Luận văn Từ điển Việt - Nhật

Hiện nay quan hệ giữa nước ta và Nhật Bản càng lúc càng sâu sắc, càng phát triển mạnh, nhất là về công nghệ thông tin. Việt Nam coi Nhật Bản là một trong ba nước có quan hệ ngoại giao song phương đầy đủ nhất (cùng với Lào và Campuchia), đồng thời là đối tác làm ăn tin cậy và ổn định nhất. Hiện nay, tất cả đảng phái chính trị của Nhật đều thống nhất hợp tác với Việt Nam

doc76 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ điển Việt - Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC -----&----- NỘI DUNG TRANG PHẦN 0: MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN I. Khái quát 4 II. Phạm vi sử dụng 4 III. Người sử dụng 4 IV. Nhiệm vụ 4 PHẦN 2 : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHẬT NGỮ. Sự du nhập chữ Hán vào Nhật Bản 6 Hoàn cảnh ra đời hệ chữ Kana 7 Quá trình phát triển của hệ chữ Kana 9 Đặc điểm của hệ chữ Kana 11 Chữ Hiragana 11 Nguồn gốc chữ Hiragana 11 Phạm vi sử dụng 12 Bảng ký tự Hiragana 13 Âm hữu thanh 13 Ảo âm 14 Nguyên âm 14 Xúc âm 15 Chữ Katakana 15 Nguồn gốc hình thành chữ Katakana 15 Phạm vi sử dụng 16 Cách viết chữ Katakana 18 Việc ký âm các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài 19 Các kiểu chữ khác trong Nhật Ngữ. 20 Các dấu câu trong Nhật ngữ. 20 PHẦN 3 : NHẬT NGỮ TRONG TIN HỌC Quá trình phát triển font chữ 2 byte. 21 Bộ kí tự tiếng Nhật 21 ASCII và Katakana 22 7 bit JIS 23 8 bit JIS 23 Sự phát triển của bộ kí tự Kanji 24 Bộ ký tự 2 byte (DBCS) 25 Sự chuyển đổi giữa SBCS và DBCS 26 Shift JIS and JIS 26 Unicode và ISO 106-46 27 Các phần mềm hỗ trợ việc nhập chữ Kana và Kanji 28 IME (Input Method Editor) 29 TwinBridge 35 Kết luận 41 PHẦN 4 : TÌM HIỂU CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO PHÁT ÂM Tìm hiểu về Microftsoft Agent 40 Microsoft Agent là gì ? 40 Cấu hình yêu cầu. 41 Cài đặt Microsoft Agent 41 Lập trình với Microsoft Agent . 42 Cửa sổ các lệnh phát âm (Voice Commands Window). 43 Cửa sổ các chức năng hỗ trợ cho đối tượng (Advanced Character Options Window). 44 Ví dụ về MS Agent 45 .Kết luận 47 Tìm hiểu về công cụ Microsoft Linguistic Information Sound Editing 47 Cài đặt trình soạn thảo âm thanh 47 Tạo mới một tập tin âm thanh 48 Tạo thông tin cho ngôn ngữ 48 Lưu tập tin âm thanh 49 Sử dụng Editor cho Speech Engine khác. 50 Kết luật 51 PHẦN 5 : TÌM HIỂU MỘT SỐ TỪ ĐIỂN ĐÃ CÓ. Từ điển EDICT 52 Từ điển JEDICT 54 Từ điển Babylon 57 Kết luận 60 PHẦN 6 : XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MINH HỌA TỪ ĐIỂN VIỆT NHẬT Yêu cầu chung 61 Phân tích yêu cầu 61 Lựa chọn DBMS và ngôn ngữ lập trình 61 Các yêu cầu của đề tài và cách giải quyết 63 Thông tin cần lưu trữ 64 Các công cụ, phần mềm cài đặt cho chương trình 64 Các lưu đồ Lưu đồ tìm kiếm 65 Lưu đồ phát âm 66 Các giao diện Màn hình chính 67 Màn hình điều chỉnh giọng nói 68 Màn hình tra cứu ký tự Kanji 69 Bàn phím nhập các ký tự tiếng Việt 69 PHẦN 7 : TỔNG KẾT KẾT LUẬN 70 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 Hiện nay quan hệ giữa nước ta và Nhật Bản càng lúc