Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những ngƣời lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con ngƣời. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lƣợng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con ngƣời. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con ngƣời để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của bất cứ nƣớc nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiề u hình thức của đông đảo phụ nữ [31]. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nƣớc, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đƣờng đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vƣơn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là ngƣời con dâu, ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời thầy của các con, ngƣời thầy thuốc của gia đình. Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phƣơ ng làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam. Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 50,5% dân số là phụ nữ [41]. Lực lƣợng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chƣa đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng, chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời phụ nữ phải "nặng gánh hai vai", vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ có nhƣ mọi ngƣời, sức khoẻ lại hạn chế. Để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực và hy sinh, nhƣng quyền lợi về mọi mặt của họ lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay nhƣ thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn miền núi huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lƣợng này, qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiế n hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên”.

pdf105 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------------------------- Vƣơng Thị Vân VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------ VƢƠNG THỊ VÂN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60- 31- 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S. ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vƣơng Thị Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Sau hơn 3 năm phấn đấu vƣợt qua nhiều khó khăn để học tập với sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của đồng chí, đồng nghiệp ở cơ quan, của nhà trƣờng và sự dạy bảo tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành chƣơng trình cao học kinh tế nông nghiệp và luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Sau đại học, ban chủ nhiệm lớp cùng các thầy cô Trƣờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Đỗ Anh Tài, đã hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên, Huyện uỷ Phú Lƣơng, UBND huyện Phú Lƣơng, Ban Dân vận Huyện uỷ Phú Lƣơng, Phòng LĐ-XH huyện Phú Lƣơng, Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Phú Lƣơng, Ngân hàng NN&PTNT huyện Phú Lƣơng, UBND và hội phụ nữ các xã Cổ Lũng, Ôn Lƣơng, Yên Trạch. Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn này không trách khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ bảo, giúp đỡ để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2009 Tác giả luận văn Vƣơng Thị Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, đồ thị Phần Mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục đích cụ thể 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 4 5. Bố cục luận văn 4 Chƣơng 1. Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu 5 1.1. Cơ sở khoa học 5 1.1.1. Giới tính và Giới 5 1.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn 8 1.1.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 10 1.1.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 14 1.1.5. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 21 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 28 1.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 29 1.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 30 1.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 31 1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 31 Chƣơng 2. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế huyện Phú Lƣơng 32 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên 32 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 37 2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế huyện Phú Lƣơng 45 2.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện 45 2.2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ trong các hộ nghiên cứu 54 2.2.3. Một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế 69 Chƣơng 3. Quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ huyện Phú Lƣơng 74 3.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 74 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế 75 Phần Kết luận và kiến nghị 82 Tài liệu tham khảo 86 Phụ lục 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 2.1 Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của huyện Phú Lƣơng năm 2008 34 2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2006- 2008 36 2.3 Tình hình dân số huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2006-2008 38 2.4 Lao động huyện Phú Lƣơng chia theo giới tính và khu vực giai đoạn 2006-2008 40 2.5 Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của huyện từ năm 2006-2008 41 2.6 Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2006-2008 45 2.7 Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008 46 2.8 Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kỳ 2006-2011 48 2.9 Phụ nữ tham gia cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2005-2010 51 2.10 Phân loại hộ khu vực nông thôn huyện Phú Lƣơng theo chuẩn mới và mức sống dân cƣ giai đoạn 2006- 2008 53 2.11 Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tại các xã vùng nghiên cứu 54 2.12 Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở các điểm nghiên cứu 55 2.13 Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ 56 2.14 Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các điểm nghiên cứu năm 2008 58 2.15 Phân công lao động trong hoạt động khác ở 3 cụm xã vùng nghiên cứu 59 2.16 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ ở điểm nghiên cứu 63 2.17 Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của phụ nữ và nam giới ở các điểm nghiên cứu 64 2.18 Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 65 2.19 Tình quản lý tài chính của hộ tại các vùng nghiên cứu 66 2.20 Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang 2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2008 35 2.2 Tốc độ tăng dân số huyện Phú Lƣơng theo giới tính giai đoạn 2006- 2008 39 2.3 Cơ cấu kinh tế huyện Phú Lƣơng năm 2008 43 2.4 Biến động cơ cấu kinh tế huyện Phú Lƣơng trong giai đoạn 2006-2008 43 2.5 Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008 47 2.6 Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lƣơng năm 2008 49 2.7 Phụ nữ là đại biểu hội đồng nhân dân 2 cấp nhiệm kỳ 2004- 2009 52 2.8 Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ vùng nghiên cứu trong một năm 62 2.9 Trình độ văn hoá của nam, nữ trong độ tuổi ở vùng nghiên cứu 67 2.10 Tỷ lệ ngƣời ốm trong các hộ đƣợc chăm sóc, chữa trị tại nhà ở các vùng nghiên cứu 68 2.11 Tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình ở vùng nghiên cứu 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những ngƣời lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con ngƣời. