Kiến thức của nhân loại trong mọi lĩnh vực đang biến đổi và tăng lên vùn vụt mỗi ngày. Trong khi đó thời gian hoạt động của con người nói chung và thời gian học tập của học sinh (HS) trong nhà trường thì có hạn, chúng ta không thể bắt HS học thêm giờ để truyền đạt thêm kiến thức cho các em. Hơn nữa việc nhớ sự kiện và thông tin bây giờ không còn quan trọng nữa. Sự kiện có thểthay đổi. Thông tin thì dễ dàng tìm kiếm.
125 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng mô hình dạy học điều tra vào dạy một số chủ đề trong sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
Nguyeãn Thò Lieân
VAÄN DUÏNG MOÂ HÌNH DAÏY HOÏC ÑIEÀU
TRA VAØO DAÏY MOÄT SOÁ CHUÛ ÑEÀ
TRONG SAÙCH GIAÙO KHOA
VAÄT LÍ 10 NAÂNG CAO
Chuyeân ngaønh: Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân Vaät Lí
Maõ soá : 60 14 10
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. THAÙI KHAÉC ÑÒNH
Thaønh phoá Hồ Chí Minh – 2008
LÔØI CAÛM ÔN
Lôøi ñaàu tieân , taùc giaû xin chaân thaønh göûi lôøi caûm ôn saâu saéc ñeán TS.
Thaùi Khaéc Ñònh, ngöôøi thaày ñaõ taän tình höôùng daãn taùc giaû hoaøn thaønh
luaän vaên.
Taùc giaû cuõng xin chaân thaønh caûm ôn caùc thaày coâ trong khoa Vaät Lyù
vaø phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä Sau ñaïi hoïc, tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm
Thaønh phoá Hoà Chí Minh, caùc thaày coâ ñaõ truyeàn ñaït nhieàu kieán thöùc boå ích
vaø giuùp taùc giaû laøm quen daàn vôùi coâng taùc nghieân cöùu khoa hoïc.
Taùc giaû xin chaân thaønh caûm ôn caùc thaày coâ phaûn bieän ñaõ ñoïc, nhaän
xeùt vaø chæ ra nhöõng thieáu soùt ñeå luaän vaên hoaøn chænh hôn.
Taùc giaû xin toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán Ban Giaùm Hieäu , vaø caùc thaày
coâ trong toå Vaät lyù tröôøng THPT Nguyeãn Coâng Tröù ,quaän Goø Vaáp,
Thaønh phoá Hoà Chí Minh, caùc thaày coâ ñaõ goùp yù veà chuyeân moân , veà caùch
thöùc toå chöùc daïy hoïc, döï giôø vaø taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi khaùc ñeå taùc giaû
hoaøn thaønh phaàn thöïc nghieäm cuûa luaän vaên.
Cuoái cuøng, taùc giaû xin göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh ñeán gia ñình, baïn
beø vaø ñoàng nghieäp ñaõ luoâân uûng hoä , ñoäng vieân, goùp yù ñeå taùc giaû hoaøn thaønh
luaän vaên naøy.
1
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................... 3
Danh mục các bảng ..................................................................................................... 4
................................................................................................Danh mục các hình vẽ 5
MỞ ĐẦU…................................................................................................................ 7
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA........ 10
1.1. Mô hình dạy học hướng vào người học .................................................... 10
1.2. Dạy học điều tra (Inquiry based- learning)( IBL) ...................................... 11
1.3. Dạy học điều tra và công nghệ thông tin ................................................... 17
1.4. Vận dụng dạy học điều tra cho chương trình Vật lí THPT ....................... 21
1.5. Kết luận chương 1 ...................................................................................... 29
Chương 2- THIẾT KẾ DẠY 2 CHỦ ĐỀ: “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
BIẾN ĐỔI ĐỀU”, “CÁC LỰC CƠ HỌC” THEO MÔ HÌNH
DẠY HỌC ĐIỀU TRA ..................................................................... 30
2.1. Thiết kế dạy chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi đều” theo mô
hình dạy học điều tra ................................................................................ 30
2.2. Thiết kế dạy chủ đề : “ Các lực cơ học” theo mô hình dạy học điều
tra .............................................................................................................. 64
2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ................................................ 87
2.4. Kết luận chương 2 ...................................................................................... 87
Chương 3- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................... 88
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..................................... 88
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm .................................... 88
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................... 89
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................... 93
3.5. Kết luận chương 3 .................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………….. ....................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109
PHỤ LỤC
2
Danh mục các chữ viết tắt
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
IBL : Dạy học điều tra (Inquiry based learning)
NXB GD : Nhà xuất bản giáo dục
PHT : Phiếu học tập
SGK : Sách giáo khoa
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
3
Danh mục các bảng
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá cá nhân................................................................ ....40
