân tích thực trạng tính tích cực học tập môn GDCD của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình
Thuận và một số yếu tố ảnh hưởng.
5.3 Thử nghiệm một số phương pháp dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm nhằm tích
cực hoá hoạt động học tập môn GDCD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục/học tập của học sinh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.1.1 Mục đích của nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề
tài như : tính tích cực, tính tích cực học tập, tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh
THPT.
- Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu.
6.1.2 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này diễn
ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như
những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các
sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng
6.2.1 Mục đích của nghiên cứu thực trạng
- Khảo sát thực trạng tính tích cực học tập môn GDCD và vận dụng một số phương pháp dạy học
nhằm tích cực hoá hoạt động học tập môn GDCD của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận.
6.2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân được biểu hiện ở các mặt: nhận thức
ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học; hành động học tập, thái độ, kết quả học tập của học sinh THPT tại Phan
Thiết - Bình Thuận và một số yếu tố ảnh hưởng.
6.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.3.1 Phương pháp quan sát
- Nhằm thu thập các tài liệu cụ thể sinh động, khách quan về tính tích cực học tập môn giáo dục công
dân của học sinh các trường THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận chúng tôi tiến hành như sau:
+ Quan sát trực tiếp quá trình dạy và học môn giáo dục công dân của thầy trò các trường THPT
Lương Thế Vinh (LTV), THPT Phan Bội Châu (PBC), THPT Phan Chu Trinh (PCT).
+ Ghi lại biên bản các tiết học mà người nghiên cứu quan sát.
6.2.3.2 Phương pháp điều tra
Nhằm phân tích thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh và một số yếu
tố ảnh hưởng của thực trạng này từ đó đề ra phương hướng khắc phục có hiệu quả chúng tôi thực hiện như
sau:
+ Kỹ thuật chọn mẫu: trong điều kiện và thời gian có hạn, tôi chọn học sinh của khối 10 ở 3 trường
để điều tra dựa trên nguyên tắc đại diện để chọn mẫu. Mẫu gồm 296 học sinh, trường THPT PBC: 98 HS,
trường THPT PCT: 96 HS, Trường THPT LTV: 102 HS, 25 giáo viên giảng dạy môn này ở các trường
THPT tại Phan Thiết – Bình Thuận, trong đó trường THPT PBC: 12GV, trường THPT PCT: 10 GV,
Trường THPT LTV: 3 GV.
+ Cách thức điều tra: tiến hành phát phiếu trực tiếp tại lớp, hướng dẫn trả lời hợp lệ, thời gian trả lời
là 3-5 ngày (có sự hỗ trợ của tác giả, giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp).
+ Các giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn 1: sử dụng bảng câu hỏi, chủ yếu là các câu hỏi mở để soạn bảng hỏi, xoay quanh các nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Giai đoạn 2: triển khai bảng hỏi đóng trên cơ sở các ý kiến thu được ở giai đoạn 1 trên 1 nhóm nghiên
cứu, từ đó xem lại trong bảng câu hỏi có câu nào khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn cho học sinh thì sẽ sửa lại cho
hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 3: áp dụng chính thức trên khách thể nghiên cứu.
Lấy phiếu thăm dò trong HS và GV về tính tích cực học tập môn GDCD
Xử lý sơ bộ để tìm ra các lớp có tính tích cực học tập môn GDCD tương đương nhau để làm
nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng.
Họp nhóm chuyên môn, tổng kết kinh nghiệm.
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Lấy phiếu thăm dò lần 2 về tính tích cực học tập môn GDCD ở 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng.
- GĐ4: Xử lý tất cả các số liệu, hoàn tất luận văn.