càng sâu sắc, càng phát triển mạnh, nhất là về công nghệ thông tin. Việt Nam coi Nhật Bản là một trong ba nước có quan hệ ngoại giao song phương đầy đủ nhất (cùng với Lào và Campuchia), đồng thời là đối tác làm ăn tin cậy và ổn định nhất. Hiện nay, tất cả đảng phái chính trị của Nhật đều thống nhất hợp tác với Việt Nam. Và Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một trong năm nước có tiềm năng hợp tác lớn, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Philippines. Trên trang Web VnExpress ngày thứ 4 16/4/2003, theo Chủ tịch Hiệp hội phần mềm VN (VINASA) Trương Gia Bình nhạân định Nhật Bản là thị trường tiềm năng của phần mềm Việt Nam và đã phát biểu các công ty Nhật Bản đều có kế hoạch sang Việt Nam để hợp tác phát triển phần mềm. VINASA đã đề nghị với Ban chỉ đạo 58 về việc đưa tiếng Nhật vào chương trình học chính thức để đào tạo lập trình viên ở các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Vì thế việc học tiếng Nhật càng lúc càng phổ biến, mặc dù chữ Nhật rất phức tạp nhưng theo số liệu gần đây của Bộ giáo dục Nhật Bản thì số người học tiếng Nhật trên thế giới ước khoảng 2,5 triệu người và ngày càng tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc, Triều Tiên và các nước Asean. Do đó việc xây dựng và phát triển một từ điển Việt-Nhật (Nhật-Việt) là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay có rất nhiều từ điển tin học đang được sử dụng rộng rãi, nhưng hầu hết các loại từ điển đều là từ điển từ tiếng Anh sang một ngôn ngữ khác và ngược lại. Và từ điển tiếng Việt sang ngôn ngữ khác hầu như rất ít, trên thị trường hầu như chỉ có từ điển MTD2002 của Lạc Việt Computing Corp. là dành cho tiếng Việt, còn từ điển tin học từ Việt sang Nhật hầu như không có. Do đó với đề tài từ điển Việt-Nhật này có thể giúp cho người Việt Nam học, sử dụng tiếng Nhật dễ dàng tra cứu, và đồng thời cũng giúp cho người Nhật tra cứu từ trong quá trình học, dùng tiếng Việt Nam. Khái quát Phần mềm từ điển Việt Nhật là một phần mềm dạng dễ tra cứu cung cấp từ điển từ Việt sang Nhật. Mục đích của phần mềm này là: Xây dựng một từ điển nhỏ gọn, dễ dàng tra cứu, giúp người sử dụng tìm được từ mong muốn. Phát âm các từ tiếng Nhật. Phạm vi sử dụng Chương trình sẽ được sử dụng cho các thư viện, trường học, tại nhà. Người sử dụng Chương trình sẽ được sử dụng cho các đối tượng có nhu cầu tìm kiếm, tra cứu từ trong quá trình học tập, nghiên cứu tiếng Nhật như học sinh, sinh viên, du học sinh và giáo viên giảng dạy tiếng Nhật. Nhiệm vụ Tìm hiểu về Nhật ngữ. Tìm hiểu về font chữ tiếng Nhật. Tìm hiểu về Unicode tiếng Nhật. Tìm hiểu các phương pháp phát âm. Xây dựng ứng dụng minh họa từ điển Việt-Nhật nhỏ gọn, dễ dàng tra cứu, và phát âm các từ tiếng Nhật. Sự du nhập chữ Hán vào Nhật Bản Nhật Bản cũng như Việt Nam, Triều Tiên đều nằm trong khối chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn minh Trung Quốc. Dấu hiệu rõ rệt nhất chính là sự vay mượn hệ văn tự Hán - loại hình văn tự vuông của Trung Quốc - để sử dụng ở nước mình. Điểm chung