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá nhóm...................................................................... .42
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá sản phẩm............................................................... ..45
Bảng 2.4. Mẫu báo cáo công việc chuẩn bị của nhóm............................................. .46
Bảng 3.1. Đánh giá của HS về 2 chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi đều “ và
“ các lực cơ học”............................................................................... .....94
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (xi) của bài kiểm tra của chủ đề “Chuyển
động thẳng biến đổi đều”........................................................................98
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất của chủ đề “ Chuyển động thẳng biến
đổi đều”......................................................................................... .........98
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích của chủ đề “ Chuyển động thẳng
biến đổi đều”........................................................................ ..................99
Bảng 3.5. Các tham số thống kê của chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi
đều”............................................................................................... .......100
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số (xi) của bài kiểm tra của chủ đề “Các lực
cơ học “.................................................................................................101
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất của chủ đề “Các lực cơ học “...........................101
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích của chủ đề “Các lực cơ học “..............102
Bảng 3.9. Các tham số thống kê của chủ đề “Các lực cơ học “..............................103
Bảng 3.10. Bảng so sánh F và Fα của 2 chủ đề “Chuyển động thẳng biến
đổi đều” và “Các lực cơ học”………………….. ……………………104
Bảng 3.11a. Đại lượng kiểm định t của chủ đề “ Chuyển động thẳng biến
đổi đều” và “ các lực cơ học”................................................ ...............104
Bảng 3.11b. Bảng so sánh t và tα của 2 chủ đề “ Chuyển động thẳng biến
đổi đều” và “ Các lực cơ học”............................................... ...............105
4
Danh mục các hình vẽ
Hình 2.1. Trang web dự án của chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi đều”......... ...38
Hình 2.2.Trang web dự án của chủ đề “ Các lực cơ học” .........................................70
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố điểm của nhóm thực nghiệm và đối chứng của
chủ đề “ Chuyển động thẳng biến đổi đều”...............................................98
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất của chủ đề “Chuyển động thẳng biến
đổi đều”.... ...............................................................................................99
Hình 3.4. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của chủ đề “Chuyển động
thẳng biến đổi đều”........................................................... ......................100
Hình 3.5. Biểu đồ phân bố điểm của nhóm thực nghiệm và đối chứng của
chủ đề “Các lực cơ học”........................................................... ...............101
Hình 3.6. Biểu đồ phân phối tần suất của chủ đề “Các lực cơ học”............. ...........102
Hình 3.7. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của chủ đề “Các lực cơ
học”............................................................. ............................................102
5
Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc như sau:
MỞ ĐẦU ( 3 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận của mô hình dạy học điều tra ( 20 trang)
Chương 2: Thiết kế dạy 2 chủ đề “Chuyển động thẳng biến đổi đều “ và “ Các lực
cơ học” theo mô hình dạy học điều tra (58 trang)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (19 trang)
KẾT LUẬN ( 2 trang)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (32 tài liệu)
PHỤ LỤC (14 trang)
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiến thức của nhân loại trong mọi lĩnh vực đang biến đổi và tăng lên vùn vụt
mỗi ngày. Trong khi đó thời gian hoạt động của con người nói chung và thời gian
học tập của học sinh (HS) trong nhà trường thì có hạn, chúng ta không thể bắt HS
học thêm giờ để truyền đạt thêm kiến thức cho các em. Hơn nữa việc nhớ sự kiện và
thông tin bây giờ không còn quan trọng nữa. Sự kiện có thể thay đổi. Thông tin thì
dễ dàng tìm kiếm. Thêm vào đó không ai có thể học và nhớ mọi kiến thức. Chính vì
những lí do trên mà bắt buộc giáo dục phải liên tục đổi mới để đào tạo ra những con
người mới năng động, theo kịp với xu thế phát triển của thời đại. Phương pháp dạy
và học phải được cải tiến theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS , phải
rèn luyện được cho HS kĩ năng sống và làm việc trong một xã hội hiện đại: kĩ năng
thu thập, xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định,kĩ năng
làm việc hợp tác, kĩ năng tự học suốt đời….
