Sáng tác văn học có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Bêlinxki từng đề
nghịhai kiểu sáng tác này là kiểu sáng tác tái hiện và kiểu sáng tác tái tạo. Kiểu sáng
tác tái tạo thiên vềbộc lộnhững yếu tốchủquan hơn là phản ánh thếgiới khách
quan, bày tỏlýtưởng hơn là môtảthực tại. Kiểu sáng tác tái hiện lại quan tâm trước
hết đến mảnh đất thực tại và luôn tôn trọng sựthực khách quan,môtảcuộc sống
nhưnó vốn có hơn là cần có. Cảhai kiểu sáng tác ấy đều có vẻ đẹp riêng và không ít
khi cùng hiện diện trong từng tác phẩm cụthể.
Tuy nhiên, khi đến với văn chương, con người mong muốn làmgiàu cho
mình bằng một thếgiới của những ước mơ, mộng tưởng, nhưng vẫn không thôi tìm
kiếm ở đó bóng dáng của thếgiới hiện tồn. Hơn nữa, những ước mơ, hoài bão dù
bay cao, bay xa đến đâu, vẫn thoát thai từmảnh đất hiện thực; những niềm vui, nỗi
buồn của thếgiới tâm hồn dù phức tạp đến đâu cũng bắt nguồn và được giải thích
bằng hiện thực. Chính vì vậy,chất lượng phản ánh cuộc sống, giá trịhiện thực của
tác phẩm vẫn luôn là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Người ta có thểtìm thấy
điều này nhiều nhất ởchủnghĩa hiện thực, một trào lưu, một phương pháp sáng tác
ra đời vào nửa đầu thếkỷXIX, được xemlà phát huy cao độnhất kiểu sángtác tái
hiện. Nếu xemkiểu sáng tác tái hiện là một dòng sông, giá trịhiện thực là chất phù
sa của dòng sông ấy, thì chủnghĩa hiện thực chính là khúc sông chảy xiết và chuyên
chởnhiều phù sa nhất.
166 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý học ở Việt Nam từ1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG
NG
VẤN ĐỀ
TRONG LÝ
LUẬ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
UYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
TỪ 1975 ĐẾN NAY
N VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
TRƯỜNG
VẤN ĐỀ
TRONG LÝ
Chuyên ngàn
Mã số: 60 22
LUẬ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
TỪ 1975 ĐẾN NAY
h: Lý luận văn học
32
N VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
1
MỤC LỤC
trang
MỤC LỤC…………………………………………………………..…...................1
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………............3
Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CHỦ
NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT
NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY ................................................................. 10
1.1. Cơ sở xã hội và tư tưởng: .............................................................................. 10
1.1.1. Cơ sở xã hội: ...................................................................................................10
1.1.2. Cơ sở tư tưởng: ...............................................................................................15
1.2. Tình hình nghiên cứu: ................................................................................... 22
1.2.1. Những năm 1975 – 1985: ..............................................................................26
1.2.2. Những năm 1986- 2000: ................................................................................32
1.2.3. Những năm đầu thế kỷ XXI: .........................................................................41
Chương 2 VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC GIÁO
TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY . 53
2.1. Lược thuật nội dung các giáo trình bàn về chủ nghĩa hiện thực: .................. 54
2.1.1. Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Lê Đình Kỵ: ............................54
2.1.3. Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Đỗ Văn Khang:.......................74
2.2. Đánh giá việc biên soạn giáo trình lý luận văn học về vấn đề chủ nghĩa
hiện thực:....................................................................................................... 78
Chương 3 VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG CÁC TIỂU
LUẬN, CHUYÊN KHẢO VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT
NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY ................................................................ 95
3.1. Khái niệm: ..................................................................................................... 96
3.2. Thời điểm xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực: ............................................ 100
3.2.1. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ phương Đông: .............................101
3.2.2. Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam:..................................104
2
3.3. Văn học phản ánh hiện thực: ....................................................................... 108
3.3.1. Khái niệm hiện thực: ....................................................................................108
3.3.2. Vấn đề văn học phản ánh hiện thực:..........................................................115
3.4. Vị trí và quan hệ của chủ nghĩa hiện thực:.................................................. 131
3.4.1. Vị trí của chủ nghĩa hiện thực:....................................................................131
3.4.2. Mối quan hệ của chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu, phương pháp
sáng tác khác:.................................................................................................136
3.5. Xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực:........................ 142
KẾT LUẬN ………………………………………………………………….….153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 157
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sáng tác văn học có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Bêlinxki từng đề
nghị hai kiểu sáng tác này là kiểu sáng tác tái hiện và kiểu sáng tác tái tạo. Kiểu sáng
tác tái tạo thiên về bộc lộ những yếu tố chủ quan hơn là phản ánh thế giới khách
quan, bày tỏ lý tưởng hơn là mô tả thực tại. Kiểu sáng tác tái hiện lại quan tâm trước
hết đến mảnh đất thực tại và luôn tôn trọng sự thực khách quan, mô tả cuộc sống
như nó vốn có hơn là cần có. Cả hai kiểu sáng tác ấy đều có vẻ đẹp riêng và không ít
khi cùng hiện diện trong từng tác phẩm cụ thể.
