Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, là
thành viên của tổchức thương mại thếgiới (WTO) từnăm 2006 và đang phải trải
qua cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới tồi tệnhất trong vòng 80 năm qua thì việc
lựa chọn chiến lược đểtồn tại và phát triển đối với các tổchức là một vấn đềkhó.
Nhưng làm thếnào đểbiến chiến lược thành hành động lại là vấn đềkhó hơn và khó
nhất là việc đánh giá thành quảhoạt động của tổchức đểkhẳng định con đường mà
tổchức đang đi không bịchệch hướng. Những thước đo truyền thống sửdụng trong
đánh giá thành quảhoạt động của một tổchức- chủyếu là các thông tin tài chính
trong quá khứ- đã trởnên lạc hậu, không còn phù hợp với thời kỳcạnh tranh thông
tin khi mà hoạt động tạo ra giá trịcủa tổchức ngày càng chuyển từsựphụthuộc
vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất.
Để đáp ứng yêu cầu đó, hệthống Bảng cân bằng điểm (Balanced ScorecardBSC) ra đời giúp các tổchức chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổchức thành
những mục tiêu và thước đo cụthểthông qua việc thiết lập một hệthống xoay
quanh bốn phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộvà học hỏi
và phát triển để đo lường thành quảhoạt động của tổchức.
Là một đơn vịhành chính sựnghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo giáo viên
mầm non từnăm 1976, trường Cao đẳng Sưphạm Trung Ương TPHCM hiện cũng
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi cơquan chủquản có sựthay đổi lớn trong
quản lý từchỗbao cấp, định biên đến giao quyền tựchủ, tựchịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộmáy, biên chếvà tài chính. Lối mòn định mức, chỉ
tiêu, biên chế, đánh giá chung theo kiểu thành tích, cách thức phân phối thành quả
lao động theo kiểu cào bằng và tâm lý an phận của CBCNV nhà trường cùng môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sựra đời và gia tăng qui mô hoạt động
của các trường đào tạo cùng ngành cùng hệ đã tác động sâu sắc đến việc xây dựng
chiến lược và đo lường thành quảhoạt động trong nhà trường. Làm thếnào để
khẳng định vai trò và vịtrí của trường trong hệthống giáo dục của Việt Nam, củng
cốvà nâng cao năng lực của trường đểhội nhập với khu vực và thếgiới là một câu
hỏi lớn đòi hỏi nhà trường phải xây dựng một chiến lược tốt, một kếhoạch triển
khai chiến lược khoa học và một hệthống đo lường thành quảphù hợp
102 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng bảng cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
LÝ NGUYỄN THU NGỌC
VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM
(BALANCED SCORECARD) TRONG
ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG
ƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
LÝ NGUYỄN THU NGỌC
VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM
(BALANCED SCORECARD) TRONG
ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG
ƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tiến sĩ
Đoàn Ngọc Quế, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn. Xin cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tận tình
giảng dạy tôi trong thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Giảng viên – Cán bộ trường Cao
đẳng Sư phạm Trung Ương TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập tài liệu để hoàn thành luận văn này.
Dù đã cố gắng tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu và học hỏi, song luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý từ Quý
Thầy Cô, đồng nghiệp và những độc giả quan tâm đến đề tài này. Mọi ý kiến xin
gửi về hộp thư điện tử: ngoc_bmt2000@yahoo.com.
Xin chân thành cảm ơn.
LỜI CAM ĐOAN
“Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) trong đánh giá
thành quả hoạt động tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Đây là đề tài của luận văn
Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán – kiểm toán. Luận văn này chưa được ai công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả
Lý Nguyễn Thu Ngọc
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BSC: Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard).