Dạy học truyền thống lấy mục tiêu là kiến thức , kĩ năng, trong đó giáo viên
(GV) đóng vai trò trung tâm, là người bào chế, truyền đạt tri thức cho HS. Nhưng
kiến thức mà HS học được không vượt ra khỏi nội dung , chương trình học, ít có
liên hệ thực tế. Những hiểu biết và kĩ năng được rèn luyện khác xa với hiểu biết và
kĩ năng để giải quyết những vấn đề muôn mặt của cuộc sống.
Dạy học hiện đại lấy sự phát triển của người học làm mục tiêu, chú trọng đến
sự hiểu biết của người học vượt ra ngoài chương trình, nội dung học thiết thân, thiết
thực, rèn luyện được cho HS những kĩ năng sống quan trọng để có thể thích ứng
nhanh với sự thay đổi không ngừng của cuộc sống.
Như vậy, so với dạy học truyền thống, dạy học hiện đại có nhiều ưu điểm vượt
trội hơn, tốt hơn cho người học.
Dạy học điều tra (Inquiry based learning) (viết tắt là IBL)là một trong những
mô hình dạy học hiện đại, hướng vào người học, tập trung rèn luyện cho HS suy
nghĩ phê phán, giải quyết vấn đề thông qua việc làm việc hợp tác với người khác.
7
Hoạt động của IBL bắt đầu bằng một câu hỏi khái quát. HS làm việc theo
nhóm, chẻ câu hỏi lớn thành những câu hỏi nhỏ hơn , lập kế hoạch tìm kiếm và xử
lý thông tin để tìm ra câu trả lời. Câu trả lời được các nhóm trình bày dưới nhiều
hình thức đa dạng: bài thuyết trình,bài trình diễn, trang web, thí nghiệm, đồ thị,
phim ảnh…, rồi đem ra thảo luận với các nhóm khác và với GV, thậm chí còn đem
trao đổi trên internet với khán giả toàn thế giới. GV đóng vai trò là người cố vấn
học tập chứ không phải là người truyền đạt tri thức.
IBL ra đời ở Mĩ cuối thế kỉ 20 và được vận dụng thành công ở Mĩ và Úc. Nếu
vận dụng sáng tạo vào dạy học phổ thông ở Việt Nam thì mô hình IBL có thể sẽ
thành công. Đó là lí do tôi chọn đề tài :” Vận dụng mô hình dạy học điều tra vào
dạy một số chủ đề trong sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao”.
2. Mục đích của đề tài
Vận dụng IBL vào dạy học một số chủ đề trong sách giáo khoa Vật lí 10 nâng
cao để đánh giá hiệu quả của IBL trong việc :
• Tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
• Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc hợp tác.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy và học Vật lí theo mô hình dạy học điều tra
4. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế dạy và học 2 chủ đề trong sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao theo mô
hình dạy học điều tra: “Chuyển động thẳng biến đổi đều” và “ Các lực cơ học”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
¾ Nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình dạy học điều tra.
¾ Thiết kế dạy và học 2 chủ đề :” Chuyển động thẳng biến đổi đều”,” Các
lực cơ học” theo mô hình dạy học điều tra.
¾ Thực nghiệm sư phạm dạy học 2 chủ đề: “Chuyển động thẳng biến đổi
đều”, “ Các lực cơ học”.
8
6. Phương pháp nghiên cứu
¾ Phương pháp thu thập dữ kiện
¾ Phương pháp nghiên cứu lý luận
¾ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
¾ Phương pháp thông kê toán học
7. Giả thuyết khoa học
Thiết kế bài học theo IBL sẽ tích cực hoá hoạt động học tập của HS, rèn luyện
được cho các em kĩ năng làm việc hợp tác với người khác.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nếu áp dụng IBL thành công với 2 chủ đề trên thì có thể áp dụng mở rộng
cho những chủ đề khác, không những thuộc môn Vật lí mà còn có thể cho những
môn học khác, cho các khối lớp khác. Qua đó, đề tài đã góp phần đổi mới cách dạy
và học hiện nay. Đề tài có thể xem là tài liệu tham khảo về dạy IBL cho GV và
những bạn đọc quan tâm.
9
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH DẠY HỌC
ĐIỀU TRA
1.1. Mô hình dạy học hướng vào người học [11]
1.1.1. Nguồn gốc
- Trào lưu dạy học hướng vào người học có từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20,
bắt nguồn từ những tư tưởng xã hội: tự do, dân chủ, bình đẳng, tình anh
em…có trong các tác phẩm và hoạt động của J. Rousseau ( Pháp, thế kỉ 18) ,
L. Tolstoy ( Nga, thế kỉ 19).
- Triết lí của dạy học hướng vào người học chịu ảnh hưởng chủ yếu của J.
