Luận văn Vai trò của bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp

Hải Phòng nằm trên tuyến du lịch của khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với lượng khách du lịch hằng năm khoảng 10.000 người. Bên cạnh đó, lượng khách nước ngoài đến Hải Phòng như thuỷ thủ tàu viễn dương, quan chức cơ quan ngoại giao, đại diện các hãng và các đoàn thương nhân nước ngoài đến Hải Phòng bằng đường hàng không, đường bộ không phải là nhỏ. Do đó, việc phát triển hệ thống khách sạn và tổ chức các trò chơi giải trí cho khách nước ngoài đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch Hải Phòng nói riêng và đối với các cấp, các ngành của Hải Phòng nói chung. Trên cơ sở đó,Thành phố Hải Phòng cũng đã nâng cấp và tổ chức xây dựng mới một số khách sạn kèm theo các trò chơi giải trí và tham quan du lịch quần đảo Cát Bà, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do các phương tiện phục vụ và trình độ có hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao về mặt nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của khách quốc tế,vì vậy lượng khách du lịch đến Hải phòng còn ít, chưa xứng với tiềm năng du lịch của thành phố, nguồn thu ngoại tệ của ngành du lịch còn rất thấp. Để giải quyết khó khăn nói trên, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho phép thành lập Công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng với mục đích cùng nhau liên doanh xây dựng một trung tâm giải trí quốc tế với Casino tại khu du lịch Đồ Sơn kèm theo việc xây dựng mới một khách sạn quốc tế 4 sao và cải tạo nâng cấp nhà hàng Vạn Hoa, khu giải trí Hòn Dáu.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hải Phòng nằm trên tuyến du lịch của khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với lượng khách du lịch hằng năm khoảng 10.000 người. Bên cạnh đó, lượng khách nước ngoài đến Hải Phòng như thuỷ thủ tàu viễn dương, quan chức cơ quan ngoại giao, đại diện các hãng và các đoàn thương nhân nước ngoài đến Hải Phòng bằng đường hàng không, đường bộ không phải là nhỏ. Do đó, việc phát triển hệ thống khách sạn và tổ chức các trò chơi giải trí cho khách nước ngoài đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch Hải Phòng nói riêng và đối với các cấp, các ngành của Hải Phòng nói chung. Trên cơ sở đó,Thành phố Hải Phòng cũng đã nâng cấp và tổ chức xây dựng mới một số khách sạn kèm theo các trò chơi giải trí và tham quan du lịch quần đảo Cát Bà, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do các phương tiện phục vụ và trình độ có hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao về mặt nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của khách quốc tế,vì vậy lượng khách du lịch đến Hải phòng còn ít, chưa xứng với tiềm năng du lịch của thành phố, nguồn thu ngoại tệ của ngành du lịch còn rất thấp. Để giải quyết khó khăn nói trên, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho phép thành lập Công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng với mục đích cùng nhau liên doanh xây dựng một trung tâm giải trí quốc tế với Casino tại khu du lịch Đồ Sơn kèm theo việc xây dựng mới một khách sạn quốc tế 4 sao và cải tạo nâng cấp nhà hàng Vạn Hoa, khu giải trí Hòn Dáu. Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn của cô giáo cũng như sự giúp đỡ của công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng, em nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của Bên Việt Nam trong công ty Liên doanh nói chung và công ty Liên doanh du lịch Quốc tế nói riêng là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này sẽ phục vụ tốt cho quá trình học tập và làm việc của em sau này và cũng là góp phần nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu là “Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - thực trạng, bài học và giải pháp” với đối tượng nghiên cứu là Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Do đó, luận văn đi nghiên cứu trong phạm vi công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đồng thời kết hợp tham khảo một số công ty khác để đề tài có sức thuyết phục hơn. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày làm 3 chương: Chương I. Những vấn đề cơ bản của Doanh nghiệp liên doanh Nước ngoài Chương II: Thực trạng vai trò của bên Việt Nam ở công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, việc các thành phần kinh tế khác quốc gia cùng nhau hợp tác đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Sự hình thành các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, … đã chứng tỏ điều này. Trong các hình thức đó thì hình thức doanh nghiệp liên doanh là nổi bật hơn cả, nó chiếm phần lớn trong số những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở Việt Nam. Để có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Liên doanh nói riêng, dưới đây em đi nghiên cứu về doanh nghiệp Liên doanh, từ đó mới xây dựng nền tảng cho việc nghiên cứu Công ty liên doanh quốc tế Hải Phòng. 