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lƣợng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con ngƣời. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con ngƣời để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của bất cứ nƣớc nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ [31]. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nƣớc, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đƣờng đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vƣơn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là ngƣời con dâu, ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời thầy của các con, ngƣời thầy thuốc của gia đình. Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phƣơng làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam. Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 50,5% dân số là phụ nữ [41]. Lực lƣợng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chƣa đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng, chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời phụ nữ phải "nặng gánh hai vai", vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ có nhƣ mọi ngƣời, sức khoẻ lại hạn chế... Để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực và hy sinh, nhƣng quyền lợi về mọi mặt của họ lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay nhƣ thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn miền núi huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lƣợng này, qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn, đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội huyện Phú Lƣơng. 2.2. Mục đích cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn miền núi. - Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lƣơng. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn. Qua đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn Phú Lƣơng. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn. - Về không gian nghiên cứu: đề tài đƣợc thực hiện tại một số cơ quan, tổ chức kinh tế chính trị xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Về thời gian nghiên cứu: tổng quan về vai trò của phụ nữ đƣợc phân tích thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị kinh tế xã hội trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2008. Các số liệu điều tra thực hiện trong năm 2008. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là một kênh thông tin để Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện tham mƣu giúp Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lƣơng xây dựng giải pháp thực hiện chƣơng trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhằm năng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2010 - 2015. 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn gồm 2 phần và 3 chƣơng Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Lƣơng. Chương 3: Quan điểm, định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Lƣơng. Phần kết luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Giới tính và Giới 1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới *Giới tính: chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và nữ giới mang tính toàn cầu và không thay đổi [44]. Các đặc trƣng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự nhiên, di truyền. Ví dụ, ngƣời nào có cặp nhiệm sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ giới, ngƣời nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam giới. Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học nhƣ tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới. *Giới: chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, đƣợc hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này đƣợc nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính [44]. Khái niệm về "Giới" đƣợc xuất hiện ban đầu là các nƣớc nói tiếng Anh, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX... Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80. “Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. "Giới" đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 "Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng nhƣ tƣơng quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tƣợng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. "Giới" là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới: * Đặc điểm về giới: - Không tự nhiên mà có - Học đƣợc từ gia đình và xã hội - Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền) - Có thể thay đổi đƣợc * Nguồn gốc giới: - Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ đƣợc đối xử tuỳ theo nó là trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ đƣợc dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình. - Trong nhà trƣờng, các thầy cô giáo cũng định hƣớng theo sự khác biệt về giới cho học sinh. Học sinh nam đƣợc hƣớng theo các ngành kỹ thuật, điện tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ đƣợc hƣớng theo các ngành nhƣ may, thêu, trang điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ. * Sự khác biệt về giới: Phụ nữ đƣợc xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Nam giới đƣợc coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trƣng này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các chƣơng trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội đƣợc học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tƣ tƣởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau. 1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới * Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này đƣợc đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình [1]. Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu đƣợc hình thành từ những điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con ngƣời. Khác với nhu cầu chiến lƣợc, chúng đƣợc chính phụ nữ đƣa ra từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thƣờng là sự hƣởng ứng đối với sự cần thiết đƣợc nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể. *Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi đƣợc đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hƣớng bình đẳng [1]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 * Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới đƣợc coi trọng nhƣ nhau, cùng đƣợc công nhận và có vị thế bình đẳng [1]. Nam giới và phụ nữ đƣợc bình đẳng về: - Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng. - Các cơ hội để tham gia đóng góp, hƣởng lợi trong quá trình phát triển. - Quyền tự do và chất lƣợng cuộc sống. 1.1.1.4. Vai trò của giới - Vai trò sản xuất: đƣợc thể hiện trong lao động sản xuất dƣới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. - Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lƣợng lao động cho hiện tại và tƣơng lai nhƣ: nuôi dạy con cái, nuôi dƣỡng các thành viên t
Tài liệu liên quan