Mười bảy tuổi Tô Hoài đã có một số sáng tác thơ đăng trên Tiểu
thuyết thứ Bảy (Tiếng reo, Đan áo.). Những bài thơ non nớt về nghệ thuật đã
giúp ông hiểu mình và ông sớm chuyển hướng. Từ giã vườn thơ ông đến với
cánh đồng văn xuôi, từ chân trời lãng mạn ông đến với chủ nghĩa hiện thực
tỉnh táo tuy vẫn mang chất trữ tình. Cảnh đời thường đã có sức thu h út, hấp
dẫn mãnh liệt đối với ngòi bút của nhà văn Tô Hoài. Với hơn sáu mươi năm
viết, ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ,
hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được. Hầu như, ở độ tuổi nào ông
cũng có tác phẩm. Vương Trí Nhàn đã từng đánh giá về sức sáng tác của nhà
văn Tô Hoài: “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài
đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt - đời văn Tô Hoài gợi ra hình
ảnh một dòng sông miên man chảy mang trong mình cả cuộc sống bất tận”
[32,tr .180].
128 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tô hoài với hai thể văn chân dung và tự truyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------------
DƢƠNG THỊ THU HIỀN
TÔ HOÀI VỚI HAI THỂ VĂN:
CHÂN DUNG VÀ TỰ TRUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - Năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------------
DƢƠNG THỊ THU HIỀN
TÔ HOÀI VỚI HAI THỂ VĂN:
CHÂN DUNG VÀ TỰ TRUYỆN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. PHONG LÊ
Thái Nguyên - Năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 8
NỘI DUNG ........................................................................................................ 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI .................................... 9
1.1. Nhà văn Tô Hoài ....................................................................................... 9
1.1.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác................................................................... 9
1.1.2. Quan niệm về nghề văn và người viết văn ........................................... 13
1.2. Về hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài ........................................ 15
1.2.1. Chân dung văn học của Tô Hoài .......................................................... 15
1.2.2. Tự truyện của Tô Hoài ......................................................................... 20
Chương 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC ....................... 23
2.1. Chung quanh khái niệm về chân dung văn học và chân dung văn học
của Tô Hoài ........................................................................................... 23
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 23
2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của thể chân dung văn học ................................ 24
2.1.3. Chân dung văn học của Tô Hoài .......................................................... 28
2.2. Đặc sắc trong chân dung văn học của Tô Hoài ....................................... 35
22.1. Khắc hoạ chân dung trong không khí văn học thời đại ................................ 35
2.2.2. Dựng chân dung theo dòng hồi tưởng .................................................. 49
2.2.4. Dựng chân dung nhà văn trên cái nền phong tục lạ ............................. 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
2.3. Chân dung một số nhà văn và bức chân dung tự hoạ ............................. 58
Chương 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN ................................................... 68
3.1. Chung quanh khái niệm về tự truyện ...................................................... 68
3.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 68
3.1.2. Các đặc trưng cơ bản của tự truyện ..................................................... 72
3.1.3. Tự truyện trong hành trình văn xuôi Tô Hoài ...................................... 76
3.2. Đặc sắc trong nội dung của tự truyện của Tô Hoài ................................. 76
3.2.1. Nhãn quan sinh hoạt, thế sự ................................................................. 85
3.2.2. Tự truyện pha dấu ấn tiểu thuyết ......................................................... 93
3.3. Đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện của Tô Hoài
3.3.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 93
3.3.2. Nghệ thuật trần thuật luôn mang một sắc thái riêng .......................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 122
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Mười bảy tuổi Tô Hoài đã có một số sáng tác thơ đăng trên Tiểu
thuyết thứ Bảy (Tiếng reo, Đan áo...). Những bài thơ non nớt về nghệ thuật đã
giúp ông hiểu mình và ông sớm chuyển hướng. Từ giã vườn thơ ông đến với
cánh đồng văn xuôi, từ chân trời lãng mạn ông đến với chủ nghĩa hiện thực
tỉnh táo tuy vẫn mang chất trữ tình. Cảnh đời thường đã có sức thu hút, hấp
dẫn mãnh liệt đối với ngòi bút của nhà văn Tô Hoài. Với hơn sáu mươi năm
viết, ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ,
hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được. Hầu như, ở độ tuổi nào ông
cũng có tác phẩm. Vương Trí Nhàn đã từng đánh giá về sức sáng tác của nhà
văn Tô Hoài: “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài
đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt - đời văn Tô Hoài gợi ra hình
ảnh một dòng sông miên man chảy mang trong mình cả cuộc sống bất tận”
[32,tr .180]...