1. Doanh nghiệp liên doanh: Khái niệm và những đặc trưng cơ bản 1.1. Khái niệm Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. ở bất kỳ các quốc gia nào, doanh nghiệp liên doanh cũng là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp phù hợp với luật pháp của nước sở tại. Tuy nhiên, do có xuất phát điểm khác nhau, sự nghiên cứu trên các giác độ khác nhau mà xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp liên doanh, như định nghĩa của Hoa Kỳ, của tổ chức OECD …. Khi bàn về doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, chúng ta thấy doanh nghiệp liên doanh được xác định rất rõ trong nghị định 24/CP của chính phủ và luật đầu tư ngước ngoài sửa đổi năm 2000. ở đây, doanh nghiệp liên doanh được hiểu như là một doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hay nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước khác). Để có thể hiểu sâu hơn nữa về hình thức doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam, chúng ta đi xem xét một hình thức kinh doanh quốc tế nữa cũng phổ biến ở Việt Nam, đó là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Như vậy, về bản chất thì doanh nghiệp Liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn khác nhau, nếu ở doanh nghiệp Liên doanh là theo cơ chế hợp tác giữa hai bên thông qua các công việc như cùng góp vốn, cùng chia sẽ rủi ro, cùng hưởng lợi nhuận, … thì ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có hiện tượng tự góp vốn, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm trước kết qủa kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài. Trên đây là khái niệm chung về doanh nghiệp liên doanh, khái niệm doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam và để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp liên doanh chúng ta xem xét những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh. 1.2. Những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài: Khi đi tìm hiểu bất kỳ một hình thức đầu tư quốc tế nào, vấn đề đầu tiên mà chúng ta phải nghiên cứu, đó chính là khía cạnh pháp lý. Theo luật pháp quốc tế nói chung và luật Việt Nam nói riêng thì khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp liên doanh được thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới được thành lập ở nước sở tại, nó là một thực thể kinh doanh hoàn toàn độc lập, chịu sự chi phối của pháp luật của nước sở tại và pháp luật quốc tế có liên quan. Mặt khác, doanh nghiệp là một doanh nghiệp hoạt động theo đúng luật liên doanh và điều lệ doanh nghiệp của chính doanh nghiệp đó đề ra. Tại Việt Nam, hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng tuân thủ ở luật pháp quốc tế, có nhiều là doanh nghiệp liên doanh cũng mang tư cách pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo hợp đồng liên doanh và điều lệ liên doanh, tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam, … Khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp liên doanh là rất quan trọng, nó chi phối tới hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về doanh nghiệp liên doanh, chúng ta không thể không nghiên cứu tới khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Về mặt bản chất, việc hình thành doanh nghiệp liên doanh chính là phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đây chính là khía cạnh đúng trong toàn bộ những đặc trưng của doanh nghiệp liên doanh. Trước hết, khi nghiên cứu về khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh, chúng ta phải thấy một đặc trưng cơ bản là trong doanh nghiệp liên doanh có việc cùng nhau góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp liên doanh. ở đây, các bên liên doanh có thể cùng nhau góp vốn vào liên doanh theo một tỷ lệ vốn nhất định. Ở Việt Nam, bên tham gia liên doanh của phía Việt Nam góp ít nhất 20% tổng số vốn pháp định. Các bên trong doanh nghiệp liên doanh tham gia góp vốn không nhất thiết bằng tiền mà có thể góp vốn bằng máy móc, đất đai, nhà xưởng, kinh nghiệm, uy tín của công ty, … Bên Việt Nam thường tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do có sự cùng sở hữu về vốn ở doanh nghiệp liên doanh, vì vậy xuất hiện yếu tố cùng tham gia quản lý trong doanh nghiệp liên doanh. ở bất kỳ một doanh nghiệp liên doanh nào, các bên tham gia liên doanh cũng đều cử người tham gia trong hội đồng quản trị của liên doanh. Thông thường, việc quy định số thành viên của từng bên tham gia liên doanh là phụ thuộc vào tỷ lệ vốn của bên đó trong tổng số vốn pháp định, do đó tính chất quyết định các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh cũng phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Ở Việt Nam, các Bên liên doanh không chỉ góp vốn vào Hội đồng quản trị và còn phân công người vào ban điều hành của doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ vốn góp. Bên nào có tỷ lệ vốn cao hơn thì được cử người giữ chức Tổng giám đốc ( hoặc giám đốc ) còn bên kia giữ chúc Phó tổng giám đốc thứ nhất (hoặc Phó giám đốc). Cũng do yếu tố cùng góp vốn, các bên tham gia lao động cũng cùng kinh doanh với nhau. Trong quá trình tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do vậy các bên liên doanh sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro, mạo hiểm trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Lại do yếu tố cùng góp vốn, nên các bên tham gia trong doanh nghiệp liên doanh cùng nhau phân phối lợi nhuận. Thông thường, việc phân phối lợi nhuận này cũng chia theo tỷ lệ vốn góp, trừ những ngành kinh doanh có lợi nhuận siêu nghạch mà các bên có thể chia không nhờ tỷ lệ vốn góp. Việc phân chia lợi nhuận này được thực hiện sau khi doanh nghiệp liên doanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính đối với nước sở tại. Ngoài ra, một trong những khía cạnh không thể thiếu được của bất kỳ một doanh nghiệp liên doanh nào chính là khía cạnh văn hoá. Do doanh nghiệp liên doanh là sự hợp tác của các bên tham gia liên doanh có quốc tịch khác nhau, do vậy doanh nghiệp liên doanh là nơi hội tụ nhiều nền văn hoá khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Do vậy, trong doanh nghiệp liên doanh thường xảy ra những bất đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Trong doanh nghiệp liên doanh, yếu tố văn hoá này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, nếu chúng ta biết tôn trọng, hiểu biết văn hoá của nhau thì thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp là 1 , nếu chúng ta không biết tôn trọng văn hoá của nhau thì nó gây bất lợi cho hoạt động của doanh nghiệp là 10. Như vậy, ta có thể thấy vai trò to lớn của yếu tố văn hoá trong hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. 1.3. Phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài: Nhằm mục đích thuận tiện cho việc nghiên cứu, các nhà kinh tế đã tiến hành việc phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài. Khi tiến hành phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các nhà kinh tế phân chia doanh nghiệp liên doanh theo các tiêu thức như về mặt pháp lý, về lĩnh vực kinh doanh, về các giai đoạnh của quá trình sản xuất. Khi tiến hành phân loại doanh nghiệp liên doanh theo lĩnh vực kinh doanh, các nhà kinh tế học chia doanh nghiệp liên doanh nướcngoài thành các loại doanh nghiệp như doanh nghiệp chế tạo lắp ráp, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai. Việc phân loại này cho ta biết rõ về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, như vậy tạo thuận lợi cho việc giám sát, quản lý của nước sở tại đối với liên doanh, đồng thời cũng giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát nhất về doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân loại này cũng không thể chỉ ra cho chúng ta loại hình kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh, do đó cũng gặp một số bất lợi. Để khắc phục điểm yếu này, các nhà kinh tế phân chia doanh nghiệp liên doanh nước ngoài theo các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, bao gồm các loại sau: doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, … Như vậy, việc phân chia doanh nghiệp liên doanh nước ngoài theo căn cứ các này đã chỉ rõ loại hình kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, cho ta cái nhìn rõ hơn về doanh nghiệp liên doanh mà ta đang quan tân, song việc phân chia này vẫn chưa thực sự rõ cho việc nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp Liên doanh. Cũng với khái niệm, những đặc trưng cơ bản củ doanh nghiệp liên doanh, việc phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài cho chúng ta cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, tuy nhiên việc nghiên cứu này chỉ có tính sơ lược. Điểu hiểu rõ hơn về doanh nghiệp liên doanh, chúng ta đi xem xét bộ máy tổ chức của doanh nghiệp liên doanh nói chung và doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nói riêng. 2.Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh là một vấn đề không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp liên doanh, nó đóng một vai trò cũng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để hình thành được một bộ máy quản lý hợp lý thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc như nguyên tắc thống nhất mục tiêu, nguyên tắc hiệu lực điều hành, nguyên tắc hiệu qủa kinh tế. Ở đây, nguyên tắc thống nhất mục tiêu được thể hiện là việc hình thành bộ máy quản lý sao cho phải đạt được mục tiêu chung, đã xác định của doanh nghiệp, còn nguyên tắc hiệu lực điều hành thì yêu cầu việc hình thành và tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo tốt việc điều hành từ trên xuống dưới và ngược lại. Đối với nguyên tắc hiệu quả kinh tế thì yêu cầu việc hình thành bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo thực hiện hiệu quả cao nhất, tức là chi phí nhỏ nhất nhưng thuận lợi nhất cho hoạt động – kinh doanh, đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc tổ chức bộ máy doanh nghiệp. Hiện nay, nguyên tắc hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng, nó đóng vai trò quyết định trong việc hình thành bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, thông thường một doanh nghiệp liên doanh thường hình thành bộ máy quản lý như sau: Hình 1: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh Để hiểu rõ hơn về hội đồng quản trị, ban Giám đốc và các bộ phận của doanh nghiệp liên doanh, dưới đây chúng ta đi nghiên cứu kỹ từng vấn đề có thể thấy rõ được bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị Nói về Hội đồng quản trị là nói về cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, là đại diện về mặt sở hữu của doanh nghiệp, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Theo nghị định số 24/ CP và luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 2000, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh có những chức năng sau: * Định hướng các vấn đề quan trọng như: xây dựng chiến lược kinh doanh, hoạt động tài chính, công nghiệp sản xuất và các mối quan hệ với số chiến lược