Để đất nước bắt kịp xu hướng phát triển của thếgiới, chúng ta
cần phải có những con người mới năng động, tựlực và sáng tạo. Chính
điều này đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới trong phương
pháp dạy học. Nhưng đổi mới theo phương pháp cụthểnào thì còn phải
chọn lựa cho phù hợp với từng đối tượng con người và nội dung dạy
học.
Chúng ta có thểdễdàng chọn lựa và áp dụng phương pháp dạy
học dựán cho những học sinh ưu tú nhưng liệu có thểáp dụng cho đối
tượng đã là học sinh lớp 10 mà việc chuyển vếmột phương trình bậc
nhất còn gây khó khăn cho các em? Môi trường mà tôi đang làm việc
đa sốlà những học sinh nhưthế, đó là sản phẩm của bệnh thành tích
trong giáo dục. Hầu nhưcác giáo viên ởtrường tôi đều không tin có thể
áp dụng một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại nào cho đối
tượng học sinh này. Với họ đó chỉlà những lý thuyết suông không thực
tế. Vừa qua, tỷlệhọc sinh kém trường tôi rất nhiều và đa sốrơi vào
môn Vật lý. Vấn đề đặt ra cho tôi và các đồng nghiệp trong tổVật lý là
phải tìm ra giải pháp cải thiện kết quả đó. Chính vì vậy mà tôi quyết
định chọn lựa một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại
nhưng không quá xa với phương pháp dạy học truyền thống đểhọc sinh
của mình có thểthích ứng được, đó chính là phương pháp dạy học theo
chủ đề.
89 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9663 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “chất khí” lớp 10 THPT ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN NGỌC THÙY DUNG
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 THPT
BAN CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ
nhiều phía. Tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ PHẠM THẾ DÂN, người
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.HCM, Phòng KHCN&SĐH,
các thầy cô trong khoa Vật Lý đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận
văn.
Cám ơn Ban Giám hiệu trường THPT Tân Phong, nơi tôi đang công
tác đã tạo điều kiện để tôi thực nghiệm trong quá trình làm luận văn.
Cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
49B48B47B46B45B44B43B42B41B40B39B38B37B36B35B34B33B32B31
B30B29B28B27B26B25B24B23B22B21B20B19B18B17B16B15B14B13B1
2B11B10B9B8B7B6B5B4B3B2B1B0B1H2H3H4H5H6H7H8H9H10H0H
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
ĐC : đối chứng
hs : học sinh
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đất nước bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, chúng ta
cần phải có những con người mới năng động, tự lực và sáng tạo. Chính
điều này đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới trong phương
pháp dạy học. Nhưng đổi mới theo phương pháp cụ thể nào thì còn phải
chọn lựa cho phù hợp với từng đối tượng con người và nội dung dạy
học.
Chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa và áp dụng phương pháp dạy
học dự án cho những học sinh ưu tú nhưng liệu có thể áp dụng cho đối
tượng đã là học sinh lớp 10 mà việc chuyển vế một phương trình bậc
nhất còn gây khó khăn cho các em? Môi trường mà tôi đang làm việc
đa số là những học sinh như thế, đó là sản phẩm của bệnh thành tích
trong giáo dục. Hầu như các giáo viên ở trường tôi đều không tin có thể
áp dụng một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại nào cho đối
tượng học sinh này. Với họ đó chỉ là những lý thuyết suông không thực
tế . Vừa qua, tỷ lệ học sinh kém trường tôi rất nhiều và đa số rơi vào
môn Vật lý. Vấn đề đặt ra cho tôi và các đồng nghiệp trong tổ Vật lý là
phải tìm ra giải pháp cải thiện kết quả đó. Chính vì vậy mà tôi quyết
định chọn lựa một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại
nhưng không quá xa với phương pháp dạy học truyền thống để học sinh
của mình có thể thích ứng được, đó chính là phương pháp dạy học theo
chủ đề. Tuy nhiên vì còn là thử nghiệm nên tôi chưa thể vận dụng trong
toàn bộ chương trình lớp 10 mà chỉ chọn chương “Chất khí” là chương
mà tôi cảm thấy khó dạy và học sinh khó học nhất. Nếu thành công, tôi
sẽ vận dụng cho các chương khác của chương trình Vật lý THPT và có
đủ lý lẽ để thuyết phục các giáo viên còn lại trong trường thay đổi quan
điểm trong giảng dạy.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phương pháp dạy học theo chủ đề và vận dụng vào
việc giảng dạy chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản nhằm tăng
cường sự tham gia của người học, hạn chế sự can thiệp và áp đặt của
người dạy trong quá trình học tập của học sinh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: quá trình học tập bộ môn vật lý của học
sinh lớp 10 THPT ban Cơ bản
Đối tượng nghiên cứu: nội dung và phương pháp dạy học chương
“Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản theo phương pháp dạy học theo
chủ đề .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề vào chương
“Chất khí” thành công thì sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức ở
học sinh đồng thời giúp học sinh năng động, tự lực hơn trong quá trình
học .
