Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, công nghệ thông
tin (CNTT) đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống, làm
thay đổi căn bản, sâu sắc và đặc biệt đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học
(nói chung) và khoa học Địa lí (nói riêng) lên một b ước mới. Đối tượng
nghiên cứu của khoa học Địa lí là các vấn đề tự nhiên và kinh tế- xã hội (KTXH) vì vậy những kiến thức của khoa học này luôn luôn đ ược tăng lên hàng
ngày, hàng giờ và nếu không bắt kịp sự biến đổi đó thì sẽ nhanh chóng bị tụt
hậu. Trước bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá
trình học tập của học sinh (HS) như ng cũng đem lại những thách thức đối với
việc giảng dạy của giáo viên (GV). Điều này đòi hỏi cần một sự thay đ ổi về
phương pháp trong công tác giảng dạy của ng ười GV và học tập đối với HS.
Người GV lúc này không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức, mà còn phải là
người hướng dẫn cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp sự
phát triển của xã hội.
Muốn vậy, phải có những cách thức và phư ơng pháp dạy học (PPDH)
thích hợp để truyền đạt cho HS những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đầy
đủ và chính xác, có chọn lọc để phù hợp với mục tiêu dạy học.
Ở nước ta, vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học (nói chung), dạy - học
môn Địa lí (nói riêng) đ ược Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm; Đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, mở cửa và hội nhập Quốc Tế, thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi hệ thống Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) phải
xác định lại mục tiêu, phải thiết kế lại chương trình, nội dung và đổi mới
PPDH. Trong các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà n ước luôn đề cập
và khẳng định mục tiêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu t ư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển”.
Ứng dụng của CNTT một giải pháp hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập của ngành GD - ĐT. Nghị quyết hội nghị
Trung ương Đảng Cộng sản khoá VIII đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ
quan trọng của ngành GD - ĐT là phải “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD
- ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy
sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các phư ơng pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu . . .”
Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì chính người GV phải chuẩn bị (thiết
kế) trước giờ lên lớp (thi công). Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là ngư ời GV
phải biết lựa chọn phư ơng pháp phù hợp cùng với việc ứng dụng CNTT để
hướng dẫn tổ chức và điều khiển HS phát huy hết năng lực trong quá trình
tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với
GV, nhất là GV địa lý ở trư ờng phổ thông, rất nhiều GV còn lúng túng
trong việc tiếp cận kiến thức lý luận và một hệ thống PP DH có sử dụng
CNTT (nói chung) và các phần mềm Địa lý (nói riêng) với những nguyên
tắc, hình thức tổ chức cũng nh ư qui trình của việc thiết kế bài giảng
(TKBG) cụ thể và tư ơng thích. Đặc biệt là việc TKBG có sử dụng CNTT
trong giảng dạy Địa lí, hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách
quan nên chư a được đầu t ư thích đáng.
Trước ý nghĩa và sự cần thiết của yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao
chất lượng TKBG, cũng như mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào
dạy học Địa lí ở trư ờng THPT hiện nay. Tôi đã lựa chọn vấn đề : “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 Trung học phổ
thông ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn góp
một phần nhỏ bé trong việc phổ cập, ứng dụng CNTT để nâng cao chất l-ượng, hiệu quả dạy và học môn Địa lí ở trường THPT
124 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình( Sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh… )
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
II. Mục đích của đề tài ................................................................................ 3
III. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................... 3
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
V. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.................................................................. 3
VI. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5
VII. Đóng góp của đề tài ............................................................................. 6
VIII. Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 7
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT
trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 ........................................................ 8
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................... 8
1.1.1.Quan niệm về thiết kế bài giảng và thiết kế bài giảng có sử dụng
công nghệ thông tin………………………………………………….. ………8
1.1.2.Đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh trung học phổ
thông…………………………………………………………… ...………….23
1.2.Cơ sở thực tiễn……………………………………………… .... ………25