trong và ngoài nước. * Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ quản lí và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. * Quy định các cán bộ chủ chốt của công ty như: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Hội đồng quản trị là một tập thể bao gồm nhiều thành viên, bao gồm người đại diện của các bên đối tác, số lượng người tương ứng với phần vốn góp, do đó từng thành viên trong Hội đồng quản trị không thể ra được quyết định, không thể ra lệnh cho nhân viên mà phải thông qua quyết định của Hội đồng quản trị. Từng thành viên trong Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về công việc được phân công. Hội đồng quản trị bao gồm là chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị. Trên nguyên tắc thoả thuận và được sự cho phép của cơ quan chủ quản, Bộ kế hoạch đầu tư, Thủ tướng Chính phủ thì sẽ quyết định được Chủ tịch hội đồng quản trị và Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.Thông thường thì nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị là người nước ngoài thì Phó chủ tịch Hội đồng quản trị là người Việt Nam và ngược lại. Ở đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm và quyền hạn đối với doanh nghiệp liên doanh như sau: * Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị. * Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị. Như vậy, về quyền hạn và trách nhiệm cũng tương đương như thành viên trong Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị không thể ra quyết định mà chỉ thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị; chỉ khác ở chỗ là chủ tịch Hội đồng quản trị là người triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Trên cơ sở chức năng, quyền hạn của Hội đồng quản trị và quyền hạn nghĩa vụ của các thành viên trong Hội đồng quản trị, cho nên việc ra quyết định của Hội đồng quản trị là quyết định có tính chất tập thể, được các bên đem ra thảo luận và cùng nhau ra quyết định. Việc ra quyết định của Hội đồng quản trị bao gồm 2 nguyên tắc sau: nguyên tắc nhất trí và nguyên tắc theo đa số. Những vấn đề quan trọng sau đây thì phải được Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của Hội đồng quản trị: * Sửa đổi, bổ xung điều lệ của doanh nghiệp. * Bổ nhiệm, miễn nhiệm Ban điều hành gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp.Tuy nhiên, nếu các bên liên doanh có thể thoả thuận với nhau về các vấn đề khác, tuân theo nguyên tắc nhất trí thì có thể ghi trong điều lệ của doanh nghiệp liên doanh. Các vấn đề khác ngoài vấn đề tuân theo nguyên tắc nhất trí thì sẽ tuân theo nguyên tắc đa số. Đối với các vấn đề được tuân theo nguyên tắc nhất trí nhưng không đạt được sự nhất trí giữa các thành viên trong Hội đồng quản trị, gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh ngiệp thì Hội đồng quản trị có thể lựa chọn các phương án sau đây: - Đưa vấn đề này ra Hội đồng hoà giải. Hội đồng này được thành lập theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên liên doanh gồm có các thành viên đại diện cho mỗi bên với số lượng ngang nhau và đại diện của Bộ kế hoạch và đầu tư tham gia với tư cách là chủ tịch Hội đồng hoà giải. Quyết định của Hội đồng hoà giải phải được thông qua theo nguyên tắc đa số và là quyết định cuối cùng; được các bên tham gia chấp thuận. - Đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư làm hoà giải. Như vậy, quyết định của Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ là quyết định cuối cùng, buộc các bên tham gia phải chấp thuận. Bên cạnh đó Hội đồng quản trị cũng phải có một quy chế hoạt động. Hội đồng quản trị họp mỗi năm một lần.Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do chính chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập; bất kì cuộc họp nào cũng phải có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị đại diện cho mỗi bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề được uỷ quyền. Chủ tịch Hội đồng quản trị được uỷ quyền cho Phó chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị. Nhiệm lỳ của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng không quá 5 năm. Ban giám đốc Trong doanh nghiệp liên doanh, nếu Hội đồng quản trị là đại diện về mặt sở hữu của doanh nghiệp thì ban giám đốc chính là nơi điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp hàng ngày. Ban giám đốc của doanh nghiệp gồm có Tổng giám đốc ,các Phó tổng giám đốc. ở đây, ban giám đốc là những người được ủy thác của Hội đồng quản trị nhằm mục đích quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo mục tiêu, phương hướng mà Hội đồng quản trị đã đề ra. Thực chất ở đây ban giám đốc có thể cho Hội đồng quản trị thuê nhưng đại đa số hiện nay thì ban giám đốc là do người của các bên liên doanh đề ra. Nếu như phía nước ngoài cử người giữ chức Tổng giám đốc thì phía Việt Nam cử người giữ chức Phó tổng giám đốc và ngược lại. Việc quyết định cho bên nào được cử người giữ chức Tổng giám đốc, bên nào được cử người giữ chức Phó tổng giám đốc là tuỳ thuộc vào Hội đồng quản trị quyết định và do sự thỏa thuận giữa các bên. Trên thực tế hiện nay việc quy định người làm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc là do tỷ lệ góp vốn giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Nếu bên Việt Nam góp số vốn chiếm đa số trong tổn
Tài liệu liên quan