Luận văn Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam

Mức độ hội nhập của một quốc gia có thể được đánh giá qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hoá, dòng vốn và dòng người. Xét về góc độ hội nhập dòng vốn thì tự do hóa dòng vốn là một yêu cầu quan trọng và bắt buộc khi chúng ta mở cửa thị trường tài chính để nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, không chỉ các dòng vốn trong nước được quản lý thông thoáng hơn mà các dòng vốn nước ngoài cũng được chảy vào nước ta dưới nhiều hình thức và kênh huy động hơn như đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, qua các quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ Do đó, bên cạnh rất nhiều thuận lợi như: nền kinh tế huy động được nhiều vốn để đầu tư, phát triển; năng lực quản lý vốn và hệ thống tài chính của các doanh nghiệp và nhà nước nhờ vậy mà được nâng cao; thì hệ thống tài chính nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít các rủi ro và thách thức như hiện tượng bong bóng tài chính, sự sốc vốn, nguy cơ “tháo chạy vốn” Trong khi đó, hệ thống quản lý tài chính nói chung và an ninh tài chính nói riêng của nước ta còn nhiều bất cập: hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam chưa cao (ICOR của Việt Nam năm 2006 đạt 4,37, năm 2007 đạt 4,4 - nguồn: Bộ Tài chính) cao hơn rất nhiều lần so với khu vực (trung bình là 3); ngoài ra, hệ thống kiểm soát an ninh tài chính của Việt Nam còn yếu kém thể hiện ở công tác dự báo còn nhiều hạn chế dẫn đến giải pháp, chính sách đưa ra chưa phù hợp nên chưa giải quyết được các vấn đề của nền kinh tế, kiểm soát thị trường vốn của Việt Nam còn lỏng lẻo, thị trường chứng khoán gặp nhiều biến động trong thời gian gần đây với những chính sách gây không ít tranh cãi trong giới chuyên môn.

doc168 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn của mình tới ThS. Nguyễn Quang Hiệp, Giảng viên bộ môn Quan hệ kinh tế quốc tế và sở hữu trí tuệ, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học. Tiếp đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các cán bộ tại Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương và Thư viện Quốc gia, các anh chị cán bộ tại Thư viện Trung tâm Thông tin và phát triển, những người đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tra cứu tài liệu để hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt các thầy cô giáo ở khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2008 Sinh viên PHẠM MINH HUỆ MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng Phát triển châu Á DAC (Development Assistance Committee) : Hội đồng hỗ trợ phát triển FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment) : Đầu tư gián tiếp nước ngoài IMF (International Monetary Fund) : Quỹ Tiền tệ Quốc tế GDP (Gross domestic product) : Tổng sản lượng quốc gia ICOR (Incremental Capital Output Ratio) : : Hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng NIC (Newly Industrialized Country) : Nước công nghiệp mới ODA (Official Development Assistance) : Hỗ trợ phát triển chính thức WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới BĐS : Bất động sản DNNN : Doanh nghiệp nhà nước NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NSNN : Ngân sách Nhà nước S&P : Tổ chức Standard&Poor’s TCTD : Tổ chức tín dụng TTCK : Thị trường chứng khoán TGHĐ : Tỷ giá hối đoái DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA Bảng 1.1. Sự lưu chuyển vốn tài chính trong nền kinh tế Bảng 1.2. Sơ đồ bộ ba bất khả thi về tự do hoá dòng vốn Bảng 1.3. Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi Bảng 1.4. Giao dịch ngoại hối trên thị trường toàn cầu Bảng 1.5. Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính Bảng 1.6. Sự bất ổn định tài chính và các thị trường liên quan Bảng 1.7. Các hạng mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM Bảng 2.1. Các mốc thời gian thực thi chính sách lãi suất của Việt Nam Bảng 2.2. Khung lãi suất từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất tại nước ta từ năm 1998 đến năm 2002 Bảng 2.3. Sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của 8 nền kinh tế Bảng 2.4. Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm và các đồng tiền khác Bảng 2.5. Vốn đầu tư trực tiếp ròng vào các nước đang phát triển và thị trường mới nổi (tỷ USD) Biểu đồ 2.6. Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2007 Bảng 2.7. So sánh tốc độ mở cửa dòng vốn ngoại gián tiếp(Đơn vị: tỷ USD) Bảng 2.8. So sánh mức độ mở cửa thương mại (Đơn vị: tỷ USD) Bảng 2.9. Trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá trong các NHTM Biểu đồ 2.10. Sự biến động của chỉ số VN Index Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng kết của S&P với hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam Bảng 2.12. Bảng hệ số tín nhiệm của 13 nước châu Á do S&P đánh giá năm 2007 Bảng 2.13. Tỷ lệ nợ/ GDP của Việt Nam qua các năm Bảng 2.14. Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan Bảng 2.15. So sánh tỷ lệ tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng lạm phát danh nghĩa của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan Bảng 2.16. Chỉ số giá tiêu dùng của một số nước khu vực Đông Nam Á Bảng 2.17. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Bảng 2.18. Lộ trình chính sách CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA, NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM Bảng 3.1. Những lựa chọn chính sách đối với bộ ba bất khả thi của Hồng Kông và Singapore Bảng 3.2. Thống kê thị trường tài chính của Hồng Kông và Singapore Bảng 3.3. So sánh năng lực cạnh tranh giữa Hồng Kong và Singapore Bảng 3.4. Dòng vốn ròng đổ vào 13 nước châu Á DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục số 1: Chỉ số Z (Z-score): Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản Phụ lục số 2: Chỉ số Z’’ (hay hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp) được đánh giá bởi các tổ chức có uy tín như S&P500, Moody’s Phụ lục số 3: Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn Basel Phụ lục số 4: Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán do ngân hàng nhà nước ban hành Phụ lục số 5: Quyết định số 231/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá Phụ lục số 6: Mô hình kiểm soát dòng vốn (PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang) Phụ lục số 7: Mô hình kiểm soát an ninh tài chính quốc gia (PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt) LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Mức độ hội nhập của một quốc gia có thể được đánh giá qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hoá, dòng vốn và dòng người. Xét về góc độ hội nhập dòng vốn thì tự do hóa dòng vốn là một yêu cầu quan trọng và bắt buộc khi chúng ta mở cửa thị trường tài chính để nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, không chỉ các dòng vốn trong nước được quản lý thông thoáng hơn mà các dòng vốn nước ngoài cũng được chảy vào nước ta dưới nhiều hình thức và kênh huy động hơn như đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, qua các quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ… Do đó, bên cạnh rất nhiều thuận lợi như: nền kinh tế huy động được nhiều vốn để đầu tư, phát triển; năng lực quản lý vốn và hệ thống tài chính của các doanh nghiệp và nhà nước nhờ vậy mà được nâng cao; thì hệ thống tài chính nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít các rủi ro và thách thức như hiện tượng bong bóng tài chính, sự sốc vốn, nguy cơ “tháo chạy vốn”… Trong khi đó, hệ thống quản lý tài chính nói chung và an ninh tài chính nói riêng của nước ta còn nhiều bất cập: hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam chưa cao (ICOR của Việt Nam năm 2006 đạt 4,37, năm 2007 đạt 4,4 - nguồn: Bộ Tài chính) cao hơn rất nhiều lần so với khu vực (trung bình là 3); ngoài ra, hệ thống kiểm soát an ninh tài chính của Việt Nam còn yếu kém thể hiện ở công tác dự báo còn nhiều hạn chế dẫn đến giải pháp, chính sách đưa ra chưa phù hợp nên chưa giải quyết được các vấn đề của nền kinh tế, kiểm soát thị trường vốn của Việt Nam còn lỏng lẻo, thị trường chứng khoán gặp nhiều biến động trong thời gian gần đây với những chính sách gây không ít tranh cãi trong giới chuyên môn. Vì vậy, một câu hỏi cấp bách đang được đặt ra là: làm thế nào để vừa đảm bảo tự do hoá dòng vốn thực hiện đúng cam kết với thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; vừa tận dụng tối ưu các nguồn vốn để các khu vực kinh tế phát huy tối đa tiềm năng của mình; nhưng vẫn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia được ổn định, vững mạnh. Vì thế người viết đã quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: “Tự do hoá dòng vốn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam”. Tình hình nghiên cứu đề tài cho đến nay Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết mối quan hệ giữa tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sơ lược mối quan hệ này hay chủ yếu là các công trình nghiên cứu riêng biệt về từng vấn đề kiểm soát an ninh tài chính quốc gia hay quá trình tự do hoá tài chính. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận được viết với mục đích nhằm: Hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia. Nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm một số nước thành công và thất bại trong việc tự do hoá dòng vốn nhằm rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam. Nhận định tác động của tự do hoá dòng vốn với an ninh tài chính quốc gia từ đó đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ảnh hưởng giữa tự do hoá dòng vốn với vấn đề an ninh tài chính quốc gia. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu việc tự do hoá dòng vốn với vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam. Ở đây, khoá luận tập trung nghiên cứu dòng vốn tiền tệ hay còn gọi là dòng vốn tài chính mà không tập trung nghiên cứu vào dòng vốn hiện vật. Khoá luận cũng tìm hiểu những chính sách kinh tế và những nguồn luật liên quan mà Việt Nam đã thực hiện và sắp thực hiện liên quan tới tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia. Đề xuất những giải pháp phù hợp với hệ thống kinh tế và mục tiêu phát triển cũng như những định hướng chính trị của Việt Nam. Bài học kinh nghiệm bao gồm những thành công và cả những thất bại từ một số quốc gia trong việc triển khai và quản lý an ninh tài chính trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, người viết đã dựa trên cách tiếp cận khoa học và thực tiễn của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác-Lênin, kết hợp với các phương pháp cụ thể: phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp thực tiễn, phương pháp so sánh… nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, phục vụ thiết thực và hiệu quả cho việc hoàn thành mục đích nghiên cứu khóa luận này. Kết cấu đề tài Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu và Danh mục các từ viết tắt, kết cấu chính của khoá luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia. Chương II: Thực trạng quá trình tự do hoá dòng vốn và sự ảnh hưởng đối với an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam. Chương III: Bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia, những đề xuất đối với việc thực hiện tự do hoá dòng vốn và kiểm soát an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam. Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Nguyễn Quang Hiệp, giáo viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo và đưa ra những nhận xét quý báu để người viết có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do kiến thức, thời gian và khả năng còn hạn chế nên nội dung khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và phê bình của các thầy cô giáo để nôi dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN Khái niệm về tự do hoá dòng vốn Lý luận về vốn Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Theo nghĩa rộng, vốn được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất. Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... Vốn tài chính (hay còn gọi là vốn tiền tệ) là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, 2006, trang 41-42. . Trong phạm vi của luận văn, người viết chỉ nghiên cứu đến yếu tố tự do hoá dòng vốn tiền tệ (hay còn gọi là vốn tài chính) tại nước ta. Bộ phận vốn tiền tệ được dành cho một mục đích nhất định được gọi là quỹ tiền tệ. Quỹ tiền tệ trong nền kinh tế gồm có 5 loại: Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất và quan trọng nhất của nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nước sử dụng một cách tập trung để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị xã hội. Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Đây là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh. Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian. Bảng 1.1. Sự lưu chuyển vốn tài chính trong nền kinh tế THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Vốn Vốn Vốn Vốn Các tài chính trung gian Những người cần vốn/ đi vay Các công ty Chính phủ Các gia đình Nước ngoài TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP Những người có vốn/ cho vay Các gia đình Các công ty Chính phủ Nước ngoài Nguồn: Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ, NXB Giáo dục, 2005 Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital Output Ratio). ICOR là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường có chỉ số ICOR thấp và không quá 3% (tương đương với việc cần tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP). Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Lý luận về tự do hoá dòng vốn Hiện nay có rất nhiều quan niệm về quá trình tự do hóa dòng vốn. Mở cửa dòng vốn đến mức độ nào thì được coi là tự do hóa. Tại nước ta, Ngân hàng nhà nước Việt Nam định nghĩa như sau: Tự do hoá dòng vốn (còn có tên gọi khác là tự do hoá tài khoản vốn hay tự do hoá thị trường vốn) là quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị trường, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán, là việc cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước, là quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế. Trong đó: - Các luồng vốn vào gồm: + Các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm vấn đề chuyển tiền và rút vốn của quỹ đầu tư, trả cổ tức, thanh toán hoàn trả các khoản vay trực tiếp với nước ngoài của các dự án FDI; + Các luồng vốn vào được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment inflows), bao gồm vấn đề chuyển tiền vào và rút vốn ra, về vay nợ, cổ phần, cho vay ngoại tệ đối với công dân nước sở tại; - Các luồng vốn ra gồm: + Luồng vốn FDI ra nước ngoài, bao gồm cả việc mua sắm của các công dân nước sở tại; + Luồng vốn ra được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment outflows), vấn đề sở hữu trái phiếu bằng đồng nội tệ của người nước ngoài và luồng vốn ra của các khoản vay bằng ngoại tệ; Ta có thể xem xét định nghĩa về tự do hoá dòng vốn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau: Quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị trường. Điều này nhằm tạo điều kiện cho dòng vốn được lưu thông trên thị trường từ đó phát huy tối đa vai trò, chức năng của vốn. Vì nếu vốn không được đem ra giao dịch rộng rãi, quay vòng thì đồng vốn đó đã không được sử dụng hiệu quả, gây tổn thất cho nền kinh tế. Giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán. Điều này giúp người cần vốn và người thừa vốn dễ dàng tìm đến với nhau. Từ đó thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước. Đây là yêu cầu quan trọng vì việc cho phép các định chế tài chính nước ngoài tham gia đầu tư sẽ mở cửa dòng vốn vào một cách thông thoáng hơn. Quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế. Đây là quá trình cao nhất của tự do hóa dòng vốn. Là điều kiện hoàn hảo của thị trường vốn do thị trường tự nó vận động mà không cần sự can thiệp của chính phủ thông qua các biện pháp kiểm soát vốn. Tuy nhiên trong sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, hầu như chưa một quốc gia nào đạt đến sự dỡ bỏ hoàn toàn kiểm soát luồng vốn vào và luồng vốn ra vì bản thân mỗi nền kinh tế luôn có sự tác động lẫn nhau, nên dù hệ thống an ninh tài chính của một quốc gia có tốt đến đâu cũng chịu ảnh hưởng dù ít dù nhiều từ các nền kinh tế khác. Do vậy, quá trình dỡ bỏ kiểm soát vốn vào và ra hiện nay mới chỉ có duy nhất Hongkong áp dụng dựa theo cơ chế kinh tế thả nổi của mình. Còn lại, hầu hết các quốc gia khác đều chưa đạt đến yêu cầu này. Tóm lại, tự do hóa dòng vốn cho phép vốn tự do luân chuyển giữa các nước và tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế. Nhưng quá trình này cũng làm cho nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương. Vì thế, tại những nước đang phát triển, việc tự do hoá tài khoản vốn thường bị hạn chế để giữ lại tiết kiệm và phục vụ cho đầu tư trong nước, cũng như hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: dòng vốn chảy vào và chảy ra; tỷ giá hối đoái; và lạm phát luôn có liên hệ mật thiết với nhau. Khi tài khoản vốn được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Ngược lại khi tài khoản vốn đã được tự do, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá . Trong kinh tế học, tình huống này được gọi là "bộ ba bất khả thi" (impossible trinity). Theo lý thuyết này, một  quốc gia  không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc ba mục tiêu chính sách vĩ mô mà chỉ có thể chọn tối đa hai trong ba mục tiêu: Tự do hóa dòng vốn Tỷ giá hối đoái cố định Chính sách tiền tệ độc lập Bảng 1.2. Sơ đồ bộ ba bất khả thi về tự do hoá dòng vốn SƠ ĐỒ BỘ BA BẤT KHẢ THI Tự do hoá dòng vốn Chính sách tiền tệ độc lập Chính sách tỷ giá cố định Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì tỷ giá giảm đi. Như thế, nếu thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và tự do hoá dòng vốn thì chế độ tỷ giá không thể cố định được mà buộc phải linh hoạt để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ độc lập. Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều. Đây còn gọi là mô hình Mundell-Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Ta có thể xét một số quốc gia ví dụ như sau: Anh và Canada chọn chính sách tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập nên để tỷ giá thả nổi. Trung Quốc chọn chính sách ổn định tỷ giá nhưng hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn. Achentina và hầu hết Châu Âu chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách  tiền tệ, nhưng thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái. Mỗi nước lựa chọn trong số ba mục tiêu thuộc “bộ ba bất khả thi” như thế nào là phụ thuộc vào nhiều nhân tố: bản chất cơn sốc trong và ngoài nước, tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế khi đối mặt với các cơn sốc, độ mở thương mại và sự phát triển của các thị trườn
Tài liệu liên quan