Dewey ( Mĩ), S. Freud (Áo), C. Jung (Áo), B. Otto ( Đức ), R. Charms (
Pháp), C. Roger ( Mĩ) và A. Maslow ( Mĩ).
- Dạy học hướng vào người học cũng một phần dựa vào phương pháp và mô
hình nghiên cứu xã hội học, tâm lí học, giáo dục học của C. Lewin ( Đức), J.
Piaget ( Thuỵ Sĩ), Bruner ( Mĩ), P. Freire và I. D.Illich ( Canada và Mĩ La
Tinh), Bandura và Weiner ( Mĩ) và rất nhiều kết quả nghiên cứu cụ thể khác.
1.1.2. Đặc trưng của mô hình dạy học hướng vào người học
- Tính nhân văn: chú ý đến nhu cầu và lợi ích thiết thân của người học, tập
trung vào giá trị “ người” như: ý thức bản ngã, tự thể hiện, tự trưởng thành,
tự phát triển,tự lực…
- Tính dân chủ: nhấn mạnh quyền tự do của người học trong việc lựa chọn, ra
quyết định, tiến hành, giải quyết vấn đề, đề cao trách nhiệm cá nhân, đòi hỏi
sự kết hợp hài hoà giữa cá nhân và nhóm hay cộng đồng, tôn trọng phát triển
giá trị cá nhân, đề cao tính cởi mở của môi trường học tập…
10
1.2. Dạy học điều tra (Inquiry based- learning)( IBL)
1.2.1. Inquiry based learning là gì? [15],[16],[21],[22],[23]
Inquiry được định nghĩa là tìm kiếm sự thật , thông tin hay kiến thức bằng
cách đặt câu hỏi.
Inquiry based learning hay Investigative learning là một mô hình dạy học
hướng vào người học , thu hút người học tìm giải pháp (câu trả lời ) cho một vấn
đề ( câu hỏi ) quan trọng và có ý nghĩa thông qua việc điều tra thông tin và làm việc
hợp tác với người khác. IBL có 5 giai đoạn cơ bản:
• Hỏi: Một câu hỏi khái quát được đặt ra. Câu hỏi này có thể trả lời
được, có nội dung khoa học , có thể chia ra thành nhiều câu hỏi nhỏ, phải có ý nghĩa
và hấp dẫn đối với người học.
• Điều tra: Người học phân tích câu hỏi khái quát thành những câu hỏi
cơ sở, thu thập thông tin: tìm hiểu nguồn tài liệu, nghiên cứu mày mò thí nghiệm,
quan sát, phỏng vấn, loại bỏ những ý tưởng không thích hợp.
• Sáng tạo: Những thông tin thu thập được trong giai đoạn điều tra được
xử lí và tổng hợp lại. Người học bây giờ đảm nhiệm vai trò tạo ra những kiến thức
mới, những ý tưởng mới quan trọng, những thuyết mới nằm ngoài kinh nghiệm
trước đó của họ.
• Thảo luận: người học chia sẻ những ý tưởng mới, những kinh nghiệm ,
so sánh những ghi chú trong quá trình điều tra và thảo luận kết luận với người khác.
• Phản hồi: người học nhìn lại câu hỏi khái quát, thể hiện câu trả lời
bằng các sản phẩm học tập đa dạng: bài thuyết trình, trang web, tranh ảnh, đồ thị…
1.2.2. Kết quả của IBL [15],[16],[21],[22],[23]
Sau khi học với IBL ,HS sẽ có được:
- Kiến thức của bài học: gồm kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng
- Kiến thức quá trình:HS nắm được con đường tìm ra kiến thức
- Rèn được các kĩ năng sống quan trọng: giải quyết vấn đề, làm việc hợp
tác và chia sẻ với người khác,…
11
- Nuôi dưỡng thói quen tư duy tốt: biết suy nghĩ có phê phán, biết đặt
câu hỏi và tìm cách trả lời , từ đó người học luôn tự bổ sung thêm kiến thức mới
cho mình, nghĩa là biết tự học suốt đời.
