Luận văn Ứng dụng kỹ thuật elisa xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa giúp chẩn đoán sớm mang thai trên bò không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu được điều trị bằng kích thích tố tại công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai

Đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật ELISA xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa giúp chẩn đoán sớm mang thai trên bò không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu được điều trị bằng kích thích tố tại Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai” được tiến hành tại công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2007.

doc67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng kỹ thuật elisa xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa giúp chẩn đoán sớm mang thai trên bò không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu được điều trị bằng kích thích tố tại công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC š› KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ELISA XÉT NGHIỆM HÀM LƯỢNG PROGESTERONE SỮA GIÚP CHẨN ĐOÁN SỚM MANG THAI TRÊN BÒ KHÔNG ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG KÍCH THÍCH TỐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 – 2007 Sinh viên thực hiện: TRẦN CAO THÁI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC *********************** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ELISA XÉT NGHIỆM HÀM LƯỢNG PROGESTERONE SỮA GIÚP CHẨN ĐOÁN SỚM MANG THAI TRÊN BÒ KHÔNG ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG KÍCH THÍCH TỐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG TRẦN CAO THÁI BSTY. LÊ THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2007 LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm tạ: Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường. TS.Dương Nguyên Khang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Bác sỹ thú y Lê Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Ban giám đốc Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Các bạn bè thân yêu của lớp công nghệ sinh học khóa 28 đã chia xẻ cùng tôi những vui buồn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Xin dâng tặng thành quả học tập của con lên ba mẹ, các anh chị luôn động viên và hy sinh nhiều nhất để con có được ngày hôm nay. TPHCM ngày 05 tháng 09 năm 2007 Trần Cao Thái .  TÓM TẮT Đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật ELISA xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa giúp chẩn đoán sớm mang thai trên bò không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu được điều trị bằng kích thích tố tại Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai” được tiến hành tại công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2007. Số liệu ghi nhận trên 40 sữa sinh sản bình thường, bò sau khi sinh 90 ngày trở lên mà không có biểu hiện động dục hoặc phối nhiều lần không đậu. 30 bò sữa sau khi sinh không có biểu hiện động dục hoặc phối nhiều lần không đậu được điều trị PGF2a đối với bò tồn hoàng thể, tiêm Gonestrone đối với bò u nang noãn và tiêm huyết thanh ngựa chửa đối với bò teo buồng trứng. Tiến hành lấy mẫu sữa xét nghiệm hàm lượng progesterone bằng kỹ thuật ELISA vào các ngày 0, 7, 14, 21 và 24 sau khi phối. Kết quả xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa chẩn đoán tình trạng mang thai sớm của bò và có kết quả như sau: + Hàm lượng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò sinh sản bình thường dao động từ 0,52 đến 2,86 ng/ml. Đối với nhóm