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CĐSPTW TPHCM: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM
GDĐB: Giáo dục đặc biệt
GV: Giảng viên
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NSNN: Ngân sách nhà nước
ROI: Lợi nhuận trên vốn đầu tư (Returns on Investment)
SPAN: Sư phạm âm nhạc
SPMT: Sư phạm mỹ thuật
SPMN: Sư phạm mầm non
SP/DV: Sản phẩm/dịch vụ
SV: Sinh viên
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Balanced Scorecard đưa ra một mô hình để chuyển chiến lược thành
những hành động cụ thể ..........................................................................8
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ các thước đo của phương diện khách hàng .......................13
Sơ đồ 1.3: Chuỗi giá trị của phương diện qui trình nội bộ ......................................17
Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ của các thước đo trong phương diện học hỏi và phát
triển..........................................................................................................21
Sơ đồ 1.5: Quan hệ nhân quả giữa các thước đo trong BSC....................................22
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sự kết hợp giữa khả năng sinh lời và phân khúc thị trường....................15
Bảng 2.1: Các nguồn kinh phí của nhà trường từ năm 2005->2008........................30
Bảng 2.2: Tỷ lệ ngân sách chi cho con người và thu nhập bình quân của CBCNV 31
Bảng 2.3: Mức thu nhập tăng thêm của nhà trường từ năm 2005->2008................33
Bảng 2.4: Tình hình tuyển sinh của nhà trường từ năm 2004->2008......................36
Bảng 2.5: Chỉ tiêu tuyển sinh chính quy năm 2009 ngành sư phạm trình độ cao
đẳng ở các trường sư phạm miền đông nam bộ.......................................37
Bảng 2.6: Bảng xếp loại kết quả học tập và rèn luyện của SV chính quy ..............42
Bảng 2.7: Số lượng đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ của nhà trường được
nghiệm thu và số lượng sách nhà trường xuất bản từ năm 2004->2007 .43
Bảng 2.8: Phân loại GV cơ hữu theo trình độ, giới tính, độ tuổi .............................45
Bảng 3.1: Bảng triển khai chiến lược của Nhà trường năm 2010 về phương
diện tài chính ...........................................................................................58
Bảng 3.2: Bảng triển khai chiến lược của Nhà trường năm 2010 về phương
diện khách hàng.......................................................................................63
Bảng 3.3: Bảng triển khai chiến lược của Nhà trường năm 2010 về phương
diện qui trình hoạt động nội bộ................................................................68
Bảng 3.4: Bảng triển khai chiến lược của Nhà trường năm 2010 về phương
diện học hỏi và phát triển ........................................................................74
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM
Phụ lục 2: Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kính phí ngân sách tại Kho bạc
Phụ lục 3: Báo cáo tổng hợp quyết toán Ngân sách trường CĐSPTW TPHCM năm
2008
Phụ lục 4: Chi tiết hoạt động sự nghiệp có thu và các hoạt động dịch vụ khác năm
2008 [phụ biểu số 03a/BBKT-NSBN]
Phụ lục 5: Mức độ hài lòng của SV về chất lượng đào tạo của Nhà trường và tình
trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của SV Cao đẳng Chính quy
Phụ lục 6: Sơ đồ mối quan hệ giữa các thước đo trong BSC đo lường thành quả hoạt
động của trường CĐSPTW TPHCM
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED
SCORECARD) .....................................................................................................4
1.1 Sự cần thiết phải sử dụng Balanced Scorecard trong đánh giá thành quả hoạt
động........................................................................................................................4
1.1.1 Sự gia tăng của tài sản vô hình .............................................................4
1.1.2 Hạn chế của các thước đo tài chính truyền thống.................................5
1.2 Khái niệm Balanced Scorecard ........................................................................7
1.3 Vai trò của Balaced Scorecard .........................................................................9
1.3.1 Phương diện tài chính ...........................................................................9
1.3.2 Phương diện khách hàng.....................................................................12
1.3.3 Phương diện qui trình hoạt động nội bộ .............................................17
1.3.4 Phương diện học hỏi và phát triển ......................................................19
1.4 Liên kết những thước đo trong BSC với chiến lược của tổ chức...................21
1.4.1 Mối quan hệ nhân quả.........................................................................22
1.4.2 Định hướng hoạt động ........................................................................22
1.4.3 Liên kết với những mục tiêu tài chính ................................................23
Kết luận chương 1 ..............................................................................................24
Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TPHCM ..........25
2.1 Giới thiệu trường CĐSPTW TP.HCM...........................................................25
2.2 Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại trường CĐSPTW TP.HCM28
2.2.1 Về mặt tài chính..................................................................................28
2.2.1.1 Tình hình tài chính của trường ................................................28
2.2.1.2 Đánh giá thành quả hoạt động của trường về mặt tài chính....32
2.2.2 Về mặt sinh viên .................................................................................34
2.2.2.1 Tình hình sinh viên của trường................................................34
2.2.2.2 Đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về khía cạnh sinh
viên ......................................................................................................37
2.2.3 Về mặt qui trình hoạt động ................................................................39
2.2.3.1 Tình hình đào tạo của trường ..................................................39
2.2.3.2 Đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về mặt qui
trình hoạt động nội bộ..........................................................................41
2.2.4 Về mặt nhân lực, hệ thống thông tin...................................................44
