Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam – Truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra từcuối thếkỉXX, đồng đều ởmọi lĩnh vực, hầu như đã xóa bỏsựngăn cách giữa các nước, làm cho các dân tộc trên thếgiới xích lại gần nhau hơn. Trong bối cảnh ấy, văn học so sánh ra đời nhằm khám phá mối liên hệvăn học giữa các quốc gia, bổsung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từtrước đến nay. Quảthật, ngôn ngữvà văn hóa của các dân tộc trên thếgiới là khác nhau, nhưng tư duy, tình cảm, tâm lí, thẩm mĩlại có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu văn học Việt Nam trong mối tương quan với văn học thếgiới giúp chúng ta ý thức vềvịthế, thân phận, tưcách của văn học dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại. Đó còn là con đường khám phá bản sắc dân tộc. Một điều không thểphủnhận là mặc dù cách xa nhau hơn “nửa vòng trái đất” nhưng Việt – Nga có quan hệ“thâm tình”, gắn bó. Văn hóa của hai nước phương Đông – phương Tây này có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, cảhai dân tộc đều có sốphận lịch sửthật lắm thăng trầm: từng chịu nhiều khổ đau, mất mát, từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh đểbảo vệ độc lập chủquyền và cũng từng lập nên nhiều chiến thắng vẻvang, ghi dấu son chói lọi trong trang sửhào hùng của mỗi dân tộc. Vì thếmà mặc dù đến Việt Nam muộn hơn văn học Trung Quốc và văn học Pháp, song văn học Nga vừa gặp đã trở nên gắn bó, thân quen. Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam đóng góp ở nhiều thểloại. Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, với một sốlượng tác phẩm chưa đạt đến mức “đồsộ”, nhưng nhà văn đã sớm xác lập cho mình vịtrí của một cây bút văn xuôi có tầm vóc, một người viết truyện ngắn xuất sắc, không thểthay thế. Nhìn sang văn học Nga, ta thấy có sự“hội ngộbất ngờ” giữa Thạch Lam và Pauxtốpxki trong địa hạt văn xuôi trữtình, đặc biệt là ởthểloại truyện ngắn. CảThạch Lam và Pauxtốpxki đều nổi tiếng với những truyện ngắn “không có chuyện”.

pdf126 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam – Truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thắm TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TRUYỆN NGẮN PAUXTỐPXKI: SỰ GẶP GỠ CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Nam Phong, người đã dịch và cung cấp nhiều tư liệu quý giúp cho tôi có thể tìm hiểu vấn đề toàn diện hơn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Sư phạm TP. HCM, Ban giám hiệu nhà trường – trường Dự bị đại học TP. HCM, tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học. TP. HCM, ngày 02 tháng 12 năm 2010 Trần Thị Thắm DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa diễn ra từ cuối thế kỉ XX, đồng đều ở mọi lĩnh vực, hầu như đã xóa bỏ sự ngăn cách giữa các nước, làm cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Trong bối cảnh ấy, văn học so sánh ra đời nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa các quốc gia, bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từ trước đến nay. Quả thật, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc trên thế giới là khác nhau, nhưng tư duy, tình cảm, tâm lí, thẩm mĩ lại có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu văn học Việt Nam trong mối tương quan với văn học thế giới giúp chúng ta ý thức về vị thế, thân phận, tư cách của văn học dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại. Đó còn là con đường khám phá bản sắc dân tộc. Một điều không thể phủ nhận là mặc dù cách xa nhau hơn “nửa vòng trái đất” nhưng Việt – Nga có quan hệ “thâm tình”, gắn bó. Văn hóa của hai nước phương Đông – phương Tây này có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, cả hai dân tộc đều có số phận lịch sử thật lắm thăng trầm: từng chịu nhiều khổ đau, mất mát, từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền và cũng từng lập nên nhiều chiến thắng vẻ vang, ghi dấu son chói lọi trong trang sử hào hùng của mỗi dân tộc. Vì thế mà mặc dù đến Việt Nam muộn hơn văn học Trung Quốc và văn học Pháp, song văn học Nga vừa gặp đã trở nên gắn bó, thân quen. Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam đóng góp ở nhiều thể loại. Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, với một số lượng tác phẩm chưa đạt đến mức “đồ sộ”, nhưng nhà văn đã sớm xác lập cho mình vị trí của một cây bút văn xuôi có tầm vóc, một người viết truyện ngắn xuất sắc, không thể thay thế. Nhìn sang văn học Nga, ta thấy có sự “hội ngộ bất ngờ” giữa Thạch Lam và Pauxtốpxki trong địa hạt văn xuôi trữ tình, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Cả Thạch Lam và Pauxtốpxki đều nổi tiếng với những truyện ngắn “không có chuyện”. Tác phẩm của Pauxtốpxki được đón nhận một cách nồng nhiệt ở Việt Nam. Bình minh mưa và Bông hồng vàng trở thành tập sách gối đầu giường của độc giả yêu văn học, nhất là giới trẻ. Truyện ngắn của ông đã đi vào thơ của nhiều cây bút người Việt, những tâm hồn đã tìm thấy ở đây sự đồng cảm, chia sẻ, những rung động mãnh liệt, chẳng hạn Bằng Việt, Thúy Toàn, Phạm Ngọc Lan… Với bản thân người viết, những trang sách của Pauxtốpxki luôn là “áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu” 1, là người bạn trong hành trình tuổi trẻ và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho những vần thơ viết về tình yêu và cuộc sống. Trong cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp hôm nay, những truyện ngắn của Thạch Lam – Pauxtốpxki vẫn luôn là những món ăn tinh thần quý giá, là bến nước trong êm ả, an lành cho tâm hồn mỗi chúng ta tìm về neo đậu. Đặt truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki bên cạnh nhau trong thế đối sánh giúp ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hai tác giả, đồng thời vẻ đẹp văn hóa của mỗi dân tộc cũng được phát hiện, tôn tạo thêm. Trên đây là những lí do chính thôi thúc chúng tôi lựa chọn “Truyện ngắn Thạch Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Thạch Lam và Pauxtốpxki lâu nay đã chiếm lĩnh được nhiều tình cảm của độc giả Việt Nam. Từ những năm 30 trở đi, xuất hiện với 3 tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Thạch Lam được coi như một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ thập niên 50, qua các bản dịch của Vũ Minh Thiều, Bửu Kế, Cẩm Tâm, Kim Ân, Mộng Quỳnh, Phan Hồng Giang…, bạn đọc Việt Nam biết đến Pauxtốpxki như một tài năng đoản thiên tự sự, làm không ít người bất giác liên tưởng đến Thạch Lam. Một thực tế rằng ở Việt Nam, từ trước 1945 đến nay, các công trình, bài nghiên cứu về Thạch Lam khá đồ sộ. Khoảng mười năm trở lại đây, có nhiều công trình có quy mô, tầm cỡ nghiên cứu về đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam. Truyện ngắn của ông đã được khám phá từ mọi giác độ, mọi bình diện: tư tưởng, quan điểm của tác giả, nội dung phản ánh, nghệ thuật thể hiện, phong cách văn xuôi nghệ thuật… Số lượng công trình, bài viết về Pauxtốpxki, so với Thạch Lam, “mỏng” hơn nhiều. Những vấn đề liên quan đến đặc trưng phong cách nghệ thuật Pauxtôpxki không phải là quá mới mẻ, ở những bài giới thiệu khái quát, hầu hết các dịch giả trên đều đề cập đến. Riêng việc nghiên cứu truyện ngắn Thạch 1 Thơ Bằng Việt Lam trong thế đối sánh với truyện ngắn Pauxtốpxki thì vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng tôi xem vấn đề này là một mảnh đất trống đầy hấp lực và thách thức trong việc tìm hiểu, khám phá nó. Vì tránh sự trùng lặp không cần thiết với công việc nhiều nhà nghiên cứu đã làm, ở đây chúng tôi xin phép không bàn đến những công trình nghiên cứu về truyện ngắn ở mỗi tác giả (Thạch Lam hoặc Pauxtốpxki) mà chỉ quan tâm đến các tài liệu trực tiếp đề cập đến đề tài. Phan Hồng Giang, một trong những dịch giả có đóng góp rất lớn với việc đưa tác phẩm của Pauxtốpxki đến với người đọc Việt Nam, trong bản dịch của tập tiểu luận Một mình với mùa thu, đã có những nhận xét rất xác đáng về Pauxtốpxki: “Có thể coi là một tấm gương cùng soi chung của tâm hồn hai dân tộc Nga – Việt. Ông đã là biểu hiện cụ thể cho cái đồng cảm, đồng điệu giữa tâm hồn hai dân tộc vốn có rất nhiều điểm chung trong số phận lịch sử hình thành và phát triển” (Chúng tôi nhấn mạnh) [64, tr. 325]. Bùi Việt Thắng trong cuốn Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại cho rằng: “Đọc văn Thạch Lam chúng ta thấy văn của ông tựa hẳn vào cảm giác mà sinh thành. Nhân vật của ông nhận biết hết thế giới xung quanh và giao hòa được với người khác cũng chủ yếu nhờ vào cảm giác. Đọc Thạch Lam ta nhớ tới A. Đôđê (Pháp), Pauxtốpxki (Nga), A. Môroa (Pháp) – những nhà văn có sức mạnh của trực giác trong văn” (Chúng tôi nhấn mạnh) [ 80, tr. 187]. Đó là những nhận xét mang tính mở đường, gợi dẫn mà chúng tôi tiếp tục nghiên cứu trong bản luận văn. Tóm lại, chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu truyện ngắn Thạch Lam trong thế đối sánh với truyện ngắn của Pauxtốpxki. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu của người đi trước, vừa nỗ lực tìm kiếm một hướng khám phá mới, chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn Thạch Lam – Truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ về phong cách nghệ thuật với hi vọng bổ sung vào phần khiếm khuyết, góp thêm một tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên cứu truyện ngắn của hai tác giả này, tuy chắc chắn không thể toàn diện. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu đã có, luận văn của chúng tôi nhằm tìm hiểu và xác lập những đặc trưng thẩm mĩ của kiểu truyện ngắn “không có truyện” ở Thạch Lam và Pauxtốpxki. Trên cơ sở đó, chúng tôi soi chiếu vào văn hóa của mỗi nước để thấy được đâu là “phần giao thoa” văn hóa giữa hai quốc gia, đâu là bản sắc dân tộc của mỗi nước. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki. Từ những hiện tượng văn học gần gũi nhau, chúng tôi xác định đặc trưng thẩm mĩ của loại truyện ngắn làm nên phong cách của hai nhà văn. Về Thạch Lam, chúng tôi tìm hiểu và khảo sát 33 truyện ngắn của ông. Về Pauxtốpxki, chúng tôi lựa chọn những truyện ngắn tiêu biểu đã được dịch, chọn lọc trong các tập “Bông hồng vàng” và “Bình minh mưa”. Giữa các ấn phẩm của Thạch Lam và Pauxtốpxki, chúng tôi tin tưởng chọn hai cuốn: Thạch Lam – 33 truyện ngắn, Nxb. Văn học, 2009 và cuốn Pauxtốpxki , Bông hồng vàng và Bình minh mưa (dịch giả Kim Ân và Mộng Quỳnh dịch), Nxb Văn học, 2003 làm tư liệu khảo sát chính. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Bằng kết quả khảo sát, phân tích, người viết mong chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn ở hai tác giả, đặc biệt nhấn mạnh những chỗ tương đồng và dị biệt, phần nào chỉ ra nguyên nhân và lí giải chúng. Luận văn cũng đặt ra một hướng đi mới mẻ trong việc tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki cũng như cung cấp một số kiến thức bổ ích về văn hóa của nước ta và nước bạn. Ý nghĩa thực tiễn: Thêm một tiếng nói khiêm nhường đưa truyện ngắn của hai nhà văn đến gần hơn với độc giả, góp phần vào việc tìm hiểu cũng như giảng dạy truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki trong trường phổ thông và đại học. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: – Phương pháp so sánh: đặt truyện ngắn của Thạch Lam và Pauxtốpxki trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, dị biệt. Vì không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa hai tác giả, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh loại hình, lí giải các tương đồng, dị biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà văn cũng như đặc điểm xã hội, môi trường văn hóa mà nhà văn sống. Bên cạnh đó, chúng tôi đặt hai tác giả này trong mối quan hệ với một số nhà văn xuất hiện cùng thời hoặc trước và sau họ để thấy nét độc đáo trên cái nền chung của thời đại cũng như trong tiến trình lịch sử văn học. – Phương pháp thống kê, phân loại: dùng để thống kê các câu văn, các chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ thể hiện rõ đặc trưng thẩm mĩ trong truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki, sau đó hệ thống hóa, đặt chúng vào các nội dung chung phục vụ cho mục đích nghiên cứu. – Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm kết hợp phân tích dẫn chứng với việc đưa ra những nhận định ở các chương, các phần. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có 167 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (8 trang), Kết luận (3 trang), Phụ lục (18 trang), Thư mục tham khảo (8 trang), phần nội dung chính của luận văn gồm 130 trang, được triển khai trong ba chương: Chương 1: Thạch Lam – Pauxtốpxki: con người và quan niệm nghệ thuật Ngoài phần giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, những tác phẩm chính, chúng tôi trình bày sự gặp gỡ về quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam và Pauxtôpxki ở các phương diện: đối tượng của văn chương (cái đẹp), nghề văn, sứ mệnh nhà văn. Từ sự tương đồng về quan niệm nghệ thuật, họ đã có sự gặp gỡ ở hình thức thể loại, cụ thể là loại truyện ngắn trữ tình “phi cốt truyện”. Đây là tiền đề quan trọng của sự “giao thoa” về phong cách truyện ngắn đặc sắc giữa họ. Chương 2: Nội dung tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki Từ những tiền đề của chương trước, chương này nhằm cụ thể hóa những vấn đề về nội dung tác phẩm Chương 3: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki Tiếp theo chương 2, chương này chỉ ra sự giống và khác nhau ở những đặc điểm về hình thức và kĩ thuật kiến tạo truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki. Chương 1: THẠCH LAM – PAUXTỐPXKI: CON NGƯỜI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1.1. Thạch Lam – Pauxtốpxki: Con người Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức quê gốc ở Quảng Nam. Còn Kônxtantin Pauxtôpxki (1892 – 1968) sinh ra tại Mátxcơva, trong một gia đình gốc Côdắc miền Dapôrôgiê. Giữa hai nhà văn thuộc hai quốc gia, hai nền văn hóa khác nhau lại có những điểm gặp gỡ tình cờ trên những chặng đường đời. 1.1.1. Hoài niệm tuổi thơ Cả Thạch Lam và Pauxtốpxki cùng sinh trưởng trong gia đình yêu thích văn chương nghệ thuật. Cả hai trải qua những năm tháng tuổi thơ khá êm đềm bên những người thân yêu trong gia đình, nơi đã vun trồng nên nhân cách và tài năng cho họ. Thủa nhỏ, cậu bé Nguyễn Tường Vinh (tên thật của Thạch Lam), chịu ảnh hưởng tích cực từ hai người anh trai học giỏi, ngoan ngoãn (sau này là hai nhà văn nổi tiếng Nhất Linh, Hoàng Đạo). Khi lên bảy, Tường Vinh mất cha nên cậu bé lớn lên hầu như