nữa của cả ba nước này là sau một thời gian vay mượn chữ Hán, mỗi nước đều tự tạo cho mình loại văn tự riêng trên cơ sở những chữ Hán theo những yêu cầu riêng phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của nước mình. Ở Nhật đó là hệ chữ Kana. Trước khi chữ Hán du nhập vào Nhật thì ở Nhật Bản không có chữ viết. Có giả thuyết cho rằng từ rất xa xưa ở Nhật Bản đã có một loại chữ viết gọi là Kamidomaji mà theo thần thoại thì loại chữ này có từ thời vua Shinbu. Nhưng giả thuyết này có vẻ không hợp lý vì nếu Nhật đã có chữ viết rồi thì tại sao phải cất công đi tìm chữ viết khác. Tài liệu đầu tiên chứng minh sự tồn tại của chữ viết tại Nhật là một văn bản viết năm 417 nhưng phải đến cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII mới thực sự có thể nói có chữ viết. Khoảng thế kỷ thứ V, những người Nhật Bản vượt biển sang lưu học ở Trung Quốc họ đã bị choáng ngợp bởi sự kỳ diệu của loại hình văn tự vuông ghi ý và đã nghĩ đến việc mượn chữ Hán để ghi tiếng Nhật. Nhưng giữ vai trò quan trọng nhất đối với việc đưa Hán tự vào Nhật lại là một số người thuộc bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên là nơi vay mượn và sử dụng Hán tự sớm hơn Nhật. Hơn nữa tiếng Triều Tiên cổ và tiếng Nhật lại rất gần nhau. Trong số những người Triều Tiên sang Nhật trong giai đoạn này có những người có tri thức sâu sắc về chữ Hán, đồng thời có thể sử dụng cả tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật. Trong cuốn Kojiki (古 事 記) có viết rằng vào thời vua Ojin có một người Triều Tiên tên là Wani (鰐) từ một nước cổ Kudara - ở giữa biển Nhật Bản gần phía tây nam bán đảo Triều Tiên – đã sang Nhật mang theo hai cuốn sách là Rongo (論 語) và Tenjibun (天 字 分) (có tài liệu cho là cuốn Thiên tự văn (千字文 - Senjimon)). Rongo vừa là sách giáo khoa về Khổng giáo vừa là cuốn sách giới thiệu các tri thức khoa học của Trung Quốc thời bấy giờ, còn Tenjobun là cuốn giáo khoa về chữ Hán. Wani đã mở lớp dạy học, truyền bá những tri thức mới cho người Nhật. Hầu hết các quan lại triều đình đều là các thế hệ học trò của Wani Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ. Những thông tin được truyền đi do những người gọi là Kataribe (語 部 – ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các thông tin quan trọng. Tuy nhiên trong một thời gian dài, học chữ Hán đồng nghĩa với việc học tiếng Trung Quốc. Lịch sử còn lưu giữ trong văn bản pháp luật hành chính của triều đình hay những cuốn sách về Phật Giáo của thái tử Seitoku viết hoàn toàn bằng chữ Hán và theo lối hành văn của Trung Quốc. Dần dần số người viết chữ Hán ngày càng tăng, từ đây chữ Hán được công nhận là văn tự chính thức của Nhật. Lúc đầu, người Nhật chỉ dùng chữ Hán để viết tiếng Trung Quốc hoặc viết một thể loại Hán Nhật ghép lại (cuốn Cổ Sự Ký được sáng tác năm 712 là tác phẩm tiêu biểu). Ngoài ra, chữ Hán còn được người Nhật sử dụng để ghi các yếu tố ngữ pháp không có trong tiếng Trung Quốc. Ví dụ để hiển thị chữ “fa” trong tiếng Nhật cổ (tiếng Nhật hiện đại là “wa”) người Nhật chọn những chữ Hán có phát âm gần giống chữ “ha” (波 : sóng). Hệ phiên âm này gọi là vạn diệp giả danh (万仮葉名 – Manyôgana), chữ giả ở đây có nghĩa là giả tá (仮借 - vay mượn) ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết phải vay mượn các nét bút của chữ hán để ghi lại lời nói. Phương thức Manyôgana (万仮葉名) này được sử dụng rộng rãi trong các tập thơ ca Nhật Bản thế kỷ thứ VIII. Ngoài ra, người Nhật còn mượn giá trị ngữ âm của các ký tự Trung Quốc và đặt chúng gần nhau để thể hiện từ vựng tiếng Nhật. Ví dụ từ Nhật Bản địa thì “yama” có nghĩa là núi được viết là 也麻 tức là lấy 也 biểu thị âm “ya” và 麻 biểu thị âm “ma”. Hoàn cảnh ra đời của hệ chữ Kana Chữ Hán là văn tự của một ngôn ngữ thuộc loại hình khác với tiếng Nhật nên việc sử dụng chữ Hán để ghi tiếng Nhật gặp không ít khó khăn. Tiếng Nhật thuộc ngôn ngữ loại hình chắp dính mà ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị qua các trợ từ và những biến đổi của phụ tố cấu tạo từ hoàn toàn khác với tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, trong tiếng Nhật còn tồn tại những từ hoặc những biểu hiện mà không tìm thấy sự tương đương trong tiếng Trung Quốc như tên người, địa danh hay là những hiện tượng thiên nhiên, đặc trưng của xã hội… Do vậy, sau một thời gian vay mượn sử dụng chữ Hán người Nhật đã suy nghĩ để tìm ra nhiều cách hợp lý dễ dùng và dễ hiểu nhất. Nói chung có hai phương thức mượn cơ bản : Phương thức thứ nhất là mượn chữ Hán đồng thời với việc mượn nghĩa mà chữ Hán đó biểu thị với hai kiểu âm đọc : âm đọc On (đọc theo âm Hán) và âm đọc Kun (đọc theo âm Nhật). Ví dụ như 花 nghĩa là hoa) đọc theo âm Kun là “hana”. Phương thức thứ hai là mượn chữ Hán đồng thời mược âm đọc của chữ Hán đó mà hoàn toàn không chú ý đến nghĩa mà chúng biểu thị. Phương thức thứ 2 này được thực hiện theo chính kinh nghiệm của Trung Quốc khi dịch bộ kinh Phật vốn được viết bằng chữ Ấn Độ sang chữ Trung Quốc. Những từ không có nghĩa tương đương ở Trung Quốc đều được ghi bằng chữ Hán có âm tương đương hoặc gần giống với âm đọc trong tiếng Ấn Độ nhằm bào đảm sự tương đồng về âm thanh. Triều Tiên sau đó cũng đã sử dụng phương thức này khi dùng chữ Hán để ghi tên người, địa danh hay các phân từ ngữ pháp ở ngôn ngữ mình. Ở Nhật Bản, văn bản đầu tiên được ghi bằng phương thức mượn âm là bộ Manyôgana ( 万仮葉名) gồm 5000 bài diễn ca, hò vè được chọn lọc từ nền văn hóa dân gian lúc bấy giờ. Đây là một tài liệu rất quý giá về lịch sử chữ viết của Nhật Bản đánh dấu sự sáng tạo trong việc sử dụng chữ Hán của người Nhật. Mặc dù toàn bộ văn bản đều đươc viết bằng chữ Hán nhưng chỉ thuần túy là sử dụng âm đọc của chữ Hán mà không sử dụng mặt ý nghĩa của chúng. Ví dụ để viết tên ngọn núi Phú Sĩ (Fuji) nổi tiếng của Nhật Bản, người ta đã mượn hai chữ Hán có âm đọc gần giống là 富 (fu) và 士 (shi) ghép thành từ 富士 (Fuji). Về ngữ nghĩa thì nghĩa của chữ Hán là “những võ sĩ giàu có” cho thấy trên thực tế không có mối liên hệ giữa tên ngọn núi và nghĩa của chữ Hán. Tuy vậy, dù sao chữ Hán cũng không phải là loại văn tự đơn giản đối