1.2.1.Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 11……… . ………...25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.2.Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học địa lí……… . ………...30
Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng
Địa lí lớp 11………………………………………………………….. ……..39
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và phương hướng thiết kế bài giảng Địa lí
có ứng dụng công nghệ thông tin...................................................... .. .........39
2.1.1.Cơ sở thiết kế bài giảng Địa lí..................................... ....................... ....39
2.1.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng CNTT......................43
2.1.3. Phương hướng thiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng CNTT...................... .45
2.2.Giới thiệu về các phương tiện, chương trình ứng dụng CNTT
và một số phần mềm để TKBG Địa lí ở trường THPT........................... . 45
2.2.1. Máy vi tính và các chương trình ứng dụng cơ bản............................. .. 45
2.2.2. Sử dụng Microsoft Power Point và các phần mềm khác để TKBG
Địa lí............................................................................................................ .. 56
2.3. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin trong TKBG Địa lí................ ........84
2.4. Ứng dụng CNTT và phần mềm tin học thiết kế bài học cụ thể trong
chương trình Địa lí lớp 11………………………………………..... ............ 88
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ......................................................... 96
3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………… . ……96
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm:………………………………………… . ……..96
3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm……………………………… . …….96
3.4. Quy trình thực nghiệm………………………………………..…………97
3.5.Tiểu kết chương ……………………………………………....…………98
KẾT LUẬN …………………………………………………………………105
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................108
PHỤ LỤC ..............................................................................................111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
TKBG Thiết kế bài giảng
PPDH Phương pháp dạy học
THPT Trung học phổ thông
KT-XH Kinh tế -xã hội
CNTT Công nghệ thông tin
SGK Sách giáo khoa
GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
Nxb Nhà xuất bản
DHTC Dạy học tích cực
ĐHSP Đại học sư phạm
ĐHQG Đại học quốc gia
GV Giáo viên
HS Học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 Nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 11 29
2 Bảng 1.2 Mô hìnhGiáo dục trong thời đại thông tin 31
3 Bảng 1.3
Điều tra tình hình của việc ứng dụng CNTT
dạy học Địa lí ở một số trường THPT
33
4 Bảng 2.1
Một số địa chỉ Website cần thiết để giáo viên
tham khảo trong quá trình TKBG
51
5 Bảng 3.1
Tên trường và các giáo viên tham gia thực
nghiệm
97
6 Bảng 3.2 Trường, lớp và học sinh tham gia thực nghiệm 98
7 Bảng 3.3 Kết quả thực nghiệm 99
8 Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả thực nghiệm 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH
Stt Số hiệu Tên sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh Trang
1 Hình1.1 Cấu trúc bài giảng 12
2 Hình2.1 Màn hình sau khi khởi động Powerpoint. 59
3 Hình 2.2 Bản trình chiếu mới 60
4 Hình 2.3 Màn hình làm việc chính của Powerpoin 61
5 Hình 2.4 Danh sách các tệp mẫu. 63
6 Hình 2.5 Một slide chủ của một tệp trình diễn 64
7 Hình 2.6 Các kiểu chữ nghệ thuật trong WordArt Gallery 68
8 Hình 2.7 Một Slide chữ nghệ thuật trong bài Liên minh
châu Âu
69
9 Hình 2.8 Một Slide biểu đồ trong bài Hoa Kì 70
10 Hình 2.9 Một Slide “Bản đồ tự nhiên châu Phi” trong bài:
Một số vấn đề của châu Phi
71
11 Hình2.10 Một File ảnh được chèn trong bài Hoa Kì 72
12 Hình 2.11 Một Slide có Video Clip trong bài Hoa Kì 73
13 Hình 2.12 Hộp thoại màu trong Power point 74
14 Hình 2.13 Hộp thoại tạo hiệu ứng 75
15 Hình 2.14 Bản đồ Châu Phi chụp qua vệ tinh 76
16 Hình 2.15 Cảnh quan của Châu Phi 77
17 Hình 2.16 Một Slide video về cảnh chặt phá rừng 79
18 Hình 2.17 Bản đồ khoáng sản của châu Phi 89
19 Hình 2.18 Bảng số liệu và tháp dân số châu Phi 90
20 Hình 2.19 Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân châu Phi 92
21 Hình 2.20 Một số slide về cảnh chặt phá rừng 91
22 Hình 2.21 Bảng số liệu và tháp dân số châu Phi 93
23 Hình 2.22 Những hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp 93
24 Hình 3.1 Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, công nghệ thông
tin (CNTT) đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống, làm
thay đổi căn bản, sâu sắc và đặc biệt đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học
(nói chung) và khoa học Địa lí (nói riêng) lên một bước mới. Đối tượng
nghiên cứu của khoa học Địa lí là các vấn đề tự nhiên và kinh tế- xã hội (KT-
XH) vì vậy những kiến thức của khoa học này luôn luôn được tăng lên hàng
ngày, hàng giờ và nếu không bắt kịp sự biến đổi đó thì sẽ nhanh chóng bị tụt
hậu. Trước bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá
trình học tập của học sinh (HS) nhưng cũng đem lại những thách thức đối với
việc giảng dạy của giáo viên (GV). Điều này đòi hỏi cần một sự thay đổi về
phương pháp trong công tác giảng dạy của người GV và học tập đối với HS.