1.2. Nói đến thành công trong sáng tác của Tô Hoài là nói đến những sáng
tác cho thiếu nhi đặc biệt là Dế mèn phiêu lưu ký, và những sáng tác về đề tài
miền núi… Nhưng thật là thiếu sót, nếu không nhắc đến hai thể chân dung và
tự truyện. Có thể đánh giá đây là mảng viết đặc sắc của Tô Hoài. Cho đến bây
giờ, người ta đều nhận ra rằng, cái làm nên giá trị trong văn chương Tô Hoài
là hai thể văn này. Với hai thể chân dung và tự truyện đã cho ta thấy một Tô
Hoài không lẫn với ai, hóm hỉnh, thông minh, và sống hết mình với nghề văn,
nghiệp văn. Và cũng chính với những thể văn này, lần đầu tiên Tô Hoài đã
đem lại cho độc giả hình ảnh một số “nhân vật lớn” của văn chương nước
nhà ở một cự ly gần, và thấy một sự thật về chân dung của các nhà văn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra những đặc sắc nổi bật, và khẳng
định những đóng góp, những sáng tạo độc đáo của Tô Hoài trong hai thể văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
này, là những vấn đề cần thiết và rất nên làm. Bởi nó là một phần tạo nên sức
sáng tạo bền bỉ của nhà văn Tô Hoài.
1.3. Cỏ dại (1944), qua Tự truyện (1977), Những gương mặt (1988), đến
Cát bụi chân ai (1992), và Chiều chiều (1999) là những mảng viết đặc sắc
của Tô Hoài về chân dung và tự truyện. Những tác phẩm này đã để lại cho
độc giả ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật mênh mông, đồ sộ, với một sức
trẻ kéo dài. Nghiên cứu hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài là
nghiên cứu những phần đặc sắc, những phần tạo nên cái riêng trong phong
cách sáng tạo của nhà văn.
Tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài ta thấy, lâu nay, các nhà nghiên cứu phê
bình văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị
của Tô Hoài. Nhưng những công trình coi hai thể chân dung và tự truyện là
đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại chưa được chú trọng. Cho đến nay, đây
vẫn là một khoảng trống. Nhận thấy điều đó, cho nên chúng tôi đã chọn hai
thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu cho
luận văn. Dẫu không phải là điểm nóng, nhưng luận văn vẫn muốn đóng góp
thêm một tiếng nói trong việc nghiên cứu tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Tô Hoài nói chung, và hai thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài
nói riêng - những thể loại ghi dấu ấn thành công trong sự nghiệp sáng tác của
Tô Hoài, đồng thời dây còn là những thể văn tạo nên cái riêng trong phong
cách sáng tạo của ông.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi cần phải đọc, tham khảo các tài liệu có
liên quan đến hai thể văn: chân dung và tự truyện của Tô Hoài.
- Toàn bộ sáng tác về mảng đề tài chân dung và tự truyện của nhà văn Tô Hoài.
- Đọc tham khảo những tác phẩm chân dung và tự truyện của một số nhà
văn cùng thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Đọc những bài nghiên cứu, phê bình về những sáng tác của nhà văn Tô
Hoài, đặc biệt là những bài viết về mảng đề tài chân dung và tự truyện.
- Đọc và nghiên cứu một số tác phẩm lý luận làm cơ sở lý luận có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đương thời, khi xuất hiện, các tác phẩm của Tô Hoài đã được giới nghiên
cứu văn học chú ý. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương Tô
Hoài, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã tập trung và hai hướng tiếp cận
chủ yếu: tiếp cận trên góc độ tổng quan và tiếp cận từ các tác phẩm cụ thể. Có
nhiều công trình nghiên cứu về Tô Hoài, nhưng nghiên cứu về hai thể văn
chân dung và tự truyện của ông thì lại có rất ít, chỉ có một vài ý kiến nằm rải
rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, mà chưa
thực sự đi sâu nghiên cứu chuyên biệt. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ
điểm duyệt những ý kiến có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu hai thể
chân dung và tự truyện của Tô Hoài.
Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê
bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, quyển IV (1944), khi giới
thiệu về Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá về phong cách viết tiểu thuyết
của Tô Hoài.
Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng công
trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng tăng không ngừng. Những nhà
phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như : Nguyễn Đăng
Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Vân Thanh, Trần Hữu Tá,
Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy, …
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét khái quát về thể văn tự truyện
của Tô Hoài : "Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của
Tô Hoài… Ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của
cái tôi ấy" [43]. Trong lời nhận định của mình, giáo sư đã chỉ ra cho độc giả
thấy một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài, đó
chính là " nhân vật trung tâm" - "cái tôi" của tác giả - cái tôi ấy được soi rọi,
được thể hiện một cách trung thực " một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc
mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc" [43].
Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra
những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện : "… Hồi ký và tự truyện
của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phân tích tỉnh táo
các hiện tượng và phần tâm sự của tác giả" [10].
Cùng với hướng phát hiện đó, giáo sư Phong Lê đã khẳng định sức lôi
cuốn, hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài đối với độc giả : "Đọc tự truyện tôi bỗng
ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua
mình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một bầu khí quyển chung cho
bao thế hệ" [32].
Vân Thanh với bài Tô Hoài qua Tự truyện đã nói đến sự đổi mới về tư
tưởng, và phương pháp nghệ thuật tự truyện của Tô Hoài : "Tự truyện được
viết trên cả quá trình 30 năm, có bộ phận nói lên được sự đổi mới của tư
tưởng, phương pháp nghệ thuật của Tô Hoài. Nếu Cỏ dại là hồi tưởng về thời
thơ ấu được viết vào tuổi hai mươi, trước Cách mạng, thì đến…, Những người
thợ cửi, Đi làm, được viết vào tuổi đời năm mươi của nhà văn trong những
năm 70. Điều kỳ lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng như bây giờ,
vẫn cứ gần như tươi rói trong ký ức nhà văn" [32].
Phạm Việt Chương trong Những gương mặt - chân dung văn học Tô Hoài
đã từng nhận xét : "Chúng ta gặp lại Tô Hoài, tác giả của những tác phẩm
phiêu lưu kì thú, khi anh viết một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu
mến. Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm.
Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho
người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua…"[32,tr .404].
Đây là những ý kiến đánh giá mang tính chất khái quát nhất và tiêu biểu
nhất về hai thể văn của Tô Hoài : chân dung và tự truyện. Ngoài ra còn rất
nhiều bài viết nghiên cứu, bàn luận xoay quanh những sáng tác chân dung và
tự truyện Tô Hoài của các nhà nghiên cứu như : Vương Trí Nhàn, Trần Hữu
Tá, Võ Xuân Quế, Trần Đình Nam…
Ở Cỏ dại, mặc dù không gây được tiếng vang như tập Tự truyện sau này,
song cũng được đánh dấu bằng ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu Võ Xuân
Quế : "Mặc dù còn có một vài hạn chế nhất định về tư tưởng, song nó đã vẽ
lên được bức tranh chân thực về một vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Đó là
cảnh sống nghèo khó, khốn khổ cùng cực, những phong tục tập quán cổ hủ
với những tâm tình u uẩn của người thợ thủ công Nghĩa Đô… Tô Hoài đã
miêu tả thành công các mối quan hệ gia đình, bạn bè, trai gái, làng xóm ở
thôn quê" [45].
Khi nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã
đặc biệt chú ý tới mảng hồi kí trong đó có Cỏ dại. Nguyễn Đăng Mạnh đã
khẳng định : "Nghiên cứu Tô Hoài, không thể không đọc Cỏ dại như một tài
liệu cơ bản, vì tác phẩm cho ta biết một cách cụ thể những gì đã tạo nên tâm
hồn ấy, cây bút ấy..." [42,tr .53].
Nhận định trên đã chỉ ra cho độc giả thấy vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng của tác phẩm Cỏ dại đối với sự hình thành tư tưởng và phong cách của
cây bút tài năng Tô Hoài.
Đến Tự truyện (1973), nhà nghiên cứu Vân Thanh đã đánh giá cao và
cho rằng: “Sau Cỏ dại, Trăng thề, Nhà nghèo… những năm 70, Tô Hoài tiếp
tục bổ sung để có Tự truyện như hôm nay. Theo tôi, nói Tô Hoài trong phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
đặc sắc của anh là nói về mảng đề tài miền núi như ta đã thấy, nhưng đến hôm
nay không thể không nói đến phần ký ức tuổi thơ và tuổi thanh niên của
anh… Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự đóng góp vào văn học ta mảng sống
buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ
đề nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ" [32, tr 399, 403].