Tuy nhiên, khi đến với văn chương, con người mong muốn làm giàu cho
mình bằng một thế giới của những ước mơ, mộng tưởng, nhưng vẫn không thôi tìm
kiếm ở đó bóng dáng của thế giới hiện tồn. Hơn nữa, những ước mơ, hoài bão dù
bay cao, bay xa đến đâu, vẫn thoát thai từ mảnh đất hiện thực; những niềm vui, nỗi
buồn của thế giới tâm hồn dù phức tạp đến đâu cũng bắt nguồn và được giải thích
bằng hiện thực. Chính vì vậy, chất lượng phản ánh cuộc sống, giá trị hiện thực của
tác phẩm vẫn luôn là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Người ta có thể tìm thấy
điều này nhiều nhất ở chủ nghĩa hiện thực, một trào lưu, một phương pháp sáng tác
ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX, được xem là phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác tái
hiện. Nếu xem kiểu sáng tác tái hiện là một dòng sông, giá trị hiện thực là chất phù
sa của dòng sông ấy, thì chủ nghĩa hiện thực chính là khúc sông chảy xiết và chuyên
chở nhiều phù sa nhất.
Trong tiến trình văn học, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu, một phương
pháp sáng tác quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy nghệ thuật của
con người. Phát huy những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế của các
trào lưu, phương pháp xuất hiện trước đó, chủ nghĩa hiện thực đã kết tinh được
truyền thống văn học và tinh thần thời đại. Trong giai đoạn cực thịnh của mình, chủ
nghĩa hiện thực đã đóng góp cho kho tàng văn học thế giới biết bao tác phẩm, với
4
không ít những kiệt tác, thể hiện chân thực và sâu sắc thế giới khách quan cũng như
tâm hồn con người. Cuối thế kỷ XIX, mặc dù có chiều hướng suy thoái thành chủ
nghĩa tự nhiên và bị lấn át bởi một số trào lưu văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện
thực vẫn khẳng định được sức sống của mình. Sang thế kỷ XX, nhiều biến thể của
chủ nghĩa hiện thực như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo, chủ
nghĩa hiện thực cấu trúc, chủ nghĩa hiện thực tâm lý,… đã ra đời, cho thấy đây là
một hiện tượng không ngừng vận động và phát triển.
Vì những lẽ đó, chủ nghĩa hiện thực luôn chiếm một vị trí đáng kể trong lý
luận văn học. Các nền lý luận văn học lớn trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc
biệt cho chủ nghĩa hiện thực. Tính đến nay, chủ nghĩa hiện thực đã ra đời gần 2 thế
kỷ, nhưng vấn đề này vẫn gợi cảm hứng cho các nhà lý luận trong những công trình
nghiên cứu cũng như trong các cuộc trao đổi, tranh luận. Tình hình nghiên cứu sôi
động trên thế giới thời gian qua không cho phép các nhà nghiên cứu Việt Nam xem
đây như một cái gì đã hoàn tất, mà phải liên tục nhận thức lại vấn đề để có được một
cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tiến bộ về chủ nghĩa hiện thực. Từ năm 1975 đến nay,
xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu
lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói riêng cũng có những dấu hiệu mới.
Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ
1975 đến nay” là một cơ hội để chúng ta nhận diện, đánh giá vấn đề lý luận không
mới này trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới.
2. Lịch sử vấn đề:
Từ khi xuất hiện trong lý luận văn học Việt Nam đến nay, chủ nghĩa hiện
thực luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Được
giới thiệu trong nhiều công trình dịch thuật, có mặt trong những bộ giáo trình sử
dụng chung cho cả nước, xuất hiện trên nhiều tạp chí, tờ báo quan trọng, trong các
tập tiểu luận phê bình được đánh giá cao, là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận văn
học, chủ nghĩa hiện thực đã và đang là một trong những vấn đề quan yếu của lý luận
văn học Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu chủ
nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam lại chưa được một công trình nào
5
quan tâm một cách toàn diện. Đáng kể nhất có thể kể đến là hai bài viết Một chặng
đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc
(trích trong Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh chủ biên
(nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997) và Về việc biên soạn giáo trình lý luận bậc đại
học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc Thiện (Tạp chí Nghiên cứu văn học
số 5/2006). Hai bài viết này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chung về công
việc biên soạn giáo trình lý luận văn học Việt Nam 50 năm qua, trong đó có chủ
nghĩa hiện thực. Song, lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các chuyên khảo, tiểu
luận từ trước đến nay lại chưa được tổng kết, đánh giá.
Trong tình hình nghiên cứu chung đó, đáng mừng là việc khái quát tình hình
nghiên cứu lý luận văn học từ 1975 đến nay có được quan tâm hơn. Trong cuốn Văn
học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (nxb. Giáo dục,
2006) do Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên, phần Những vấn đề
chung, các tác giả đã tập hợp các bài viết của những nhà nghiên cứu tên tuổi Việt
Nam như Phương Lựu, La Khắc Hòa, Nguyễn Nghĩa Trọng, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Long,…Với những bài viết như Những vấn đề cơ
bản đang đặt ra trong các cuộc tranh luận của giới văn học hiện nay, Ba mươi năm
lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm, Những trăn trở tiến
bước của lý luận văn học giai đoạn 1975 – 1985, Văn học Việt Nam trước và sau
1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực, Sự phát triển của lý luận – phê bình văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và từ sau 1975 đến nay,… các nhà nghiên cứu đã
cung cấp cho chúng ta những tư liệu về tình hình xã hội sau năm 1975 cũng như vai
trò, diện mạo của lý luận văn học trong giai đoạn đó. Trong các ý kiến ấy, chúng ta
có thể nhận ra những ý kiến về vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cũng
như vị trí của chủ nghĩa hiện thực.
Sau thời kỳ đổi mới, tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986,
việc đánh giá tình hình nghiên cứu lý luận nói chung và chủ nghĩa hiện thực nói
riêng được quan tâm nhiều hơn. Với cuốn Trao đổi ý kiến - Mấy vấn đề lý luận văn
nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Nxb. Sự thật, 1991), Hà Minh Đức đã tập hợp các
6
bài viết về văn nghệ trong quá trình đổi mới. Những bài viết như Đổi mới và quy
luật của Phan Cự Đệ, Văn học trên con đường đổi mới của Nguyễn Văn Hạnh, Đôi
nét về một tư duy văn học đang hình thành của Nguyên Ngọc, Góp một cách nhìn
tình hình văn nghệ hiện nay của Ngô Thảo, Đôi điều về sách văn học hôm nay của
Vũ Tú Nam,…đã bước đầu đánh giá về những ưu, nhược của văn nghệ ta trên con
đường đổi mới. Tương tự như vậy, những bài viết như Lý luận trước yêu cầu đổi
mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Nghiên cứu văn học số
12/2004), Mấy ghi nhận về thành tựu của lý luận văn học trong thời kỳ đổi mới của
Nguyễn Duy Bắc (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2005) cũng không ngoài nội
dung đó. Có điều, những bài viết này chủ yếu nhận định về tình hình nghiên cứu
chung hơn là tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực. Chỉ với những bài
viết như Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học của
Phạm Vĩnh Cư (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2004), Suy nghĩ về một vài
hướng tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức, (Tạp chí Nghiên cứu văn
học số 4/2006), những suy nghĩ về tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực mới
được đề cập. Đặc biệt, trong công trình Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản
đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), vấn đề được trình bày
tập trung hơn. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Lê Bá Hán làm chủ
nhiệm, hoàn thành năm 1993. Công trình này đã dành chương 1 để bàn về vấn đề
văn học phản ánh hiện thực. Các tác giả Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân sau khi lược
thuật các ý kiến khác nhau, đã đưa ra nhận định của mình về vấn đề này. Tuy nhiên,
công trình này cũng chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu vấn đề văn học phản ánh
hiện thực chứ không phải toàn bộ tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực.