1.2.3. Sự hình thành và phát triển IBL [17],[18],[26]
IBL được xây dựng chủ yếu từ những tư tưởng của một số nhà giáo dục lớn
như Socrates, John Dewey, Lev Vygotsky…
Socrates(470-399 trước công nguyên) : dẫn HS tìm đến kiến khức thông qua
câu hỏi. GV đặt câu hỏi HS trả lời, GV và các HS khác sẽ biện bác, tranh luận. Mục
đích của phương pháp này là khuyến khích HS suy nghĩ có phê phán.
John Dewey (1859-1952). Dewey có tư tưởng “học bằng hành” (learning by
doing), dạy học phải dựa trên kinh nghiệm về thế giới thật của HS. Thay cho việc
xử lí những sự liệu trong sách và trong lời nói của thầy, việc học tập là quá trình xử
lí kinh nghiệm trực tiếp của mình. Các kĩ năng được tích luỹ không phải bằng luyện
tập và nhớ máy móc mà bằng những hoạt động người học tự tiến hành với sự giúp
đỡ của thầy để đáp ứng được lợi ích và nhu cầu của mình.
Lev Vygotsky(1896-1934) : chất lượng học được nâng cao thông qua giải
quyết vấn đề. Quá trình tìm kiếm cách giải quyết vấn đề trong nhóm sẽ giúp trẻ học
tập hiệu quả hơn là trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề một cách độc lập.
IBL ra đời ở nước Mĩ từ cuối thế kỉ 20 và ngày nay được áp dụng phổ biến ở
Mĩ và Úc.
1.2.4. Vai trò của GV trong IBL [15],[16],[21],[23]
GV đóng vai trò là chuyên gia , là cố vấn của HS chứ không phải là người
truyền đạt tri thức cho HS.
a. GV phản ánh mục tiêu của IBL và lập kế hoạch IBL
- Lên kế hoạch những cách làm cho mỗi người học đều chủ động trong
quá trình học.
- Hiểu những kĩ năng , kiến thức, thói quen cần thiết cho hoạt động học.
12
- Chắc chắn rằng việc học trong lớp phải có liên quan tới người học và
có thể ứng dụng được.
- Chuẩn bị những câu hỏi mà người học có thể hỏi.
- Chuẩn bị môi trường học tập với dụng cụ học tập, nguyên liệu và tài
liệu liên quan đến sự tích cực của người học.
b. GV tạo điều kiện thuận lợi cho lớp học
- Những kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho người học hàng ngày ,
hàng tuần, hàng tháng, hàng năm của GV tập trung vào việc thiết lập nội dung học
tập trong khung kiến thức chương trình. Họ nhấn mạnh sự nuôi dưỡng, phát triển
thói quen tư duy tốt.
- Xem dạy học cũng là quá trình học của GV.
- Đặt câu hỏi, khuyến khích suy nghĩ bất đồng để dẫn đến nhiều câu hỏi
hơn.
- Đánh giá và khuyến khích sự trả lời, khi câu trả lời sai kiến thức thì GV
chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra những hướng dẫn hợp lí cho người học.
- Thường lờ đi những chướng ngại gặp phải của người học và chỉ hướng
dẫn người học khi thật cần thiết.
- Luôn hỏi những câu hỏi Tai sao? Bằng cách nào em biết? Đâu là bằng
chứng?
- Để người học đánh giá một phần quá trình học tập của họ.
1.2.5. Vai trò của HS trong IBL [15],[16],[21],[23]
a. HS xem mình là người học trong quá trình học.
- Họ thể hiện mong muốn học hơn nữa.
- Họ tìm kiếm và làm việc hợp tác với GV và bạn học.
- Họ tự tin trong việc học, sẵn sàng điều chỉnh ý tưởng, tính toán tới sự
liều lĩnh và thể hiện sự hoài nghi hợp lí.
13
b. HS nhận “ lời mời học tập” và sẵn sàng tham gia vào quá trình khám phá
- Họ thể hiện sự tò mò, sự quan sát có suy nghĩ.
- Họ di chuyển vòng quanh, chọn và sử dụng những tài liệu cần thiết.
- Họ chinh phục bạn học và GV về sự quan sát và những câu hỏi.
- Họ thử những ý tưởng cá nhân .
c. HS nêu câu hỏi, giải thích, quan sát
- Họ đặt câu hỏi.
- Họ dùng câu hỏi dẫn đến những câu hỏi hoặc những ý tưởng xa hơn.
- Họ quan sát có phê phán , chứ không phải chỉ nghe và nhìn ngẫu nhiên.
- Họ đánh giá và áp dụng câu hỏi như là một phần quan trọng của việc
học.
- Họ liên hệ với