Người GV lúc này không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức, mà còn phải là
người hướng dẫn cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp sự
phát triển của xã hội.
Muốn vậy, phải có những cách thức và phương pháp dạy học (PPDH)
thích hợp để truyền đạt cho HS những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đầy
đủ và chính xác, có chọn lọc để phù hợp với mục tiêu dạy học.
Ở nước ta, vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học (nói chung), dạy - học
môn Địa lí (nói riêng) được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm; Đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, mở cửa và hội nhập Quốc Tế, thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi hệ thống Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) phải
xác định lại mục tiêu, phải thiết kế lại chương trình, nội dung và đổi mới
PPDH. Trong các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đề cập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
và khẳng định mục tiêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển”.
Ứng dụng của CNTT một giải pháp hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập của ngành GD - ĐT. Nghị quyết hội nghị
Trung ương Đảng Cộng sản khoá VIII đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ
quan trọng của ngành GD - ĐT là phải “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD
- ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy
sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu . . .”
Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì chính người GV phải chuẩn bị (thiết
kế) trước giờ lên lớp (thi công). Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là người GV
phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cùng với việc ứng dụng CNTT để
hướng dẫn tổ chức và điều khiển HS phát huy hết năng lực trong quá trình
tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với
GV, nhất là GV địa lý ở trường phổ thông, rất nhiều GV còn lúng túng
trong việc tiếp cận kiến thức lý luận và một hệ thống PPDH có sử dụng
CNTT (nói chung) và các phần mềm Địa lý (nói riêng) với những nguyên
tắc, hình thức tổ chức cũng như qui trình của việc thiết kế bài giảng
(TKBG) cụ thể và tương thích. Đặc biệt là việc TKBG có sử dụng CNTT
trong giảng dạy Địa lí, hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách
quan nên chưa được đầu tư thích đáng.
Trước ý nghĩa và sự cần thiết của yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao
chất lượng TKBG, cũng như mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào
dạy học Địa lí ở trường THPT hiện nay. Tôi đã lựa chọn vấn đề : “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 Trung học phổ
thông ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn góp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
một phần nhỏ bé trong việc phổ cập, ứng dụng CNTT để nâng cao chất l-
ượng, hiệu quả dạy và học môn Địa lí ở trường THPT.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các phần mềm, từ đó tìm ra con đường
đơn giản và hiệu quả nhất mà bất cứ GV nào khi đã có kiến thức và phương
tiện đều có thể ứng dụng CNTT vào TKBG Địa lí (nói chung) và Địa lí lớp 11
(nói riêng).
- Xây dựng một số bài giảng có ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí
lớp 11 ở trường THPT hiện nay.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong
TKBG Địa lí lớp 11.
- Nghiên cứu những kỹ thuật cần thiết về CNTT để thiết kế một số dạng bài
giảng trong chương trình Địa lí lớp 11 THPT.
- Đưa ra quy trình TKBG Địa lí (nói chung) và lớp 11 (nói riêng) có
ứng dụng CNTT.
- Thực nghiệm Sư phạm để đánh giá tính khả thi của vấn đề nghiên
cứu.
- Đánh giá những thuận lợi - khó khăn và đưa ra những giải pháp cụ thể
để việc ứng dụng CNTT vào nhà trường đạt hiệu quả.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ, tác giả chỉ bước đầu nghiên cứu
việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11THPT.