6.2.3.3 Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi gặp gỡ trò chuyện với học sinh và giáo viên để tìm hiểu tính tích cực học tập môn giáo
dục công dân của học sinh được biểu hiện ở các mặt nhận thức ý nghĩa bộ môn, thái độ, hành động, kết
quả học tập bộ môn, các yếu tố ảnh hưởng, những kiến nghị...để tìm hiểu những thông tin bổ sung cho
phương pháp quan sát và làm cơ sở để thiết kế phiếu điều tra.
6.2.3.4 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Nhằm tìm hiểu thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh thông qua
điểm thi học kỳ, điểm trung bình môn (TBM).
6.2.3.5 Phương pháp thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực: (cụ thể là 2 phương pháp: phương
pháp dạy học theo tình huống, phương pháp động não)
6.2.3.6 Phương pháp thống kê toán học
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng tôi
sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng chương
trình SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5 để xử lý
các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong giáo dục học
và tâm lý học.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung: Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập môn
giáo dục công dân được biểu hiện ở các mặt: nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học; thái độ học tập:
nhu cầu, hứng thú, động cơ; kết quả học tập và một số yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập của HS.
- Thời gian, địa điểm: từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 đến tháng 20 tháng 5 năm 2010 tại các trường
THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Bội Châu và THPT Phan Chu Trinh - Phan Thiết - Bình Thuận.
- Đối tượng khảo sát: học sinh khối 10 ở 3 trường: THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Bội Châu,
THPT Phan Chu Trinh tại Phan Thiết - Bình Thuận và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tại các
trường THPT tại Phan Thiết – Bình Thuận .
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về tính tích cực học tập môn giáo dục công dân
trong trường THPT tại Phan thiết - Bình Thuận. Vì thế kết quả nghiên cứu sẽ góp phần:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tính tích cực và tính tích cực học tập, tính tích cực học tập
môn giáo dục công dân của học sinh cũng như các biểu hiện của nó.
- Góp phần làm sáng tỏ thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh THPT
tại Phan Thiết – Bình Thuận.
- Chứng minh rằng có thể nâng cao tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh các
trường THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận thông qua các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp dạy
học theo tình huống và phương pháp động não).
- Là căn cứ để tìm ra các phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh cho những môn khoa học xã hội trong các trường phổ thông.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu (8 trang)
Phần nội dung (65 trang)
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH ( 25 trang)
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN (25 trang)
Chương 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH THPT TẠI PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN (15
trang)
Phần kết luận, kiến nghị (5 trang)
Tài liệu tham khảo (3 trang)
Phần phụ lục ( 35 trang)
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh (HS) đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta
từ những năm 1960. Cũng ở thời điểm đó, trong các trường Sư phạm đã có khẩu hiệu: "Biến quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo". Trong cuộc cải cách giáo dục lần ba, năm 1980, phát huy tính tích cực học
tập đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất
nước. Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động
của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. "Tính tích cực trong hoạt động học tập về
thực chất là tính tích cực nhận thức…"
Ngay từ trước công nguyên (551-479), nhà triết học, nhà văn hóa, nhà giáo dục Trung Quốc: Khổng
Tử đã quan tâm đến dạy học làm sao phải phát huy được tính tích cực suy nghĩ của học trò. Ông nói: "Vật
có bốn góc bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa". Ông yêu cầu học trò cố
gắng tự suy nghĩ trong học tập: "Học mà không suy nghĩ thì uổng công vô ích, suy nghĩ mà không học thì
nguy hiểm". [5]
Ở Châu Âu vào thế kỷ XVII (1592-1670) lý luận giáo dục của J.A.Comenxki đã bao hàm tư tưởng
nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập.