bò có hàm lượng progesterone trong sữa thấp, hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,25 đến 0,60 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 40%. + Hàm lượng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò tồn hoàng thể dao động từ 0,74 đến 2,77 ng/ml. Đối với nhóm có hàm lượng progesterone trong sữa thấp, hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,11 đến 0,95 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 30%. + Hàm lượng progestereone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò u nang noãn dao động từ 0,59 đến 2,48 ng/ml. Đối với nhóm có hàm lượng progesterone trong sữa thấp, có hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,04 đến 0,29 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 40%. + Hàm lượng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò teo buồng trứng dao động từ 0,24 đến 2,22 ng/ml. Đối với nhóm có hàm lượng progesterone trong sữa thấp, có hàm lượng progesterone trong sữa trung bình dao động từ 0,06 đến 0,30 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 30%. .  MỤC LỤC TRANG Lời cảm tạ i Tóm tắt ii Mục lục iv Danh sách các hình vii Danh sách các biểu đồ…………………………………………………………….vii Danh sách các bảng ..ix Danh sách các chữ viết tắt x Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu 2 1.3 Yêu cầu 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Chu kỳ sinh sản 3 2.1.1 Sự thành thục tính dục 3 2.1.2 Chu kỳ động dục của bò 3 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục 5 2.2 Quá trình mang thai và sinh đẻ 5 2.3 Các hormone điều hòa quá trình sinh sản 7 2.3.1 Các hormone sinh sản 7 2.3.2 Chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng trong điều tiết chu kỳ động dục 9 2.4 Một số bệnh sinh sản gây chậm sinh ở bò sữa 10 2.4.1 Buồng trứng không hoạt động 10 2.4.2 U nang buồng trứng 11 2.4.3 Viêm buồng trứng 13 2.4.4 Viêm tử cung 13 2.5 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường, mang thai và một số trường hợp rối loạn sinh sản 14 2.5.1 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường 14 2.5.2 Động thái progesterone lúc mang thai 15 2.5.3 Động thái progesterone u nang noãn và tồn hoàng thể ở bò sữa 16 2.6 Các chỉ định và ứng dụng của xét nghiệm progesterone trong sữa 16 2.6.1 Xác nhận động dục 16 2.6.2 Chẩn đoán bò mang thai và không mang thai 17 2.6.3 Bò có các vấn đề về sinh sản 17 2.6.4 Các chương trình cấy truyền phôi 18 2.7 Nguyên tắc xét nghiệm hàm lượng progesterone bằng kỹ thuật ELISA 18 2.8 Các công trình nghiên cứu liên quan 19 2.8.1 Các nghiên cứu trong nước 19 2.8.2 Các nghiên cứu nước ngoài 19 2.9 Vài nét về điểm thực tập 20 2.9.1 Sơ lược về Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai 20 2.9.2 Tổ chức sản xuất 21 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 26 3.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng khảo sát 26 3.2 Nội dung nghiên cứu 26 3.3 Vật liệu hóa chất 26 3.4 Phương pháp tiến hành 27 3.4.1 Bố trí điều trị bò không lên giống hoặc phối nhiều lần không đậu 27 3.4.2 Bố trí số mẫu sữa khảo sát 28 3.5 Kỹ thuật ELISA 30 3.6 Tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế 32 3.7 Phương pháp xử lý số liệu 32 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 4.1 Hàm lượng progesterone sữa trung bình ở bò sinh sản bình thường, bò tồn hoàng thể, u nang noãn hoặc teo buồng trứng 33 4.1.1 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò sinh sản bình thường 34 4.1.2 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò tồn hoàng thể 35 4.1.3 Hàm lượng