Luận văn Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần An Việt

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh thu và lợi nhuận có ý nghĩa sống còn để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn vốn để doanh nghiệp có thể trang trải chi phí và mở rộng quy mô. Để có được uy tín trên thị trường thì doanh thu của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả và khả năng đóng góp cho nhà nước sẽ tăng lên. Như vậy, rõ ràng lợi nhuận là mục tiêu số một đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Một doanh nghiệp ra đời, hoạt động nhằm mục tiêu trước mắt và lâu dài của họ, tốc độ phát triển nhanh hay chậm cho ta cái nhìn tổng thể về sức sống hiện tại và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không tự nhiên có, nó là kết quả của sự phối kết hợp của một hệ thống các yếu xuất phát từ chính doanh nghiệp và có sự tác động từ môi trường bên ngoài. Do đó để không ngừng nâng cao doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp phải áp dụng các công cụ quản lý kinh tế khác nhau. Một trong số công cụ đắc lực ấy là công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cố được thông tin chính xác, kịp thời từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình và có thể lựa chọn phương án kinh doanh, đầu tư có lợi nhất góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

docx53 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần An Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TNHHTM : Trách nhiệm hữu hạn thương mại DN: Doanh nghiệp DT : Doanh thu. Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng. Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp. CPBH: Chi phí bán hàng. CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp DTT : Doanh thu thuần GVHB : Giá vốn hàng bán TSCĐ : Tài sản cố định TK : Tài khoản LN : Lợi nhuận HH : Hàng hoá. HĐKD : Hoạt động kinh doanh CPTC : Chi phí tài chính LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh thu và lợi nhuận có ý nghĩa sống còn để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn vốn để doanh nghiệp có thể trang trải chi phí và mở rộng quy mô. Để có được uy tín trên thị trường thì doanh thu của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả và khả năng đóng góp cho nhà nước sẽ tăng lên. Như vậy, rõ ràng lợi nhuận là mục tiêu số một đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Một doanh nghiệp ra đời, hoạt động nhằm mục tiêu trước mắt và lâu dài của họ, tốc độ phát triển nhanh hay chậm cho ta cái nhìn tổng thể về sức sống hiện tại và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không tự nhiên có, nó là kết quả của sự phối kết hợp của một hệ thống các yếu xuất phát từ chính doanh nghiệp và có sự tác động từ môi trường bên ngoài. Do đó để không ngừng nâng cao doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp phải áp dụng các công cụ quản lý kinh tế khác nhau. Một trong số công cụ đắc lực ấy là công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cố được thông tin chính xác, kịp thời từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình và có thể lựa chọn phương án kinh doanh, đầu tư có lợi nhất góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng trên công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp mà trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần An VIỆT, em đã chọn đề tài làm chuyên đề luận văn là “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần An VIỆT”. Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kêt quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần An Việt. Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần An Việt. Do thời gian thực tập có hạn, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế nên bài luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các anh chi trong phòng kế toán để bài luận văn này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1./ Khái niệm và ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1.1/ Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thực hiện nghiệp vụ này, vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái vật là hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Bán hàng là một mắt xích rất quan trọng trong chu kỳ vận động của hàng hoá. Trong các loại hình doanh nghiệp nói chung hay trong các doanh nghiệp thương mại nói riêng thì bán hàng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh và ngược lại xác định kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì có xác định được doanh thu bán hàng thì mới có thể bù đắp được mọi chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh, thu được lợi nhuận tối đa mà vẫn được khách hàng chấp nhận. Như vậy bán hàng(tiêu thụ) là thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh từ sản xuất ra sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm được đưa ra từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ(bán hàng). Bán hàng là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên sản xuất, phân phối một bên là tiêu dùng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ (bán hàng) được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua hàng và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2/ Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất ra liên tục, là điều kiện tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian, số lượng, tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình. Như vậy, bán hàng là điểm mấu chốt giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển được hay không. Kế toán là một công cụ quản lý có hiệu lực nhất trong hệ thống các công cụ quản lý. Có