trong sự yêu thương, chăm lo của bà nội và mẹ. Hình ảnh người bà hiền từ, rất mực yêu thương con cháu và người mẹ đảm đang, tháo vát với nghề buôn gạo nuôi con đã chạm khắc vào trái tim nhà văn từ tấm bé. Còn Pauxtốpxki lại chịu ảnh hưởng nhiều từ người cha lãng mạn và vui tính, vốn là một người thích “xê dịch” và giàu mơ ước. Cụ không bao giờ ngồi yên một chỗ. Sau khi làm việc ở Matxcơva, cụ xin đổi đi Vinnô, rồi Pơxcốp và cuối cùng mới định cư tương đối lâu dài ở Kiép. Nhà cậu bé Kôchia đông người, đủ mọi tính nết khác nhau nhưng đều là những người yêu nghệ thuật. Cậu lớn lên trong những tiếng hát, những bản dương cầm, các cuộc tranh luận về âm nhạc, hội họa, văn chương. Cả hai nhà văn đều thông minh, nhạy cảm, có bản lĩnh độc lập và sớm phát lộ tài năng bẩm sinh. Theo các tư liệu tiểu sử và hồi kí của những người thân trong dòng họ Nguyễn Tường, tuổi thơ của Thạch Lam gắn với Cẩm Giàng quê ngoại – một phố huyện nghèo đã in đậm bóng dáng trong những trang văn của ông. Khi lên sáu tuổi, Thạch Lam theo gia đình rời Hàng Bạc (Hà Nội) về đây. Cũng từ đó, phố thị đông vui, huyên náo và đầy ánh sáng chỉ còn là một nơi xa xăm trong miền kí ức đẹp đẽ mà tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm như Thạch Lam đôi lúc vẫn khao khát tìm về. Thủa nhỏ, “người em thứ sáu” vốn là một đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, dạn dĩ, “thông minh và lãng mạn nhất nhà” [3, tr. 342]. Cậu bé có đôi mắt sâu trên gương mặt khôi ngô ấy lại có một tâm hồn rất nhạy cảm, biết thương yêu, sẻ chia với những người nghèo khổ quanh mình. Ngoài ra cậu còn học rất giỏi, từng khai tăng tuổi để học Ban thành chung. Tuy còn nhỏ, Tường Vinh sớm có ý thức phụ giúp gia đình. Công việc trông coi cửa hàng tạp hóa (cùng người chị gái) ngày ấy đã để lại những kỉ niệm khó phai mờ trong kí ức của nhà văn Thạch Lam về sau. Các tư liệu viết về Pauxtốpxki cho biết thủa nhỏ, cậu là đứa trẻ bản lĩnh, hoạt bát. Khi đang học lớp 6, gia đình cậu bị khánh kiệt. Đó cũng là thời điểm mở đầu cho cuộc sống tự lập của Pauxtốpxki. Việc làm nghề gia sư để tiếp tục con đường học vấn dang dở đã chứng tỏ nghị lực và ý chí phi thường đang sục sôi trong trái tim non trẻ của cậu thiếu niên ham học hỏi này. Ngoài ra, cả Thạch Lam và Pauxtốpxki cùng ước mơ về những chuyến đi xa, khát khao khám phá những chân trời mới mẻ. Ngoài thú vui “đi chơi chân không quanh quẩn chỗ mẹ và bà ngồi” [3, tr. 342] trong những đêm sáng trăng hay “đi chơi quanh quẩn nơi xóm chợ” [3, tr. 344], cậu bé Tường Vinh còn có một sở thích đặc biệt là “xem tàu hỏa, ngày nào cũng ra đợi ngắm chuyến tàu kéo gạo hai giờ trưa” [3, tr. 344]. Với tính bạo dạn và hiếu kì, cậu đã chui cả vào gầm toa, sờ tay vào những vành bánh sáng loáng mặc dù mọi người ở ngoài được một phen thót tim. Còn cậu bé Kôchia vốn là một đứa trẻ ưa khám phá. Cậu say mê bản đồ địa lí đến mức có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ liền với chúng. Chính Pauxtốpxki từng bộc bạch:“Tôi nghiên cứu dòng chảy của những con sông chưa bao giờ biết tới, những bờ biển kì cục, đi sâu vào rừng Taiga, nơi những trạm không tên tuổi chuyên mua da, lông thú của những người đi săn được đánh dấu bằng những vòng tròn tí xíu, hoặc nhắc đi nhắc lại những tên đất kêu như những vần thơ: Quả cầu Iugor, quần đảo Ebriđơ, Guađagama và Invécnetxơ, Onhêga và Koócđie. Dần dần tất cả những vùng đất đó sống dậy trong trí tưởng tượng của tôi rõ rệt đến nỗi tôi tưởng có thể viết nổi những cuốn nhật kí hành trình bịa đặt qua các lục địa và các xứ sở khác nhau.” [65, tr. 81]. 