Cát bụi chân ai (1990) là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại chân dung văn
học của Tô Hoài. Cát bụi chân ai ra đời, gây xôn xao trong dư luận công
chúng, được bàn cãi nhiều, có khen, chê song điều cốt lõi là không ai không
thừa nhận giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật của tác giả cuốn sách. Nó
vừa là tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã
dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mà
nhà văn phản ánh trong đó. Nhà văn Xuân Sách từng nhận xét: "Tác phẩm
mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người.
Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút
nhưng không kề cà vô vị. Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai
muốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn… Và vì
thế… sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực"[32,tr.414]. Còn nhà văn Trần Đức
Tiến thì cho rằng : "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ
cầm bút chũng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từ
một cự li gần... Bây giờ qua Tô Hoài - chúng tôi được nhìn gần : một khoảng
cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc"[32, tr .413].
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét : Hồi ký Cát bụi chân ai "kể chuyện
những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học không ai chối bỏ được
nhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt và
tật xấu như mọi người"[4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Cát bụi chân ai là tác phẩm được bàn cãi nhiều, có người khen kẻ chê,
song cốt lõi không ai không thể không thừa nhận giá tri nội dung và tài năng
nghệ thuật của Tô Hoài. Nhìn chung khi viết tác phẩm này nhà văn đã phát
huy được mặt mạnh sở trường của mình, trước hết đó là nghệ thuật dẫn
truyện. Hà Minh Đức đã nhận xét về mặt ngôn ngữ : "ngôn ngữ người kể
chuyện trong tác phẩm của Tô Hoài linh hoạt và nhiều màu vẻ. Ông chủ động
trong câu chuyện kể kết hợp kể chuyện và miêu tả tạo nên sự diễn biến uyển
chuyển và linh hoạt của mạch truyện"[10]
Những bài viết trên đã trở thành những ý kiến tham khảo rất hữu ích cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Với đề tài Tô Hoài với hai thể văn : chân dung và tự truyện, người viết
mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về chân dung và tự truyện - hai
thể văn đặc sắc của Tô Hoài, đồng thời có dịp hiểu rõ hơn cuộc đời cũng như
phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tô Hoài.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ ra những đặc sắc của thể văn chân dung và tự truyện của Tô Hoài.
- Khẳng định những đóng góp của Tô Hoài về mảng chân dung và tự
truyện trong quá trình phát triển của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống, và một số phương pháp khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu một cách có hệ thống về những đóng góp của hai thể văn
chân dung và tự truyện của Tô Hoài, qua đó, góp phần tìm hiểu phong cách
văn xuôi Tô Hoài và những đóng góp đặc sắc của ông cho nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Toàn bộ luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu
tham khảo được trình bày trong 3 chương:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI
CHƢƠNG 2: TÔ HOÀI VỚI CÁC CHÂN DUNG VĂN HỌC
CHƢƠNG 3: TÔ HOÀI VỚI TỰ TRUYỆN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI
1.1. NHÀ VĂN TÔ HOÀI
1.1.1 Tiểu sử và quá trình sáng tác
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại quê ngoại làng Nghĩa
Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ - nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu
Giấy - Hà Nội. Ông sinh ra, lớn lên gắn bó mật thiết lâu dài với nơi đây. Là
con một gia đình nghèo làm nghề dệt lụa thủ công. Tô Hoài chỉ học hết bậc
tiểu học, sau đó phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy học tư, thợ thủ công,
bán hàng, kế toán tiệm buôn…
Tô Hoài đã tự học để trở thành nhà văn. Ông là một nhà văn có nghề
nghiệp vững vàng với sức sáng tạo công phu dẻo dai, bền bỉ. Cũng giống như
Xuân Diệu, Tô Hoài nêu gương sáng về tinh thần “tay siêng làm lụng mắt hay
kiếm tìm”. Bằng sức lao động cần cù hiếm thấy, với hơn 60 năm viết trong
một đời người, cây bút này có những đóng góp đặc sắc trước và cả sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Tô Hoài tham gia phong trào thanh niên
phản đế. Năm 1943, gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội. Sau
Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài tham gia phong trào Nam tiến rồi lên Việt
Bắc làm báo Cứu quốc. Từ năm 1951 về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam,
nhưng vẫn thường xuyên đi với bộ đội, tham gia chiến dịch Biên giới, theo bộ
đội chủ lực tiến vào giải phóng Tây Bắc… Sau hòa bình lặp lại, trong Đại hội
nhà văn lần thứ nhất, năm 1957, ông được bầu làm Tổng thư ký của Hội. Từ
năm 1958-19