nhiệm vụ thu nhận, xử lý, cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính giúp cho nhà quản lý đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu. Kết quả và hiệu quả kinh doanh là vấn đề họ phải quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp không thể phát triển được nếu kết quả kinh doanh thấp. Vì vây, việc tổ chức công tác kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả bán hàng một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ba chỉ tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là: + Doanh thu +Chi phí và + Lợi nhuận Tăng doanh thu, giảm chi phí là một trong những yêu cầu cơ bản, bức xúc của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng có mối liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 2/ Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 2.1/ Kế toán doanh thu bán hàng 2.1.1/ Khái niệm về doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp dịch vụ. 2.1.2/ Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau : +Doanh thu đã chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hưu của sản phẩm hàng hoá cho người +Doanh nghiệp không còn nắm giữ về sản phẩm hàng hoá như một người sở hữu sản phẩm hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá này. + Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng + Doanh thu phải được xác định một cách chắc chắn. + Phải xác định được một cách riêng biệt cụ thể các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được phân loại thành doanh thu bán hàng ra ngoài doanh thu nội bộ. Đối với doanh nghiệp, doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu được xác định như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (của từng loại hàng hoá)  +=  Khối lượng hàng hoá dịch vụ được coi là đã tiêu thụ ( của từng loại hàng hoá)  xx  Giá bán của hàng hoá, dịch vụ hàng hoá đó   Để xác định được kết quả bán hàng ta cần tính được doanh thu thuần: Doanh thu thuần về bán hàng: là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần về bán hàng  + =  Doanh thu bán hàng  -  Các khoản giảm trừ doanh thu   Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuết GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp. + Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bán giảm trừ cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc biên bản cam kết giữa hai bên. + Giảm giá hàng bán: Là số tiền mà doanh nghiệp bán giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách, thời hạn đã được quy định trong hợp đồng kinh tế + Doanh thu hàng bán bị trả lại: Là trị giá tính theo giá thanh toán của số hàng đã bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như phẩm chất, sai quy cách, chung loại… + Thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp: là số thuế cho hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, chịu thuế xuất khẩu, chịu thuế GTGT mà doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp tính thuế thoa phương pháp trực tiếp. 2.1.3/ Phương pháp xác định doanh thu bán hàng Tuỳ theo phương pháp tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp mà doanh thu bán hàng được xác định như sau: Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT. Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT mà doanh nghiệp qpá dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT. 2.1.4/ Chứng từ kế toán sử dụng Để phục vụ cho kế toán doanh thu bán hàng, tuỳ theo các thức bán hàng mà kế toán cần phải sử dụng các chứng từ sau: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng giao thẳng. Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng. Bảng kê bán lẻ hàng hoá. Báo có bán hàng Các chứng từ liên quan khác. 2.1.5/ Tài khoản kế toán sử dụng Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành thì tuỳ thuộc từng loại hình và quy mô doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các khoản cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Để theo dõi, phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng các tài khoản sau : TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ giao dịch và các nghiệp vụ sau: + Bán hàng : bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư. + Cung cấp dịch vụ :Thực hiện công việc đã thoả mãn theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương pháp cho thuê hoạt động. Kết cấu: +Bên nợ : Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán; Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; Doanh thu bán hàng bị trả lại cuối kỳ; Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ ; Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “ xác định kết quả kinh doanh”. + Bên có : Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư. Nguyên tắc hạch toán: Kế toán chỉ phản ánh vào tài khoản 511 doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ được thu tiền. Giá bán đơn vị hàng hoá dùng làm căn cứ tính doanh thu thực hiện trong kỳ hạch toán là giá bán thực tế, là giá ghi trong hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan đến bán hàng. Không hạch toán vào tài khoản này trong các trường hợp sau: + Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến. + Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành( sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ). + Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý TSCĐ. + Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán, dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán. + Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi( chưa được xác định là tiêu thụ). + Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2 Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm; Tài khoản 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ; Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá; Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư. Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ: Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính theo giá bán nội bô. Kết cấu: Bên nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán; Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ; Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiép của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ; Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ vào Tài khoản 911 “ xác định kết quả kinh doanh” Bên có : - Tổng doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này bao gồm 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5121 – Doanh thu bán hàng hoá Tài khoản 5122 – Doanh thu bán thành phẩm Tài khoản 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền theo giá bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm cam kết trong hợp đông. Kết cấu : Bên nợ: - Số tiền theo giá bán của hàng hoá bị trả lại Bên có : - Kết chuyển số tiền theo giá bán của hàng hoá bị trả lại sang khoản khác liên quan để xác định doanh thu thuần. Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Kết cấu : Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đông. Bên Có : - kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá sang Tài khoản “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu Bán hàng nội bộ” Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại: Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng( sản phẩm,hàng hoá,dịch vụ) với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ giành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại. (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng). Kết cấu Bên Nợ : - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có: - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư. 2.1.6/ phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ *Phương pháp bán hàng trực tiếp: Bán hàng trực tiếp : là phương pháp giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng này khi bàn giao cho bên khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người đã giao. Sơ đồ kế toán hàng theo phương pháp trực tiếp: ( Xem sơ đồ số 01. trang 1, Phụ lục) Phương pháp bán hàng đại lý, ký gửi: Bán hàng đại lý, ký gửi: là phương pháp mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Theo luật thuế GTGT, nếu bên nhận đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại,nếu bên đại lý hưởng chênh lệch giá thì bên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm này, bên chủ hàng chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình. Sơ đồ kế toán bán hang theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi tại đơn vị giao đại lý: (Xem sơ đồ số 02, trang 2, phụ lục) Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi tại đơn vị đại lý: (Xem sơ đồ số 03, trang 3, Phụ lục) Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định theo sự thoả thuận của hai bên. Theo phương thức này, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng hoá chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu hàng hoá. Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trả góp: (Xem sơ đồ số 04, trang 4, phụ lục) Phương thức hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng : là phương thức tiêu thụ trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của vật tư hàng hoá trên thị trương. Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: (Xem sơ đồ số 05, trang 5, Phụ lục) 2.2/ kế toán giá vốn hàng bán 2.2.1/ Khái niệm về giá vốn hàng Giá vốn hàng bán là giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với doanh nghiệp thương mại thì giá vốn hàng bán là số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số hàng hoá đó, nó bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua hàng xuất bán Trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ  ==  trị giá của hàng bán ra trong kỳ  ++  Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ   2.2.2/ Nguyên tắc tính giá vốn hàng bán Về nguyên tắc, sản phẩm hàng hoá phải được đánh giá theo thực tế nguyên tắc giá phí. Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế biến được đánh giá theo giá thành sản phẩm sản xuất thực tế bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung. Đối với những sản phẩm thuê ngoài gia công chế biến thì giá thực tế của chúng là giá thành thực tế gia công bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (thuê gia công) +Các chi phí liên quan khác 2.2.3/ Phương pháp tính giá mua của hàng bán ra Hàng hoá được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở thời điểm khác nhau vì vậy khi xuất kho cần tính trị giá xuất kho thực tế của hàng hoá đó. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn của phương pháp khác sau: + Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này giá thực tế hàng hoá xuất kho là đơn giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ. Trị giá thực tế hàng hoá xuất kho  ==  Số lượng hàng hoá xuất kho  xx  Đơn giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ   + Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì giá thực tế hàng hoá xuất kho cũng được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân. Trị giá thực tế hàng xuất kho  =  Số lượng hàng hoá xuất kho  x  Đơn giá thực tế bình quân   Trong đó : Phương pháp này tính giá thực tế bình quân của toán bộ số hàng tồn đầu kỳ và số hàng nhập trong kỳ. + Tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết r
Tài liệu liên quan