progesterone sữa ở bò u nang noãn theo nhóm 37 4.1.4 Hàm lượng progesterone sữa ở bò teo buồng trứng theo nhóm 38 4.2 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm máu ở bò sinh sản bình thường, bò chẩn đoán tồn hoàng thể, u nang noãn hoặc teo buồng trứng 39 4.2.1 Hàm lượng progesterone sữa ở bò sinh sản bình thường theo nhóm máu 39 4.2.2 Hàm lượng progesterone ở bò tồn hoàng thể theo nhóm máu 41 4.2.3 Hàm lượng progesterone ở bò u nang noãn theo nhóm máu 43 4.2.4 Hàm lượng progesterone ở bò teo buồng trứng theo nhóm máu 44 4.3 Hàm lượng progesterone theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thường, bò chẩn đoán tồn hoàng thể, u nang noãn và teo buồng trứng 46 4.3.1 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 1 47 4.3.2 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 2 48 4.3.3 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 3 49 4.3.4 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 4 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 5.1 Kết luận 52 5.2 Đề nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 55 DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa các nội tiết tố trong quá trình sinh đẻ 6 Hình 2.1 Hình thái u nang noãn trên buồng trứng 11 Hình 2.2 Diễn biến hình thành u nang noãn 12 Hình 2.3 Hình thái u hoàng thể ở bò 12 Hình 2.4 Sơ đồ phản ứng ELISA 18 Hình 2.4 Sơ đồ phản ứng ELISA 18 Biểu đồ 2.1 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thường ở bò 14 Biểu đồ 2.2 Động thái progesterone giúp chẩn đoán sớm có thai 15 Biểu đồ 2.3 Động thái progesterone u nang noãn và u hoàng thể ở bò sữa 16 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò sinh sản bình thường 34 Biểu đồ 4.2 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò tồn hoàng thể 35 Biểu đồ 4.3 Hàm lượng progesterone sữa ở bò u nang noãn theo nhóm 37 Biểu đồ 4.4 Hàm lượng progesterone ở bò teo buồng trứng theo nhóm máu 38 Biểu đồ 4.5 Hàm lượng progesterone sữa ở bò sinh sản bình thường theo nhóm máu 40 Biểu đồ 4.6 Hàm lượng progesterone ở bò tồn hoàng thể theo nhóm máu 42 Biểu đồ 4.7 Hàm lượng progesterone ở bò u nang noãn theo nhóm máu 43 Biểu đồ 4.8 Hàm lượng progesterone theo nhóm ở bò teo buồng trứng 45 Biểu đồ 4.9 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 1 47 Biểu đồ 4.10 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 2 48 Biểu đồ 4.11 Hàm lượng progesterone theo nhóm ở bò lứa 3 49 Biểu đồ 4.12 Hàm lượng progesterone sữa theo nhóm ở bò lứa 4. 50 DANH SÁCH CÁC BẢNG B ẢNG TRANG Bảng 2.1 Phân biệt u nang noãn và u hoàng thể 13 Bảng 2.2 Cơ cấu đàn bò của Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai 21 Bảng 2.3 Định mức các loại thực liệu trong khẩu phần ăn cho các nhóm bò 24 Bảng 3.1 Bố trí điều trị bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu 28 Bảng 3.2 Bố trí chung 28 Baûng 3.3 Soá maãu söõa khaûo saùt treân boø khoâng leân gioáng hoaëc phoái nhieàu laàn khoâng ñaäu 28 Baûng 3.4 Soá maãu söõa khaûo saùt theo löùa ñeû ôû boø sinh saûn bình thöôøng 29 Bảng 4.1 Hàm lượng progesterone sữa ở bò sinh sản bình thường và bò được chẩn đoán chậm động dục do tổn hoàng thể, u nang noãn hoặc teo buòng trứng 33 Bảng 4.2 Hàm lượng progesterone sữa ở bò sinh sản bình thường theo nhóm máu 39 Bảng 4.3 Hàm lượng progesterone ở bò tồn hoàng thể theo nhóm máu 41 Bảng 4.4 Hàm lượng progesterone sữa ở bò u nang noãn theo nhóm máu 43 Bảng 4.5 Bảng 4.5 Hàm lượng progesterone sữa ở bỏ teo buồng trứng theo nhóm máu 45 Bảng 4.6 Hàm lượng progesterone sữa theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thường, bò