2.2.4.1 Tình hình nguồn nhân lực, hệ thống thông trong nhà trường .44
2.2.4.2 Đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường về nhân lực, hệ
thống thông tin.....................................................................................46
Kết luận chương 2 ..............................................................................................48
Chương 3: VẬN DỤNG BALANCED SCORECARD TRONG ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CĐSPTW TP.HCM .............49
3.1 Các yếu tố tác động đến sự hình thành BSC trong đánh giá thành quả hoạt
động tại trường CĐSPTW TPHCM.....................................................................49
3.1.1 Yếu tố khách quan ..............................................................................49
3.1.2 Yếu tố chủ quan ..................................................................................50
3.2 Tầm nhìn và sứ mạng của trường CĐSPTW TP.HCM .................................51
3.3 Vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường CĐSPTW
TP.HCM đến năm 2015 .......................................................................................53
3.3.1Về phương diện tài chính.....................................................................53
3.3.1.1 Mục tiêu của phương diện tài chính ........................................53
3.3.1.2 Thước đo của phương diện tài chính.......................................54
3.3.2 Về phương diện khách hàng ...............................................................59
3.3.2.1 Mục tiêu của phương diện khách hàng....................................59
3.3.2.2 Thước đo của phương diện khách hàng ..................................60
3.3.3 Về phương diện qui trình hoạt động nội bộ........................................64
3.3.3.1 Mục tiêu của phương diện qui trình hoạt động nội bộ ...........64
3.3.3.2 Thước đo phương diện qui trình hoạt động nội bộ..................65
3.3.4 Về phương diện học hỏi và phát triển.................................................69
3.3.4.1 Mục tiêu phương diện học hỏi và phát triển............................69
3.3.4.2 Thước đo phương diện học hỏi và phát triển ..........................70
3.4 Triển khai sử dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động trong nhà
trường năm 2010 ..................................................................................................75
Kết luận chương 3 ..............................................................................................78
Kết luận ...............................................................................................................79
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết khách quan của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, là
thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2006 và đang phải trải
qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua thì việc
lựa chọn chiến lược để tồn tại và phát triển đối với các tổ chức là một vấn đề khó.
Nhưng làm thế nào để biến chiến lược thành hành động lại là vấn đề khó hơn và khó
nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức để khẳng định con đường mà
tổ chức đang đi không bị chệch hướng. Những thước đo truyền thống sử dụng trong
đánh giá thành quả hoạt động của một tổ chức- chủ yếu là các thông tin tài chính
trong quá khứ - đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với thời kỳ cạnh tranh thông
tin khi mà hoạt động tạo ra giá trị của tổ chức ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc
vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất.
Để đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard-
BSC) ra đời giúp các tổ chức chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành
những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống xoay
quanh bốn phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi
và phát triển để đo lường thành quả hoạt động của tổ chức.
Là một đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo giáo viên
mầm non từ năm 1976, trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương TPHCM hiện cũng
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi cơ quan chủ quản có sự thay đổi lớn trong
quản lý từ chỗ bao cấp, định biên đến giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Lối mòn định mức, chỉ
tiêu, biên chế, đánh giá chung theo kiểu thành tích, cách thức phân phối thành quả
lao động theo kiểu cào bằng và tâm lý an phận của CBCNV nhà trường cùng môi
trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự ra đời và gia tăng qui mô hoạt động
của các trường đào tạo cùng ngành cùng hệ đã tác động sâu sắc đến việc xây dựng
2
chiến lược và đo lường thành quả hoạt động trong nhà trường. Làm thế nào để
khẳng định vai trò và vị trí của trường trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, củng
cố và nâng cao năng lực của trường để hội nhập với khu vực và thế giới là một câu
hỏi lớn đòi hỏi nhà trường phải xây dựng một chiến lược tốt, một kế hoạch triển
khai chiến lược khoa học và một hệ thống đo lường thành quả phù hợp.
Qua thực tế tìm hiểu, tác giả thấy rằng phương pháp Bảng cân bằng điểm
(Balanced Scorecard) là một giải pháp tốt cho vấn đề trên. Phương pháp Balanced
Scorecard sẽ giúp Nhà trường chuyển được tầm nhìn và chiến lược thành các mục
tiêu và thước đo cụ thể, từ đó cho phép việc đánh giá thành quả hoạt động của nhà
trường được thực hiện tốt. Có như vậy, tình trạng đánh giá chung theo kiểu thành
tích mới chấm dứt và hiệu quả hoạt động của từng bộ phận mới được nâng cao.
Đồng thời, sự đo lường thành quả hoạt động xác đáng, công bằng sẽ khuyến khích
không chỉ các bộ phận phát huy năng lực, tăng cường sự hợp tác, mà ngay cả cá
nhân từng cán bộ công nhân viên cũng tích cực, ra sức đóng góp để hoàn thành mục
tiêu chung của Nhà trường. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài
“Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) trong đánh giá thành quả
hoạt động tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM” để làm luận văn thạc
sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm:
- Giới thiệu Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) như một hệ thống đo
lường thành quả hoạt động của một tổ chức để định hướng cho việc ứng dụng lý
thuyết này vào thực tiễn.
- Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của trường Cao đẳng Sư
phạm Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh từ đó thấy được những khó khăn mà
Nhà trường đang gặp phải.