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề trong dạy học
chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản tại trường THPT Tân
Phong Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo chủ đề.
Xây dựng các tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học theo
chủ đề đối với chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản.
Soạn thảo bài giảng điện tử theo phương pháp dạy học theo chủ
đề đối với chương “Chất khí” lớp 10 THPT ban Cơ bản.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Tân Phong
Quận 7, TP.HCM
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận
Vận dụng lý luận vào việc xây dựng tiến trình dạy học
Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY
HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề
Quan điểm trên thế giới
Dạy học theo chủ đề là một phương pháp dạy học trong đó có sự tích
hợp liên môn làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh
có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
[15], [26].
Có 5 bước thực hiện dạy học theo chủ đề:
_ Thiết kế chủ đề học.
_ Tập trung vào những vấn đề đáng quan tâm phát sinh từ chủ đề học tập.
_ Tìm kiếm thông tin liên quan đến chủ đề.
_ Tổng hợp thông tin thành kiến thức có thể dùng được.
_ Và cuối cùng là hoàn tất bản báo cáo [27].
Quan điểm của bản thân tôi:
Dạy học theo chủ đề là xây dựng một nội dung học thành một kết cấu
chặt chẽ chứ không thành những bài học rời rạc. Học sinh phải tự tìm tòi các
kiến thức thực tế liên quan đến nội dung học và vận dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Sở dĩ tôi có quan điểm như trên là do dựa vào những cơ sở sau đây:
Mục tiêu chung của giáo dục:
“Hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của công dân Việt Nam,
tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có kỹ
năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tự hào dân tộc và có ý chí vươn lên,
có năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời, có năng lực đi vào thực tiễn
kinh tế xã hội, góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa” [13].
Các quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực, lấy người học làm trung tâm:
Từ thế kỉ 19, quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm đã bắt đầu
phát triển. Theo Johann Heinrich Pestalozzi (1746-1827) là nhà giáo dục
Thụy Sĩ: sư phạm phải là một phương pháp khoa học có ý nghĩa thực dụng,
đề cập việc giảng dạy liên quan đến mọi khía cạnh cuộc sống, được xây dựng
trên một kiến thức sâu rộng. Kinh nghiệm phải đi trước sáng kiến và óc tưởng
tượng. Những bài học phải liên quan đến các sự việc thực tế để học sinh có
thể liên tưởng đến cuộc sống chung quanh. Từ đó các tư tưởng trừu tượng sẽ
được học hỏi dần. Chỉ có thể hành động khi biết hành động như thế nào, có
nghĩa là các bài học đều hướng về học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.[19]
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu, song song
với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. việc giảng dạy các môn
khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học,
bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như là những lĩnh vực
tri thức riêng rẽ.
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình
nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa
biết mà nhằm phát hiện lại những tri thức loài người đã tích lũy được. Trong
học tập, học sinh cũng phải khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân
thì học sinh mới thật thông hiểu, ghi nhớ và vận dụng được. Đó là chưa kể khi
lên đến trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu
khoa học và người học cũng làm ra tri thức mới cho khoa học. Khác với
nghiên cứu khoa học, hoạt động học tập không phải là quá trình mò mẫm tự
phát, mà là quá trình hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên khéo léo đặt
học sinh vào địa vị người phát hiện lại những tri thức trong di sản văn hóa của
loài người, của dân tộc[11].
Trong mỗi con người đều có một sở trường gì đó, điều đáng nói là phải
biết cách làm khơi gợi, phát huy sở trường đó. Trong một lớp không phải chỉ
có một người mà có nhiều người và mỗi con người lại rất khác nhau. Người
tư duy theo hướng này, người tư duy theo hướng khác; người thích đi vào ý
này, người thích đi vào ý kia… đây chính là cơ hội để phát huy trí tuệ tập thể
một cách rộng lớn, sâu xa [18].