với người Nhật, đặc biệt là đối với tầng lớp trung lưu và dân lao động. Do vậy, người Nhật luôn có ý thức sửa đổi chữ Hán, vay mượn theo hướng đơn giản hóa, đặc biệt là cố gắng tìm cách thích hợp để ghi các phụ tố của danh từ, tính từ, động từ hay các trợ từ ngữ pháp. Ngoài ra, mặc dù dùng phương thức mượn âm nhưng để để biểu thị một âm nào đó của tiếng Nhật lại có thể dùng nhiều chữ Hán đồng âm khác nhau. Ví dụ như để ghi âm “ma” đồng thời có thể dùng các chữ Hán 間, 摩, 馬,… Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho người đọc không hiểu chữ Hán này biểu thị cho âm đọc nào, hay ghi một âm đọc nào đó thì phải viết chữ Hán nào cho thích hợp. Đó là những nhu cầu thực tế thúc đẩy sự xuất hiện của hệ chữ Kana. Quá trình phát triển của hệ chữ Kana Hệ chữ Kana đi đến tình trạng thống nhất và ổn định như ngày nay phải trải qua hơn 1000 năm. Có giai đoạn biến đổi những phát âm trong tiếng Nhật đã gây nên những lúng túng cho người sử dụng chữ Kana. Theo một số tài liệu, trước đây âm o (お) và o (を) là hai âm khác nhau được phân biệt qua hai trọng âm : (お) mang trọng âm thấp còn (を) được phát âm với trọng âm cao nhưng có lúc chúng bị nhập làm một không phân biệt nữa như từ “shio” (muối) có hai cách viết là (しお) hoặc (しを). Tình trạng này cũng xảy ra tương tự như vậy đối với các chữ e (え) với he (へ), ha (は) và wa (わ). Việc cùng một từ có hơn một cách viết và mỗi một cách viết lại biểu thị những từ có ý nghĩa khác nhau đã khiến cho việc sử dụng chữ Kana để ghi tiếng Nhật gặp khó khăn. Đến cuối thời kỳ Edo đã có một tác giả viết trong một cuốn sách trong đó đề nghị cách viết chuẩn cho khoảng 2000 từ với luận điểm chính là mỗi từ chỉ nên có một cách viết theo kiểu ghi âm. Nhưng mãi đến tận năm Meiji 33 (1900), nhà nước mới thực sự đưa ra các quy định thống nhất về việc sử dụng văn tự nói chung, trong có có cả chữ Kana. Tuy vậy, những dấu vết về các hiện tượng biến đổi ngữ âm gây ảnh hưởng đến văn tự ngày nay vẫn còn có thể tìm trong tiếng Nhật hiện đại, đặt biệt trong hệ thống trợ từ. Ví dụ như trợ từ quan hệ biểu thị ý nghĩa chủ thể được viết là (は) ha nhưng phải đọc là wa (わ), hay trị từ biểu thị ý nghĩa nơi chốn, phương hướng được viết là (へ) he nhưng được đọc là e (へ). Đến cuối thời Heian bắt đầu xuất hiện những văn bản dùng lẫn lộn hai loại văn tự, trong đó chữ Hán được viết cùng với chữ Hiragana. Từ thời Kamakure (1185-1833) cách viết này càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới sư sãi. Các bài hát, truyện dân gian trước kia chỉ được ghi bằng Hiragana, nay đã được ghi lẫn cùng chữ Hán. Sau đó một thời gian lại có những văn bản được viết bằng hai loại chữ Hán và chữ Katakana đặt trưng cho cách viết của các học giả, các nhà trí thức thời đó để ghi dòng văn bác học. Càng ngày sự xuất hiện của chữ Hán ở các văn bản Hán – Kana ngày càng tăng, hiện tượng này đặc biệt thấy rõ trong các cuốn tiểu thuyết thời Edo. Nhưng để giúp người đọc dễ hiểu ý nghĩ và cách đọc thì bên cạnh chữ Hán vẫn có ghi kí hiệu âm đọc. Kích thước của từng loại văn tự