3
- Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đưa ra một số kiến
nghị nhằm giải quyết những khó khăn nêu trên của Nhà trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Tác giả nghiên cứu các vấn đề trong mối liên hệ phổ biến, trong
sự vận động, phát triển và kết hợp đồng bộ với các phương pháp như: quan sát,
chọn mẫu, phỏng vấn, thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích, đánh giá.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) vào hoạt động thực tiễn ở
mỗi tổ chức sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau về mặt đo lường thành quả
hoạt động, quản lý chiến lược cũng như trao đổi thông tin. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, luận văn chỉ dừng lại ở việc vận dụng Balanced Scorecard là một hệ
thống đo lường việc đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung Ương TPHCM trong năm 2010 dựa trên chiến lược phát triển của nhà trường
đến năm 2020 và chỉ ở cấp độ Nhà trường, không đi sâu vào phân tầng Balanced
Scorecard ở cấp độ các phòng ban.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn được thực hiện gồm 80 trang, 13 bảng, 5 sơ đồ và 6 phụ lục. Ngoài
phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được thiết kế gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard)
Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương TPHCM.
Chương 3: Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đánh giá
thành quả hoạt động tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG
ĐIỂM (BALANCED SCORECARD)
1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG BALANCED SCORECARD TRONG
ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
Thời đại thông tin thay thế thời đại công nghiệp cùng với môi trường cạnh
tranh khốc liệt toàn cầu đã tác động đến toàn thể các tổ chức trên toàn thế giới. Để
thấy được sự cần thiết của phương pháp Balanced Scorecard (BSC) trong đánh giá
thành quả hoạt động cần đi vào phân tích hai yếu tố chính dẫn đến sự hình thành
nên BSC:
• Sự gia tăng của tài sản vô hình
• Hạn chế của thước đo truyền thống
1.1.1 Sự gia tăng của tài sản vô hình
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong những thập niên cuối của thế kỷ 20
đã đưa nhân loại tiến đến thời đại công nghệ thông tin với sự trợ giúp đắc lực của
máy vi tính và mạng thông tin toàn cầu internet. Thế mạnh của các tổ chức trong
thời đại công nghiệp như sự chuyên môn hoá, ứng dụng khoa học công nghệ để có
máy móc thiết bị hiện đại và khai thác chúng phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm
hàng loạt, sự cắt giảm chi phí, quản lý tốt tài chính, tài sản và các khoản nợ …. đã
không còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức mà thay vào đó, lợi thế cạnh
tranh của các tổ chức là khả năng huy động và triển khai tài sản vô hình. Điều này
được minh chứng rõ thông qua các tổ chức tư vấn. Những tư vấn viên không dựa
vào tài sản hữu hình mà dựa vào sự hợp tác của các đồng nghiệp và kiến thức có
được từ kinh nghiệm làm việc với những khách hàng trước đó để đưa ra những giải
pháp cải tiến nhằm mang lại giá trị cho khách hàng [15, 28].
Khác với nguồn hình thành của các tài sản hữu hình, các tài sản vô hình có thể
được tạo ra từ việc:
5
• Phát triển những mối quan hệ với khách hàng để duy trì lòng trung
thành của khách hàng hiện tại và phát triển những phân khúc thị trường
mới.
• Phát triển những dòng sản phẩm và dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu
những khách hàng tiềm năng.
• Sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ chất lượng cao chi phí thấp sẵn
sàng phục vụ khách hàng.
• Xây dựng kỹ năng và động lực thúc đẩy nhân viên để họ không ngừng
phát triển khả năng, chất lượng và sự hưởng ứng trong công việc
• Triển khai công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu [17, 367]
Ngày nay nhiều tổ chức đã thấy được sức mạnh của các tài sản vô hình và
ra sức đầu tư để có được các tài sản này. Theo một nghiên cứu của viện Brookings
thì sự gia tăng giá trị của tài sản vô hình trong các tổ chức từ chỗ tài sản vô hình chỉ
chiếm 38% nguồn giá trị của tổ chức (năm 1982) thì đến năm 1992 con số này đã là
62% và đến những năm đầu thế kỷ 21 con số này là 75% [15, 28].
Sự gia tăng giá trị của tài sản vô hình đã đưa đến một yêu cầu đòi hỏi hệ thống
đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức phải ghi nhận đầy đủ giá trị và quản lý tài
sản vô hình để ngày càng mang lại nhiều nguồn lợi cho tổ chức.
1.1.2 Hạn chế của các thước đo tài chính truyền thống
Dù mục tiêu tài chính là đích đến cuối cùng của đại bộ phận các tổ chức trên
thế giới nhưng việc phụ thuộc gần như duy nhất vào những thước đo tài chính trong
thời đại công nghiệp đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết không thể khắc phục được khi
đánh giá thành quả hoạt động của các tổ chức trong thời đại thông tin.
Thứ nhất, thước đo