Nghệ thuật của giáo viên chính là làm thế nào khi trang bị kiến thức
cho học sinh, dẫn dắt các em tiến tuần tự đến những nhiệm vụ ngày càng phức
tạp thêm và đồng thời chuẩn bị cho các em hoàn thành những nhiệm vụ này,
nhưng phải tính toán sao cho việc giải quyết mỗi nhiệm vụ mới đòi hỏi ở học
sinh lao động tự lực và suy nghĩ căng thẳng tương đương với khả năng mà
đặc điểm lứa tuổi và cá thể của em cho phép trong những điều kiện cụ thể của
dạy học. Xu thế của dạy học hiện đại là nâng cao tính tự lực của học sinh
trong quá trình học tập[26].
Cơ sở triết học: [13]
Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu,
lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện, nội lực
mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó là trình
độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau.
Trong quá trình dạy học:
Ngoại lực: tác động dạy của thầy, môi trường xã hội(cộng đồng lớp
học, gia đình, xã hội…) có tác dụng giáo dục người học.
Nội lực: sức học, sức tự học, tự phát triển của trò (học là hoạt động nhận
thức tích cực, tự lực, sáng tạo của người học).
Theo cơ sở triết học thì tác động của ông thầy dù quan trọng đến mức
“không thầy đố mày làm nên” thì vẫn là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác,
tạo điều kiện cho trò tự phát triển và trưởng thành. Tác động của môi trường
xã hội dù là quan trọng đến mức “học thầy không tày học bạn” hay giáo dục
tay ba: nhà trường, gia đình, xã hội thì vẫn là ngoại lực giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho người học.
Sức tự học hay năng lực tự học của trò dù còn non nớt đến đâu vẫn là nội
lực quyết định sự phát triển của bản thân người học. Và chất lượng giáo dục
đạt kết quả cao nhất khi tác động của thầy_ ngoại lực cộng hưởng được với
năng lực tự học của trò_ nội lực, nghĩa là khi thầy bồi dưỡng và phát huy đến
cao độ năng lực tự học của trò.
Do đó không thể nhấn mạnh một chiều hoặc tách rời nội lực với ngoại lực
mà là kết hợp chặt chẽ, mật thiết nội lực với ngoại lực, nhằm tiến tới đỉnh cao
của chất lượng phát triển là cộng hưởng nội lực, ngoại lực với nhau. Nói cách
khác, quá trình tự học, tự nghiên cứu (cá nhân hóa) phải kết hợp với quá trình
hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học và quá trình dạy của nhà giáo (xã
hội hóa). Đó là quan điểm nội lực quyết định của dạy-học tích cực, lấy việc
học (trò) làm trung tâm.
Cơ sở sư phạm:[13]
Mô hình dạy học thụ động, lấy việc dạy của người thầy làm trung tâm,
nhấn mạnh và đề cao vai trò của thầy, của việc dạy.
Trong đó, thầy là chủ thể, trung tâm, đem kiến thức sẵn có truyền đạt
giảng giải cho học sinh, là người trao. Thầy có quyền về tri thức, đánh giá,
chủ thể người lớn.
Trò thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt: nghe, ghi nhớ và làm
lại, là người nhận.
Khách thể: tái hiện, lặp lại, học thuộc lòng.
Mô hình dạy học tích cực lấy việc học của trò làm trung tâm: cả ba (trò,
khách thể, thầy) tác động lẫn nhau trong một hoạt động chung vì hiệu quả
thực tế của người học.
Trò: chủ thể, trung tâm, tự mình tìm ra kiến thức(khách thể) bằng hành
động của chính mình, khách thể người học tự tìm ra mang tính chất cá
nhân(qua trình cá nhân hóa). Trò là diễn viên tích cực của giáo dục.
Cộng đồng lớp học: là môi trường xã hội trung gian giữa thầy và trò,
nơi diễn ra sự trao đổi, giao tiếp, hợp tác giữa trò – trò, trò – thầy, làm cho
khách thể từng cá nhân tìm ra mang tính chất xã hội (quá trình xã hội hóa).
Khách thể: do người học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn và sự
hướng dẫn của thầy.
Thầy: tác nhân, người hướng dẫn và tổ chức cho người học tự mình tìm
ra kiến thức thông qua một quá trình vừa cá nhân hóa vừa xã hội hóa. Thầy là
người đạo diễn, kích thích hoạt động của người học, người trọng tài và cố vấn
kết luận làm cho khách thể người học tự tìm ra với sự hợp tác của các bạn trở
thành thực sự khách quan, khoa học.