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Việc ứng dụng các thành tựu của lĩnh vực CNTT và dạy học không còn
là vấn đề mới mẻ trên thế giới. Vai trò, vị trí quan trọng của CNTT cũng đã
được khẳng định qua thực tiễn. Trên thế giới nhất là những nước có CNTT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
phát triển, người ta đã thực hiện thành công hàng loạt dự án, các chương
trình để đưa các ứng dụng CNTT vào dạy học.Vì vậy, việc ứng dụng CNTT
vào dạy học (nói chung) và TKBG (nói riêng) cũng đã được nghiên cứu và
ứng dụng rộng rãi trên thế giới nhất là ở những khu vực và quốc gia có nền
kinh tế phát triển như: Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, NICs. . .
Ở Việt Nam nhận rõ vai trò của CNTT đối với đời sống xã hội, Đảng -
Nhà nước đã có những chính sách phát triển CNTT từ những năm 1993 và
phát triển công nghệ phần mềm từ năm 2000. Do đó, CNTT đã được áp dụng
có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực của sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội. Tuy
nhiên trong giáo dục thì gần đây mới được chú ý vì thế còn nhiều hạn chế.
Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp
phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả Giáo dục, thời gian gần đây có
nhiều nhà khoa học giáo dục đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan tới việc ứng dụng CNTT và
các phần mềm tin học trong TKBG có thể kể đến:
- “Phần mềm PC- Fact với giảng dạy địa lí ”. PGS Nguyễn Dược biên
soạn. Nxb Giáo Dục, 1998.
- “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”- Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học công nghệ Bộ GD - ĐT, 2001.
- “Khai thác phần mềm PC – Fact trong dạy học Địa lí ”. Hội thảo
Khoa học ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong Giáo dục phổ
thông. Bộ GD - ĐT, 2001.
- “Khai thác chương trình PC – Fact, Encarta World 2000 và Power
Point để thiết kế và xây dựng bài giảng địa lí ”. PGS .TS Nguyễn Trọng Phúc.
Hội thảo khoa học “ Sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp
dạy học” ĐHSP Hà Nội, 2002.
- “Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông” PGS.TS Nguyễn Trọng
Phúc, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2004.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
- “Thiết kế bài giảng địa lí kinh tế - xã hội theo hướng dạy học tích
cực ở Trung học phổ thông”. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, báo cáo đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2004.
- “Thiết kế, xây dựng hệ thống bài giảng điện tử Địa lí kinh tế - xã hội
thế giới và Việt Nam” PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, hội thảo Khoa học
“Nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình phổ thông nhờ sự hỗ trợ
của thiết bị và phần mềm dạy học”. ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
Ngoài ra, còn rất nhiều các đề tài nghiên cứu của các tác giả khác. Qua
các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục, chúng ta thấy rằng việc
ứng dụng CNTT vào dạy học đã đem lại kết quả khả quan, phát huy được vai
trò chủ động của HS trong học tập, HS say mê và hứng thú hơn với việc học
tập môn Địa lí. Các công trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho chúng tôi về
cơ sở lý luận, những định hướng, những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề tài
trên cơ sở kế thừa và phát triển ngày càng tốt hơn.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này phải dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập,
phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau: Sách báo, tạp chí chuyên ngành,
luận văn, các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên
cứu ứng dụng vào học tập có nội dung liên quan.
Để TKBG đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, tôi còn chú ý
nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) hiện hành làm tài lệu chuẩn cho nội dung
thiết kế của bài học. Ngoài ra tôi còn tiến hành nghiên cứu thêm những tài
liệu tham khảo khác trong chương trình phân ban và giáo trình đại học. Đồng
thời còn chú trọng thu thập các tài liệu có liên quan đến PPDH, các tài liệu Lý
luận dạy học (đại cương), Lý luận dạy học địa lí, Tâm lí học sư phạm, Tâm lí
học lứa tuổi để việc TKBG đạt hiệu quả cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
6.2. Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm
- Tìm hiểu thực tế việc dạy học Địa lí (nói chung) và TKBG Địa lí lớp
11 THPT (nói riêng), đặc biệt là những chương trình có sử dụng CNTT trong
dạy học.
- Dự giờ một số tiết dạy ở các chương trình THPT có sử dụng CNTT,
từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có liên quan vào đề tài
nghiên cứu.
