Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới trong chương trình hóa học 12

Quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổthông là một quá trình đổi mới từmục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy chương trình mới vì nhiều lý do khác nhau. Những lý do thường gặp là: - SGK chương trình mới có nhiều nội dung mới, có khi khác hoàn toàn với SGK cũ. GV chưa có trải nghiệm nên còn thiếu tự tin khi truyền thụ kiến thức và phương pháp dạy học hợp lý.

pdf163 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới trong chương trình hóa học 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thanh Nhàn VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHỨC HỢP ĐỂ THIẾT KẾ BÀI LÊN LỚP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 Lời cảm ơn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cám ơn đến cô Lê Phi Thúy và thầy Lê Trọng Tín, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô đã dìu dắt, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học cao học; đặc biệt là thầy trưởng khoa Trịnh Văn Biều và quý thầy cô thuộc phòng Khoa học Công nghệ Sau đại học. Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009 Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Nhàn DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BC : Bình Chánh BTVN : Bài tập về nhà dd : Dung dịch ĐC : Đối chứng ĐP : Đa Phước GV : Giáo viên HS : Học sinh LTT : Lê Thánh Tôn PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học Phổ thông TN : Thực nghiệm Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh SGK : Sách giáo khoa SBT : Sách bài tập 5’ : 5 phút MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục… Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy chương trình mới vì nhiều lý do khác nhau. Những lý do thường gặp là: - SGK chương trình mới có nhiều nội dung mới, có khi khác hoàn toàn với SGK cũ. GV chưa có trải nghiệm nên còn thiếu tự tin khi truyền thụ kiến thức và phương pháp dạy học hợp lý. - Để đáp ứng yêu cầu chương trình, GV cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Mỗi PPDH có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điều quan trọng là GV phải biết phối hợp hợp lý các PPDH để phát huy hiệu quả, khắc phục mặt hạn chế của từng phương pháp đơn lẻ. Bài giảng sẽ thành công và đạt hiệu quả cao khi GV sử dụng đa dạng và phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học. - Do yêu cầu của xã hội, con người phải trang bị nhiều kiến thức hơn. HS ngày nay phải học nhiều làm cho nhiều em mất đi hứng thú học tập. Làm thế nào để tăng hứng thú học tập hóa học? Làm thế nào để tăng hiệu quả dạy học hóa học? - Đa số các trường THPT đều dạy SGK chương trình chuẩn. - Đề thi tốt nghiệp THPT chuyển từ hình thức trắc nghiệm tự luận sang trắc nghiệm khách quan đòi hỏi GV phải thay đổi phương pháp dạy, HS thay đổi phương pháp học, nhà trường thay đổi cách tổ chức quản lý… Làm thế nào để nâng cao chất lượng bài lên lớp cho những nội dung mới và khó trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản? Hiện nay có rất ít đề tài nghiên cứu vì các lý do trên. Thiết nghĩ nếu GV hiểu sâu những nội dung chương trình, hiểu rõ những điểm mới và khó trong chương trình và biết phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học thì chất lượng bài lên lớp sẽ được nâng cao. 2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới chương trình hóa học 12 ban cơ bản. 4. Mục đích nghiên cứu Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế và thực hiện giáo án những nội dung mới chương trình hóa học 12 ban cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học phức hợp. - Điều tra thực tiễn quá trình dạy học hoá học chương trình 12 ban cơ bản tại Tp.HCM - Nghiên cứu những điểm mới trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản. - Thiết kế giáo án giảng dạy những nội dung mới sử dụng PPDH phức hợp. - Tiến hành thực nghiệm để xác định hiệu quả của đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp điều tra cơ bản. - Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. 