chẩn đoán tồn hoàng thể, u nang noãn hoặc teo buồng trứng 46 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACTH = Adrenocorticotropic Hormone ELISA = Enzyme – linker immunosorbent assay FRH = Folliculin Releasing Hormone FSH = Follicle Stimulating Hormone GnRH = Gonadotropin Releasing Hormone HF = Holstein Friesian LRH = Luteinizing Releasing Hormone LH = Luteinizing Hormone LTH = Luteotropin Hormone PGF2a = Prostaglandin F2a PRH = Prolactin Releasing Hormone PRID = Progesterone Releasing Intravaginal Device RIA = Radio Immuno Assay ĐẶT VẤN ĐỀ Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của các công ty sữa tại Việt Nam như Vinamilk, Foremost… khả năng sản xuất của đàn bò sữa trong nước đã ngày càng tốt hơn. Để chăn nuôi bò sữa đạt kết quả tốt, một trong những yếu tố quan trọng là phải biết phối hợp giữa việc khai thác sữa và qui trình sinh sản của bò. Trong đó, chẩn đoán bò mang thai sớm và phát hiện bò không lên giống sau khi sinh là điều quan trọng để nâng cao năng suất của bò sữa… Đàn bò sữa Việt Nam có khoảng cách giữa hai lứa đẻ khá dài với 14,3 – 15 tháng. Điều này một phần do hạn chế của phương pháp phát hiện bò mang thai sau phối giống còn thủ công như khám qua trực tràng và phải chờ thời gian dài mới phát hiện có thai sau phối là 60 ngày. Bên cạnh đó, tỷ lệ chậm lên giống sau khi sinh trên bò sữa vẫn còn khá cao, chiếm khoảng 55,5% (Nguyễn Văn Tìm và ctv, 1999). Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện tình trạng trên là điều cần thiết. Hàm lượng progesterone trong sữa hoặc huyết thanh có mối liên hệ chặt chẽ với động thái của chu kỳ sinh sản mang thai và thể trạng bò. Vì thế, bản thân kích thích tố này cũng như các phương pháp phát hiện nó đã được nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực sinh sản của bò ở các nước tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, có rất ít đề tài nghiên cứu hàm lượng progesterone ứng dụng trong công tác quản lý sinh sản của đàn bò sữa, hiện nay đã được thực hiện với phương pháp RIA (Chung Anh Dũng, 2002) và phương pháp ELISA (Phan Văn Kiểm, 2005). Để tiếp tục chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật ELISA trong việc xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa để chẩn đoán sớm mang thai trong chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiêp, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng kỹ thuật ELISA xét nghiệm hàm lượng progesterone sữa giúp chẩn đoán sớm mang thai trên bò không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu được điều trị bằng kích thích tố tại Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai”. Mục tiêu Khảo sát hàm lượng progesterone bằng kỹ thuật ELISA trên sữa bò không động dục hoặc phối nhiều lần không đậu đã được điều trị kích thích tố nhằm chẩn đoán mang thai sớm và đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị. Yêu cầu - Tăng cường dinh dưỡng cho bò không lên giống hoặc phối nhiều lần không đậu để loại trừ trường hợp suy dinh dưỡng làm kém khả năng sinh sản trên bò. - Xác định bò không lên giống hoặc phối nhiều lần không đậu do teo buồng trứng, u nang noãn, u hoàng tuyến hoặc tồn thể vàng bằng cách khám trực tràng để tiến hành xử lý các tình trạng kém khả năng sinh sản này. - Sử dụng một số chế phẩm kích dục tố để tiêm cho bò chậm sinh như PGF2a, huyết thanh ngựa chửa (HTNC)…để điều trị đúng tình trạng trên và đánh giá hiệu quả điều trị. - Khảo sát hàm lượng progesterone trong sữa bò sau khi gieo tinh ở các ngày 0, 7, 14, 21 và 24 để chẩn đoán mang thai sớm ở bò không lên giống hoặc phối nhiều lần không đậu đã được điều trị kích thích tố. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chu kỳ sinh sản Sự thành thục tính dục Sau khi sinh ra cơ thể tiếp tục sinh trưởng, đến khi đạt được sự ổn định thì được gọi là sự thành thục về thể xác. Đến giai đoạn nào, cơ thể có những biến đổi chuẩn bị cho việc sinh ra các giao tử hoạt động, thời kỳ này gọi là thành thục, tiếp theo là thành thục về tính dục. Đối với ở bò thành thục xuất hiện lúc 15 – 18 tháng tuổi. Tuổi thành thục chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh tự nhiên, thời gian chiếu sáng, giống, ưu thế lai, nhiệt độ môi trường, thể trọng cũng như chịu sự tác động của dinh dưỡng và mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa. Theo Roy (1975) sự dậy thì và thành thục tính dục có liên quan đến thể trọng như ở bò sữa thành thục tính dục khi thể trọng đạt 30 – 40 % thể trọng của bò cái trưởng thành, còn bò thịt thì mức cao hơn 45 – 55 %. Lần xuất hiện động dục đầu tiên hay lần xuất tinh đầu tiên đều không đạt hiệu quả sinh sản cho bất kỳ loài gia súc nào. Có một thời gian gọi là “vô sinh ở tuổi dậy thì”. Giai đoạn này ngắn khoảng vài tuần. Chu kỳ động dục của bò Bò cái sau khi thành thục về tính dục, gia súc cái bắt đầu sinh sản. Nang trứng phát triển mang tính chu kỳ dưới sự điều hòa của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng động dục gọi là chu kỳ động dục. Chu kỳ động dục ở bò trung bình 21 ngày. Chu kỳ động dục bao gồm 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn yên tĩnh. 2.1.2.1 Giai đoạn trước động dục Kéo dài 6 – 10 giờ là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần động dục tiếp theo. Giai đoạn này nang trứng phát triển nhanh dẫn tới sự cảm thụ sinh dục. Dưới ảnh hưởng của estrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như tế bào vách ống dẫn trứng phát triển cò nhiều nhung mao để chuẩn bị đón trứng, màng nhày tử cung và âm đạo tăng sinh được cung cấp nhiều máu, tử cung và âm đạo bắt đầu sung huyết. Bò cái có biểu hiện tìm ngửi những con khác hoặc nhảy lên lưng con khác, âm hộ chảy dịch nhày ướt và sung huyết. 2.1.2.2 Giai đoạn động dục Kéo dài trung bình 18 giờ là thời kỳ xuất hiện cảm thụ sinh dục của con cái do lượng estrogen tiết ra cực đại, thú cái biểu hiện bằng phản xạ đứng yên khi con khác nhảy lên lưng, bò ăn ít, giảm sữa, âm hộ sưng đỏ, thải dịch nhờn trong. Cuối giai đoạn này trứng rụng, càng đến thời điểm trứng rụng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo. 2.1.2.3 Giai đoạn sau động dục Là giai đoạn phát triển sớm của thể vàng và bắt đầu tiết ra progesterone ức chế động dục. Bò ăn ít, âm hộ hết sưng, ở bò rụng trứng 10 – 12 giờ sau kết thúc chịu đực, cổ tử cung còn mở sau hẹp dần, âm đạo dần trở lại bình thường, sự tăng sinh và tiết dịch tử cung dừng lại là thú dần dần trở lại trạng thái bình thường. 2.1.2.4 Giai đoạn yên tĩnh Là giai đoạn thể vàng hoạt động, thường khởi đầu vào ngày thứ tư sau khi rụng trứng và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy, những biểu hiện sinh dục lúc này không còn. Đây là giai đoạn hồi phục cấu tạo, chức năng, năng lượng cho hoạt động chu kỳ tiếp theo. Trứng tồn tại trong tử cung kéo dài 6 – 10 giờ. Để xác định thời điểm phối giống thích hợp nhằm đạt tỷ lệ thụ thai cao là khoảng thời gian giữa giai đoạn chịu đực đến 6 giờ sau giờ sau khi kết thúc giai đoạn chịu đực. PGF2a bắt đầu tiết vào ngày thứ 18 của chu kỳ động dục, thể vàng tiêu hủy hoàn toàn vào ngày thứ 20. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục - Chế độ chiếu sáng: ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chu kỳ lên giống. - Nhiệt độ: nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ chết phôi. - Dinh dưỡng: ảnh hưởng rõ nhất vào hai thời kỳ từ khi bắt đầu thành thục về tính dục và thời kỳ sau khi đẻ đến khi động dục lại. Cần cung cấp dinh dưỡng cao vào các thời kỳ này để tăng tỷ lệ rụng trứng. - Pheromon: con cái khi động dục rất mẫn cảm với mùi con đực để kích thích tăng tiết hormone hướng sinh dục của thùy trước tuyến yên. Tiếng kêu của con đực, tiếp xúc giữa con đực và con cái cũng là nhân tố quan trọng trong việc gợi hoạt động sinh dục cho con cái. Quá trình mang thai và sinh đẻ Sau khi rụng trứng, lớp bao nang noãn còn lại sẽ phát triển thành thể vàng, thể vàng sẽ được tiếp tục duy trì và phát triển khi trứng được thụ tinh. Việc duy trì thể vàng trong suốt thời gian mang thai có tác dụng liên tục làm tiết ra progesterone nhằm ức chế sự phát triển và chín của nang trứng khác và làm mất đi chu kỳ động dục. Progesterone làm giản nở cơ tử cung và tăng sự phát triển lớp nội mạc tử cung để nuôi dưỡng phôi thai. Progesterone của hoàng thể có vai trò duy trì bào thai, làm an thai trong 2/3 giai đoạn đầu của chu kỳ. Giai đoạn sau, progesterone được sản xuất thêm bởi nhau thai và tuyến thượng thận. Progesterone trong 10 ngày đầu có chữa tăng rất nhanh, cao nhất vào ngày thứ 20 rồi hơi giảm ở tuần thứ 3 của thai kỳ. Sau đó, progesterone ổn định trong suốt thời gian mang thai để ức chế chu kỳ động dục, nồng độ progesterone giảm dần trong 60 ngày chửa cuối và giảm mạnh đột ngột vào ngày trước khi đẻ. Trong thời kỳ bò mang thai, estrogen duy trì ở mức thấp nhất, tăng dần vào 3 tuần cuối của thai kỳ và đến khi đẻ tăng cao nhất. Theo Trần Thị Dân (2002) đẻ là quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh – nội tiết. Bào thai phát triển đến giai đoạn chín muồi sẽ đến thời kỳ sinh đẻ dưới tác dụng của các kích thích tố, trong đó prostaglandin F2a đóng vai trò rất quan trọng. Tuyến thượng thận của bào thai sẽ bắt đầu phân tiết corticosteroid, hàm lượng của chất này tăng lên và đi vào máu của thú mẹ. Relaxin được phân tiết có tác dụng nới lỏng và làm mềm cổ tử cung, dây chằng xương chậu. Hàm lượng estrogen trong máu của thú mẹ bắt đầu tăng lên từ giai đoạn 1/3 thời gian cuối của thai kỳ sẽ là yếu tố khơi mào cho corticosteroid kích thích tử cung tiết ra PGF2a có tác dụng phân giải hoàng thể và làm cho progesterone trong máu giảm đi nhanh chóng, sự sinh đẻ bắt đầu. Estrogen được sản xuất bởi nhau thai có thể gây ra những cơn co thắt tử cung nhẹ, chính những cơn co thắt này là nguyên nhân làm kích thích cổ tử cung tiết ra oxytoxin dưới tác dụng của thùy sau tuyến yên. Từng đợt co thắt xảy ra càng lúc càng mạnh mẽ hơn, lúc này estrogen nhau thai tiết ra tăng cao và kích thích sự mẫn cảm của tử cung đối với oxytocin gây co bóp tử cung đẩy thai ra ngoài (Peters và ctv., 1995; Serge, 2002). Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa các nội tiết tố trong quá trình sinh đẻ Các hormone điều hòa quá trình sinh sản Các hormone sinh sản Kích tố nang trứng FSH (Follicule Stimuling Hormone) FSH là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 25.000 – 30.000 gồm 250 acid amin trong đó giàu cystin, hormone này được thùy trước của tuyến yên tiết ra. FSH có tác dụng kích thích sự phát triển của nang trứng và kích nang trứng tiết ra hormone estrogen (tác dụng này cùng phối hợp của LH). Kích thích này làm trứng chín muồi mà không làm rụng trứng. Ở con đực kích thích phát triển ống