Việc áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp với
khả năng học sinh là một quá trình thử nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm của GV. Để việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ
thông đạt hiệu quả tốt cần hiểu kĩ về thái độ của GV và HS, tình hình thực tế
của các trường mà nhất là học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước
trong lĩnh vực này để rút ra những bài học kinh nghiệm.
6.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành ứng dụng CNTT để TKBG và thực hiện các giờ dạy ở
trường phổ thông. Sử dụng phiếu thăm dò để kiểm tra kết quả từ phía HS
và lấy ý kiến của GV nhằm đánh giá mức độ khả thi của đề tài. Kiểm tra
tính thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào TKBG có thể sử dụng được
thường xuyên hay không, đồng thời thấy được những thiếu sót và chưa
hợp lí để từ đó có những phương hướng điều chỉnh cho hợp lí làm tăng
tính khả thi của đề tài.
6.4.Phương pháp toán thống kê
Được dùng trong việc xử lý kết quả số liệu thống kê sau khi tiến hành
điều tra, thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá và làm sáng tỏ cũng như
tiếp thu những cơ sở lý luận , cơ sở thực tiễn của việc TKBG (nói chung)
cũng như ứng dụng CNTT trong TKBG Địa lí (nói riêng).
- Qua nghiên cứu, điều tra thực tế đã bước đầu đánh giá được thực
trạng việc ứng dụng CNTT trong TKBG Địa lí ở một số trường THPT.
- Đưa ra những nguyên tắc, quy trình cụ thể về ứng dụng CNTT trong
TKBG Địa lí lớp 11.
- Ứng dụng CNTT trong TKBG Địa lí lớp 11 nhằm góp phần đổi mới
PPDH và nâng cao hiệu quả trong dạy học Địa lí lớp 11 ở trường THPT
hiện nay.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục tư liệu tham khảo, các
phiếu điều tra . . . luận văn bao gồm các phần chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí.
Chương II: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng địa lí
lớp 11THPT.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ LỚP 11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về thiết kế bài giảng và thiết kế bài giảng có ứng dụng
công nghệ thông tin
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
*Tiết học Địa lí và các kiểu tiết học Địa lí:
Hiện nay, quá trình dạy học ở trường phổ thông được thực hiện theo
chương trình do Bộ GD - ĐT quy định dưới hai hình thức: Nội khoá và
ngoại khoá.Trong hình thức dạy học nội khoá, tiết học giữ một vai trò và vị
trí đặc biệt quan trọng. Tiết học được xem là đơn vị thời gian cơ bản để
tính thời lượng chương trình cho mỗi bộ môn. Trong tiết học, các nhiệm vụ
dạy học, nội dung dạy học các nguyên tắc và PPDH đều được thực hiện.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm tiết học,
song tựu chung thì tiết học có thể được hiểu như sau: “Tiết học đó là một
khoảng thời gian của quá trình dạy học, trong đó HS tự giác, tích cực lĩnh
hội nội dung học vấn dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV để hình thành
nhân cách và phát triển năng lực trí tuệ”. Qua cách hiểu như trên, chúng ta
có thể thấy rằng: Tiết học của các môn học, trong đó có môn địa lí, là hình
thức cơ bản của hình thức tổ chức dạy học theo trường, theo lớp như hiện
nay. Trong tiết học, các nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường phổ thông như:
Hình thành kiến thức, kĩ năng , kĩ xảo, phát triển tư duy và giáo dục tư
tưởng cho HS đều được thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Dựa trên những nhiệm vụ chính của tiết học, hiện nay chương trình
giảng dạy môn Địa lí của các trường phổ thông có những kiểu tiết học sau;
- Tiết học mở đầu
- Tiết học nắm kiến thức và kĩ năng mới
- Tiết học vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Địa lí:
- Tiết học khái quát hóa và hệ thống hoá tri thức Địa lí
- Tiết học kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh
* Bài học Địa lí:
Trong quá trình tổ chức dạy học, hình thức lên lớp là cơ bản nhất và
quan trọng nhất. Đây là một quá trình dạy học được cấu tạo bởi các bài học
sắp xếp theo một chương trình nhất định với thời khoá biểu nhất định đối
với từng