7. Giả thuyết khoa học Nếu GV hiểu sâu những nội dung mới trong chương trình, biết phối hợp tốt với PPDH thì kết quả giảng dạy sẽ được nâng cao. Việc nghiên cứu đề tài thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học 12 ban cơ bản ở trường THPT. 8. Giới hạn của đề tài - Nghiên cứu những điểm mới trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản so với chương trình cải cách (chương trình cũ). - Thiết kế và thực hiện giáo án giảng dạy nội dung mới chương trình hóa học 12 ban cơ bản cho đối tượng học sinh có đầu vào tương đối thấp tại Tp HCM. 9. Cái mới của đề tài - Thiết kế một hệ thống các giáo án tiêu biểu có vận dụng phương pháp dạy học phức hợp cho những nội dung mới trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản, phục vụ đắc lực cho giáo viên trong việc dạy học. - Tác giả đã thiết kế được 19 giáo án trong đó có 18 giáo án điện tử. Mỗi giáo án đều có vận dụng các phương pháp dạy học phức hợp, nguyên tắc thiết kế đã đề ra và sử dụng tối đa khả năng mà phần mềm MS.Powerpoint cho phép để thể hiện khoa học, sinh động, thẩm mỹ… nội dung bài học. - Đề ra nguyên tắc thiết kế cho từng kiểu bài lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các kiểu bài lên lớp. - Chia sẻ cách thiết kế các giáo án điện tử có sử dụng các trò chơi học tập, kết hợp trò chơi học tập với các hoạt động khác nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn. - Những bài học kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp dạy học phức hợp, cách tổ chức học nhóm cho lớp học có đông HS và đa số HS thiếu ý thức chia sẻ kiến thức ở hầu hết các trường THPT, cách tổ chức chuẩn bị và thực hiện thí nghiệm kể cả thí nghiệm cho các nhóm khi giáo viên không có nhiều thời gian… CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học đang là yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục và đào tạo ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng quyết định sự thành công của quá trình. Trong những năm qua, xu hướng liên kết các phương pháp dạy học đơn lẻ thành tổ hợp phương pháp dạy học phức hợp được nhiều người làm công tác giáo dục nghiên cứu và thực hiện. Các đề tài nghiên cứu đã đạt được những thành công nhất định góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong thời đại mới, thời đại của tri thức, khoa học kỹ thuật và thông tin. Các đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây: 1. “Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực của HS khi nghiên cứu tài liệu mới môn hóa học ở trường THPT” của tác giả Phan Văn An (2002). 2. “Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp có ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tử hóa học 9” của tác giả Huỳnh Thị Thu Trâm (2008). Nhìn chung có nhiều đề tài nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp dạy học phức hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhưng vận dụng phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho những nội dung mới trong chương trình hóa học 12 thì còn quá ít và nghiên cứu dành cho đối lượng HS ở các trường THPT có đầu vào thấp thì càng hiếm hoi. 1.2. Thực trạng việc dạy và học hóa học 12 ban cơ bản năm học 2008 – 2009 1.2.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học hóa học tại trường phổ thông trong năm đầu tiên giảng dạy theo chương trình chuẩn và nâng cao. - Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp dạy học của các GV đang dạy lớp 12 ban cơ bản tại các trường THPT tại Tp. HCM. - Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của GV và HS trong năm đầu tiên học hóa học 12 ban cơ bản. 1.2.2. Đối tượng điều tra - GV đang giảng dạy lớp 12 ban cơ bản tại TP HCM: 79 phiếu; trong đó có 68 đại diện của các trường và 11 GV tại 4 trường thực nghiệm. - 547 HS học chương trình hóa học 12 ban cơ bản tại các trường thực nghiệm bao gồm: Trường THPT Đa Phước Bình Chánh Lê Thánh Tôn Trần Khai Nguyên Số phiếu 126 146 130 145 1.2.3. Phương pháp điều tra: Trao đổi, phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra. 1.2.4. Tiến trình điều tra - Trong buổi họp chuyên môn tại Sở, tác giả đã gửi phiếu điều tra cho các GV đại điện cho các trường THPT công lập, dân lập trên địa bàn thành phố. - Trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài, tác giả gửi phiếu điều tra cho các GV giảng dạy và HS ở tất cả các lớp thực nghiệm và đối chứng. 1.2.5. Kết quả điều tra 1.2.5.1. Kết quả điều tra GV Câu 1: Khi thiết kế bài giảng hóa học, nhiệm vụ nào Thầy (Cô) cho là cần thiết? Bảng 1.1. Bảng tổng kết các ý kiến của GV về các nhiệm vụ quan trọng khi thiết kế bài giảng hóa học. % GV đồng ý % % % Xác định mục tiêu bài học 84,8 12,7 2,5 Lựa chọn nội dung dạy học 81,0 12,7 6,3 Lựa chọn phương pháp dạy học 86,1 8,9 5,1 Lựa chọn phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học... 44,3 39,2 16,5 Xác định hình thức tổ chức hoạt động dạy học 70,9 20,3 8,8 Xác định thông tin phản hồi 60,8 32,9 6,3 Lập trình tự các bước lên lớp 26,6 60,7 12,7 Thiết kế phiếu học tập 32,9 54,4 12,7 Những công việc khác 7,6 41,8 50,6 Kết quả trên cho thấy khi thiết kế bài giảng: - Hầu hết GV cho việc lựa chọn phương pháp dạy học là quan trọng nhất (68 GV chiếm tỉ lệ 86,1%). - Xác định mục tiêu bài học (84,8%), lựa chọn nội dung dạy học (81%) , lựa chọn phương pháp dạy học (86,1%), xác định hình thức tổ chức dạy học (70,9%), xác định thông tin phản hồi (60,8%) là những công việc cần thiết nhất. Câu 2: Khi lựa chọn phương pháp dạy học, Thầy (Cô) thường chọn phương pháp nào? Kết quả thu được cho thấy khi lựa chọn phương pháp dạy học, đa số GV đồng ý: - Không có phương pháp dạy học nào tối ưu cho tất cả các kiểu bài lên lớp. - Phương pháp đàm thoại được GV sử dụng nhiều nhất và được sử dụng trong tất cả các kiểu bài lên lớp, kế đến là dạy học cộng tác nhóm nhỏ - Thí nghiệm hóa học được sử dụng nhiều trong giờ thực hành và bài về chất. Tuy nhiên, tỉ lệ 61,2% GV sử dụng thí nghiệm trong bài thực hành cho thấy việc tổ chức cho HS học giờ thực hành chưa được quan tâm ở nhiều trường. Rất ít GV làm thí nghiệm trong giờ luyện tập, ôn tập, khi dạy lý thuyết, định luật, sản xuất hóa học. - Dạy học nêu vấn đề được GV ưa chuộng khi dạy hầu hết các kiểu bài lên lớp. - Nhiều bài sản xuất hóa học được GV dạy học với máy tính điện tử (36/79 GV). - Dạy học cộng tác nhóm nhỏ được sử dụng tương đối nhiều trong giờ học về chất hóa học, giờ luyện tập, ôn tập, thực hành. - Giờ luyện tập, ôn tập GV sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học như bài tập hóa học, đàm thoại, dạy học cộng tác nhóm nhỏ, graph dạy học, algorit dạy học, dạy học nêu vấn đề… Bảng 1.2. Bảng tổng kết các ý kiến của GV về việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho bài giảng hóa học (%GV đồng ý) Bài giảng về Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các định luật, lý thuyết chủ đạo chất hóa học sản xuất hóa học Bài luyện tập Bài ôn tập Bài thực hành PP thuyết trình 75,9 7,6 25,3 5,1 8,9 7,6 PP đàm thoại 35,4 45,6 22,8 46,8 40,5 19,0 Thí nghiệm hóa học 7,6 65,8 5,1 7,6 6,3 61,2 PP nghiên cứu 16,5 40,5 25,3 15,2 10,1 20,3 Bài tập hóa học 8,9 19,0 10,1 65,8 49,4 7,6 Dạy học nêu vấn đề 35,4 35,4 24,1 24,1 24,1 10,1 Dạy học cộng tác nhóm nhỏ 10,1 30,4 10,1 40,5 35,4 39,2 Graph dạy học 5,1 5,1 19,0 26,6 27,8 0,0 Algorit dạy học 8,9 5,1 10,1 26,6 20,3 6,3 Câu 3: Theo Thầy (Cô), việc phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học là Kết quả thu được cho thấy hầu hết GV đề cao việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp và phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học là rất quan trọng. Trong một giờ lên lớp, có 76/79 GV (96,2 %) không chọn duy nhất một phương pháp dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học, mỗi phương pháp phát huy thế mạnh riêng của nó. Việc phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học (phương pháp dạy học phức hợp) nhằm phát huy thế mạnh của mỗi phương pháp cần được sử dụng rộng rãi trong giờ hóa học. Bảng 1.3. Bảng tổng kết các ý kiến của GV về sự cần thiết của việc phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng % GV đồng ý 68 GV (86,1%) 8 GV (10,1%) 3 GV (3,8%) Câu 4: Khi thực hiện chương trình hóa học 12 ban cơ bản năm học 2008 - 2009, Thầy (Cô) đã sử dụng thí nghiệm hóa học nào sau đây? Bảng 1.4. Bảng tổng kết các ý kiến của GV về việc sử dụng thí nghiệm hóa học khi thực hiện chương trình hóa học 12 ban cơ bản năm học 2008- 2009 % GV đồng ý Rất thường xuyên Thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Thí nghiệm biểu diễn của GV 15,2 49,4 24,1 11,4 Thí nghiệm ảo, mô phỏng… 7,6 25,3 35,4 8,9 Dùng hình ảnh và lời nói để mô tả thí nghiệm 20,3 36,7 32,9 10,1 Thí nghiệm HS làm khi nghiên cứu bài mới 7,6 32,9 41,8 17,7 Thí nghiệm thực hành 10,1 58,2 16,5 15,2 Thí nghiệm ngoại khóa 1,3 5,1 38,0 55,7 Thí nghiệm ở nhà 1,3 1,3 11,4 86,1 Kết quả trên cho thấy một thực trạng đáng suy nghĩ về thí nghiệm hóa học trong các giờ hóa học 12 ở trường phổ thông: - Bài thực hành của HS là nội dung bắt buộc nhưng chỉ có 54/79 GV (68,3%) đại điện cho các trường phổ thông tổ chức cho HS thực hiện thường xuyên, 15,2% trường không dạy bài thực hành và 16,5% ít sử dụng. - Thí nghiệm biểu diễn của GV, thí nghiệm HS tự làm khi nghiên cứu bài mới cũng chưa được sử dụng nhiều trong các giờ hóa học. - Hầu hết các trường không sử dụng thí nghiệm trong giờ ngoại khóa hóa học. Câu 5: Khi thực hiện những nội dung mới trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản, Thầy (Cô) gặp khó khăn gì? Kết quả thu được cho thấy: - Có 63 GV (79,7%) được điều tra đồng ý chương trình hóa học 12 có nhiều nội dung mới và khó. - Có 52/79 GV (65,8%) chưa hài lòng với bài tập hóa học trong SGK và SBT. - Có 55/79 GV (69,6%) các trường thiếu tư liệu tham khảo, thiếu thời gian chuẩn bị bài, phòng thí nghiệm thiếu hóa chất và dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy. Bảng 1.5. Bảng tổng kết các ý kiến của GV về những khó khăn khi thực hiện những nội dung mới trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản (%GV đồng ý) Những khó khăn thường gặp khi dạy nội dung mới Có Không Thiếu tư liệu tham khảo 69,6 30,4 Thiếu hóa chất và dụng cụ thực hành thí nghiệm 50,6 49,4 Thiếu kinh nghiệm giảng dạy những nội dung mới 31,6 68,4 Không có nhiều thời gian chuẩn bị bài 54,4 45,6 Bài tập hóa học đa dạng nhưng chưa hợp logic 65,8 34,2 Nhiều nội dung khó không phù hợp với HS 78,9 24,1 Kết luận Qua kết quả điều tra thực trạng giảng dạy hóa học 12 ban cơ bản ở trường phổ thông năm học đầu tiên áp dụng chương trình mới chúng ta hiểu GV đang rất cần tư liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy những nội dung mới và khó. Những giáo án được thiết kế dựa trên sự phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học (phương pháp dạy học phức hợp) nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp của đề tài hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý cho GV. 1.2.5.2. Kết quả điều tra HS Câu 1: Khi nghiên cứu về chất hóa học, em thích hình thức nào nhất? Kết quả thu được cho thấy HS khi học bài về chất hóa học: - Rất muốn GV sử dụng thí nghiệm hóa học. Thí nghiệm biểu diễn của GV được nhiều HS tại các trường thực nghiệm ưa chuộng (480/547 HS chiếm 87,75%). Nhiều HS cũng rất muốn được tự mình làm thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới (441/547 HS chiếm 80,7%). - Hứng thú khi GV dạy học nêu vấn đề và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề (76,8%). - Hài lòng với phương pháp học nhóm, thảo luận và chia sẻ kiến thức với các bạn nhưng còn e ngại khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu và làm bài báo cáo. Bảng 1.6. Bảng tổng kết các ý kiến của HS về hứng thú học tập trong giờ học về chất hóa học (%HS đồng ý) Hình thức tổ chức Thích nhất Khá thích Bình thường Ít thích Không thích GV giảng giải 27,2 30,0 38,2 2,6 2,0 GV đặt câu hỏi- HS trả lời 8,6 21,9 52,1 8,8 8,6 GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề 41,2 35,6 14,2 7,5 2,6 GV biểu diễn thí nghiệm minh họa cho bài giảng 60,3 27,4 9,3 1,6 1,3 GV dùng kết quả thí nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu bài mới. 31,8 35,6 23,9 6,0 2,6 Các nhóm nhận nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, làm bài báo cáo. 12,6 24,7 36,6 15,7 10,4 Các nhóm thảo luận, chia sẻ kiến thức. 21,2 33,8 35,5 6,9 2,7 Các nhóm làm thí nghiệm nghiên cứu bài mới 51,3 29,4 10,1 6,4 2,7 Hình thức khác 4,8 3,3 35,1 9,1 19,0 Câu 2. Khi học bài luyện tập, ôn tập em thích hính thức nào nhất? Kết quả thu được cho thấy, có 86,2% HS rất muốn được GV hướng dẫn từng bước giải bài tập và có ví dụ minh họa (sử dụng algorit dạy học). 58,7% HS thích GV sử dụng sơ đồ, biểu bảng để tổng kết kiến thức cơ bản cần nắm vững hơn những hình thức khác. Có 72,8% HS rất hứng thú khi tham gia trò chơi học tập trong giờ luyện tập, ôn tập. Bảng 1.7. Bảng tổng kết các ý kiến của HS về hứng thú học tập trong giờ luyện tập, ôn tập (%HS đồng ý) Hình thức tổ chức Thích nhất Khá thích Bình thường Ít thích Không thích GV hướng dẫn các bước giải cho từng dạng bài tập, cho ví dụ minh họa và bài tập áp dụng. 51,9 28,3 17,2 1,6 1,0 GV hướng dẫn giải các bài tập trong SGK, SBT, đề cương… 25,0 34,7 35,3 4,4 1,0 GV dùng sơ đồ, biểu bảng hệ thống hóa kiến thức cơ bản cần nắm vững. 26,1 33,6 32,0 4,8 3,5 GV đàm thoại với HS để tổng kết kiến thức cơ bản cần nắm vững rồi hướng dẫn bài tập. 17,2 32,2 38,2 9,0 3,5 GV dùng phiếu học tập đưa ra nhiệm vụ học tập, các nhóm thảo luận, trình bày kết quả. 11,9 22,9 43,1 14,4 7,7 Các nhóm, cá nhân tham khảo trả lời câu hỏi trong trò chơi đố vui. 46,8 26,0 17,0 7,1 3,1 Câu 3. Khi được GV hướng dẫn các bài thực hành trong chương trình hóa học 12 ban cơ bản, em thích hình thức nào nhất? HS thích được GV hướng dẫn từng thí nghiệm, các nhóm làm, GV tổng kết rút kinh nghiệm hơn GV để cho cả lớp làm hàng loạt các thí nghiệm rồi mới tổng kết. Bảng 1.8. Bảng tổng kết các ý kiến của HS về hứng thú học tập trong giờ thực hành thí nghiệm (%HS đồng ý) Hình thức tổ chức (%HS đồng ý) Thích nhất Thích Bình thường Ít thích Không thích GV hướng dẫn từng thí nghiệm, các nhóm làm, GV tổng kết rút kinh nghiệm. 38,4 41,1 19,6 0,4 0,5 GV hướng dẫn tất cả các thí nghiệm, các nhóm làm thí nghiệm, GV tổng kết, rút kinh nghiệm tiết thực hành. 20,1 35,5 34,4 4,4 5,7 Câu 4. Theo em những phương tiện trực quan nào cần thiết cho tiết học hóa học? Kết quả thu được cho thấy không có phương tiện trực quan nào có thể thay thế cho thí nghiệm trong giảng dạy hóa học. HS vẫn thích những thí nghiệm với dụng dụng và hóa chất thật (94,7%) hơn xem phim thí nghiệm (62,7%) và thí nghiệm ảo (34,9%). Trong bài sản xuất hóa học, sơ đồ sản xuất hóa học là phương tiện trực quan tốt nhất được sử dụng.Trong bài luyện tập, ôn tập HS rất muốn GV dùng bảng tổng kết kiến thức (74%). Bảng 1.9. Bảng tổng kết các ý kiến của HS về sự cần thiết của các phương tiện trực quan trong giờ học hóa học (%HS đồng ý) Các phương tiện trực quan Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết Thí nghiệm có dụng cụ và hóa chất thật 75,3 19,4 4,9 1,0 0,0 Phim thí nghiệm 26,5 36,2 23,0 9,9 4,0 Thí nghiệm ảo (mô phỏng thí nghiệm…) 12,8 22,1 43,5 17,0 10,1 Tranh ảnh, hình vẽ có liên quan 12,6 30,7 34,0 15,5 7,1 Sơ đồ sản xuất hóa học 22,1 30,0 26,2 8,4 3,3 Bảng tổng kết kiến thức dùng luyện tập, ôn tập 47,3 26,7 19,7 4,8 1,5 Câu 5: Em tiếp thu và hoàn thành khoảng bao nhiêu % kiến thức sau các hoạt động học tập dưới đây? Kết quả tham khảo ý kiến của HS cho thấy muốn đạt được mục đích dạy học GV cần tổ chức cho HS tham gia vào tất cả các hoạt động học tập như nghiên cứu SGK, học tập trên lớp, làm bài tập ở nhà, rèn
Tài liệu liên quan