Như vậy, có thể nói, nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn
học ở Việt Nam từ 1975 đến nay là một công việc chưa được đầu tư thực hiện một
cách hệ thống, toàn diện. Bức tranh toàn cảnh về vấn đề này đang chờ đợi được
phác vẽ nên. Bức tranh ấy sẽ giúp chúng ta thấy được mình đang ở đâu để có hướng
đi đúng đắn trong hành trình phía trước.
7
3. Mục đích nghiên cứu:
Là một vấn đề có thâm niên trong lý luận văn học thế giới, nhưng chủ nghĩa
hiện thực mới có mặt trong lý luận văn học Việt Nam khoảng 50 năm trở lại đây.
Trong thời gian này, cái nhìn về chủ nghĩa hiện thực không hề đứng yên, mà luôn có
sự vận động, thay đổi, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay. Nghiên cứu “Vấn đề chủ
nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay”, người viết
luận văn này muốn tìm hiểu xem giới nghiên cứu Việt Nam đã tiếp nhận và nghiên
cứu như thế nào về chủ nghĩa hiện thực, trước là để nắm bắt vấn đề chủ nghĩa hiện
thực trong giai đoạn mới, sau là để đánh giá những đóng góp cũng như những hạn
chế của giới nghiên cứu Việt Nam trong thời gian qua trong việc nghiên cứu một
vấn đề lý luận nói riêng và xây dựng, phát triển lý luận văn học nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, người viết chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực
trong lý luận văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các trào lưu, trường
phái, phương pháp sáng tác khác nếu được nhắc đến chỉ đóng vai trò là một yếu tố
tương tác, soi chiếu để làm rõ thêm vấn đề. Người viết cũng không đi sâu nghiên
cứu chủ nghĩa hiện thực thể hiện ở những tác giả và tác phẩm cụ thể mà chủ yếu
khai thác những quan niệm, những bàn luận về chủ nghĩa hiện thực. Để thực hiện
công việc đó, người viết sẽ tiến hành các thao tác nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu là
các bộ giáo trình, các tập tiểu luận, phê bình, chuyên khảo của các tác giả Việt Nam
có liên quan đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Bên
cạnh đó, người viết cũng sử dụng những công trình dịch thuật từ lý luận văn học
nước ngoài được giới thiệu ở Việt Nam từ 1975 đến nay, với tư cách là kết quả của
việc tiếp nhận và giới thiệu chủ nghĩa hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975 để
thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đối với các nhà nghiên cứu, trên cơ sở
đó, tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở
8
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ 1975 đến nay, nhằm làm rõ sự vận động và phát
triển của chủ nghĩa hiện thực.
Phương pháp hệ thống: hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về
chủ nghĩa hiện thực thành những hướng nghiên cứu, những vấn đề nhất định để tiện
theo dõi và đánh giá.
Phương pháp so sánh: so sánh chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn,
chủ nghĩa tự nhiên,…, để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về chủ nghĩa hiện
thực; so sánh các giáo trình lý luận văn học về chủ nghĩa hiện thực với nhau để tìm
điểm giống và khác nhau của các nhà lý luận khi nghiên cứu vấn đề này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận
văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay” giúp chúng ta có cái nhìn lịch sử đối với một
vấn đề lý luận văn học, nhìn thấy sự vận động của một lý thuyết đã được viết nên
cách đây gần hai thế kỷ. Sự vận động ấy xuất phát từ thực tế nghiên cứu và đặc biệt
là thực tế sáng tác văn học. Vì vậy, công việc này cũng thể hiện được mối quan hệ
gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, nhìn thấy tính thực tiễn và tiến bộ của lý luận. Hơn
nữa, thực hiện đề tài này chính là đã quán triệt tinh thần của nguyên lý tính hệ thống.