J.A.Comenxki đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát
triển nhân cách… Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn". [15]
A.Đixtervec nhà giáo dục người Đức hết sức nhấn mạnh đến sự phát triển tính tích cực nhận thức của
người học. Ông đã viết trong tác phẩm "Hướng dẫn việc đào tạo giáo viên Đức" như sau: "Chỉ có sự
truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi dù nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không thể bảo đảm được
sự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Nắm vững kiến thức, thực sự lĩnh hội chúng, cái đó học sinh phải tự
mình làm lấy, bằng trí tuệ của bản thân”. Vì vậy ông thiên về phương pháp dạy học "phát triển" hơn là
phương pháp dạy học "thông báo”. [3]
K.Đ.Usinxki (1829-1870), nhà giáo dục học người Nga đã đề cập tới tính tích cực trong quá trình dạy
học như là " cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả”. Theo ông, tính tích cực nhận thức là biết
định hướng vào môi trường xung quanh, biết hành động một cách sáng tạo, biết tự mình nâng cao trình độ
học vấn và phát triển bản thân và có kỹ năng tự giành lấy kiến thức. Ông cho rằng, tính tích cực là điểm
khác nhau giữa nhà trường cũ và nhà trường mới. Nhà trường cũ dồn tất cả tính tích cực vào hoạt động
dạy của người giáo viên, để học sinh thụ động. Trong khi đó, nhà trường mới cố gắng làm sao cho bản
thân học sinh tích cực ở mức độ cao nhất. [14]
Nhìn chung các tư tưởng dạy học nói trên cũng đã ít nhiều đặt nền móng cho vấn đề dạy học phải phát
triển được tính tích cực nhận thức của học sinh. Đã từ lâu vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh được coi là vấn đề trung tâm của lý luận dạy học. Nhiều nhà khoa học giáo dục đã đề cập đến việc
xác định hệ thống biện pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh dưới nhiều góc độ
và phạm vi nghiên cứu khác nhau.
Trong tác phẩm của mình N.V.Kukharep đã nêu những cách thức tích cực hóa hoạt động nhận thức,
hoạt động trí tuệ của học sinh như sau: Đặt ra những câu hỏi nhờ đó mà kích thích học sinh, dạy theo kiểu
thông báo có mạch lạc, có lôgic, so sánh đối chiếu, tách ra cái chủ yếu, xác định những mâu thuẫn, thu hút
học sinh tham gia vào việc thông báo, đề ra những phỏng đoán lôgic, phân tích tổng hợp, soạn sơ đồ các
bảng, để học sinh phát biểu thắc mắc, tiến hành công tác độc lập của học sinh. [32]
L.F.Kharlamôp đã nêu ra nhiều phương hướng lớn, trong mỗi phương hướng ông vạch ra những biện
pháp cụ thể: dạy học nêu vấn đề, tăng cường tính tích cực tư duy của học sinh khi giáo viên trình bày bằng
lời, cải tiến công tác tự học, tích cực hóa hoạt động học tập khi củng cố và kiểm tra kiến thức, công tác cá
biệt với học sinh kém, làm việc với học sinh chậm tiến trong dịp hè. Trong phương pháp dạy học nêu vấn
đề tác giả nêu ra rất nhiều biện pháp logic để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, thông qua các biện pháp đó
mà tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. [15]
S.I.Batưsep cũng nêu những phương hướng và biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh các trường Cao đẳng kỹ thuật chuyên nghiệp như sau: sử dụng các bài tập theo phiếu, sử dụng các
bảng cơ học và điện học, sử dụng các bảng hướng dẫn và kỹ thuật học, luyện tập dựa vào các sơ đồ kỹ
thuật học, nêu các bài tập tổng hợp giữa nhiều bộ môn, sử dụng các máy luyện tập và máy điện tử, sử
dụng phim và vô tuyến truyền hình, sử dụng máy ghi âm, tổ chức công tác thực hành và thí nghiệm, dạy
học nêu vấn đề, dạy học chương trình hóa, sử dụng một số phương tiện kiểm tra và tự kiểm tra. [22] Như
vậy S.I.Batưsep ngoài việc đưa ra các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh, tác giả còn chỉ ra phương tiện dạy học cũng là một biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh.
R.A.Nhizamôp cũng đề ra những phương hướng và biện pháp phát huy tính tích cực nhận