1.1.2. Biến động cuộc đời Cả Thạch Lam và Pauxtốpxki đều là chứng nhân của một thời đại bão táp gắn với những sự kiện trọng đại của lịch sử, bao đổi thay lớn lao của dân tộc. Mà ta biết, mọi ba động của đời tất thảy đều vang lên khác lạ trong tâm hồn nhạy cảm của người trí thức, nhất là những trí thức nghệ sĩ như họ. Thạch Lam sinh ra và lớn lên trong tình cảnh “sự đã rồi” của đất nước. Sau khi tạm “bình định” Việt Nam về mặt quân sự, từ đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Xã hội Việt Nam mặc nhiên phải chấp nhận bao sự đổi thay, mà đổi thay lớn nhất là cuộc sống “buổi giao thời” dưới chế độ thực dân thuộc địa. Bao làng quê yên ả, thanh bình với cốt cách “dĩ nông vi dân” nay bỗng chốc “làng xoay ra phố”, dung nạp thêm lối sống thị thành. Tư tưởng, văn hóa phương Tây hiện đại ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trí thức. Được đào tạo bài bản như một trí thức Tây học, nhưng trước sau Thạch Lam vẫn là “một người Việt Nam sâu xa, một người Việt Nam thành thực” [3, tr. 357]. Còn Pauxtốpxki đến với cuộc đời giữa lúc xã hội Nga đang trong bầu không khí sục sôi của đêm trước Cách mạng tháng Mười. Ông là người đã kinh qua hai cuộc Thế chiến chấn động cả địa cầu, sống trong đói rách, giặc giã, cách mạng, nội chiến, hòa bình. Hai nhà văn có cách “ứng xử” khác nhau trước thời cuộc. Khi chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, Pauxtốpxki rời ghế nhà trường và lao vào các công việc: làm nhân viên đường sắt, phụ lái tàu điện, bán vé tàu điện, làm y tá trên các đoàn tàu cứu thương. Cuộc cách mạng tháng Hai bùng nổ khi Pauxtốpxki đang ở Matxcơva, ông bước vào ngành báo. Cũng ở đây, ông hạnh phúc được tham dự Cách mạng tháng Mười, nghe Lênin nói chuyện và tiếp tục chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Trong cuộc nội chiến, Pauxtốpxki gia nhập Hồng quân, nguyện hiến thân mình cho Tổ quốc. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, một lần nữa, hiện thực bề bộn ấy đã cuốn theo nhà văn trong vai trò phóng viên mặt trận phía Nam. Nếu như Pauxtốpxki tích cực với các hoạt động chính trị, xã hội thì Thạch Lam dường như không tham gia một tổ chức chính trị nào. Cuộc đời ngắn ngủi của ông trôi qua trong bầu không khí tù đọng, bức bối của xã hội Việt Nam thời kì đêm trước cuộc cách mạng tháng Tám. Bao cuộc khởi nghĩa chống Pháp diễn ra sôi nổi, tuy có thất bại nhưng ngọn lửa đấu tranh vẫn âm ỉ cháy và được nhen nhóm để chờ thời cơ là bùng lên mạnh mẽ. Hầu hết giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ đều mang tâm trạng cô đơn, bất lực trước thời thế bởi họ chưa tìm thấy lối đi hay còn đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” 1. Có người cho rằng tuổi đời Thạch Lam quá ngắn nên ông chỉ kịp sống trọn vẹn cuộc đời của một nghệ sĩ chân chính. Lại có ý kiến nhận xét Thạch Lam đã chịu ảnh hưởng của nhà văn A. Gide với một quan niệm tự do gần như tuyệt đối. Nếu Pauxtốpxki giống như cây kim bé nhỏ trước thỏi nam châm cuộc đời thì Thạch Lam tựa sợi tơ giăng ngang giữa một trời bão táp. Cả hai nhà văn đều có cuộc đời gắn với những chuyến đi. Trong cuộc đời “ở trọ trần gian” thoáng chốc, Thạch Lam cũng nhiều lần “xê dịch” trong phạm vi của đất nước: từ Hà Nội về Cẩm Giàng (Hải Dương), Tân Đệ (Thái Bình). Sau khi về lại Hà thành, Thạch Lam sống ở phố Hàng Bún, phố cầu Gỗ, rồi lần lượt chuyển đến Giám, Đỗ Hữu Vị, Hàng Bè, Quán Thánh… Ông cũng có vài năm theo Hoàng Đạo vào sống ở Sài Gòn. Thế nhưng ông sống và sáng tác chủ yếu ở một lớp nhà gỗ nhỏ ven Hồ Tây, có cây liễu rủ bóng thướt tha ngoài cửa sổ và khóm tre xanh mát đầu nhà, mộc mạc như ở chốn quê. Còn dấu chân Pauxtốpxki đã i
Tài liệu liên quan