Lý luận văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là một bộ phận của lý luận văn học Việt
Nam, lý luận văn học ở Việt Nam là một bộ phận của lý luận văn học thế giới. Tìm
hiểu cái bộ phận chính là góp phần tìm hiểu cái toàn thể. Hiểu biết chủ nghĩa hiện
thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là con đường dẫn đến
hiểu biết chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học thế giới.
Ý nghĩa thực tiễn: Nền lý luận văn học Việt Nam còn khá non trẻ so với lý
luận văn học thế giới. Thời gian từ 1975 đến nay đã cho thấy sự nỗ lực vươn lên của
lý luận văn học Việt Nam để bắt kịp với sự tiến bộ chung. Kịp thời ghi nhận những
thành tựu cũng như những hạn chế của sự nỗ lực đó sẽ giúp cho lý luận văn học Việt
Nam rút ngắn khoảng cách với các nền lý luận văn học tiên tiến. Trong lý luận văn
học Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu.
Những ý kiến, đánh giá mới đây về chủ nghĩa hiện thực cần được xem xét kỹ lưỡng
9
để nắm bắt được quan niệm của giới nghiên cứu trong giai đoạn mới về vấn đề này.
Thực tiễn sáng tác hiện nay ngày càng phong phú và phức tạp, kết quả đánh giá quá
trình đổi mới lý luận thời gian qua của luận văn sẽ giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm
văn học dễ dàng và hiệu quả hơn.
7. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Các chương:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu chung về vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong
lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
Chương 2: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các giáo trình lý luận văn học
Việt Nam từ 1975 đến nay
Chương 3: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong các tiểu luận, chuyên khảo về lý
luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
Phần kết luận
10
Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC
Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
1.1. Cơ sở xã hội và tư tưởng:
1.1.1. Cơ sở xã hội:
Từ xưa đến nay, như đã thành một quy luật, hễ lịch sử có sự thay đổi thì
trong văn học nhất định cũng có những đổi thay. Chứng kiến sức ảnh hưởng lớn
lao của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại đối với văn học dân tộc chưa lâu, nay,
chúng ta lại chứng kiến thêm một lần nữa sự rúng động ấy trong văn học sau Đại
thắng mùa xuân năm 1975. Hãy bắt đầu sự thay đổi ấy từ chính thời cuộc. Trong
cuốn “Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở
trường THPT”, tình hình xã hội ấy đã được nhận định như sau: “Cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, đất nước mở sang trang sử mới. Từ sau năm
1975, đất nước từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, cuộc sống hiện ra với tất
cả mặt phức tạp vốn có của nó. Đây là thời kỳ giao thoa giữa cái mới và cái cũ.
Cái cũ vẫn còn tồn tại, cái mới cũng chỉ vừa manh nha. Cả hai yếu tố thuận và
nghịch của đời sống kinh tế - xã hội đều tác động đến văn học. Những khó khăn
và khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối những năm 70 đầu những năm 80, tính
chất phức tạp và sự chi phối của kinh tế thị trường đẩy tới sự phân cực giữa
trắng đen, thiện ác, tốt xấu” [100, tr.5]. Có thể nói, đó mới chỉ là một nhận định
khái quát về tình hình xã hội sau khi hòa bình lặp lại. Thực tế phức tạp hơn
nhiều. Vừa ngất ngây trong men chiến thắng bước ra, nhân dân ta đã phải đối
mặt ngay với bao khó khăn thử thách trước mắt. Đất nước bị chiến tranh tàn phá
11
nặng nề, những tàn dư của chế độ cũ chưa thể xóa sạch trong một ngày một
buổi, nhiều thế lực phản động không ngừng chống phá, chỗ dựa vững chãi cho
đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã không còn sau sự sụp đổ của
Liên Xô, nền kinh tế bị kiệt quệ và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng,
nhiều chủ trương, chính sách sai lầm làm giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà
nước,… Là chủ thể của một môi trường phức tạp như vậy, con người chắc hẳn
sẽ có sự phân hóa, đặc biệt là sự phân hóa từ bê