So sánh hai mô hình ta thấy mô hình thứ hai là một quá trình hoạt động
tự lực, tích cực và chủ động, có hứng thú và động cơ thúc đẩy từ bên trong
của người học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo (quá trình cá nhân hóa) đồng
thời cũng là một quá trình hoạt động có một phạm vi xã hội nhất định là sự
hợp tác của người học với các bạn trong môi trường xã hội cộng đồng lớp học
và có ý nghĩa, có giá tri thật sự về hình thành nhân cách (quá trình xã hội
hóa).
Cơ sở sinh học: [13]
Cơ sở sinh học của mô hình dạy học thụ động lấy việc dạy ( thầy ) làm
trung tâm là theo học thuyết của I.P.Pavlop (ví dụ: thí nghiệm cho chó ăn sau
khi bật sáng đèn hoặc bấm chuông reo).
Theo Pavlop, dạy là thành lập những phản xạ có điều kiện hình thành kinh
nghiệm hành động.
Học là hình thành những phản xạ trả lời mới chưa có trong vốn phản xạ
không điều kiện được di truyền.
Cơ chế để hình thành một phản xạ có điều kiện là phối hợp một kích
thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện để tạo ra một trả lời
không điều kiện.
Theo cách đó, quy trình dạy học bao gồm các khâu:
Xác định yêu cầu cần dạy, tức là định rõ phản xạ có điều kiện sẽ hình
thành; chọn tác nhân kích thích; tiếp theo đó là biến tác nhân kích thích trung
tính thành tác nhân kích thích có điều kiện.
Tăng hiệu quả dạy học: bằng cách kết hợp tác nhân kích thích trung
tính với tác nhân kích thích không điều kiện một số lần tối thiểu để củng cố
phản xạ trả lời, hoặc là bằng cách tăng cường độ kích thích không điều kiện
để thúc đẩy động cơ học.
Cơ sở sinh học của mô hình dạy học tích cực lấy việc học của trò làm
trung tâm là học thuyết của B.F.Skinner.
Theo Skinner, cha đẻ của điều khiển học, học là tự điều hòa hành vi để
dẫn tới một hành vi mong muốn bằng cách thử sai. (ví dụ: thí nghiệm dạy
chim bồ câu tự tìm lấy thức ăn ; thí nghiệm dạy chuột đạp cần câu cơm).
Từ thực nghiệm, Skinner rút ra ba kinh nghiệm lý thuyết:
_ Chỉ học cái đang làm; làm là để học. Hiểu biết tức là hành động có hiệu
quả.
_ Học bằng kinh nghiệm; trẻ phải được tiếp xúc với môi trường nó đang
sống. Giáo viên phải cung cấp cho học sinh những cơ hội tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân.
_ Học bằng cách thử sai.
Động cơ học là lợi ích. Skinner có khuynh hướng lặp lại hành vi nào
đem lại hiệu qủa mà có lợi, vì vậy trong dạy học cần phải luôn luôn có thưởng
tức thì.
Học thuyết Skinner còn đựơc gọi là học thuyết về phản xạ có điều kiện
chủ động; bài học là vì lợi ích của chính người học; mục đích học, nội dung
học là do chính nhu cầu của người học.
1.2. So sánh dạy học theo chủ đề với dạy học truyền thống [14]
Dạy học theo chủ đề Dạy học truyền thống
Học sinh được giao nhiệm vụ học tập
và tự tìm cách thức thực hiện ( có sự
hỗ trợ của giáo viên)
Phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh vì mỗi học sinh có một phương
pháp học tập phù hợp riêng.
Hướng đến các mục tiêu: một dung
lượng kiến thức khoa học, hiểu biết
tiến trình khoa học và rèn luyện các
kỹ năng tiến tiến trình khoa học:
quan sát, thu thập dữ liệu, xử lý, suy
luận và áp dụng thực tiễn.
Dạy theo một chủ đề thống nhất
được tổ chức lại từ một phần chương
Giáo viên quyết định (áp đặt) tiến
trình học tập của học sinh.
Phù hợp với một số học sinh có cách
tư duy:logic, tuần tự, chặt chẽ.
Mục tiêu: kiến thức mới thông qua
hoạt động, bồi dưỡng các phương
thức tư duy khoa học.
Dạy theo từng bài riêng rẽ trong một
thời lượng cố định dành cho từng
bài.
trình học
Kiến thức thu được là những khái
niệm liên hệ mạng lưới với nhau.
Trình độ nhận thức có thể đạt: phân
tích, tổng hợp, đánh giá.