cũng thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Vào giai đoạn đầu, chữ Kana được viết nhỏ, chữ Hán được viết to. Dần dần, chữ Kana đuợc viết với kích thước gần ngang bằng chữ Hán. Tuy vậy nhưng đến thời Edo vẫn có sự phân biệt hai loại văn bản với hai kiểu sử dụng văn tự tách biệt nhau. Loại văn tự Hán-Kana dù sao cũng chỉ dùng trong văn bản không chính thức, chỉ có tính chất cá nhân. Còn những tài liệu công văn hành chính của nhà nước vẫn được viết hoàn toàn bằng chữ Hán theo kiểu hành văn Trung Quốc. Từ thời Meiji (1868 - 1912) loại văn tự Hán–Kana mới được sử dụng trong các công văn nhà nước. Sau đó do phong trào vận động “thống nhất ngôn văn” nên tiểu thuyết, báo chí đều chuyển sang viết bằng chữ Hán –Hiragana vốn là loại chữ viết của khẩu ngữ dân dã. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các công văn của nhà nước đều được viết bằng Hán – Hiragana và cách viết này được duy trì ổn định cho đến ngày nay. Trong tiếng Nhật hiện nay tồn tại cùng lúc 3 loại văn tự : chữ Hán (Kanji), chữ Kana (gồm Hiragana và Katakana) và hệ chữ Romaji, ngoài ra còn có hệ số đếm La Mã (1, 2, 3,…) tồn tại song song với hệ đếm của Trung Quốc (nhất, nhị, tam,…). Cùng một câu có thể diễn đạt bằng nhiều loại chữ, nhiều cách. Ví dụ câu “trời mưa” có những cách viết sau : 雨 が 降ります あめ が ふります 雨 が ふるます あめ が 降ります ame ga furimasu Trong đó cách viết số 1 là cách viết chuẩn Đặc điểm của hệ chữ Kana. Kana là tên chung của hai loại chữ Hiragana và Katakana. Đây là loại văn tự biểu âm có khả năng thể hiện toàn bộ hệ thống ngữ âm tiếng Nhật với 5 nguyên âm cơ bản và 46 dạng âm tiết. Hai loại chữ này được tạo nên từ những nguyên tắc khác nhau. Người Nhật sử dụng hai hình thức chữ viết này cùng hàng nghìn chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của mình. Hiragana được sử dụng chủ yếu để viết các thành tố ngữ pháp và những từ Nhật ngữ bản địa, còn Katakana chủ yếu được sử dụng để viết các từ vay mượn từ nước ngoài. Cách viết chữ Kana trước chiến tranh rất phức tạp. sau chiến tranh thế giới thứ hai, trải qua nhiêu cuộc cải cách lớn để đưa đến cách viết chữ Kana hiện nay. Hệ chữ Kana là loại văn tự ghi âm tiết điển hình, trừ các con chữ ghi nguyên âm đôi ya (や), yu (ゆ), yo (よ), và một âm mũi ん thì tất cả các con chữ khác của mỗi chữ đều ghi một âm tiết với cấu trúc mở (~ + nguyên âm) như a (あ ), i(い), u(う), e(え), o(お) hoặc (phụ âm + nguyên âm ) như ka (か), na (な), ta (た),… Mỗi âm tiết đều có thể ghi bằng chữ Hiragana hoặc Katakana. Ví dụ các âm ta, sa, mu có thể ghi bằng Hiragana た, さ, む hoặc Katakana タ, サ, ム. Mỗi từ thay vì ghi âm Hán đều có thể ghi được bằng các chữ Kana biểu thị âm đọc của từ đó, ví dụ như chữ Hán 日本語 thì được ghi với chữ Kana là にほんご. Mỗi kí tự Kana diễn tả một âm tiết. Những âm tiết căn bản được sắp xếp trong một bảng gọi là Gojuonzu (五十音図) tức là 50 âm tiết. Bảng này gồm 5 cột theo thứ tự từ trái qua phải và 10 dòng, có thể viết dưới dạng Hiragana hoặc Katakana Chữ Hiragana. Nguồn gốc chữ Hiragana Hiragana là loại chữ viết thảo, hay v