Kết thúc chủ đề: có một tổng thể
kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và
khác với nội dung sách giáo khoa.
Kiến thức gần với thực tiễn.
Sau khi kết thúc chủ đề hiểu biết
vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung
cần học.
Có thể hướng tới bồi dưỡng các kỹ
năng: giao tiếp, hợp tác, quản lý,
điều hành, ra quyết định.
Kiến thức thu được rời rạc hoặc chỉ
liên hệ tuyến tính (liên hệ một chiều)
Trình độ nhận thức có thể đạt: biết,
hiểu, vận dụng (giải bài tập).
Kết thúc một chương: không có một
tổng thể kiến thức mới, mà có kiến
thức từng phần riêng biệt, hoặc hệ
thống kiến thức liên hệ tuyến tính
theo trật tự bài học.
Kiến thức khá xa rời thực tiễn
Kiến thức thu được sau khi học chỉ
giới hạn trong nội dung học.
Không thể hướng tới bồi dưỡng các
kỹ năng: giao tiếp, hợp tác, quản lý,
điều hành, quyết định.
Điểm gần tương đồng giữa dạy học theo chủ đề và dạy học truyền
thống:
Vẫn coi trọng việc lĩnh hội một dung lượng kiến thức nền tảng. Do đó
dạy học theo chủ đề là có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình học tập tôi đã tiếp thu được rằng để vận dụng dạy học
theo chủ đề cần phải tổ chức lại một số bài học thành một chủ đề có ý nghĩa
thực tiễn.
Cần lưu ý khi dạy học theo chủ đề cũng như các mô hình dạy học tích cực
khác là không được coi học sinh là chưa biết gì mà cần tận dụng những kinh
nghiệm sống thực tiễn của học sinh để giải quyết vấn đề.
1.3. Những nét đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề [14]
Các kiến thức cần truyền đạt cho học sinh có thể liên quan đến một hay
nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau.
Tận dụng tối đa những kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến kiến
thức của chủ đề học tập.
Định hướng cho học sinh nhận thức những kiến thức trong chủ đề bằng
hệ thống các câu hỏi định hướng. Hệ thống kiến thức chặt chẽ, sát thực và
thiết thực, quá trình học tập thoải mái, luôn tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh
đạt mục đích học tập và phát triển bản thân.
Nếu thành công, phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ giúp học sinh phát
huy tính chủ động, tự tin, tự vận động, năng động, độc lập và tính độc đáo của
cá nhân.
Tận dụng được các phương tiện, công cụ học tập xung quanh học sinh.
Thích ứng với từng đối tượng học sinh.
Rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, tính hợp tác của học sinh.
Khó khăn, hạn chế của dạy học theo chủ đề:
Khi khai thác chủ đề, các câu hỏi học sinh đưa ra có thể vượt ra khỏi
phạm vi chương trình, giáo viên khó đưa đến cho học sinh một câu trả lời thỏa
đáng.
Giáo viên phải năng động, sáng tạo, là người có vai trò nhất định trong
việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung chương trình học tập của học
sinh.
Vấn đề thời gian là quyết định rất lớn trong dạy học theo chủ đề.
1.4. Những nét mới trong dạy học theo chủ đề [14]
1.4.1. Những định hướng chung
Khác với dạy học truyền thống là dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể,
trọn vẹn, tương đối độc lập phù hợp với kiểu dạy theo lớp – bài. Dạy học theo
chủ đề là dạy hệ thống kiến thức của một chủ đề mang tính chất tổng quát có
thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Việc dạy
học theo chủ đề sẽ được bước đầu định hình bằng một hệ thống câu hỏi định
hướng (ở mức độ thấp là do giáo viên yêu cầu, cao hơn là xây dựng với sự
thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh thậm chí có thể do học sinh đề xuất;
(trong luận văn này chỉ dừng ở mức độ thấp)) dựa trên mục tiêu và nội dung
kiến thức của chủ đề học tập.
Từ hệ thống câu hỏi định hướng, giáo viên tổ chức, phân công hoạt
động cho học sinh để giải quyết nhiệm vụ của hệ thống câu hỏi. Thông qua
đó, học sinh sẽ chủ động xây dựng hệ thống kiến thức chặt chẽ, sát thực, thiết
thực.
Hệ thống câu hỏi định hướng bao gồm: câu hỏi khái quát (Essential
Question_EQ), câu hỏi bài học (Unit Question_UQ) và câu hỏi nội dung
(Content Question_CQ).
Trong phương pháp này